Tuesday
16
April
2024
Friday, February 5, 20213:31 PM(View: 11504)
1.Vật gì sắc bén nhất? Đó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim của người khác. 2. Nơi nào xa nhất? Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu có cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
Tuesday, March 21, 20179:26 PM(View: 25947)
Còn bao lâu nữa ! Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi. Số đông biến mất đâu rồi; Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn. Đếm kỹ còn mấy trăm tuần; Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau? Thôi thì còn lại ngày nào; Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi. Khác biệt gì cũng thế thôi; Mai kia nằm xuống để rồi được chi. Sao bằng ta cứ vui đi; Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa. Tay với trời cao không thấu nổi. Tuổi già mất bạn cũng mồ côi.
Sunday, March 12, 20178:27 AM(View: 12485)
Chứng từ của cô Anne Sarev, thiếu nữ công giáo người Pháp, về sự trợ giúp hữu hiệu của Thánh Cả Giuse. … Năm ấy tôi bị thất nghiệp, nghèo xơ nghèo xác, nghèo rớt mồng tơi. Một ngày, tôi nhận hóa đơn tiền điện: 1200 quan, tương đương với khoảng 240 mỹ kim! Thật là món tiền khổng lồ đối với người không một đồng xu dính túi như tôi!
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

HỌC SỐNG KHIÊM NHƯỜNG VỚI CHÚA GIÊ-SU QUA KINH MÂN CÔI

Monday, October 10, 201112:00 AM(View: 8713)
Trong những lần hiện ra, Mẹ Maria thường cầm tràng hạt trên tay. Khi hiện ra với ba trẻ ở Fatima, Mẹ còn lần hạt với ba trẻ tại đó. Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II cũng như nhiều vị giáo hoàng khác rất siêng năng lần hạt và kêu gọi tín hữu năm châu sốt sắng lần hạt hằng ngày. Như thế, Mẹ Maria cũng như Hội Thánh luôn khuyến khích chúng ta lần hạt vì Kinh Mân Côi là một phương thế giúp cho người ta nên thánh.
Nhưng để cho kinh Mân Côi thực sự là một phương thế giúp ta nên thánh, thì chỉ đọc suông ngoài miệng không đủ, mà cần phải suy niệm trong lòng, cần phải chiêm ngắm và noi theo gương lành của Chúa Giê-su và Mẹ Maria caunguyenkinhmancoiđược gợi lên trong Kinh Mân Côi.
Giờ đây, chúng ta cùng chiêm ngắm lòng khiêm nhường sâu thẳm của Ngôi Hai Thiên Chúa qua Kinh Mân Côi.
Gương khiêm nhường của Ngôi Hai Thiên Chúa nổi bật trong những phần suy gẫm sau đây:
~~~~~~~
Gẫm thứ nhất năm sự vui: Ngay khi Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ, Thiên Chúa Ngôi Hai là Đấng cao sang quyền phép đã chấp nhận hóa thân thành một phôi thai nhỏ, chỉ bằng hạt cát thôi, nằm trong tử cung của Mẹ Maria để chờ ngày được sinh ra làm người. Một Thiên Chúa cao sang là Chúa Tể trời đất mà lại hạ mình đến thế thì tôi là ai mà dám nhắc mình lên cao!

Gẫm thứ ba năm sự vui: Khi Đức Mẹ sinh Chúa Giê-su trong hang đá, Thiên Chúa Ngôi Hai là Vua Trời đầy quyền uy phép tắc hiển trị trên các tầng trời đã chấp nhận chọn hang bò lừa làm nơi nương náu, chọn máng súc vật làm nôi để đến ở cùng nhân loại. Hạ mình và khiêm nhường như vậy là hết mức, không thể hạ mình sâu hơn được nữa.

Gẫm thứ nhất trong năm sự sáng, Chúa Giê-su chịu phép rửa tại sông Gio-đan: Chúa Giê-su là Thiên Chúa hoàn toàn vô tội, ngàn trùng chí thánh, vậy mà Người chấp nhận hòa mình với những người tội lỗi bên bờ sông Gio-đan, xếp hàng đứng chung với những người tội lỗi, những tay đâm thuê chém mướn, những cô gái điếm, những gã côn đồ… để chờ đến phiên mình bước xuống dòng sông Gio-đan, cúi mình xuống để cho Gioan làm phép rửa cho. Đấng không hề biết tội là gì lại khiêm nhường cúi mình nhận tội, còn tôi thì cứ cho mình vô tội và tìm mọi cách trút tội lên đầu người khác

Và đặc biệt là trong năm sự thương, chúng ta thấy nổi lên hình ảnh Chúa Giê-su quá đỗi khiêm nhường khi Người tự xóa mình đi, trở thành tên tử tội, để cho người ta hành hạ Người đủ cách cho đến chết
Chúa Giê-su chịu đánh đòn: Chúa tốt lành thánh thiện vô cùng nhưng lại bị đưa ra tòa xét xử như một tên gian phi, bị vu cáo, bị khạc nhổ vào mặt, bị đánh đòn tan nát thân mình mà vẫn khiêm nhường chịu đựng chẳng hé môi kêu trách hay phản kháng.

Chúa Giê-su chịu đội mão gai. Thay vì đội mão triều thiên vinh hiển của các bậc vua chúa cao sang, Chúa Giê-su chịu đội vòng gai nhọn đâm sâu vào đầu, để cho người ta sỉ nhục nhạo cười mà không hận thù hay oán trách. Khiêm nhường hạ mình đến thế thật là hết mức.
Chúa Giê-su vác thập giá: Là Chúa Tể trời đất, lẽ ra Chúa Giê-su bắt mọi người quy phục mình, nhưng trái lại, trên chặng đường thương khó, Chúa để cho quân lính chế ngự Người, bắt Người vác thập giá lảo đảo tiến lên pháp trường theo lệnh truyền và những lời quát tháo của những tên lính hung hăng. Chúa Tể trời đất đã khiêm nhường chịu thua hết thảy mọi người và để mặc cho người ta hành hạ.
Chúa chết trên thập giá: Cuối cùng, tuy là Chúa Tể càn khôn, Chúa chịu để cho quân lính lột áo ra, đóng đinh tay chân Người vào thập giá và bị treo thân trên thập giá giữa hai tên đạo tặc, chia chung án chết với những kẻ côn đồ. Dù bị hành hạ đến mức nào đi nữa, Chúa Giê-su vẫn khiêm nhường chịu mọi nhục hình cho đến chết.

Kiêu ngạo là đầu mối, là nguồn mạch phát sinh nhiều tội lỗi, là một trong bảy mối tội đầu; còn khiêm nhường là nhân đức cao vời và là liều thuốc thần diệu cứu con người khỏi kiêu căng tự mãn.

Ước chi mỗi lần đọc Kinh Mân Côi, chúng ta biết nhìn ngắm tấm gương khiêm nhường sâu thẳm của Chúa Giê-su, học sống khiêm nhường như Chúa để nhờ đó, chúng ta triệt bỏ được tính kiêu căng và làm cho đời sống mình trở nên cao đẹp và giống Chúa hơn.

Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà