Có
một cuốn sách, mà mỗi khi cầm lên là một lần tôi say mê theo dõi, là cười, là khóc… Tôi đang nói về “Gió qua rặng liễu” của Kenneth Grahame, tác phẩm của văn học thiếu nhi Anh.
Cầu chúc mọi gia đình, trong dịp mừng lễ Thánh Gia,
Đọc
“Gió qua rặng liễu” là lạc vào thế giới hấp dẫn cùng những cuộc phiêu lưu của loài vật , để theo chân Chuột Chũi băng qua những cánh đồng, mê mẩn cùng Chuột Nước chèo thuyền đi giữa dòng sông thơ mộng.
Hào
hứng cùng chú Cóc huênh hoang, kiêu ngạo tham gia những cuộc dạo chơi, những cuộc rượt đuổi mạo hiểm đến đứng tim, và trầm ngâm bên bác Lửng già trong một căn nhà dưới lòng đất ấm áp và an toàn.
Cái thế giới trong “Gió qua rặng liễu”có
một sức cuốn hút không thể cưỡng lại. Đó là một thế giới mà dường như tất cả mọi điều đều tốt đẹp - thế giới của những con vật luôn sống hoà thuận bên cạnh nhau. Giữa chúng chỉ có tình bạn đẹp đẽ và chân thành, sâu sắc và bền chặt.
Trẻ con tìm đến với “Gió qua rặng liễu”
để thoả những khát khao hiểu biết và khám phá những điều mới lạ. Còn người lớn chúng ta đến với tác phẩm như là tìm về một nơi bình yên trong
tâm hồn, để thả mình trôi theo thứ cảm xúc thật trong sáng, bình dị mà ấm áp.
Nhưng
ấn tượng sâu sắc nhất đọng lại trong tôi mỗi lần gấp cuốn sách lại là cái cách mà Grahame nói về ý nghĩa thiêng liêng của hai tiếng “tổ ấm” trong cuộc đời mỗi con người.
Tổ
ấm, ấy là nơi ta, vì mải đuổi theo những cám dỗ bên ngoài mà đã bỏ nó đi trong một ngày rực rỡ. Nhưng tổ ấm của ta không oán trách ta, hờn giận ta, mà vẫn luôn nhớ mong ta và sẵn sàng chào đón ta trở về.
Tổ
ấm, ấy cũng là nơi ta có thể trót lãng quên nhưng khi có cơ hội gặp lại
nó, ta lại không kìm nén được lòng mình mà chỉ muốn sà vào lòng nó, để hít hà cho trọn cái mùi quen thuộc, để vuốt ve những đồ vật xưa cũ mà ta
đã gắn bó, để lòng mình bình yên khi bước chân mỏi mệt. Và nếu không được làm tất cả những điều ấy, ta sẽ thấy lòng mình tan nát.
Tổ
ấm, cho dù nó không được đẹp đẽ, giàu sang, xinh xắn như nơi ăn chốn ở của “ai kia” nhưng nó là tổ ấm của riêng ta, và ta yêu nó.
Tổ ấm của anh chàng Chuột Chũi trong câu chuyện là những điều nhỏ bé, là lạ, vui vui và cũng đầy ắp cảm động như thế: “Nó
nhận thấy rõ ràng cái căn phòng này mới mộc mạc, bình dị và thậm chí nhỏ hẹp làm sao, mà cũng nhận thấy rõ ràng căn phòng ấy ý nghĩa biết bao
đối với nó, và thấy được cái giá trị đặc biệt của một bến đậu như thế trong cuộc sống của mỗi người...
Cái
thế giới trên kia thật là quá mạnh mẽ, vẫn mời gọi nó, thậm chí ngay cả
tận dưới này, và nó biết là mình phải trở lại cái sân khấu lớn hơn ấy. Nhưng thực cũng tốt khi nghĩ rằng nó có căn nhà này để mà trở về, nơi này hoàn toàn là của riêng nó, những đồ đạc này đã rất vui mừng được gặp
lại nó và nó có thể tin chắc rằng chúng lúc nào cũng chào đón mình một cách bình dị như thế.”
Giống
như Chuột Chũi, ta biết rằng mình sẽ không thể ở mãi trong tổ ấm của mình, sẽ có ngày ta phải rời xa nó để đi khám phá những miền đất mới. Nhưng dù ở đâu, khi nào, chúng ta vẫn thấy an lòng vì biết rằng, ở đâu đó, vẫn có một bến đậu ấm áp và bình yên mang tên “Tổ ấm” chờ đón ta, mãi mãi thuộc về ta, để ta tìm về sau những mệt nhọc và giông bão của cuộc đời.
***
Cầu chúc mọi gia đình, trong dịp mừng lễ Thánh Gia,
đều tìm lại hơi ấm tình yêu nơi TỔ ẤM của mình
và từ nơi đó, sự sống lại được phát sinh
và triển nở trong ơn nghĩa của Thiên Chúa.
Bluefish