Tết là thời gian bộn bề. Đủ thứ chuyện phải lo.
Đối với hầu hết mọi người, chuyện không thể không lo trong ngày Tết, là chuyện Mừng Tuổi.
Đối với riêng tôi, mừng tuổi không chỉ là mừng tuổi mới, mà còn là cầu chúc.
Nội dung cầu chúc của tôi là chúc và cầu cho mọi người được hưởng hạnh phúc thường ngày.
Hạnh phúc thường ngày nói đây lệ thuộc một phần vào trình độ đạo đức luân lý.
Trình độ thứ nhất là tránh phạm tội.
Các tội thường nằm ở tư tưởng, ở lời nói, ở việc làm, ở thiếu sót.
Trong những loại tội kể trên, tội thiếu sót, nhiều khi không được ta xét tới, nhưng đôi khi lại nặng.
Thí dụ trường hợp người phú hộ mà Chúa Giêsu nói tới trong dụ ngôn "Nhà giàu có và ông Ladarô ăn mày" (x. Lc 16,19-31).
Nhà phú hộ vô cảm thiếu xót thương và giúp đỡ ông Ladarô. Ông này ngày đêm sống khổ sở ngay ngoài cổng ông phú hộ. Sự thiếu sót đó đã bị Chúa coi là nặng. Nên ông phú hộ đã phải xuống hoả ngục.
Đoạn nói về ngày phán xét chung, Chúa Giêsu cũng nhấn mạnh đến tội thiếu sót bác ái. Những người phạm tội thiếu sót đó sẽ bị phạt rất nặng (x. Mt 25,31-46).
Một tội thiếu sót khác, ta thường coi như nhẹ, nhưng Chúa cho là nặng. Đó là tội lười biếng, không dùng những ơn Chúa ban để làm ra lời. Xin xem dụ ngôn những nén bạc. Người đầy tớ biếng nhác đã bị phạt rất nặng (x. Mt 25,24-30).
Trình độ thứ hai là đời sống có hướng đi đúng.
Một đời sống được gọi là có hướng đi đúng, khi thường xuyên thao thức với trách nhiệm Tám mối phúc, mà Chúa Giêsu đã tuyên bố như Hiến chương Nước Trời.
- "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
- Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.
- Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an.
- Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng.
- Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.
- Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.
- Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
- Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ.
- Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho các con ở trên trời thật lớn lao" (Mt 5,1-12).
Nếu
tôi không lầm, thì Tám Mối Phúc hiện nay không có một chỗ đứng xứng đáng trong cơ chế nhiều cộng đoàn và trong tâm trí nhiều người mang danh
môn đệ Chúa.
Cầu xin cho sự kiện đáng buồn đó sớm được sửa lại.
Trình độ thứ ba là được Chúa Thánh Thần dạy dỗ.
Chúa Giêsu hứa: "Đấng Bảo trợ là Thánh Thần, Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy các con mọi điều, và làm cho các con nhớ lại mọi điều mà Thầy đã nói với các con" (Ga 14,26).
"Khi nào Thần Khí sự thật đến, Ngài sẽ dẫn các con đến sự thật toàn vẹn" (Ga 16,13).
Trong đời sống đạo đức, con người rất cần hiểu đúng ý Chúa, trong những gì ghi trong Phúc Âm, trong các sự xảy ra hằng ngày, nhất là trong các việc ta muốn làm nhân danh đạo đức. Thực tế cho thấy đủ thứ ảo trong đạo đức.
Cầu xin cho sự kiện đáng buồn đó sớm được sửa lại.
Trình độ thứ ba là được Chúa Thánh Thần dạy dỗ.
Chúa Giêsu hứa: "Đấng Bảo trợ là Thánh Thần, Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy các con mọi điều, và làm cho các con nhớ lại mọi điều mà Thầy đã nói với các con" (Ga 14,26).
"Khi nào Thần Khí sự thật đến, Ngài sẽ dẫn các con đến sự thật toàn vẹn" (Ga 16,13).
Trong đời sống đạo đức, con người rất cần hiểu đúng ý Chúa, trong những gì ghi trong Phúc Âm, trong các sự xảy ra hằng ngày, nhất là trong các việc ta muốn làm nhân danh đạo đức. Thực tế cho thấy đủ thứ ảo trong đạo đức.
- Ảo trong việc hiểu ý Chúa,
- Ảo trong việc hiểu Lời Chúa,
- Ảo trong chọn lựa những việc làm sáng danh Chúa.
Vì thế, chúng ta rất cần được Chúa Thánh Thần dạy dỗ, phân định.
Nếu cần có một cái nhìn tổng quát về 3 trình độ đạo đức trên, tôi xin phép tạm đưa ra một hình ảnh:
Nếu cần có một cái nhìn tổng quát về 3 trình độ đạo đức trên, tôi xin phép tạm đưa ra một hình ảnh:
- Trong trình độ thứ nhất, ta bước đi và tránh đạp vào những gai góc, đồ dơ bẩn và rơi xuống hố.
- Trong trình độ thứ hai, ta bước đi với những bông hoa thơm đẹp.
- Trong trình độ thứ ba, ta bước đi can đảm và tỉnh thức phấn đấu với mọi kẻ thù, biết ứng xử khôn ngoan với bất cứ sự gì xảy ra đến cho ta.
Nội dung đạo đức như trên là lý tưởng, nhưng không dễ có được. Vì thế, tôi chúc và đồng thời tôi phải cầu. Tôi cầu nguyện, và mong có được nhiều người càng cầu nguyện, để nâng đỡ cho lời chúc đó và nâng đỡ cho chính chúng ta.
Ngoài việc chúc, và việc cầu nguyện, tôi cũng còn nghĩ đến việc đào tạo. Đào tạo chính mình và những người có phận sự đem đạo đức vào xã hội.
Để kết, tôi xin kể một kỷ niệm nhỏ. Hồi tôi tham dự Thượng Hội đồng các Giám mục Á châu tổ chức tại Vatican . Một hôm, giờ giải lao, tình cờ tôi gặp linh mục Tổng quyền một dòng lớn. Tôi hỏi ngài: Nếu Chúa Giêsu lát nữa hiện xuống, bước vào phòng hội nghị này, thì sẽ ra sao? Linh mục Tổng quyền, như hiểu ý tôi, liền trả lời lập tức: Ngài sẽ bị mời ra khỏi đây ngay tức khắc. Bởi vì Ngài không mặc áo như Giáo Hoàng, như Hồng Y, như Giám Mục, như Linh mục, như tu sĩ. Nhất là Ngài không đeo phù hiệu của người được mời. Đi vào cơ chế thì phải chịu luật của cơ chế chứ.
Chúng tôi cười. Hai người cùng hiểu đây là một trao đổi đùa, nhưng ám chỉ hy vọng này: Cơ chế Hội Thánh luôn bảo vệ Chúa, chứ không bảo vệ chính mình.
Hôm nay, dịp Xuân về, tôi cầu chúc có những đổi mới cơ chế bên ngoài. Nhưng nhất là cầu chúc có sự đổi mới cơ chế bên trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Tức là mọi suy nghĩ, mọi khát khao, mọi chọn lựa của ta luôn được dựa trên các tiêu chuẩn thực sự Phúc Âm. Nhờ vậy, khi Chúa đến, dù dưới hình thức nào, ta vẫn nhận ra Người và đón nhận Người.
Năm mới này sẽ có những sóng thần vô hình, nhỏ mà mạnh. Nếu ta không bám chặt vào Chúa là Đấng cứu độ ta, những sóng thần đó sẽ ập vào tàn phá các cộng đoàn, các gia đình, các lòng người và chính mình ta.
Tôi cầu chúc thiết tha mọi người được ơn sáng suốt nhận ra mối đe doạ đó, ngay từ đầu xuân mới
Đức Cha J.B. Bùi Tuần
Ngoài việc chúc, và việc cầu nguyện, tôi cũng còn nghĩ đến việc đào tạo. Đào tạo chính mình và những người có phận sự đem đạo đức vào xã hội.
Để kết, tôi xin kể một kỷ niệm nhỏ. Hồi tôi tham dự Thượng Hội đồng các Giám mục Á châu tổ chức tại Vatican . Một hôm, giờ giải lao, tình cờ tôi gặp linh mục Tổng quyền một dòng lớn. Tôi hỏi ngài: Nếu Chúa Giêsu lát nữa hiện xuống, bước vào phòng hội nghị này, thì sẽ ra sao? Linh mục Tổng quyền, như hiểu ý tôi, liền trả lời lập tức: Ngài sẽ bị mời ra khỏi đây ngay tức khắc. Bởi vì Ngài không mặc áo như Giáo Hoàng, như Hồng Y, như Giám Mục, như Linh mục, như tu sĩ. Nhất là Ngài không đeo phù hiệu của người được mời. Đi vào cơ chế thì phải chịu luật của cơ chế chứ.
Chúng tôi cười. Hai người cùng hiểu đây là một trao đổi đùa, nhưng ám chỉ hy vọng này: Cơ chế Hội Thánh luôn bảo vệ Chúa, chứ không bảo vệ chính mình.
Hôm nay, dịp Xuân về, tôi cầu chúc có những đổi mới cơ chế bên ngoài. Nhưng nhất là cầu chúc có sự đổi mới cơ chế bên trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Tức là mọi suy nghĩ, mọi khát khao, mọi chọn lựa của ta luôn được dựa trên các tiêu chuẩn thực sự Phúc Âm. Nhờ vậy, khi Chúa đến, dù dưới hình thức nào, ta vẫn nhận ra Người và đón nhận Người.
Năm mới này sẽ có những sóng thần vô hình, nhỏ mà mạnh. Nếu ta không bám chặt vào Chúa là Đấng cứu độ ta, những sóng thần đó sẽ ập vào tàn phá các cộng đoàn, các gia đình, các lòng người và chính mình ta.
Tôi cầu chúc thiết tha mọi người được ơn sáng suốt nhận ra mối đe doạ đó, ngay từ đầu xuân mới
Đức Cha J.B. Bùi Tuần