Làm thế nào để diễn tả về tội hay nói về tội? Chúng ta có thể định nghĩa về tội theo giáo huấn của Giáo hội; và chúng ta cũng có thể định nghĩa về tội theo luật lệ của xã hội con người. Còn cảm nghiệm của mỗi cá nhân thì sao? Qua bài chia sẻ nhỏ này, Br. Huynhquảng liên tưởng kinh nghiệm tù đày đã trải qua để diễn tả về tội, với hy vọng rằng nó phần nào giúp bạn hiểu tội là gì, và quan trọng hơn là thấm nhuần lòng quảng đại có thật của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta.
Năm 2001 khi bất ngờ bị bắt vào nửa đêm và bị nhốt vào phòng biệt giam; sau một thời gian bị nhốt trong bóng đen không ánh sáng mặt trời, thiếu thốn không khí, vắng bóng người thân, bị cơn đói dày vò, tôi dần dần cảm thấu thân phận và nỗi đau của kiếp tù nhân. Nỗi đau khó tả nên lời, nhưng nó hiện diện thật và rất đau.
Bị biệt giam làm tôi nhớ nhung ray rứt người thân và bạn hữu. Nỗi nhớ lên đến mức tôi khao khát được nghe tiếng người dù chỉ để nghe một giọng nói cũng thấy được ấm lòng. Nỗi đau quặn xé khi những tiếng khóc của các tù nhân giữa đêm đâu đó vọng lại, của những tiếng rên than thở đau xót cho một phận người trớ trêu. Vâng, những tiếng người này không đẹp, không êm tai, không xoa dịu được nỗi nhớ nhung của người tù, nhưng chúng vẫn là tiếng người. Chúng giúp tôi thấu chạm sự hiện diện của đồng loại trong cảnh ngục nát tang thương.
Trong phòng biệt giam của ngục tù. Tôi không có khả năng để tự mở cửa ra khỏi phòng. Cửa phòng chỉ được mở khi ai đó mở cho tôi. Tôi không được quyền đi ra khỏi “cái hộp” ấy như tôi muốn. Tôi không được hưởng không khí trong lành tự do; tôi chỉ được cho ăn và uống theo quy định của trại tù; tôi không được kêu gào la hét. Nếu tôi có khóc, thì cũng chỉ được phép khóc thầm cho một mình tôi nghe, vì lớn tiếng là vi phạm nội quy. Tôi không được phép giữ giấy viết trong phòng; nếu tôi viết điều gì thì tôi chỉ được viết theo ý của quản giáo mà thôi. Nói tóm lại, trong ngục tù, tôi bị mất tự do hoàn toàn. Đúng như người quản giáo thẳng thắn nhận định: “Từ nay trở đi, mày chỉ là thằng tù, mất quyền công dân; tên mày sẽ được thay bằng mấy con số!”
Trong tù, dù tôi có yêu và nhớ nhung ai đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng không thể gặp họ và biểu lộ tình cảm của tôi cho họ. Dù tôi có những kế hoạch và sáng kiến vĩ đại đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng chẳng làm được gì ngoài chuyện ngồi bó gối hằng ngày nhìn ước mơ và hoài bão đời mình đang chết dần mòn theo năm tháng. Ở trong tù, dù tôi có muốn làm mới lại cuộc đời, thay đổi con người cũ thành con người mới, quyết tâm sửa đổi những lỗi lầm, khắc phục những hậu quả do mình gây ra… nhưng cũng không thể làm được, vì giá cho sự sai phạm là ngục tù; và chẳng ai tin vào thằng tù cả. Ở trong tù, qua khe cửa tôi lén nhìn ra thế giới tự do làm tim tan nát, đớn đau; thấy bóng một ai đó lướt qua làm lòng tôi đen lại cho tương lai mịt mù. Có những ngày cơn đói hành hạ làm cho tôi khao khát được một nắm cơm, củ khoai, củ sắn mà cũng vô vọng. Có những lúc quá ngột ngạt, tôi phải rón rén cúi mình xuống khe cửa để hít thở không khí trong lành bên ngoài thế giới tự do.
Tù nhân là như thế đó. Mở cửa cho ra thì ra, cho tắm thì tắm, cho đi đổ rác thì đổ, biểu đi thì đi, biểu đứng thì đứng, biểu nói thì nói, biểu im thì phải im, biểu viết thì viết. Tù nhân phải mang áo mà mình không ưa, phải đi chân trần, phải nằm đúng chỗ quy định. Sống trong tù ngục là như vậy đó. Mất hết tất cả, mất đi cả những nhu cầu cơ bản nhất của con người: Muốn nghe mà không được nghe, muốn nói mà không được nói, muốn nhìn mà cũng không được nhìn.
Cám ơn Chúa đã đồng hành với tôi qua những năm tháng biệt giam cô đơn đen tối với ngập tràn ân sủng tình yêu. Nhờ kinh nghiệm tù đày nhỏ bé trên, tôi hiểu rõ hơn một chút về tội. Tội làm cho tôi bị giam vào ngục tù. Vì bị giam trong ngục tội, tôi bị cách xa Thiên Chúa, gia đình, người thân và bạn hữu. Khi tôi phạm tội và còn ở trong tình trạng tội, tôi không thể tự giải thoát tôi. Tôi không thể “tự” mở cửa phòng để ra đi hưởng sự tự do an bình. Đang trong tình trạng tội, những ấp ủ yêu thương người thân, bạn hữu chỉ vẫn là trên bình diện lý thuyết vì trong tình trạng trong ngục tội, tôi bị cách ly và không có khả năng để giao tiếp. Tội cách ly tôi khỏi những khả năng mà tôi vốn sở hữu: tư do, hạnh phúc, bình an. Tội làm tôi không thấy và chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên vạn vật; tội làm tôi không thể hít thở không khí trong lành tự do; tội làm tôi đói khát lương thực và ngăn cản tôi đón nhận Thánh Thể. Nói tóm lại, tội làm tôi mất tất cả: Có nghe Lời Chúa thì cũng không hiểu; có nói lên điều gì cũng không có sinh khí của chứng nhân; và có nhìn cũng không thấy tình yêu hiến thân của Thiên Chúa và vũ trụ diệu kỳ do Ngài tạo dựng.
Bất cứ một tù nhân nào cũng khao khát được tự do, ra khỏi chốn lao tù càng sớm càng tốt. Những khao khát ước mơ này được diễn tả qua ba hình thức sau. Hy vọng mong manh là được các “ông lớn” nhìn đến và xét duyệt cho được “ân xá” vào các dịp lễ lớn. Hy hữu hơn nữa là được một “ai đó” can thiệp trực tiếp để mình được ra về sớm hơn thời hạn. Cuối cùng, dù hầu như không có thật, nhưng người tù “mơ” rằng ai đó tình nguyện ở tù thay cho mình. Với ba ước mơ “bồng bột” trên, dù không thể xảy ra và không bao giờ xảy ra, nhưng người tù vẫn bám vào những ước mơ, hy vọng. Hy vọng vào điều không thể hy vọng là chỗ đó. Chính những hy vọng “bồng bột” này giúp cho người tù sống sót. Không có hy vọng, con người sẽ chết trong sự tuyệt vọng.
Khi tôi phạm tội, tôi phải trả giá cho tội lỗi của tôi. Khi tôi lỗi đức công bình, tôi phải đền trả sòng phẳng. Khi tôi xúc phạm đến ai bằng lời nói, tôi phải nói lời xin lỗi. Nhưng khi tôi xúc phạm đến Thiên Chúa, liệu có hình phạt nào tương xứng dành cho tôi để đền tội? Trong đời sống xã hội, thật là phúc cho tôi nếu có ai đó giúp tôi ra khỏi tù trong trường hợp một và hai, khi ấy tôi sẽ mang ơn họ trong suốt cuộc đời này. Xét về trường hợp thứ ba, liệu trong đời này có ai dám ở tù thay cho tôi? Cha mẹ, anh chị, người yêu? Không ai, và thực tế cũng không ai tình nguyện ở tù thay cho tôi, dù người ấy có yêu tôi đến mức nào đi chăng nữa! Vậy mà Thiên Chúa lại chọn giải pháp thứ ba để giải thoát cho tôi khỏi ngục tù của ma quỷ. Ngài không cần chờ đợi dịp “lễ lớn” để ban ơn ân xá cho tôi; Ngài cũng không nhờ “ông lớn” nào đó để can thiệp cho tôi ra khỏi tù sớm hơn thời hạn. Nhưng Ngài lại sai Con Một của Ngài để ở tù thay cho tôi và sẵn sàng chịu án tử – giá phải trả của riêng tôi. Thực vậy, chuyện ở tù thay nhưng không này chỉ có Đức Kitô mới làm được mà thôi. Ngài chấp nhận ở tù thay để cho tôi được tự do; Ngài chấp nhận gánh lấy tội của tôi để tôi được hưởng ơn tha thứ; Ngài chấp nhận bị biệt giam cho tôi để tôi được tự do làm con Chúa; Ngài chấp nhận chết khô héo trên thập giá để tôi được sống đời sống mới vĩnh cửu trong Nước Trời. Chính trong bối cảnh tù đày, tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa trọn vẹn của sự Phục Sinh – đó chính là niềm vui vô bờ của sự tự do; của một tù nhân được giải thoát. Chính sự “ở tù thay này” mà mọi thua thiệt, bất công, đen tối, đói khát, cô đơn, sợ hãi, tương lai vô định mà tôi đã trải nghiệm trong tù đày, từ đây Đức Kitô sẽ gánh lấy tất cả. Bản án của tôi khoảng 20 năm, chung thân, hoặc tử hình, nhưng Ngài lại gánh lấy án tử hình cho tôi một cách nhưng không. Ôi, có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu này!!!
Chính trong bối cảnh tù đày, tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa trọn vẹn của sự Phục Sinh – đó chính là niềm vui vô bờ của sự tự do; của một tù nhân được giải thoát.
“Đức Kitô đã chết cho tôi, ngay khi tôi còn là tội nhân” (Rm 5:8). Vậy còn ngần ngại gì nữa mà không bước ra “cái hộp đen tội” ấy, mà không hưởng sự tự do, mà không đón nhận Lương Thực hằng sống? Còn ngần ngại gì mà không hít thở ân sủng tình yêu, mà không sống lại phẩm giá làm con? Vâng! Tại tòa giải tội Ngài sẽ mở cửa để tự nhốt Ngài vào “chiếc hộp” thay ta, còn ta được bước ra khỏi “chiếc hộp đen” ấy. Tội lỗi giam ta vào ngục tối, còn tình yêu đưa ta vào sự sáng! Ôi, Tình Yêu diệu vợi!
Br. Huynhquảng
~*~*~*~*~*~*~
Cám ơn Chúa đã đồng hành với tôi qua những năm tháng biệt giam cô đơn đen tối với ngập tràn ân sủng tình yêu
Năm 2001 khi bất ngờ bị bắt vào nửa đêm và bị nhốt vào phòng biệt giam; sau một thời gian bị nhốt trong bóng đen không ánh sáng mặt trời, thiếu thốn không khí, vắng bóng người thân, bị cơn đói dày vò, tôi dần dần cảm thấu thân phận và nỗi đau của kiếp tù nhân. Nỗi đau khó tả nên lời, nhưng nó hiện diện thật và rất đau.
Bị biệt giam làm tôi nhớ nhung ray rứt người thân và bạn hữu. Nỗi nhớ lên đến mức tôi khao khát được nghe tiếng người dù chỉ để nghe một giọng nói cũng thấy được ấm lòng. Nỗi đau quặn xé khi những tiếng khóc của các tù nhân giữa đêm đâu đó vọng lại, của những tiếng rên than thở đau xót cho một phận người trớ trêu. Vâng, những tiếng người này không đẹp, không êm tai, không xoa dịu được nỗi nhớ nhung của người tù, nhưng chúng vẫn là tiếng người. Chúng giúp tôi thấu chạm sự hiện diện của đồng loại trong cảnh ngục nát tang thương.
Trong phòng biệt giam của ngục tù. Tôi không có khả năng để tự mở cửa ra khỏi phòng. Cửa phòng chỉ được mở khi ai đó mở cho tôi. Tôi không được quyền đi ra khỏi “cái hộp” ấy như tôi muốn. Tôi không được hưởng không khí trong lành tự do; tôi chỉ được cho ăn và uống theo quy định của trại tù; tôi không được kêu gào la hét. Nếu tôi có khóc, thì cũng chỉ được phép khóc thầm cho một mình tôi nghe, vì lớn tiếng là vi phạm nội quy. Tôi không được phép giữ giấy viết trong phòng; nếu tôi viết điều gì thì tôi chỉ được viết theo ý của quản giáo mà thôi. Nói tóm lại, trong ngục tù, tôi bị mất tự do hoàn toàn. Đúng như người quản giáo thẳng thắn nhận định: “Từ nay trở đi, mày chỉ là thằng tù, mất quyền công dân; tên mày sẽ được thay bằng mấy con số!”
Trong tù, dù tôi có yêu và nhớ nhung ai đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng không thể gặp họ và biểu lộ tình cảm của tôi cho họ. Dù tôi có những kế hoạch và sáng kiến vĩ đại đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng chẳng làm được gì ngoài chuyện ngồi bó gối hằng ngày nhìn ước mơ và hoài bão đời mình đang chết dần mòn theo năm tháng. Ở trong tù, dù tôi có muốn làm mới lại cuộc đời, thay đổi con người cũ thành con người mới, quyết tâm sửa đổi những lỗi lầm, khắc phục những hậu quả do mình gây ra… nhưng cũng không thể làm được, vì giá cho sự sai phạm là ngục tù; và chẳng ai tin vào thằng tù cả. Ở trong tù, qua khe cửa tôi lén nhìn ra thế giới tự do làm tim tan nát, đớn đau; thấy bóng một ai đó lướt qua làm lòng tôi đen lại cho tương lai mịt mù. Có những ngày cơn đói hành hạ làm cho tôi khao khát được một nắm cơm, củ khoai, củ sắn mà cũng vô vọng. Có những lúc quá ngột ngạt, tôi phải rón rén cúi mình xuống khe cửa để hít thở không khí trong lành bên ngoài thế giới tự do.
Tù nhân là như thế đó. Mở cửa cho ra thì ra, cho tắm thì tắm, cho đi đổ rác thì đổ, biểu đi thì đi, biểu đứng thì đứng, biểu nói thì nói, biểu im thì phải im, biểu viết thì viết. Tù nhân phải mang áo mà mình không ưa, phải đi chân trần, phải nằm đúng chỗ quy định. Sống trong tù ngục là như vậy đó. Mất hết tất cả, mất đi cả những nhu cầu cơ bản nhất của con người: Muốn nghe mà không được nghe, muốn nói mà không được nói, muốn nhìn mà cũng không được nhìn.
Cám ơn Chúa đã đồng hành với tôi qua những năm tháng biệt giam cô đơn đen tối với ngập tràn ân sủng tình yêu. Nhờ kinh nghiệm tù đày nhỏ bé trên, tôi hiểu rõ hơn một chút về tội. Tội làm cho tôi bị giam vào ngục tù. Vì bị giam trong ngục tội, tôi bị cách xa Thiên Chúa, gia đình, người thân và bạn hữu. Khi tôi phạm tội và còn ở trong tình trạng tội, tôi không thể tự giải thoát tôi. Tôi không thể “tự” mở cửa phòng để ra đi hưởng sự tự do an bình. Đang trong tình trạng tội, những ấp ủ yêu thương người thân, bạn hữu chỉ vẫn là trên bình diện lý thuyết vì trong tình trạng trong ngục tội, tôi bị cách ly và không có khả năng để giao tiếp. Tội cách ly tôi khỏi những khả năng mà tôi vốn sở hữu: tư do, hạnh phúc, bình an. Tội làm tôi không thấy và chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên vạn vật; tội làm tôi không thể hít thở không khí trong lành tự do; tội làm tôi đói khát lương thực và ngăn cản tôi đón nhận Thánh Thể. Nói tóm lại, tội làm tôi mất tất cả: Có nghe Lời Chúa thì cũng không hiểu; có nói lên điều gì cũng không có sinh khí của chứng nhân; và có nhìn cũng không thấy tình yêu hiến thân của Thiên Chúa và vũ trụ diệu kỳ do Ngài tạo dựng.
~*~*~*~*~*~*~
Bất cứ một tù nhân nào cũng khao khát được tự do, ra khỏi chốn lao tù càng sớm càng tốt. Những khao khát ước mơ này được diễn tả qua ba hình thức sau. Hy vọng mong manh là được các “ông lớn” nhìn đến và xét duyệt cho được “ân xá” vào các dịp lễ lớn. Hy hữu hơn nữa là được một “ai đó” can thiệp trực tiếp để mình được ra về sớm hơn thời hạn. Cuối cùng, dù hầu như không có thật, nhưng người tù “mơ” rằng ai đó tình nguyện ở tù thay cho mình. Với ba ước mơ “bồng bột” trên, dù không thể xảy ra và không bao giờ xảy ra, nhưng người tù vẫn bám vào những ước mơ, hy vọng. Hy vọng vào điều không thể hy vọng là chỗ đó. Chính những hy vọng “bồng bột” này giúp cho người tù sống sót. Không có hy vọng, con người sẽ chết trong sự tuyệt vọng.
Khi tôi phạm tội, tôi phải trả giá cho tội lỗi của tôi. Khi tôi lỗi đức công bình, tôi phải đền trả sòng phẳng. Khi tôi xúc phạm đến ai bằng lời nói, tôi phải nói lời xin lỗi. Nhưng khi tôi xúc phạm đến Thiên Chúa, liệu có hình phạt nào tương xứng dành cho tôi để đền tội? Trong đời sống xã hội, thật là phúc cho tôi nếu có ai đó giúp tôi ra khỏi tù trong trường hợp một và hai, khi ấy tôi sẽ mang ơn họ trong suốt cuộc đời này. Xét về trường hợp thứ ba, liệu trong đời này có ai dám ở tù thay cho tôi? Cha mẹ, anh chị, người yêu? Không ai, và thực tế cũng không ai tình nguyện ở tù thay cho tôi, dù người ấy có yêu tôi đến mức nào đi chăng nữa! Vậy mà Thiên Chúa lại chọn giải pháp thứ ba để giải thoát cho tôi khỏi ngục tù của ma quỷ. Ngài không cần chờ đợi dịp “lễ lớn” để ban ơn ân xá cho tôi; Ngài cũng không nhờ “ông lớn” nào đó để can thiệp cho tôi ra khỏi tù sớm hơn thời hạn. Nhưng Ngài lại sai Con Một của Ngài để ở tù thay cho tôi và sẵn sàng chịu án tử – giá phải trả của riêng tôi. Thực vậy, chuyện ở tù thay nhưng không này chỉ có Đức Kitô mới làm được mà thôi. Ngài chấp nhận ở tù thay để cho tôi được tự do; Ngài chấp nhận gánh lấy tội của tôi để tôi được hưởng ơn tha thứ; Ngài chấp nhận bị biệt giam cho tôi để tôi được tự do làm con Chúa; Ngài chấp nhận chết khô héo trên thập giá để tôi được sống đời sống mới vĩnh cửu trong Nước Trời. Chính trong bối cảnh tù đày, tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa trọn vẹn của sự Phục Sinh – đó chính là niềm vui vô bờ của sự tự do; của một tù nhân được giải thoát. Chính sự “ở tù thay này” mà mọi thua thiệt, bất công, đen tối, đói khát, cô đơn, sợ hãi, tương lai vô định mà tôi đã trải nghiệm trong tù đày, từ đây Đức Kitô sẽ gánh lấy tất cả. Bản án của tôi khoảng 20 năm, chung thân, hoặc tử hình, nhưng Ngài lại gánh lấy án tử hình cho tôi một cách nhưng không. Ôi, có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu này!!!
Chính trong bối cảnh tù đày, tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa trọn vẹn của sự Phục Sinh – đó chính là niềm vui vô bờ của sự tự do; của một tù nhân được giải thoát.
“Đức Kitô đã chết cho tôi, ngay khi tôi còn là tội nhân” (Rm 5:8). Vậy còn ngần ngại gì nữa mà không bước ra “cái hộp đen tội” ấy, mà không hưởng sự tự do, mà không đón nhận Lương Thực hằng sống? Còn ngần ngại gì mà không hít thở ân sủng tình yêu, mà không sống lại phẩm giá làm con? Vâng! Tại tòa giải tội Ngài sẽ mở cửa để tự nhốt Ngài vào “chiếc hộp” thay ta, còn ta được bước ra khỏi “chiếc hộp đen” ấy. Tội lỗi giam ta vào ngục tối, còn tình yêu đưa ta vào sự sáng! Ôi, Tình Yêu diệu vợi!
Br. Huynhquảng