Tôi là Carol Glatz (CG).
Tôi là John Thavis (JT).
CG: Mối quan tâm về “ngày tận thế” dường như đang là đề tài nóng. Một nhóm tín hữu Ki-tô giáo đã tiên báo Chúa đến lần thứ hai và ngày phán xét xảy ra vào cuối tuần này (21/5/2011). Nếu thế, chúng ta vẫn còn có ngày 21/12/2012 để dành cho ngày tận thế, như được tiên đoán trong lịch của người Maya.
Giáo Hội Công Giáo nghĩ gì về những tiên đoán này? Chúng ta cùng theo dõi vấn đề này trong bản tin Vatican.
JT: Đầu tháng nay, tại Roma này chúng ta đã nhận được lời tiên đoán rằng thành phố này sẽ bị động đất sang thành bình địa, nhưng nó đã không xảy ra. Vâng, hầu như chúng ta không kịp trở tay khi dự báo về ngày tận thế được phát lên radar. Nếu những lời tiên đoán kia là đúng thì thứ bảy 21/05 này sẽ là ngày phán xét, ngày Đức Giê-su sẽ lại đến và những Ki-tô hữu chân chính sẽ được đưa lên trời trong sự ngây ngất. Những người khác sẽ bị bỏ lại để chịu đau khổ trong một thời gian thật tồi tệ, cho đến khi Thiên Chúa phá hủy trái đất vào ngày 21/10.
CG: Tất cả những điều này đã được tiên đoán bởi một nhóm ít người. Ông chủ radio tiên đoán tận thế ngày 21/05 này, đang làm điều đó dựa trên giải thích toán học của ông về Kinh Thánh; ông ta đã có một tiên đoán tương tự cho năm 1994, và dĩ nhiên nó không diễn ra theo khẳng định của ông. Tôi nghĩ rằng có thể nói phần lớn người ta cũng nghi ngờ về lần tiên báo này. Nhưng tại Mỹ, theo bảng thăm dò ý kiến của Pew Research năm ngoái, 41% người Mỹ tin rằng Đức Giê-su Ki-tô sẽ trở lại trái đất trong vòng 40 năm tới đây. Vì thế, “ngày tận thế” đã sẵn có trong tâm trí người ta rồi. Chúng ta có thể thấy điều đó trong những năm vừa qua, với những cuốn sách best-selling vốn phổ biến phiên bản kinh thánh về ngày tận cùng của thế giới.
JT: Đúng thế, và họ liệt kê những dấu hiệu để chứng minh rằng tận thế đang đến gần. Giáo Hội Công Giáo luôn nghi ngờ về những lời tiên báo này, đặc biệt những ý tưởng cho rằng chỉ một số ít người sẽ được Đức Giê-su đưa lên trời trong sự ngây ngất, một màn dạo đầu trước khi tận thế. Cảnh ngây ngất này được mô tả bởi những tác giả Tin Lành, cảnh này nằm trong thời kỳ khốn khổ trước trận chiến cuối cùng giữa Đức Ki-tô và tên phản Ki-tô. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo thì giảm thiểu việc xác định cụ thể về thời cuối cùng. Giáo Lý nói rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô đánh dấu “thời sau cùng của nhân loại”, và trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc bách hại và thử thách sau cùng, cuộc thử thách này sẽ làm lay chuyển đức tin của nhiều tín hữu.
CG: Giáo lý nhắc nhớ tín hữu rằng các môn đệ đã hỏi Đức Giê-su: khi nào ngày tận thế sẽ đến. Và Ngài đã trả lời rằng không ai biết về ngày và giờ ấy. Giáo hội dạy rằng giờ đó có thể đến bất cứ lúc nào – và rằng, Ki-tô hữu nên đặt cuộc sống của họ trong tinh thần đó. Tuy nhiên, nhìn về thế giới tương lai không cho phép các tín hữu quay lưng lại với thế giới hiện tại. Và đây chính là điểm mà các thần học gia Công Giáo xem những tiên báo về “ngày phán xét” như một mối nguy hiểm: ngoảnh mặt trước những bất công trong thế giới hiện tại vốn cần được giải quyết.
JT: Thật thú vị là Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã được hỏi trong cuốn sách trả lời phỏng vấn mới đây của Ngài về “việc đến lần thứ hai của Đức Ki-tô” và ngày tận thế. Ngài trả lời rằng Kinh Thánh không phải là cuốn sách dùng để tính toán ngày tận cùng của thế giới. Đồng thời, Đức Thánh Cha cũng nói rằng con người đừng bao giờ quên rằng có một ngày họ sẽ được phán xét.
Tôi là John Thavis (JT).
CG: Mối quan tâm về “ngày tận thế” dường như đang là đề tài nóng. Một nhóm tín hữu Ki-tô giáo đã tiên báo Chúa đến lần thứ hai và ngày phán xét xảy ra vào cuối tuần này (21/5/2011). Nếu thế, chúng ta vẫn còn có ngày 21/12/2012 để dành cho ngày tận thế, như được tiên đoán trong lịch của người Maya.
Giáo Hội Công Giáo nghĩ gì về những tiên đoán này? Chúng ta cùng theo dõi vấn đề này trong bản tin Vatican.
JT: Đầu tháng nay, tại Roma này chúng ta đã nhận được lời tiên đoán rằng thành phố này sẽ bị động đất sang thành bình địa, nhưng nó đã không xảy ra. Vâng, hầu như chúng ta không kịp trở tay khi dự báo về ngày tận thế được phát lên radar. Nếu những lời tiên đoán kia là đúng thì thứ bảy 21/05 này sẽ là ngày phán xét, ngày Đức Giê-su sẽ lại đến và những Ki-tô hữu chân chính sẽ được đưa lên trời trong sự ngây ngất. Những người khác sẽ bị bỏ lại để chịu đau khổ trong một thời gian thật tồi tệ, cho đến khi Thiên Chúa phá hủy trái đất vào ngày 21/10.
CG: Tất cả những điều này đã được tiên đoán bởi một nhóm ít người. Ông chủ radio tiên đoán tận thế ngày 21/05 này, đang làm điều đó dựa trên giải thích toán học của ông về Kinh Thánh; ông ta đã có một tiên đoán tương tự cho năm 1994, và dĩ nhiên nó không diễn ra theo khẳng định của ông. Tôi nghĩ rằng có thể nói phần lớn người ta cũng nghi ngờ về lần tiên báo này. Nhưng tại Mỹ, theo bảng thăm dò ý kiến của Pew Research năm ngoái, 41% người Mỹ tin rằng Đức Giê-su Ki-tô sẽ trở lại trái đất trong vòng 40 năm tới đây. Vì thế, “ngày tận thế” đã sẵn có trong tâm trí người ta rồi. Chúng ta có thể thấy điều đó trong những năm vừa qua, với những cuốn sách best-selling vốn phổ biến phiên bản kinh thánh về ngày tận cùng của thế giới.
JT: Đúng thế, và họ liệt kê những dấu hiệu để chứng minh rằng tận thế đang đến gần. Giáo Hội Công Giáo luôn nghi ngờ về những lời tiên báo này, đặc biệt những ý tưởng cho rằng chỉ một số ít người sẽ được Đức Giê-su đưa lên trời trong sự ngây ngất, một màn dạo đầu trước khi tận thế. Cảnh ngây ngất này được mô tả bởi những tác giả Tin Lành, cảnh này nằm trong thời kỳ khốn khổ trước trận chiến cuối cùng giữa Đức Ki-tô và tên phản Ki-tô. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo thì giảm thiểu việc xác định cụ thể về thời cuối cùng. Giáo Lý nói rằng cuộc tử nạn và phục sinh của Đức Ki-tô đánh dấu “thời sau cùng của nhân loại”, và trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc bách hại và thử thách sau cùng, cuộc thử thách này sẽ làm lay chuyển đức tin của nhiều tín hữu.
CG: Giáo lý nhắc nhớ tín hữu rằng các môn đệ đã hỏi Đức Giê-su: khi nào ngày tận thế sẽ đến. Và Ngài đã trả lời rằng không ai biết về ngày và giờ ấy. Giáo hội dạy rằng giờ đó có thể đến bất cứ lúc nào – và rằng, Ki-tô hữu nên đặt cuộc sống của họ trong tinh thần đó. Tuy nhiên, nhìn về thế giới tương lai không cho phép các tín hữu quay lưng lại với thế giới hiện tại. Và đây chính là điểm mà các thần học gia Công Giáo xem những tiên báo về “ngày phán xét” như một mối nguy hiểm: ngoảnh mặt trước những bất công trong thế giới hiện tại vốn cần được giải quyết.
JT: Thật thú vị là Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã được hỏi trong cuốn sách trả lời phỏng vấn mới đây của Ngài về “việc đến lần thứ hai của Đức Ki-tô” và ngày tận thế. Ngài trả lời rằng Kinh Thánh không phải là cuốn sách dùng để tính toán ngày tận cùng của thế giới. Đồng thời, Đức Thánh Cha cũng nói rằng con người đừng bao giờ quên rằng có một ngày họ sẽ được phán xét.