Tìm hiểu bệnh đau lưng:
Trước
hết chúng ta biết rằng phần lưng dưới có 5 đốt xương, kiên kết với hệ thống gân, bắp thịt và mạch máu. Hệ thống lưng dưới có nhiệm vụ chống đỡ
cơ thể, bảo vệ hệ thống thần kinh và gíúp cơ thể xoay trở.
Mỗi đốt xương lưng xen kẽ bằng điã xụn. Đằng sau, đốt xương sống nọ ráp đốt xương kia bằng những khớp xương (apophyseal joints). Xương sống cử động được là nhờ đĩa xụn đằng trước ép xuống và nhờ khớp xương (apophyseal joints)đằng sau giao động.
Gân nằm bao quanh xương lưng chống đỡ cho xương lưng.
Nhiều bắp thịt vây xung quanh chống giữ cho cột sống lưng vững vàng và cũng gíúp cho lưng xoay trở dễ dàng.
Sống lưng nằm đè lên xương chậu, và cũng giáp nối với xương chậu.
Giây thần kinh sống lưng và thần kinh tủy nằm trong ống xương sống. Giây thần kinh sống lưng chui qua những lỗ giữa 2 đốt xương lưng, bò ra ngoài, và được đặt tên tùy theo vị trí của mỗi sống lưng. Nhưng giây thần kinh quan trọng nhất-là thần kinh tọa do nhiều giây thần kinh sống lưng L4, L5, S1, S2 và S3 chập lại.
Khi bị đau lưng cấp tính, có thể đau từ nguồn gốc những giây gân hay những bắp thịt vây quanh sống lưng. Có thể đau từ những khớp xương nằm giữa 2 đốt xương lưng. Đau những cấu tạo của đốt xương sống, hay đau những giây thần kinh sống lưng, hoặc đau những bao phần mềm, vây xung quanh giây thần kinh. Đau lưng có thể do bắp thịt xung quanh cột sống bị dãn ra hay co lại, hay bị viêm, bị thương tích, hay bất cứ lý do nào chấn động hệ thống cột sống lưng. Đau lưng từng vùng khi bị kích động. Có thể là bắp thịt, giây gân, bao xung quanh giây thần kinh hay khớp xương lưng. Đau lưng chuyền xuống chân khi giây thần kinh tọa bị ép.
Những cơ nguyên đau lưng cấp tính:
Phần
lớn là do chỗ bắp thịt, giây gân, điã xụn lòi ra, hay ống cột sống co nhỏ lại. Phong thấp khớp xương giữa những đốt xương lưng cũng làm đau lưng. Những trường hợp hiếm có và nguy hiểm như: bể xương sống lưng, ung
thư, nhiễm trùng, hay hiện tượng đau phần đuôi tủy sống-cauda equina.
Đôi khi đau phần dưới lưng nhưng không thể kiếm được nguyên nhân.
Định bệnh:
Khám
bệnh, thử nghiệm thần kinh, thí nghiệm máu, chụp hình và vài thử nghiệm
khác như đo điện giây thần kinh (nerve conduction studies) và đo điện bắp thịt (electromyography) gíúp chẩn bệnh chính xác. Bệnh nhân có thể bị đau lưng cấp tính vì bị một trong những trường hợp sau đây:
. Phần lớn bị đau bắp thịt hay gân giãn ra (strain). Nói chung do những nguyên nhân như vì khiêng đồ nặng, lưng bị chẹo, hay thương tích. Phần lớn bệnh nhân ở tuổi từ 20 tới 50. Đau lưng cấp tính truyền từ lưng dưới tới đít, thường đau một bên. Cử động sẽ đau nhiều hơn. Nghỉ ngơi sẽ giảm đau. Đôi khi thử nghiệm đo điện thần kinh sẽ không thấy nguyên nhân. Nhưng khi ấn mạnh thấy đau từng vùng, bắp thịt như cứng lại.
. Điã xụn lòi ra, đụng vào giây thần kinh hay đụng vào giây gân nằm dọc sau cột sống lưng (posterior longitudinal ligament). Lưng đau chuyền xuống chân, chuyền xuống dưới đầu gối. Nếu nằm đưa chân lên cao làm căng giây thần kinh, sẽ làm đau lưng hơn. Điã xụn lưng lòi ra cũng làm đau lưng, thường ở tuổi từ 30 tới 50. Nhưng người già khi bị phong thấp, là đĩa xụn bị thoái hóa, cũng làm đau lưng.
. Ống xương lưng hẹp nhỏ lại do đĩa xụn giữa đốt xương lưng bị thoái hóa, hay đốt xương lưng mọc gai, hay phong thấp khớp xương nằm giữa đốt xương sống cũng làm đau lưng.
. Phong thấp (osteoarthritis) của người lớn tuổi làm đau lưng. Cử động lưng sẽ bị giới hạn và yếu đi. Khớp xưong lưng bị viêm cứng (ankylosing spondylitis) cũng gây đau lưng.
. Đau lưng cấp tính của phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân khác như: Bệnh liên hệ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Cũng có khi do những loại bệnh như lạc màng trong tử cung (endometriosis), tử cung nằm không đúng chỗ, bướu tử cung, bướu buồng trứng hay ung thư buồng trứng, hay viêm bộ phận nằm vùng chậu (pelvic inflammatory disease).
. Đau lưng cấp tính có thể do đau thận hay nhiễm trùng thận. Cũng có thể do sạn thận. Có khi vừa đau lưng, vừa đau hông, hay truyền trước bụng hay háng. Có khi làm nóng, lạnh, ói mửa, đau đường tiểu.
. Phụ nữ trong lúc mang bầu (50 phần trăm) bị đau lưng, phần lớn liên hệ tới bắp thịt sống lưng hay bộ phận giây chằng xung quanh tử cung. Thường thì sau khi sanh xong sẽ hết đau lưng. Nhưng khoảng 10 phần trăm vẫn còn đau lưng sau khi sanh xong, đôi khi kéo dài tới một năm. Phụ nữ nếu đã từng bị đau lưng nhiều lần, khi có bầu dễ bị đau lưng cấp tính.
. (Đau lưng kinh niên không đề cập ở đây, nhưng cũng cần nhắc nhở những trường hợp như phong thấp, làm cứng lưng buổi sáng. Hay đau lưng do bệnh loãng xuơng phần lớn lúc đàn bà mãn kinh, hoặc bể xương lưng).
Điều trị:
Vấn
đề điều trị đau lưng đặt trong 3 tiêu chuẩn: 1. làm giảm đau lưng, 2. giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thuờng, và 3. Giúp bệnh nhân khỏi bị đau lưng trở lại.
Điều trị đau lưng gồm có:
. Khuyên nhủ, chỉ dẫn cho bệnh nhân thường xuyên.
. Thay đổi hoạt dộng hằng ngày.
. Bảo vệ cột sống lưng.
. Đắp nước nóng hay đá lạnh, hay vật lý trị liệu.
. Tập thể dục.
. Uống thuốc giảm đau.
. Uống thuốc làm bắp thịt mềm dãn.
. Bệnh nhân nằm nghỉ ngơi, nhưng đừng lâu quá 2-4 ngày.
.
Nếu đau lưng cấp tính kéo dài quá 4-6 tuần lễ thì cần tìm hiểu thêm và cần sáng tỏ hơn vấn đề định bệnh. Cũng cần tìm hiểu thêm nếu có vấn đề tâm bệnh hay tâm lý. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ chuyên môn về xương (orthopedics) hay thần kinh (Neurology) để truy tầm và định bệnh cho chính xác.
. Trong trường hợp đau lưng cấp tính phức tạp, nhất là khi
có liên hệ tới hệ thống thần kinh hay đau phần đuôi tủy sống (cauda equina syndrome). Tất nhiên phải do bác sĩ chuyên môn (orthopedics hay neurosurgery) chẩn bệnh.
Tóm lại, đau lưng cấp tính có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp nội, ngoại khoa. Phần lớn bệnh sẽ thuyên giảm. Nhưng trong trường hợp phức tạp, đau mãi mà không hết, hay đau trở đi trở lại, cần phải cẩn thận hơn trong vấn đề định bệnh và phải gặp bác sĩ chuyên môn (orthopedics hay neurology).
Vài lời khuyên cho bệnh nhân đau lưng:
. Cần giảm cân lượng nếu bị mập.
. Nằm ngủ nghiêng một bên, gối thấp, không nằm sấp. Nếu phải nằm ngửa thì kê gối dưới chân.
. Không cúi xuống, không khom lưng, không khiêng đồ nặng.
. Lúc đang làm, thỉnh thoảng nghỉ ngơi, vuôn vai. Đi lòng vòng chút đỉnh, nếu phải ngồi lâu hay phải đứng lâu.
. Đeo nịt lưng để bảo vệ lưng.
. Tập thể dục để giảm đau lưng.
(Ghi chú: bài này viết với mục đích nâng cao kiến thức, không dùng để tự trị liệu. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề sức khỏe hay thuốc men, xin hỏi bác sĩ gia đình).
Bác sĩ Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915.