Bất cứ ai cũng có khả năng cứu sống một người nào đó. Thực tế đã có rất nhiều câu chuyện minh chứng cho điều này. Một người cha hy sinh để cứu đứa con gái bé bỏng của mình khỏi chết đuối, một người mẹ lao vào đầu xe hơi để bảo vệ người con trai của mình, một thanh niên nhảy vào đám cháy để cứu sống một em bé ...
Chưa hết, có thể bạn còn nghe những câu chuyện khác, tuy không dũng cảm bằng nhưng cũng không kém phần cảm động, như việc hiến máu nhân đạo, tình nguyện hiến nội tạng cho những người đang mắc bệnh hiểm nghèo, khuyên nhủ một người có ý định tự tử hay an ủi một ai đó đang trải qua cơn khủng hoảng trong cuộc đời.
Shelly - cô em gái của Micheal Nicoll Yahgulanaas, một họa sĩ nổi tiếng người Haida sống ở British Columbia - mắc bệnh Lupus rất hiếm gập. Cô bé sẽ chết nếu không được ghép thận từ những người thân trong gia đình. Micheal đã tình nguyện hiến quả thận cho em gái mà không hề đắn đo suy nghĩ. Sau cuộc giải phẫu, anh trải qua cả năm trời mới hồi phục được sức khỏe. Qủa thận là món quà mà Micheal đã dành tặng cho em gái mình. Cảm giác thật tuyệt vời mỗi khi anh nhìn thấy em gái mình vẫn còn được sống hạnh phúc, vui vẻ trên cõi đời này, cô bé đã thoát được bàn tay tử thần chỉ trong gang tấc.
Micheal là một trong số rất nhiều người hiến tạng cho người thân của mình. Bên cạnh đó, còn phải kể không ít người sẵn sàng hiến tặng nội tạng cho những người hoàn toàn xa lạ nếu họ có cùng nhóm máu.
Trong cuốn "Bowling Alone", Robert Putnam kể lại một câu chuyện có thật như sau: John Lambert 64 tuồi nhân viên bảo vệ đã về hưu của trường đại học Michigan, suốt 3 năm nằm trong danh sách những bệnh nhân chở được ghép thận. Andy Boshma nhân viên kế toán 33 tuổi, nghe kể về tình cảnh của Lambert liền tình nguyện hiến thận. Họ chỉ biết nhau qua liên đoàn bóng Bowling. Giữa hai người lại có sự khác biệt về tuổi tác và nghề nghiệp, Boschma da trắng còn Lambert là người Mỹ gốc Phi. Boschma tự nguyện hiến tặng thận chỉ đơn giản vì anh muốn giúp Lambert.
Một câu chuyện khác của Jenny Oad một phụ nữ tràn đầy sức sống ở tuổi 30, cô luôn tự nhủ mình sẽ hiến thận cho một ai đónếu có cơ hội. Khi phải chứng kiến cái chết của một người bạn thân cô càng cảm thông hơn với nỗi đau mất mát của người khác. Thế là cô quyết định không chờ đợi nữa. Cô lên mạng và tìm thấy trang web livingdonnorsonline.org. Tại trang web này, cô đọc được lá thư của Mike Fogelman, một người cha 52 tuổi hết lòng yêu quý con cái mình nhưng ông sẽ phải chết nếu không được thay thận. Sau khi hẹn gặp người đàn ông này, cô đã quyết định hiến thận cho ông. Cuộc giải phẫu diễn ra thành công và Mike may mắn được sống thêm những tháng ngày hạnh phúc bên các con. Qủa thân còn lại của Jenny vẫn làm việc tốt. Cô rất vui vì đã cứu sống được một con người.
Nhiều người tình nguyện sau khi chết sẽ hiến tạng của mình cho Trung tâm nghiên cứu y khoa hay cho những tổ chức ghép nội tạng. Đó là những món quà hết sức kỳ diệu quà tặng của những con người có tấm lòng biết chia sẻ, truyền sự sống cho người khác ngay cả khi mình không còn hiện diện trên cõi đời.
(The Power of Giving - Azim Jamal, Harvey McKinnon)
Chưa hết, có thể bạn còn nghe những câu chuyện khác, tuy không dũng cảm bằng nhưng cũng không kém phần cảm động, như việc hiến máu nhân đạo, tình nguyện hiến nội tạng cho những người đang mắc bệnh hiểm nghèo, khuyên nhủ một người có ý định tự tử hay an ủi một ai đó đang trải qua cơn khủng hoảng trong cuộc đời.
Shelly - cô em gái của Micheal Nicoll Yahgulanaas, một họa sĩ nổi tiếng người Haida sống ở British Columbia - mắc bệnh Lupus rất hiếm gập. Cô bé sẽ chết nếu không được ghép thận từ những người thân trong gia đình. Micheal đã tình nguyện hiến quả thận cho em gái mà không hề đắn đo suy nghĩ. Sau cuộc giải phẫu, anh trải qua cả năm trời mới hồi phục được sức khỏe. Qủa thận là món quà mà Micheal đã dành tặng cho em gái mình. Cảm giác thật tuyệt vời mỗi khi anh nhìn thấy em gái mình vẫn còn được sống hạnh phúc, vui vẻ trên cõi đời này, cô bé đã thoát được bàn tay tử thần chỉ trong gang tấc.
Micheal là một trong số rất nhiều người hiến tạng cho người thân của mình. Bên cạnh đó, còn phải kể không ít người sẵn sàng hiến tặng nội tạng cho những người hoàn toàn xa lạ nếu họ có cùng nhóm máu.
Trong cuốn "Bowling Alone", Robert Putnam kể lại một câu chuyện có thật như sau: John Lambert 64 tuồi nhân viên bảo vệ đã về hưu của trường đại học Michigan, suốt 3 năm nằm trong danh sách những bệnh nhân chở được ghép thận. Andy Boshma nhân viên kế toán 33 tuổi, nghe kể về tình cảnh của Lambert liền tình nguyện hiến thận. Họ chỉ biết nhau qua liên đoàn bóng Bowling. Giữa hai người lại có sự khác biệt về tuổi tác và nghề nghiệp, Boschma da trắng còn Lambert là người Mỹ gốc Phi. Boschma tự nguyện hiến tặng thận chỉ đơn giản vì anh muốn giúp Lambert.
Một câu chuyện khác của Jenny Oad một phụ nữ tràn đầy sức sống ở tuổi 30, cô luôn tự nhủ mình sẽ hiến thận cho một ai đónếu có cơ hội. Khi phải chứng kiến cái chết của một người bạn thân cô càng cảm thông hơn với nỗi đau mất mát của người khác. Thế là cô quyết định không chờ đợi nữa. Cô lên mạng và tìm thấy trang web livingdonnorsonline.org. Tại trang web này, cô đọc được lá thư của Mike Fogelman, một người cha 52 tuổi hết lòng yêu quý con cái mình nhưng ông sẽ phải chết nếu không được thay thận. Sau khi hẹn gặp người đàn ông này, cô đã quyết định hiến thận cho ông. Cuộc giải phẫu diễn ra thành công và Mike may mắn được sống thêm những tháng ngày hạnh phúc bên các con. Qủa thân còn lại của Jenny vẫn làm việc tốt. Cô rất vui vì đã cứu sống được một con người.
Nhiều người tình nguyện sau khi chết sẽ hiến tạng của mình cho Trung tâm nghiên cứu y khoa hay cho những tổ chức ghép nội tạng. Đó là những món quà hết sức kỳ diệu quà tặng của những con người có tấm lòng biết chia sẻ, truyền sự sống cho người khác ngay cả khi mình không còn hiện diện trên cõi đời.
(The Power of Giving - Azim Jamal, Harvey McKinnon)