RANH GIỚI GIỮA SỐNG VÀ CHẾT
Vị thiền sư già hỏi người học trò của mình: “Đâu là ranh giới giữa sống và chết ?” Sau một lúc im lặng, người học trò trả lời:
- Thưa thầy, theo con thì không có ranh giới giữa sống và chết. Nếu con nói con đang sống thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc con đang chết. Mỗi một giây một phút con sống thì con lại đến gần hơn với cái chết.
Vị thiền sư nhìn người học trò mỉm cười. Ông chỉ tay vào một thân cây già dưới gốc của nó là các cây con mới mọc. Ông hỏi:
- Vậy con bảo thân cây này đang sống hay đang chết ?
Người học trò im lặng.
Ông lại chỉ vào một người thiếu phụ đang mang thai, vẻ mặt mệt nhọc nhưng lại toát lên một niềm hạnh phúc. Ông lại hỏi:
- Còn người thiếu phụ này thì sao ? Con bảo cô ấy đang sống hay đang chết ?
Người học trò lại im lặng. Vị thiền sư hỏi tiếp:
- Vậy đâu là ranh giới giữa sống và chết ?
Người học trò trả lời:
- Thưa thầy, ranh giới giữa sống và chết là sự truyền sinh. Thân cây già đang chết nhưng những cây con lại đang sống. Người mẹ đang chết nhưng bào thai trong bụng lại đang sống. Ý nghĩa của sự sống chính là tạo nên một sự sống mới.
Vị sư già lại mỉm cười nhìn người học trò. Ông lại chỉ tay vào một bông hoa vừa chớm nụ. Ông hỏi:
- Vậy con bảo bông hoa này đang sống hay đang chết ?
Người học trò im lặng. Vị thiền sư lại chỉ tiếp vào một dòng suối, ông hỏi:
- Còn dòng suối này thì sao ? Con bảo nó đang sống hay nó đang chết ?
Người học trò lại cúi đầu im lặng. Vị thiền sư lại hỏi:
- Vậy đâu là ranh giới giữa sống và chết ?
Người học trò im lặng, anh ta không thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của thầy mình. Vị thiền sư nhìn người học trò của mình âu yếm. Ông chậm rãi nói:
- Vạn vật trên đời đều có đạo của nó. Đạo của thân cây già là mang lại sự sống cho các cây con. Đạo của người thiếu phụ kia là cưu mang bào thai và trở thành mẹ. Đạo của bông hoa là mang lại hương sắc cho đời. Đạo của dòng suối là rửa sạch những đoạn đường mà chúng đi qua. Khi sự vật tìm được đạo và đi đúng đạo của mình, ta bảo đó là hạnh phúc. Và hạnh phúc chính là ranh giới giữa sống và chết. Khi ta hạnh phúc ta bảo rằng: Tôi đang sống. Đó là ý nghĩa mà ta đã tìm kiếm bao lâu nay, và nay ta truyền lại cho con. Ta đã làm tròn đạo của một người thầy, còn con hãy ra đi, để tìm lấy đạo của riêng mình. Nói xong vị thiền sư từ từ nhắm mắt.
Ông đã làm tròn đạo của mình và ông đã đi vào miền hạnh phúc của riêng ông. Còn người học trò, sau khi chôn cất thầy mình, anh đã ra đi để tìm lấy đạo của riêng mình. Tìm lấy sự sống cho chính mình...
Nguồn : Blog LM Lê Quang Uy DCCT
Vị thiền sư già hỏi người học trò của mình: “Đâu là ranh giới giữa sống và chết ?” Sau một lúc im lặng, người học trò trả lời:
- Thưa thầy, theo con thì không có ranh giới giữa sống và chết. Nếu con nói con đang sống thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc con đang chết. Mỗi một giây một phút con sống thì con lại đến gần hơn với cái chết.
Vị thiền sư nhìn người học trò mỉm cười. Ông chỉ tay vào một thân cây già dưới gốc của nó là các cây con mới mọc. Ông hỏi:
- Vậy con bảo thân cây này đang sống hay đang chết ?
Người học trò im lặng.
Ông lại chỉ vào một người thiếu phụ đang mang thai, vẻ mặt mệt nhọc nhưng lại toát lên một niềm hạnh phúc. Ông lại hỏi:
- Còn người thiếu phụ này thì sao ? Con bảo cô ấy đang sống hay đang chết ?
Người học trò lại im lặng. Vị thiền sư hỏi tiếp:
- Vậy đâu là ranh giới giữa sống và chết ?
Người học trò trả lời:
- Thưa thầy, ranh giới giữa sống và chết là sự truyền sinh. Thân cây già đang chết nhưng những cây con lại đang sống. Người mẹ đang chết nhưng bào thai trong bụng lại đang sống. Ý nghĩa của sự sống chính là tạo nên một sự sống mới.
Vị sư già lại mỉm cười nhìn người học trò. Ông lại chỉ tay vào một bông hoa vừa chớm nụ. Ông hỏi:
- Vậy con bảo bông hoa này đang sống hay đang chết ?
Người học trò im lặng. Vị thiền sư lại chỉ tiếp vào một dòng suối, ông hỏi:
- Còn dòng suối này thì sao ? Con bảo nó đang sống hay nó đang chết ?
Người học trò lại cúi đầu im lặng. Vị thiền sư lại hỏi:
- Vậy đâu là ranh giới giữa sống và chết ?
Người học trò im lặng, anh ta không thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của thầy mình. Vị thiền sư nhìn người học trò của mình âu yếm. Ông chậm rãi nói:
- Vạn vật trên đời đều có đạo của nó. Đạo của thân cây già là mang lại sự sống cho các cây con. Đạo của người thiếu phụ kia là cưu mang bào thai và trở thành mẹ. Đạo của bông hoa là mang lại hương sắc cho đời. Đạo của dòng suối là rửa sạch những đoạn đường mà chúng đi qua. Khi sự vật tìm được đạo và đi đúng đạo của mình, ta bảo đó là hạnh phúc. Và hạnh phúc chính là ranh giới giữa sống và chết. Khi ta hạnh phúc ta bảo rằng: Tôi đang sống. Đó là ý nghĩa mà ta đã tìm kiếm bao lâu nay, và nay ta truyền lại cho con. Ta đã làm tròn đạo của một người thầy, còn con hãy ra đi, để tìm lấy đạo của riêng mình. Nói xong vị thiền sư từ từ nhắm mắt.
Ông đã làm tròn đạo của mình và ông đã đi vào miền hạnh phúc của riêng ông. Còn người học trò, sau khi chôn cất thầy mình, anh đã ra đi để tìm lấy đạo của riêng mình. Tìm lấy sự sống cho chính mình...
Nguồn : Blog LM Lê Quang Uy DCCT