Trong lãnh vực sùng kính đạo, không hiếm khi chúng ta gặp phải những cách hành đạo làm cho chúng ta phải cau mày. Hiện nay tôi đang nghĩ đến những chuỗi kinh gửi đi với lời bắt buộc phải đọc kinh ấy bao nhiều lần, phải phổ biến hoặc phải gửi kinh ấy đến cho bao nhiêu người, trong thời hạn bao lâu ...
Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã một lần nhận được một bài kinh từ người này hay người kia mà họ nói chắc chắn là hiệu nghiệm, hoặc rất là hay, và yêu cầu chúng ta phổ biến. Tôi là biên tập viên đã được hơn 20 năm và tôi chưa bao giờ chấp nhận phổ biến một loại kinh như thế. Tại sao ?
Lý do thứ nhất là, theo như tôi được biết, Giáo Hội chưa bao giờ hưởng ứng những chuỗi kinh như thế.
Thứ hai, chúng ta có thể bình tâm mà nói là chắc chắn Chúa nghe thấy lời cầu xin của chúng ta.
Và thứ ba là về thời điểm mà lời cầu xin của chúng ta được chấp thuận.
Trong những chuỗi kinh, người ta đưa ra những điều kiện làm cho lời cầu xin trở nên hiệu nghiệm. Nhưng chúng ta có thẩm quyền gì để có thể đưa ra một số điều kiện nào đó làm cho lời cầu xin của chúng ta nhất thiết phải hiệu nghiệm ? Chúng ta có thể tìm đâu ra sự bảo đảm đó ? Tôi thì chịu, không biết tìm đâu ra. Mặt khác, chúng ta biết rằng Chúa luôn luôn chấp thuận mọi lời cầu xin chính đáng của chúng ta. Điều mà chúng ta không biết, đó là thời điểm mà chúng ta được Chúa nhậm lời và cách thức Chúa đáp lời cầu xin của chúng ta.
Khi chúng ta áp đặt những điều kiện để cho lời cầu xin chắc chắn được hiệu nghiệm, là chúng ta đã nghiễm nhiên bước vào lãnh vực ma thuật rồi. Vì nếu thật sự là như thế, thì không phải là Chúa nhậm lời chúng ta nữa, mà là do chúng ta đã đáp ứng được những điều kiện được người nào đó muốn như vậy và áp đặt lên cho chúng ta.
Chúa hoàn toàn tự do trong lãnh vực cầu nguyện, và không phải là những điều kiện do con người đặt ra sẽ làm cho những lời cầu xin được hiệu nghiệm hơn, nhưng chính là do lòng thương xót của Chúa đối với chúng ta. Chúng ta không đồng ý để người ta áp đặt điều kiện lên lời cầu xin, vì chỉ mình Chúa có thẩm quyền chấp thuận những lời cầu xin đẹp lòng Ngài.
Số lần đọc một bài kinh nào đó không hề có tác động gì trên đó, cả việc phải lập đi lập lại một số đoạn của bài kinh cũng vậy. Nếu nói như vậy thì như thể là những điều kiện áp đặt có thể thay thế được hành động của Chúa. Có thể bài kinh nhận được rất là hay, nhưng một người công giáo chân chính không thể nào tuân theo những đòi buộc kèm theo đó được. Như thế chỉ là mê tín dị đoan chứ không phải là cái gì khác.
Chúa cũng đã nói với chúng ta qua Kinh Thánh : « Cha muốn ban ơn cho ai thì ban ». Khi cầu nguyện biến thành một thỏa thuận, đó không phải là cách thức cầu nguyện được hiểu trong Giáo Hội, mà đó là thương lượng. Khi Chúa Giêsu nói với chúng ta trong Phúc Âm là sẽ nhậm lời cầu xin của hai hoặc ba người họp lại cầu nguyện nhân danh Ngài, Ngài không đặt ra một điều kiện nào khác hơn là đức tin. Như vậy là đủ rồi.
Tôi không biết những lý lẽ này của tôi có đủ sức thuyết phục các bạn chưa. Tôi chỉ muốn nói lên những gì tôi nghĩ về điều này, vì hiện tượng này thường hay xảy ra nên chúng ta không thể im lặng mãi về vấn đề này được.
Marcel Provost
(LTD chuyển ngữ)
~~~~~
http://en.wikipedia.org/wiki/Marcel_Pr%C3%A9vost
Eugene Marcel Prévost (1 May 1862 – 8 April 1941) was a French author and dramatist.
Biography
He was born in Paris on 1 May 1862, and educated at Jesuit schools in Bordeaux and Paris, entering the École polytechnique in 1882. He published a story in the Clairon as early as 1881, but for some years after the completion of his studies he applied his technical knowledge to the manufacture of tobacco.
He published in succession, Le Scorpion (1887), Chonchette (1888), Mademoiselle Jaufre (1889), Cousine Laura (1890), La Confession d'un amant (1891), Lettres de femmes (1892), L'Automne d'une femme (1893), and in 1894 he made a great sensation by an exaggerated and revolting study of the results of Parisian education and Parisian society on young girls, Les Demi-vierges, which was dramatized and produced with great success at the Gymnase on 21 May 1895. Le Jardin secret appeared in 1897; and in 1900 Les Vierges fortes, and a study of the question of women's education and independence in two novels Frederique and Lea. L'Heureux ménage (1901), Les Lettres A Françoise (1902), La Princesse d'Erminge (1904), and L'Accordeur aveugle (1905) are among his later novels. An amusing picture of modern German manners is given in his Monsieur et Madame Moloch (1906). He had a great success in 1904 with a four act play La Plusfaible, produced at the Comédie-Française. In 1909 he was elected to the French Academy. He died on 8 April 1941, aged 78.