Vào thời điểm này, các cộng đoàn đang có các chương trình tĩnh tâm và giải tội để chuẩn bị tâm hồn đón nhận ân sủng qua việc cảm nhận được tình yêu của Chúa Giesu Kitô dành cho chúng ta trong cuộc khổ nạn, chịu chết trên thập giá và sống lại vinh quang. Vào dịp lễ Giáng Sinh, nhiều người xưng tội 1 năm 1 lần, tôi gọi họ là Kitô hữu CO, Christmas Only! Khá hơn, 1 năm 2 lần thì là Kitô hữu CEO, Christmas Easter Only! Mùa này thì có EO, Easter Only! Hãy tưởng tượng, 1 năm chỉ tắm 1 lần thì người mình hôi hám là dường nào! Và nếu có người yêu bên cạnh, mình có dám để người yêu phải chịu đựng cái mùi hôi thối đó cả năm trời hay không?
Bí Tích Hoà Giải là bí tích của tình yêu. Bởi thế, bước vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm về dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu”, Lc 15:11-32. Tin Mừng của thánh Luca rao giảng về lòng nhân từ của Thiên Chúa, đặc biệt là ở chương 15 với ba dụ ngôn liền: con chiên lạc, đồng bạc đánh mất, và nhất là dụ ngôn người cha nhân hậu. Đây là hạt ngọc đẹp nhất của Tin Mừng Luca. Dựa theo Lời Chúa dạy hôm nay mà giáo hội Công Giáo đã dạy chúng ta rằng để được tha tội phải thực hành bốn điều qua Bí Tích Hoà Giải: xét mình, sám hối, xưng tội, và đền tội. Trước hết là xét mình. Người con hoang đàng đã xét lại hoàn cảnh của nó: “…mà ta ở đây lại chết đói!” Nó là con của cha, nhà cha đang dư thừa lương thực, còn nó thì lại đang chết đói! Cảm giác đói không phải chỉ đói về lương thực vật chất mà thôi, nó còn cảm nhận đói khát tình thương yêu của cha nó nữa! Đói khát bàn tay nâng đỡ, ôm ấp, vỗ về của cha. Đói khát tình cha khi tự mình muốn tách lìa. Thứ đến là sám hối và quyết tâm: “Thôi, ta đứng lên đi về cùng cha!” Nó cảm thấy xấu hổ vì tội nó phạm làm mất đi nhân cách của một người con mà cha nó vẫn hằng yêu thương. Nó cảm nghiệm được sự bất hạnh khi sống trong tình trạng xa cách với cha nó như vậy. Thứ ba là xưng thú tội lỗi: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến Cha…” Nó xưng thú tất cả các tội đã phạm với sự tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của cha sẽ tha thứ. Nó chấp nhận sự sai trái đã làm vì lạm dụng tự do của mình. Nó không dám đổ lỗi cho ai, ngay cả đến hoàn cảnh! Thứ tư là đền tội, chứng tỏ sự dốc lòng tu sửa: “Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.” Từ nay trở đi nó sẽ làm việc cho cha để đoái công chuộc tội mình đã phạm.
Sau cùng người cha đã mở tiệc ăn mừng. Lòng cha yêu con, buồn phiền không yên lúc con rời xa cha, luôn trông mong nó trở về. Khi nó đã về, người cha vui mừng là dường nào. Không phải là 10 điều răn Đức Chúa Trời và 6 luật điều Hội Thánh dạy đứa con có cảm thức về tội nó đã phạm, nhưng chính là tấm lòng nhân hậu của người cha. Chính vì hiểu được cha ở nhà thương tôi, lo cho tôi từng bữa cơm, từng tấm áo, từng giấc ngủ, nên tôi đã nhận ra sự bất hạnh của mình khi phải sống xa cha, sống tủi nhục, đói khát, mất nhân phẩm; và tôi quyết tâm trở về vì tôi yêu cha tôi.
Lạy Chúa, xin cho con sớm nhận ra tình yêu của Chúa để con kịp thời sám hối ăn năn tội mình mà trở về cùng tình cha bao la trong Mùa Chay của Năm Đức Tin này.
Lm Joseph Nguyễn Thái
Bí Tích Hoà Giải là bí tích của tình yêu. Bởi thế, bước vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Chay, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy niệm về dụ ngôn “Người Cha Nhân Hậu”, Lc 15:11-32. Tin Mừng của thánh Luca rao giảng về lòng nhân từ của Thiên Chúa, đặc biệt là ở chương 15 với ba dụ ngôn liền: con chiên lạc, đồng bạc đánh mất, và nhất là dụ ngôn người cha nhân hậu. Đây là hạt ngọc đẹp nhất của Tin Mừng Luca. Dựa theo Lời Chúa dạy hôm nay mà giáo hội Công Giáo đã dạy chúng ta rằng để được tha tội phải thực hành bốn điều qua Bí Tích Hoà Giải: xét mình, sám hối, xưng tội, và đền tội. Trước hết là xét mình. Người con hoang đàng đã xét lại hoàn cảnh của nó: “…mà ta ở đây lại chết đói!” Nó là con của cha, nhà cha đang dư thừa lương thực, còn nó thì lại đang chết đói! Cảm giác đói không phải chỉ đói về lương thực vật chất mà thôi, nó còn cảm nhận đói khát tình thương yêu của cha nó nữa! Đói khát bàn tay nâng đỡ, ôm ấp, vỗ về của cha. Đói khát tình cha khi tự mình muốn tách lìa. Thứ đến là sám hối và quyết tâm: “Thôi, ta đứng lên đi về cùng cha!” Nó cảm thấy xấu hổ vì tội nó phạm làm mất đi nhân cách của một người con mà cha nó vẫn hằng yêu thương. Nó cảm nghiệm được sự bất hạnh khi sống trong tình trạng xa cách với cha nó như vậy. Thứ ba là xưng thú tội lỗi: “Thưa cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến Cha…” Nó xưng thú tất cả các tội đã phạm với sự tin tưởng vào lòng từ bi nhân hậu của cha sẽ tha thứ. Nó chấp nhận sự sai trái đã làm vì lạm dụng tự do của mình. Nó không dám đổ lỗi cho ai, ngay cả đến hoàn cảnh! Thứ tư là đền tội, chứng tỏ sự dốc lòng tu sửa: “Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.” Từ nay trở đi nó sẽ làm việc cho cha để đoái công chuộc tội mình đã phạm.
Sau cùng người cha đã mở tiệc ăn mừng. Lòng cha yêu con, buồn phiền không yên lúc con rời xa cha, luôn trông mong nó trở về. Khi nó đã về, người cha vui mừng là dường nào. Không phải là 10 điều răn Đức Chúa Trời và 6 luật điều Hội Thánh dạy đứa con có cảm thức về tội nó đã phạm, nhưng chính là tấm lòng nhân hậu của người cha. Chính vì hiểu được cha ở nhà thương tôi, lo cho tôi từng bữa cơm, từng tấm áo, từng giấc ngủ, nên tôi đã nhận ra sự bất hạnh của mình khi phải sống xa cha, sống tủi nhục, đói khát, mất nhân phẩm; và tôi quyết tâm trở về vì tôi yêu cha tôi.
Lạy Chúa, xin cho con sớm nhận ra tình yêu của Chúa để con kịp thời sám hối ăn năn tội mình mà trở về cùng tình cha bao la trong Mùa Chay của Năm Đức Tin này.
Lm Joseph Nguyễn Thái