Trong những sinh hoạt đời thường, một điều làm cho chúng ta cảm thấy rất khó xử đó là cho vay nợ, vay nợ, đòi nợ, và trả nợ. Nói chung bằng một tiếng “nợ”. Bởi lẽ cho vay nợ, mượn nợ, vay nợ thì dễ nhưng đòi nợ và trả nợ là một việc làm rất khó.
Đối với chủ nợ thì việc cho vay hay đòi nợ đều là một việc làm khó như nhau. Không cho vay, cho mượn, đặc biệt, đối với bạn bè, người thân đã là một chuyện khó. Nhưng đòi nợ thì đây là một việc làm hết sức khó. Nếu không cứng rắn, không mạnh mẽ sẽ không đòi được nợ. Nhưng cứng rắn, mạnh mẽ mà lại không tế nhị thì rất dễ mất bạn bè.
Đối với những người có tinh thần tự trọng, thành thật và tình nghĩa thì việc mượn nợ ai dù là nợ bạn bè cũng là một điều khiến phải suy nghĩ. Và điều làm cho những người này suy nghĩ hơn cả là làm cách nào và bao giờ thì mình có thể trả được món nợ mà mình đã vay. Nếu vì bất cứ lý do nào mà mình thất hứa thì sao? Hậu quả nào sẽ xảy ra?!
Tâm sự của những chủ nợ, con nợ có lương tâm, có trách nhiệm và có tình người là vậy. Nhưng đối với những kẻ chuyên môn vay mượn rồi quỵt nợ thì sao? Dĩ nhiên, hành động chạy nợ, quỵt nợ ấy sẽ tạo ra những khó khăn, phức tạp trên nhiều phương diện từ uy tín, tình cảm, và có khi mất mạng. Do những phức tạp ấy nên đã nẩy sinh ra những dịch vụ “đòi nợ”. Có hàng tá những văn phòng chuyên môn đòi nợ thuê, các băng đảng xã hội đen sẵn sàng thanh toán những kẻ quỵt nợ. Có lẽ vì hiểu thế, và không muốn thương vụ làm ăn của mình bị ảnh hưởng bởi những hình thức thanh toán nợ, và đòi nợ mang tính cách xã hội đen như vậy nên các chủ nhà băng, những đầu óc siêu đẳng trong thương trường đã nghĩ ra hằng trăm hình thức cho vay, những chương trình trả góp, và những cách thức trả góp rất hấp dẫn nhưng cũng rất “tàn bạo”.
Nói chung, khi đã dính vào nợ, và dính vào tiền bạc thì lập tức nẩy sinh ra rất nhiều phức tạp.
Tuy nhiên, trong đời sống hôn nhân, dưới hình thức này hay hình thức khác, chúng ta lại đều là những con nợ của nhau mà ít ai để ý tới. Hơn thế, những món nợ trong đời sống vợ chồng lại là những món nợ mang tính cách tinh thần nên chẳng bao giờ ta có thể trả hết. Đó là một trong những vấn nạn thường xảy ra trong hôn nhân khiến cho đời sống vợ chồng dễ dàng trở nên bế tắc, khó xử và trong nhiều trường hợp dẫn đến đổ vỡ.
Bạn không tin là bạn nợ vợ hay nợ chồng bạn điều gì, và không cần phải quan tâm đến những món nợ đó hay sao? Nếu bạn nghĩ như vậy và hành động như vậy thì bạn quả là người thiếu tế nhị, thiếu hiểu biết và thiếu tình người. Con người bạn có vấn đề. Thật ra, có những món nợ rất to mà bạn đã và đang nợ vợ hay nợ chồng bạn. Thí dụ, món nợ tình yêu, món nợ săn sóc và quan tâm của nhau, món nợ ân ái vợ chồng, món nợ những đứa con bạn đã đưa vào đời, và sau cùng là món nợ của lời thề chung thủy. Đó là những món nợ mà nếu bạn bình tâm suy nghĩ và thẳng thắn với chính mình, bạn sẽ nhận ra là quả thật chúng ta là con nợ của nhau trong đời sống hôn nhân.
NHỮNG MÓN NỢ TÌNH:
- Món nợ tình yêu:
“Đố ai định nghĩa được tình yêu,
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều.
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”.
(Xuân Diệu)
Bạn đã bao giờ cảm được cái lâng lâng, bâng khuâng, và xao xuyến của tình cảm trong lần gặp gỡ nào đó giữa bạn và người con trai hay người con gái nào chưa? Tại sao tim bạn thổn thức? Tại sao bạn cảm thấy nhớ thương? Và tại sao bạn lại thao thức đến mất ngủ nhiều đêm? Đó là điều mà Xuân Diệu vừa diễn tả trên. Đó là tình yêu. Bạn đang yêu và khao khát được yêu.
Yêu và được yêu là món nợ lớn nhất và khó trả nhất của tất cả những ai đã, đang, và sẽ bước vào đời sống hôn nhân. Một món nợ tinh thần mà ai trong chúng ta cũng đã một hay nhiều lần phải sa vào. Bạn bảo, tôi yêu chàng, tôi yêu nàng thì chàng hoặc nàng yêu tôi như vậy tôi đâu có nợ nần gì? Làm sao phải mang nợ nhau vì tiếng “yêu”.
Tôi không nghĩ như vậy, ngược lại, theo tôi bạn đã nợ vợ hay chồng mình rất nhiều đối với những tiếng “anh yêu em” và “em yêu anh” này. Không có những tiếng này, và không có những cử chỉ thân thiện, theo đuổi, và có thể là “tán tỉnh” hoặc thề thốt, liệu bạn có chiếm được con tim của người yêu không? Chỉ cần một thoáng suy tư trở về với khung trời kỷ niệm, bạn sẽ thấy trong thời gian bạn “yêu” và “được yêu” ấy bạn nợ người yêu của mình những gì?
Chúng ta nợ nhau những buổi hẹn hò, những tâm tình chia sẻ, những vòng tay âu yếm, những nụ cười hồn nhiên hạnh phúc, những nụ hôn chất ngất đam mê. Chúng ta cũng đã nợ nhau những lần giận hờn, những câu xin lỗi. Những bó hoa gói ghém cả tấm lòng người tặng, những tặng vật, những lá thư tình…
Nhất là chúng ta nợ nhau ở nhịp đập con tim, để rồi chàng sẵn sàng bỏ tất cả vì nàng, và nàng sẵn sàng chấp nhật tất cả vì chàng. Bởi vì tình yêu là một cái gì không thể định nghĩa, không thể khuôn mẫu, và không thể đo lường được.
Nợ tình. Đây là một món nợ rất lớn không ai có thể nghĩ mình lại đền trả xứng đáng, ngoại trừ trái tim yêu thương mà ta dành cho nhau. Nợ tình chỉ trả được bằng tình.
- Món nợ quan tâm, săn sóc:
Một trong những đặc tính của tình yêu là sự quan tâm, sắc sóc cho người mình yêu. Quan tâm đến sự thiện hảo của nhau. Lấy hạnh phúc của người yêu làm hạnh phúc của mình, và không ngừng chăm lo sắc sóc cho người mình yêu.
Như vậy, người chồng hay người vợ không thể nói mình không nợ nần nhau điều gì trong lãnh vực này.
Bạn có thấy nợ vợ mình một bữa cơm ngon, trong sạch, và bổ dưỡng không?
Bạn có thấy nợ chồng mình vừa cắt tỉa và làm sạch khu vườn sau nhà không?
Bạn có thấy nợ vợ mình khi đi làm về nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp mắt không?
Bạn có thấy nợ chồng mình khi tu sửa, lau chùi, và quan tâm đến chiếc xe của bạn không?
Bạn có thấy nợ vợ mình khi áo quần bạn được giặt giũ sạch sẽ, là ủi cẩn thận, thơm tho không?
Bạn có thấy nợ chồng mình khi một tay bảo trì, sửa chữa và làm đẹp cho ngôi nhà bạn đang ở không?
Nợ từng miếng cơm. Nợ từng manh áo. Nợ từng những cử chỉ lo âu, săn sóc mà giá trị của nó chỉ có người làm những việc ấy mới biết, và mới hiểu. Ở những lo toan, săn sóc ấy, câu nói người xưa: “Của cho không bằng cách cho” rất thích hợp dùng để diễn tả. Và còn nhiều, nhiều những hành động như vô nghĩa, bé nhỏ mà vợ chồng làm cho nhau, quan tâm, săn sóc cho nhau, đặc biệt khi bị đau ốm, hoặc gặp tai nạn. Những lúc đó, bạn nhìn thấy gì nơi khuôn mặt của chồng hay của vợ đang lo âu, và đang cố gắng để làm một cái gì đó cho bạn, cho sức khỏe và cho mạng sống của bạn. Bạn có nhớ lại một lần nào đó, vợ hay chồng bạn đã ngồi hằng đêm bên giường bệnh của bạn tại bệnh viện hay tại nhà, xoa bóp trán bạn, bàn tay, bàn chân bạn. Chăm lo cho bạn từng ly nước, từng miếng thức ăn; và chỉ mỉm được nụ cười khi thấy bạn khỏe lại không???
Như vậy, bao lâu bạn còn sống, còn đi lại, ra vào căn nhà nhỏ bé hay rộng lớn của hai người, lúc đó bạn còn nợ chồng và nợ vợ của bạn.
- Món nợ ân ái vợ chồng:
Bạn quan niệm thế nào về những giây phút vợ chồng ân ái với nhau. Đó có phải chăng là thuần nhất những tác động của thể lý không? Hoặc đó có phải chăng là những thỏa mãn của dục vọng, của thú tính?
Trong đời sống hôn nhân không ai cho việc ái ân vợ chồng chỉ thuần túy là những va chạm thể xác, sự thỏa mãn của bản năng, và của nhu cầu sinh lý tự nhiên. Nó không phải là những giây phút người tìm, kẻ cho mang ý nghĩa hoàn toàn vật chất như những hành động tìm mua và bán dâm. Ái ân trong hôn nhân rõ ràng mang những dấu hiệu vượt xa tự nhiên để tiến tới một cảm thức siêu linh, nhờ đó, qua hành động ân ái, vợ chồng đã hoàn toàn trở nên một. Một tinh thần và một thể xác. Sự nên một này chỉ tìm thấy và ý nghĩa trong hành động kết hợp vợ chồng. Ngoài hôn nhân, tên gọi của nó là “dâm dật”, “dâm đãng”, “mua dâm”, “bán dâm” hay hành động của nhu cầu sinh lý. Thiếu nó hôn nhân sẽ trở nên một cái gì không hoàn chỉnh.
Sinh hoạt sinh lý trong hôn nhân mang hai ý nghĩa: Thỏa đáng cần thiết của nhu cầu: Nhu cầu sinh sản, và nhu cầu yêu thương. Và nó cũng là hành động mang ý nghĩa của bản năng, một hành động phát triển đều hòa đời sống tâm sinh lý của con người. Bạn sẽ không thể nói với chồng hay với vợ mình: “Hai ta tuy hai mà một, tuy một mà hai” nếu như trong hôn nhân của bạn thiếu vắng những giây phút ân ái. Bạn cũng không thể ích kỷ hoàn toàn hưởng thụ mà không nghĩ đến kết quả và hoa trái của những giây phút ân ái này. Và qua những tác động ấy, những trao tặng ấy bạn sẽ làm cho đời sống tâm sinh lý hai vợ chồng cái hạnh phúc có nhau và thuộc trọn về nhau, cũng như đưa đến cho bạn cơ hội để đối diện với trách nhiệm hành động của mình. Khi bạn tìm kiếm những thứ đó từ môi trường bên ngoài, trong những giao tiếp ngoài hôn nhân, hành động sinh lý của bạn chỉ mang ý nghĩa bản năng, ích kỷ, và phản bội. Đó không phải là hành động sinh lý vì tình yêu và trong hôn nhân. Chính trong tầm nhìn trưởng thành và ý thức đầy đủ về tình yêu, về đời sống sinh lý vợ chồng này, bạn quả là một con nợ trước tình yêu dâng hiến của vợ hay chồng bạn.
Tóm lại, ái ân trong hôn nhân không chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu thể lý, nó còn là những thời khắc ở đó hai vợ chồng đạt được những đồng cảm của một thể lý chan hòa, một khoảnh khắc cảm nhận tình yêu mà hai người dành cho nhau. Do đó, những ai coi ân ái trong hôn nhân như một tác động của thể lý là người đã đặt nhẹ và coi thường ý nghĩa của hành động này, coi thường cơ thể mình, đồng thời cũng đặt nhẹ giá trị và tình yêu mà họ cần phải có đối với vợ hay chồng mình.
- Món nợ những đứa con chào đời:
Mỗi một đứa con là một kiệt tác phẩm của cả cha lẫn mẹ. Nó không là kết quả của những va chạm thể lý. Và nó cũng không là kết quả của những ham muốn và đòi hỏi dục vọng của người cha hay người mẹ. Bằng một cái nhìn nghiêm chỉnh, con cái chính là kết quả của tình yêu lứa đôi, và là hoa trái của tình yêu cha mẹ dành cho nhau.
Điều này dễ hiểu, vì trong thực tế có nhiều cặp vợ chồng tuy rất mong có một người con mà không được. Họ là những bác sĩ, y tá, và những người có bằng cấp và địa vị. Có người đã thực hiện những phương pháp thụ tinh và thụ thai nhân tạo, và có người đã xuýt mất mạng về việc làm này. Thế mới biết, việc có con và đưa một người con vào đời không chỉ riêng dựa trên yếu tố sinh lý thuần lý mà còn phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tình yêu và ơn trời là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.
Bỏ ngoài những khó khăn trong việc thai nghén, sinh sản, nuôi nấng, và dậy dỗ, bạn không thể nói được người con này là của riêng mình, nhưng rõ ràng là của cả hai. Đứa con dù là trai hay gái, đen hay trắng, cao hay thấp, mập hay còm, khoẻ mạnh hay ốm yếu, thông minh hay bình thường đều mang trong mình những di sản tinh thần và thể chất của cả cha lẫn mẹ. Nhưng nhất là tình yêu mà cha mẹ dành cho nhau và cho nó. Do đó, con cái được gọi là hoa trái tình yêu của cha mẹ.
Như vậy, khi nhìn vào những đứa con, dù là vợ hay chồng đều có thể tìm thấy dấu ấn tình yêu mình, của sự trao tặng ân tình mà vợ chồng dành cho nhau. Những ân tình đã làm cho họ trở thành người cha hay người mẹ của từng người con.
Con là con của cha, nhưng con cũng là con của mẹ. Mối dây thân tình thiêng liêng ấy ở một nghĩa nào đó, cũng là một món nợ mà người chồng và người vợ có với nhau trong vai trò làm cha mẹ. Sách Thánh đã ghi nhận mối dây tương quan này như sau: “Dù người cha có tắt thở, nhưng ông vẫn không chết, vì ông vẫn còn có những đứa con trên đời”. Do đó, khi người cha ôm đứa con vào lòng thì phải hiểu rằng mình mang ơn vợ mình, là người đã sinh ra cho mình một người con. Và một cách tương tự, khi người mẹ ôm đứa con vào lòng, bà cũng phải nghĩ đến món nợ từ cha đứa bé, vì hạt giống mà người cha nó đã gieo vào lòng mình giờ đây là đứa con mà mình đang ôm ấp.
Mỗi một người con là một tác phẩm tuyệt vời của tình yêu cha mẹ. Và mỗi một người con là một niềm vui, hãnh diện cũng như nỗi đau của cả cha lẫn mẹ. Do đó, món nợ tinh thần này chắc không thể trả được nếu chúng ta chỉ nhìn nó trên bình diện vật chất và thể lý.
- Món nợ lời thề chung thủy:
Có thể nói những món nợ tinh thần mà vợ chồng có đối với nhau bắt đầu từ tình yêu và kết thúc bằng lời thề chung thủy. Cùng với sức mạnh của tình yêu đã trói buộc họ lại bằng một sức hút vô hình những cực mạnh, là những lời thề non hẹn biển.
Trong các nghi lễ tôn giáo, chúng ta vẫn được chứng kiến những lời thề trang trọng như sau: “Anh/em nhận em/anh… làm vợ/chồng, làm hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em/anh khi mạnh khỏe cũng như lúc yếu đau, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan để yêu thương và tôn trọng em/anh mọi ngày suốt đời anh/em.” Một lời thề mà nếu không vì yêu, chắc chắn không ai dám nói lên.
Từ đây không còn là hai nhưng là một. Người chồng sẽ xa cha mẹ để gắn bó với vợ. Nhưng cũng chính ở món nợ tinh thần này đã làm nhiều người phải khổ sở. Cách riêng với niềm tin Kitô Giáo, hôn nhân không chỉ là một khế ước và có giá trị trên phương diện luật pháp. Nó còn là một bí tích mang ý nghĩa tâm linh. Do đó, mà sự gắn bó của nó theo cái nhìn của tôn giáo thì “không ai có khả năng tháo bỏ: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly”. (Mt 19:6)
Tiếc thay, lời thề thủy chung này ngày nay bị coi thường trong xã hội chúng ta đang sống, khi con số những cặp vợ chồng tan vỡ vì ly dị đã lên hơn 50%. Đây là một con số lớn trong đó đã tạo nên không biết bao nhiêu tai họa cho gia đình, cho việc giáo dục con cái, và cho nền tảng xã hội cũng như tôn giáo.
Nhưng không chỉ khi hai vợ chồng đem nhau ra tòa ly dị, lúc đó lời thề thủy chung mới bị coi thường, bị chà đạp. Chính trong đời sống hôn nhân với những mối tình vụng trộm, với những giao du tình cảm bất chính ngoài hôn nhân, và với những tư tưởng phản bội nhau đã trở thành một vết xấu nhơ nhớp cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Trong thực tế, biết bao những hành động vụng trộm, yêu thầm, nhớ vụng đã để lại những đau khổ cho người chồng hay người vợ chung thủy. Món nợ này càng trở nên to lớn hơn khi một trong hai người phản bội lời thề của mình để ngang nhiên thách thức lòng chung thủy của vợ hay chồng mình.
LÀM SAO TRẢ NỢ?
Trong hôn nhân vợ chồng tuy trao cho nhau nhiều, nhưng cũng là con nợ của nhau những món nợ không bao giờ trả nổi. Những món nợ mà ta chỉ có thể trả bằng tình: Nợ tình thì trả bằng tình.
Nợ tiền thì trả bằng tiền. Nợ tình thì trả bằng tình. Khế ước và đường lối cư xử bình thường, tự nhiên là thế. Nhưng nếu có những món nợ quá to, quá lớn, và quá nhiều mà mình không trả được thì sao?
“Cháo nóng húp quanh.
Công nợ trả dần”.
Ca dao Việt Nam đã nói như vậy. Do đó, khi nhận ra mình có nợ và biết khả năng mình không thể trả hết cùng một lúc thì phải “trả góp”, hay trả từ từ. Đây cũng là hình thức cho vay và cách thức trả nợ của chúng ta khi mượn nợ ngân hàng hay một cơ quan chuyên cho vay mượn.
Tuy nhiên những món nợ tình thì lại là một chuyện khác, vì trong rất nhiều trường hợp người vợ, chồng hay người yêu làm cho chúng ta những điều mà họ cũng chẳng bao giờ nghĩ đến việc đòi nợ. Tình yêu là thế. “Tình là nhiều khi không mà có. Tình là nhiều lúc có như không”, vì thế mới có lối sống “tình cho không biếu không”. Và cũng chính ở điểm này mà khi vướng vào món nợ tình ta rất khó để mà trả nổi. Nhưng khó không có nghĩa là “quỵt nợ”. Khó không có nghĩa là cứ vay mà quên không trả. Hành động quỵt nợ, không trả nợ của những con nợ này chính là hành động và lối sống “ăn cháo đá bát”, hay những kẻ vô ơn.
Vậy nếu muốn trả món nợ tình ấy, thì điều trước hết là chấp nhận mình có nợ, tiếp đến là cám ơn người cho mình vay nợ, và sau cùng là trả từ từ món nợ ấy. Trong hôn nhân, cả ba việc làm này có thể xẩy ra cùng một lúc, và qua những việc làm rất nhỏ thường ngày. Thí dụ, hãy dành cho chồng con một tâm tình yêu thương khi dọn những bữa ăn trong ngày, thay vì bực tức, khó chịu và bẳn gắt. Hoặc hãy dành cho vợ con những nụ cười, những bàn tay nâng đỡ khi cần làm một việc gì trong nhà mà không chửi thề, văng tục, không kể công, hoặc la lối vợ con.
Những hành động ấy tuy rất nhỏ nhưng nếu chúng ta làm nó với một tình yêu lớn lao, nó sẽ mang một ý nghĩa và giá trị rất lớn lao. Vì có nghĩa gì đâu một nụ cười, một nụ hôn, một bàn tay nâng đỡ đối với những người mình không yêu, không thương; nhưng những nụ cười ấy, những nụ hôn ấy, những bàn tay nâng đỡ ấy lại cả là một niềm an ủi, một hạnh phúc lớn lao cho người mình yêu và yêu mình.
Nhiều người vẫn mong cho được sống lâu trăm tuổi, nhưng lại không biết sống một ngày hạnh phúc, thanh bình với tình yêu thương vợ, yêu thương chồng, và yêu thương con bằng những tư tưởng, lời nói và hành động biết ơn. Cái nghịch lý này thường xảy ra vì nó mang trong tâm thức ích kỷ, tâm thức trọng cái tôi, khi tự cho mình đáng được người khác hầu hạ, cung phụng, và để ý tới, trong khi đó ngược lại, không nhận ra mình đang sống những năm tháng nợ nần do những hy sinh và những quan tâm của người vợ hay người chồng đang làm cho mình.
Ts Trần Mỹ Duyệt
Đối với chủ nợ thì việc cho vay hay đòi nợ đều là một việc làm khó như nhau. Không cho vay, cho mượn, đặc biệt, đối với bạn bè, người thân đã là một chuyện khó. Nhưng đòi nợ thì đây là một việc làm hết sức khó. Nếu không cứng rắn, không mạnh mẽ sẽ không đòi được nợ. Nhưng cứng rắn, mạnh mẽ mà lại không tế nhị thì rất dễ mất bạn bè.
Đối với những người có tinh thần tự trọng, thành thật và tình nghĩa thì việc mượn nợ ai dù là nợ bạn bè cũng là một điều khiến phải suy nghĩ. Và điều làm cho những người này suy nghĩ hơn cả là làm cách nào và bao giờ thì mình có thể trả được món nợ mà mình đã vay. Nếu vì bất cứ lý do nào mà mình thất hứa thì sao? Hậu quả nào sẽ xảy ra?!
Tâm sự của những chủ nợ, con nợ có lương tâm, có trách nhiệm và có tình người là vậy. Nhưng đối với những kẻ chuyên môn vay mượn rồi quỵt nợ thì sao? Dĩ nhiên, hành động chạy nợ, quỵt nợ ấy sẽ tạo ra những khó khăn, phức tạp trên nhiều phương diện từ uy tín, tình cảm, và có khi mất mạng. Do những phức tạp ấy nên đã nẩy sinh ra những dịch vụ “đòi nợ”. Có hàng tá những văn phòng chuyên môn đòi nợ thuê, các băng đảng xã hội đen sẵn sàng thanh toán những kẻ quỵt nợ. Có lẽ vì hiểu thế, và không muốn thương vụ làm ăn của mình bị ảnh hưởng bởi những hình thức thanh toán nợ, và đòi nợ mang tính cách xã hội đen như vậy nên các chủ nhà băng, những đầu óc siêu đẳng trong thương trường đã nghĩ ra hằng trăm hình thức cho vay, những chương trình trả góp, và những cách thức trả góp rất hấp dẫn nhưng cũng rất “tàn bạo”.
Nói chung, khi đã dính vào nợ, và dính vào tiền bạc thì lập tức nẩy sinh ra rất nhiều phức tạp.
Tuy nhiên, trong đời sống hôn nhân, dưới hình thức này hay hình thức khác, chúng ta lại đều là những con nợ của nhau mà ít ai để ý tới. Hơn thế, những món nợ trong đời sống vợ chồng lại là những món nợ mang tính cách tinh thần nên chẳng bao giờ ta có thể trả hết. Đó là một trong những vấn nạn thường xảy ra trong hôn nhân khiến cho đời sống vợ chồng dễ dàng trở nên bế tắc, khó xử và trong nhiều trường hợp dẫn đến đổ vỡ.
Bạn không tin là bạn nợ vợ hay nợ chồng bạn điều gì, và không cần phải quan tâm đến những món nợ đó hay sao? Nếu bạn nghĩ như vậy và hành động như vậy thì bạn quả là người thiếu tế nhị, thiếu hiểu biết và thiếu tình người. Con người bạn có vấn đề. Thật ra, có những món nợ rất to mà bạn đã và đang nợ vợ hay nợ chồng bạn. Thí dụ, món nợ tình yêu, món nợ săn sóc và quan tâm của nhau, món nợ ân ái vợ chồng, món nợ những đứa con bạn đã đưa vào đời, và sau cùng là món nợ của lời thề chung thủy. Đó là những món nợ mà nếu bạn bình tâm suy nghĩ và thẳng thắn với chính mình, bạn sẽ nhận ra là quả thật chúng ta là con nợ của nhau trong đời sống hôn nhân.
NHỮNG MÓN NỢ TÌNH:
- Món nợ tình yêu:
“Đố ai định nghĩa được tình yêu,
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều.
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”.
(Xuân Diệu)
Bạn đã bao giờ cảm được cái lâng lâng, bâng khuâng, và xao xuyến của tình cảm trong lần gặp gỡ nào đó giữa bạn và người con trai hay người con gái nào chưa? Tại sao tim bạn thổn thức? Tại sao bạn cảm thấy nhớ thương? Và tại sao bạn lại thao thức đến mất ngủ nhiều đêm? Đó là điều mà Xuân Diệu vừa diễn tả trên. Đó là tình yêu. Bạn đang yêu và khao khát được yêu.
Yêu và được yêu là món nợ lớn nhất và khó trả nhất của tất cả những ai đã, đang, và sẽ bước vào đời sống hôn nhân. Một món nợ tinh thần mà ai trong chúng ta cũng đã một hay nhiều lần phải sa vào. Bạn bảo, tôi yêu chàng, tôi yêu nàng thì chàng hoặc nàng yêu tôi như vậy tôi đâu có nợ nần gì? Làm sao phải mang nợ nhau vì tiếng “yêu”.
Tôi không nghĩ như vậy, ngược lại, theo tôi bạn đã nợ vợ hay chồng mình rất nhiều đối với những tiếng “anh yêu em” và “em yêu anh” này. Không có những tiếng này, và không có những cử chỉ thân thiện, theo đuổi, và có thể là “tán tỉnh” hoặc thề thốt, liệu bạn có chiếm được con tim của người yêu không? Chỉ cần một thoáng suy tư trở về với khung trời kỷ niệm, bạn sẽ thấy trong thời gian bạn “yêu” và “được yêu” ấy bạn nợ người yêu của mình những gì?
Chúng ta nợ nhau những buổi hẹn hò, những tâm tình chia sẻ, những vòng tay âu yếm, những nụ cười hồn nhiên hạnh phúc, những nụ hôn chất ngất đam mê. Chúng ta cũng đã nợ nhau những lần giận hờn, những câu xin lỗi. Những bó hoa gói ghém cả tấm lòng người tặng, những tặng vật, những lá thư tình…
Nhất là chúng ta nợ nhau ở nhịp đập con tim, để rồi chàng sẵn sàng bỏ tất cả vì nàng, và nàng sẵn sàng chấp nhật tất cả vì chàng. Bởi vì tình yêu là một cái gì không thể định nghĩa, không thể khuôn mẫu, và không thể đo lường được.
Nợ tình. Đây là một món nợ rất lớn không ai có thể nghĩ mình lại đền trả xứng đáng, ngoại trừ trái tim yêu thương mà ta dành cho nhau. Nợ tình chỉ trả được bằng tình.
- Món nợ quan tâm, săn sóc:
Một trong những đặc tính của tình yêu là sự quan tâm, sắc sóc cho người mình yêu. Quan tâm đến sự thiện hảo của nhau. Lấy hạnh phúc của người yêu làm hạnh phúc của mình, và không ngừng chăm lo sắc sóc cho người mình yêu.
Như vậy, người chồng hay người vợ không thể nói mình không nợ nần nhau điều gì trong lãnh vực này.
Bạn có thấy nợ vợ mình một bữa cơm ngon, trong sạch, và bổ dưỡng không?
Bạn có thấy nợ chồng mình vừa cắt tỉa và làm sạch khu vườn sau nhà không?
Bạn có thấy nợ vợ mình khi đi làm về nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp mắt không?
Bạn có thấy nợ chồng mình khi tu sửa, lau chùi, và quan tâm đến chiếc xe của bạn không?
Bạn có thấy nợ vợ mình khi áo quần bạn được giặt giũ sạch sẽ, là ủi cẩn thận, thơm tho không?
Bạn có thấy nợ chồng mình khi một tay bảo trì, sửa chữa và làm đẹp cho ngôi nhà bạn đang ở không?
Nợ từng miếng cơm. Nợ từng manh áo. Nợ từng những cử chỉ lo âu, săn sóc mà giá trị của nó chỉ có người làm những việc ấy mới biết, và mới hiểu. Ở những lo toan, săn sóc ấy, câu nói người xưa: “Của cho không bằng cách cho” rất thích hợp dùng để diễn tả. Và còn nhiều, nhiều những hành động như vô nghĩa, bé nhỏ mà vợ chồng làm cho nhau, quan tâm, săn sóc cho nhau, đặc biệt khi bị đau ốm, hoặc gặp tai nạn. Những lúc đó, bạn nhìn thấy gì nơi khuôn mặt của chồng hay của vợ đang lo âu, và đang cố gắng để làm một cái gì đó cho bạn, cho sức khỏe và cho mạng sống của bạn. Bạn có nhớ lại một lần nào đó, vợ hay chồng bạn đã ngồi hằng đêm bên giường bệnh của bạn tại bệnh viện hay tại nhà, xoa bóp trán bạn, bàn tay, bàn chân bạn. Chăm lo cho bạn từng ly nước, từng miếng thức ăn; và chỉ mỉm được nụ cười khi thấy bạn khỏe lại không???
Như vậy, bao lâu bạn còn sống, còn đi lại, ra vào căn nhà nhỏ bé hay rộng lớn của hai người, lúc đó bạn còn nợ chồng và nợ vợ của bạn.
- Món nợ ân ái vợ chồng:
Bạn quan niệm thế nào về những giây phút vợ chồng ân ái với nhau. Đó có phải chăng là thuần nhất những tác động của thể lý không? Hoặc đó có phải chăng là những thỏa mãn của dục vọng, của thú tính?
Trong đời sống hôn nhân không ai cho việc ái ân vợ chồng chỉ thuần túy là những va chạm thể xác, sự thỏa mãn của bản năng, và của nhu cầu sinh lý tự nhiên. Nó không phải là những giây phút người tìm, kẻ cho mang ý nghĩa hoàn toàn vật chất như những hành động tìm mua và bán dâm. Ái ân trong hôn nhân rõ ràng mang những dấu hiệu vượt xa tự nhiên để tiến tới một cảm thức siêu linh, nhờ đó, qua hành động ân ái, vợ chồng đã hoàn toàn trở nên một. Một tinh thần và một thể xác. Sự nên một này chỉ tìm thấy và ý nghĩa trong hành động kết hợp vợ chồng. Ngoài hôn nhân, tên gọi của nó là “dâm dật”, “dâm đãng”, “mua dâm”, “bán dâm” hay hành động của nhu cầu sinh lý. Thiếu nó hôn nhân sẽ trở nên một cái gì không hoàn chỉnh.
Sinh hoạt sinh lý trong hôn nhân mang hai ý nghĩa: Thỏa đáng cần thiết của nhu cầu: Nhu cầu sinh sản, và nhu cầu yêu thương. Và nó cũng là hành động mang ý nghĩa của bản năng, một hành động phát triển đều hòa đời sống tâm sinh lý của con người. Bạn sẽ không thể nói với chồng hay với vợ mình: “Hai ta tuy hai mà một, tuy một mà hai” nếu như trong hôn nhân của bạn thiếu vắng những giây phút ân ái. Bạn cũng không thể ích kỷ hoàn toàn hưởng thụ mà không nghĩ đến kết quả và hoa trái của những giây phút ân ái này. Và qua những tác động ấy, những trao tặng ấy bạn sẽ làm cho đời sống tâm sinh lý hai vợ chồng cái hạnh phúc có nhau và thuộc trọn về nhau, cũng như đưa đến cho bạn cơ hội để đối diện với trách nhiệm hành động của mình. Khi bạn tìm kiếm những thứ đó từ môi trường bên ngoài, trong những giao tiếp ngoài hôn nhân, hành động sinh lý của bạn chỉ mang ý nghĩa bản năng, ích kỷ, và phản bội. Đó không phải là hành động sinh lý vì tình yêu và trong hôn nhân. Chính trong tầm nhìn trưởng thành và ý thức đầy đủ về tình yêu, về đời sống sinh lý vợ chồng này, bạn quả là một con nợ trước tình yêu dâng hiến của vợ hay chồng bạn.
Tóm lại, ái ân trong hôn nhân không chỉ nhằm thỏa mãn những nhu cầu thể lý, nó còn là những thời khắc ở đó hai vợ chồng đạt được những đồng cảm của một thể lý chan hòa, một khoảnh khắc cảm nhận tình yêu mà hai người dành cho nhau. Do đó, những ai coi ân ái trong hôn nhân như một tác động của thể lý là người đã đặt nhẹ và coi thường ý nghĩa của hành động này, coi thường cơ thể mình, đồng thời cũng đặt nhẹ giá trị và tình yêu mà họ cần phải có đối với vợ hay chồng mình.
- Món nợ những đứa con chào đời:
Mỗi một đứa con là một kiệt tác phẩm của cả cha lẫn mẹ. Nó không là kết quả của những va chạm thể lý. Và nó cũng không là kết quả của những ham muốn và đòi hỏi dục vọng của người cha hay người mẹ. Bằng một cái nhìn nghiêm chỉnh, con cái chính là kết quả của tình yêu lứa đôi, và là hoa trái của tình yêu cha mẹ dành cho nhau.
Điều này dễ hiểu, vì trong thực tế có nhiều cặp vợ chồng tuy rất mong có một người con mà không được. Họ là những bác sĩ, y tá, và những người có bằng cấp và địa vị. Có người đã thực hiện những phương pháp thụ tinh và thụ thai nhân tạo, và có người đã xuýt mất mạng về việc làm này. Thế mới biết, việc có con và đưa một người con vào đời không chỉ riêng dựa trên yếu tố sinh lý thuần lý mà còn phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó tình yêu và ơn trời là một trong những yếu tố hết sức quan trọng.
Bỏ ngoài những khó khăn trong việc thai nghén, sinh sản, nuôi nấng, và dậy dỗ, bạn không thể nói được người con này là của riêng mình, nhưng rõ ràng là của cả hai. Đứa con dù là trai hay gái, đen hay trắng, cao hay thấp, mập hay còm, khoẻ mạnh hay ốm yếu, thông minh hay bình thường đều mang trong mình những di sản tinh thần và thể chất của cả cha lẫn mẹ. Nhưng nhất là tình yêu mà cha mẹ dành cho nhau và cho nó. Do đó, con cái được gọi là hoa trái tình yêu của cha mẹ.
Như vậy, khi nhìn vào những đứa con, dù là vợ hay chồng đều có thể tìm thấy dấu ấn tình yêu mình, của sự trao tặng ân tình mà vợ chồng dành cho nhau. Những ân tình đã làm cho họ trở thành người cha hay người mẹ của từng người con.
Con là con của cha, nhưng con cũng là con của mẹ. Mối dây thân tình thiêng liêng ấy ở một nghĩa nào đó, cũng là một món nợ mà người chồng và người vợ có với nhau trong vai trò làm cha mẹ. Sách Thánh đã ghi nhận mối dây tương quan này như sau: “Dù người cha có tắt thở, nhưng ông vẫn không chết, vì ông vẫn còn có những đứa con trên đời”. Do đó, khi người cha ôm đứa con vào lòng thì phải hiểu rằng mình mang ơn vợ mình, là người đã sinh ra cho mình một người con. Và một cách tương tự, khi người mẹ ôm đứa con vào lòng, bà cũng phải nghĩ đến món nợ từ cha đứa bé, vì hạt giống mà người cha nó đã gieo vào lòng mình giờ đây là đứa con mà mình đang ôm ấp.
Mỗi một người con là một tác phẩm tuyệt vời của tình yêu cha mẹ. Và mỗi một người con là một niềm vui, hãnh diện cũng như nỗi đau của cả cha lẫn mẹ. Do đó, món nợ tinh thần này chắc không thể trả được nếu chúng ta chỉ nhìn nó trên bình diện vật chất và thể lý.
- Món nợ lời thề chung thủy:
Có thể nói những món nợ tinh thần mà vợ chồng có đối với nhau bắt đầu từ tình yêu và kết thúc bằng lời thề chung thủy. Cùng với sức mạnh của tình yêu đã trói buộc họ lại bằng một sức hút vô hình những cực mạnh, là những lời thề non hẹn biển.
Trong các nghi lễ tôn giáo, chúng ta vẫn được chứng kiến những lời thề trang trọng như sau: “Anh/em nhận em/anh… làm vợ/chồng, làm hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em/anh khi mạnh khỏe cũng như lúc yếu đau, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan để yêu thương và tôn trọng em/anh mọi ngày suốt đời anh/em.” Một lời thề mà nếu không vì yêu, chắc chắn không ai dám nói lên.
Từ đây không còn là hai nhưng là một. Người chồng sẽ xa cha mẹ để gắn bó với vợ. Nhưng cũng chính ở món nợ tinh thần này đã làm nhiều người phải khổ sở. Cách riêng với niềm tin Kitô Giáo, hôn nhân không chỉ là một khế ước và có giá trị trên phương diện luật pháp. Nó còn là một bí tích mang ý nghĩa tâm linh. Do đó, mà sự gắn bó của nó theo cái nhìn của tôn giáo thì “không ai có khả năng tháo bỏ: “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết, loài người không được phân ly”. (Mt 19:6)
Tiếc thay, lời thề thủy chung này ngày nay bị coi thường trong xã hội chúng ta đang sống, khi con số những cặp vợ chồng tan vỡ vì ly dị đã lên hơn 50%. Đây là một con số lớn trong đó đã tạo nên không biết bao nhiêu tai họa cho gia đình, cho việc giáo dục con cái, và cho nền tảng xã hội cũng như tôn giáo.
Nhưng không chỉ khi hai vợ chồng đem nhau ra tòa ly dị, lúc đó lời thề thủy chung mới bị coi thường, bị chà đạp. Chính trong đời sống hôn nhân với những mối tình vụng trộm, với những giao du tình cảm bất chính ngoài hôn nhân, và với những tư tưởng phản bội nhau đã trở thành một vết xấu nhơ nhớp cho tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Trong thực tế, biết bao những hành động vụng trộm, yêu thầm, nhớ vụng đã để lại những đau khổ cho người chồng hay người vợ chung thủy. Món nợ này càng trở nên to lớn hơn khi một trong hai người phản bội lời thề của mình để ngang nhiên thách thức lòng chung thủy của vợ hay chồng mình.
LÀM SAO TRẢ NỢ?
Trong hôn nhân vợ chồng tuy trao cho nhau nhiều, nhưng cũng là con nợ của nhau những món nợ không bao giờ trả nổi. Những món nợ mà ta chỉ có thể trả bằng tình: Nợ tình thì trả bằng tình.
Nợ tiền thì trả bằng tiền. Nợ tình thì trả bằng tình. Khế ước và đường lối cư xử bình thường, tự nhiên là thế. Nhưng nếu có những món nợ quá to, quá lớn, và quá nhiều mà mình không trả được thì sao?
“Cháo nóng húp quanh.
Công nợ trả dần”.
Ca dao Việt Nam đã nói như vậy. Do đó, khi nhận ra mình có nợ và biết khả năng mình không thể trả hết cùng một lúc thì phải “trả góp”, hay trả từ từ. Đây cũng là hình thức cho vay và cách thức trả nợ của chúng ta khi mượn nợ ngân hàng hay một cơ quan chuyên cho vay mượn.
Tuy nhiên những món nợ tình thì lại là một chuyện khác, vì trong rất nhiều trường hợp người vợ, chồng hay người yêu làm cho chúng ta những điều mà họ cũng chẳng bao giờ nghĩ đến việc đòi nợ. Tình yêu là thế. “Tình là nhiều khi không mà có. Tình là nhiều lúc có như không”, vì thế mới có lối sống “tình cho không biếu không”. Và cũng chính ở điểm này mà khi vướng vào món nợ tình ta rất khó để mà trả nổi. Nhưng khó không có nghĩa là “quỵt nợ”. Khó không có nghĩa là cứ vay mà quên không trả. Hành động quỵt nợ, không trả nợ của những con nợ này chính là hành động và lối sống “ăn cháo đá bát”, hay những kẻ vô ơn.
Vậy nếu muốn trả món nợ tình ấy, thì điều trước hết là chấp nhận mình có nợ, tiếp đến là cám ơn người cho mình vay nợ, và sau cùng là trả từ từ món nợ ấy. Trong hôn nhân, cả ba việc làm này có thể xẩy ra cùng một lúc, và qua những việc làm rất nhỏ thường ngày. Thí dụ, hãy dành cho chồng con một tâm tình yêu thương khi dọn những bữa ăn trong ngày, thay vì bực tức, khó chịu và bẳn gắt. Hoặc hãy dành cho vợ con những nụ cười, những bàn tay nâng đỡ khi cần làm một việc gì trong nhà mà không chửi thề, văng tục, không kể công, hoặc la lối vợ con.
Những hành động ấy tuy rất nhỏ nhưng nếu chúng ta làm nó với một tình yêu lớn lao, nó sẽ mang một ý nghĩa và giá trị rất lớn lao. Vì có nghĩa gì đâu một nụ cười, một nụ hôn, một bàn tay nâng đỡ đối với những người mình không yêu, không thương; nhưng những nụ cười ấy, những nụ hôn ấy, những bàn tay nâng đỡ ấy lại cả là một niềm an ủi, một hạnh phúc lớn lao cho người mình yêu và yêu mình.
Nhiều người vẫn mong cho được sống lâu trăm tuổi, nhưng lại không biết sống một ngày hạnh phúc, thanh bình với tình yêu thương vợ, yêu thương chồng, và yêu thương con bằng những tư tưởng, lời nói và hành động biết ơn. Cái nghịch lý này thường xảy ra vì nó mang trong tâm thức ích kỷ, tâm thức trọng cái tôi, khi tự cho mình đáng được người khác hầu hạ, cung phụng, và để ý tới, trong khi đó ngược lại, không nhận ra mình đang sống những năm tháng nợ nần do những hy sinh và những quan tâm của người vợ hay người chồng đang làm cho mình.
Ts Trần Mỹ Duyệt