Anh rể tôi kéo cái ngăn dưới cùng của chiếc bàn nơi chị tôi vẫn thường ngồi làm việc và lấy ra một cái gói được bọc bằng giấy lụa. “Đây là chiếc quần lót”, anh nói. Anh xé chiếc gói bên ngoài và cho tôi xem một chiếc quần nhỏ ở bên trong. Chiếc quần được may rất khéo: hàng lụa mềm, may bằng tay có viền ren như tơ nhện. Trên đó vẫn còn nguyên miếng nhãn ghi giá, một số tiền không nhỏ.
“Jan đã mua nó khi lần đầu tiên anh chị đến New York, cách đây ít nhất là đã 8, 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc nó. Cô ấy định để dành chờ một dịp đặc biệt nào đó. Anh nghĩ lần này là dịp đặc biệt đây.
Anh đón lấy chiếc quần từ tay tôi, đặt nó lên giường cùng với những quần áo khác mà chúng tôi định chôn theo chị tôi. Anh mân mê nó một lúc rồi đóng sầm ngăn kéo và quay về phía tôi nói:
“Đừng bao giờ giữ lại bất cứ điều gì để chờ một dịp đặc biệt. Mỗi ngày tồn tại trên cõi đời chính là một dịp đặc biệt rồi đó.”
Những lời của anh cứ văng vẳng mãi bên tai tôi suốt thời gian diễn ra đám tang và cả trong những ngày kế tiếp, khi tôi giúp anh và đứa cháu thu xếp những việc lặt vặt trong nhà sau cái chết bất ngờ của chị tôi. Trên chuyến bay trở về California sau đám tang chị tôi, tôi cứ nghĩ về những lời nói ấy. Tôi cũng nghĩ đến những điều mà chị ấy chưa được thấy, được nghe và được làm và cả về những điều chị đã làm mà không nhận ra rằng nó là điều đặc biệt.
Tôi vẫn cứ mãi suy nghĩ về những lời nói của anh rể, vì chính lời nói ấy đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi bắt đầu đọc sách nhiều hơn và ít bận tâm đến những điều nhỏ nhặt. Tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật khi ngồi trên boong tàu và không còn rối lên khi thấy đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hơn và hạn chế tham dự những cuộc gặp gỡ không mấy bổ ích. Bất cứ lúc nào có thể, tôi đều tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này thay vì cứ vật lộn với cảm giác cam chịu. Tôi luôn cảm nhận và trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trong cuộc sống.
Tôi không để dành bất cứ điều gì nữa: Tôi dùng tất cả những món đồ sứ và đồ pha lê xinh đẹp của mình vào mỗi dịp có ý nghĩa – chẳng hạn như giảm được một ký lô, bồn rửa hết bị nghẹt hay khi bông hoa trà đầu tiên hé nở.
Tôi mặc chiếc áo đẹp đi chợ nếu thấy thích. Nguyên tắc sống của tôi là nếu trông tôi có vẻ là người làm ăn phát đạt, tôi có thể trả 28,49 đô la chỉ cho một túi hàng tạp phẩm nhỏ mà không cau mày. Tôi không để dành lọ nước hoa quý nhất của mình cho những dịp đặc biệt nào nữa, vì thế các cô bán hàng ở tiệm đồ ngũ kim hay các nhân viên ngân hàng và cả đám bạn tôi đều có dịp thưởng thức hương thơm quyến rũ đó.
Những cụm từ “một ngày nào đó” hay “nội trong vài ngày” lâu nay vẫn bám chặt vào kho từ vựng của tôi như gọng kềm nay đang dần biết mất. Nếu có điều gì đáng xem, đáng nghe hoặc đáng làm, tôi sẽ thực hiện ngay.
Tôi không chắc chị tôi sẽ làm gì nếu biết rằng “ngày mai” - ngày mà tất cả chúng ta đều mặc nhiên nghĩ rằng sẽ đến - chị sẽ không còn trên cõi đời này nữa. Tôi nghĩ chị hẳn sẽ gọi điện cho những người trong gia đình và vài bạn bè thân. Có lẽ chị cũng sẽ gọi một vài người bạn cũ để xin lỗi và để hàn gắn sau những mâu thuẫn đã qua. Tôi muốn nghĩ rằng chị cũng sẽ ra ngoài dùng một bữa cơm Tàu. Tôi chỉ đoán vậy thôi chứ chẳng bao giờ tôi biết được điều đó.
Những điều nhỏ nhoi chưa làm được sẽ khiến tôi bực bội nếu tôi biết thời gian của mình chỉ có giới hạn. Bực bội bởi tôi đã trì hoãn đi thăm những người bạn tốt mà tôi định sẽ liên lạc vào một ngày nào đó. Bực bội bởi tôi đã không viết những lá thư mà tôi đã định viết trong một vài ngày. Tôi sẽ bực mình và nuối tiếc vì đã không thường xuyên nói với chồng và con gái mình rằng tôi thật sự yêu họ biết bao. Tôi đang cố gắng rất nhiều để không phải trì hoãn, níu kéo hay để dành bất cứ điều gì mang thêm tiếng cười và làm cho cuộc sống của chúng tôi thêm tươi đẹp.
“Jan đã mua nó khi lần đầu tiên anh chị đến New York, cách đây ít nhất là đã 8, 9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc nó. Cô ấy định để dành chờ một dịp đặc biệt nào đó. Anh nghĩ lần này là dịp đặc biệt đây.
Anh đón lấy chiếc quần từ tay tôi, đặt nó lên giường cùng với những quần áo khác mà chúng tôi định chôn theo chị tôi. Anh mân mê nó một lúc rồi đóng sầm ngăn kéo và quay về phía tôi nói:
“Đừng bao giờ giữ lại bất cứ điều gì để chờ một dịp đặc biệt. Mỗi ngày tồn tại trên cõi đời chính là một dịp đặc biệt rồi đó.”
Những lời của anh cứ văng vẳng mãi bên tai tôi suốt thời gian diễn ra đám tang và cả trong những ngày kế tiếp, khi tôi giúp anh và đứa cháu thu xếp những việc lặt vặt trong nhà sau cái chết bất ngờ của chị tôi. Trên chuyến bay trở về California sau đám tang chị tôi, tôi cứ nghĩ về những lời nói ấy. Tôi cũng nghĩ đến những điều mà chị ấy chưa được thấy, được nghe và được làm và cả về những điều chị đã làm mà không nhận ra rằng nó là điều đặc biệt.
Tôi vẫn cứ mãi suy nghĩ về những lời nói của anh rể, vì chính lời nói ấy đã thay đổi cuộc đời tôi. Tôi bắt đầu đọc sách nhiều hơn và ít bận tâm đến những điều nhỏ nhặt. Tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật khi ngồi trên boong tàu và không còn rối lên khi thấy đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hơn và hạn chế tham dự những cuộc gặp gỡ không mấy bổ ích. Bất cứ lúc nào có thể, tôi đều tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này thay vì cứ vật lộn với cảm giác cam chịu. Tôi luôn cảm nhận và trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trong cuộc sống.
Tôi không để dành bất cứ điều gì nữa: Tôi dùng tất cả những món đồ sứ và đồ pha lê xinh đẹp của mình vào mỗi dịp có ý nghĩa – chẳng hạn như giảm được một ký lô, bồn rửa hết bị nghẹt hay khi bông hoa trà đầu tiên hé nở.
Tôi mặc chiếc áo đẹp đi chợ nếu thấy thích. Nguyên tắc sống của tôi là nếu trông tôi có vẻ là người làm ăn phát đạt, tôi có thể trả 28,49 đô la chỉ cho một túi hàng tạp phẩm nhỏ mà không cau mày. Tôi không để dành lọ nước hoa quý nhất của mình cho những dịp đặc biệt nào nữa, vì thế các cô bán hàng ở tiệm đồ ngũ kim hay các nhân viên ngân hàng và cả đám bạn tôi đều có dịp thưởng thức hương thơm quyến rũ đó.
Những cụm từ “một ngày nào đó” hay “nội trong vài ngày” lâu nay vẫn bám chặt vào kho từ vựng của tôi như gọng kềm nay đang dần biết mất. Nếu có điều gì đáng xem, đáng nghe hoặc đáng làm, tôi sẽ thực hiện ngay.
Tôi không chắc chị tôi sẽ làm gì nếu biết rằng “ngày mai” - ngày mà tất cả chúng ta đều mặc nhiên nghĩ rằng sẽ đến - chị sẽ không còn trên cõi đời này nữa. Tôi nghĩ chị hẳn sẽ gọi điện cho những người trong gia đình và vài bạn bè thân. Có lẽ chị cũng sẽ gọi một vài người bạn cũ để xin lỗi và để hàn gắn sau những mâu thuẫn đã qua. Tôi muốn nghĩ rằng chị cũng sẽ ra ngoài dùng một bữa cơm Tàu. Tôi chỉ đoán vậy thôi chứ chẳng bao giờ tôi biết được điều đó.
Những điều nhỏ nhoi chưa làm được sẽ khiến tôi bực bội nếu tôi biết thời gian của mình chỉ có giới hạn. Bực bội bởi tôi đã trì hoãn đi thăm những người bạn tốt mà tôi định sẽ liên lạc vào một ngày nào đó. Bực bội bởi tôi đã không viết những lá thư mà tôi đã định viết trong một vài ngày. Tôi sẽ bực mình và nuối tiếc vì đã không thường xuyên nói với chồng và con gái mình rằng tôi thật sự yêu họ biết bao. Tôi đang cố gắng rất nhiều để không phải trì hoãn, níu kéo hay để dành bất cứ điều gì mang thêm tiếng cười và làm cho cuộc sống của chúng tôi thêm tươi đẹp.