Trong dọc dài cuộc đời, có những bình minh rực rỡ chói chang, cũng có những hoàng hôn ảm đạm leo lắt. Có những sắc hồng chếnh choáng niềm vui,
cũng có những tím ngắt tê tái nỗi buồn. Có khi bước chân đi bên phải, có khi lối bước quay về bên trái. Và có những lúc ta chay Chúa, nhưng có
những lúc ta sống Chúa. Chay Chúa và sống Chúa trở thành hai phạm trù đối ngược nhau. Cuộc đời là thế. Quy điển cuộc đời không bỏ qua ai.
Chay Chúa dễ dàng
Vì con cái, vì tình yêu dành cho chúng, mà cha mẹ đã phải “chay” nhiều nhu cầu, nhiều cơ hội hưởng thụ để bươn chải, lo toan. Bởi đó, có những giọt mồ hôi chảy xuôi theo vầng trán của các bậc sinh thành. Vầng trán ấy không phẳng lặng, mà ghồ ghề, lấp lõm. Mồ hôi chảy chẻ theo đường nằm nghiêng. Vì thiếu thốn, có những em bé phải để mình “chay” quần áo, lội qua sông mùa lũ để đến trường kiếm con chữ. Khi bể rộng nhu cầu của con người không thể được đáp ứng, không thể lấp đầy, con người ta mới phải “chay” bản năng để bám trụ.
Cũng vì mờ mắt trước danh lợi của tiền bạc và địa vị, có những người “chay” tình thương, lòng quảng đại đối với anh em. Họ “chay” cái lớp học vỡ lòng về chữ “nhân” để nhảy cấp thượng lưu cho mình bằng các thủ đoạn tham nhũng, bóc lột. Những ngôi biệt thự chọc trời cứ thế đua nhau nở hoa giữa bầu trời xám xịt. Hay đơn giản thôi, chỉ là hát chay, đọc chay, thuyết trình chay… và vô vàn thứ trên đời. Và vì không thể cảm Chúa, mến Chúa, thấm Chúa, dư tràn Chúa, nên người ta mới chay Chúa.
Tất cả các con đường đó đều đi đến cùng một đích: “Chay” là phủ định, là sự không sở hữu, sự từ bỏ, sự không gắn bó, sự xa lìa.
Chay Chúa là thái độ khước từ sự ảnh hưởng của Đấng Siêu việt lên loài hữu hạn; là chối bỏ sự thánh hóa của Đấng Toàn thiện lên thân phận yếu hèn, nhu nhược; là lìa tách Tình yêu chân chính, đích thực, Tình yêu vĩnh cửu khỏi tình yêu manh mún, vụn vặt, mau qua.
Khi người ta chịu chay, người ta phải chịu thiệt thòi, đơn điệu, vắng bóng. Khi tâm hồn chay Chúa, vẫn còn đó những dập dờn lo lắng, chập chùng bất an, ngàn trùng xao xuyến. Vẫn còn đó bao nhiêu tủi hờn, ghen ghét len lỏi vào mọi ngõ ngách của trần đời, từng góc kẽ của lòng người. Vẫn còn đó quạnh quẹ giữa thân phận, sầu lo trong số kiếp, bối rối trong hiện tại, toan tính bất toàn cho tương lai. Và còn mãi bóng tối man rợ, khiếp đảm của sự chết, của tội lỗi khi lựa chọn lối sống chay Chúa. Chay Chúa đồng nghĩa với mọi sự đều vô ích, vô nghĩa, vô phương, vô hướng, vô hình…
Khi người ta không thể làm gì, người ta mới chịu dang tay thua cuộc, mới chấp nhận thiệt thòi, mới bắt buộc chịu chay. Không thể có, không thể sở hữu là phải chịu chay. Chịu chay là nằm ngoài tầm với, nằm ngoài cơ hội. Âu cũng là đương nhiên thôi! Đương nhiên như bình minh sáng sớm, rồi hoàng hôn chiều tàn. Đương nhiên như xuân đến hoa nở, xuân đi hoa tắt. Cuộc đời là hữu hạn, con người là bất toàn.
Một khi ta cảm Chúa, mến Chúa, thấm Chúa, dư tràn Chúa, tức là ta đang sống Chúa. Ta tan say êm ngọt trong Chúa.
Chay Chúa là số không vô nghĩa, sống Chúa là vô cùng no thỏa. Chay Chúa là khô hạn heo hắt, sống Chúa là lai láng sung mãn. Chay Chúa là lay lắt dập dờn, sống Chúa là thư thái an vui. Chay Chúa là sự chết, sống Chúa là vĩnh hằng.
Thomas Browne đã nói: “Thời gian sống trên trái đất chỉ là một ngoặc đơn bé tí tẹo trong cõi đời đời”. Sống Chúa tuyệt vời là thế, hạnh phúc là thế, nhưng có mấy ai có thể chiếm giữ, thi hành? Âu cũng là thân phận con người, là vết chân Asin mà tổ tông đã để lại cho con cháu. Thánh Phaolô cũng đã nói: “Với sự thiện mà tôi muốn thì tôi không làm, nhưng với sự dữ mà tôi không muốn thì tôi lại làm”
Nguồn sưu tầm
Chay Chúa dễ dàng
Vì con cái, vì tình yêu dành cho chúng, mà cha mẹ đã phải “chay” nhiều nhu cầu, nhiều cơ hội hưởng thụ để bươn chải, lo toan. Bởi đó, có những giọt mồ hôi chảy xuôi theo vầng trán của các bậc sinh thành. Vầng trán ấy không phẳng lặng, mà ghồ ghề, lấp lõm. Mồ hôi chảy chẻ theo đường nằm nghiêng. Vì thiếu thốn, có những em bé phải để mình “chay” quần áo, lội qua sông mùa lũ để đến trường kiếm con chữ. Khi bể rộng nhu cầu của con người không thể được đáp ứng, không thể lấp đầy, con người ta mới phải “chay” bản năng để bám trụ.
Cũng vì mờ mắt trước danh lợi của tiền bạc và địa vị, có những người “chay” tình thương, lòng quảng đại đối với anh em. Họ “chay” cái lớp học vỡ lòng về chữ “nhân” để nhảy cấp thượng lưu cho mình bằng các thủ đoạn tham nhũng, bóc lột. Những ngôi biệt thự chọc trời cứ thế đua nhau nở hoa giữa bầu trời xám xịt. Hay đơn giản thôi, chỉ là hát chay, đọc chay, thuyết trình chay… và vô vàn thứ trên đời. Và vì không thể cảm Chúa, mến Chúa, thấm Chúa, dư tràn Chúa, nên người ta mới chay Chúa.
Tất cả các con đường đó đều đi đến cùng một đích: “Chay” là phủ định, là sự không sở hữu, sự từ bỏ, sự không gắn bó, sự xa lìa.
Chay Chúa là thái độ khước từ sự ảnh hưởng của Đấng Siêu việt lên loài hữu hạn; là chối bỏ sự thánh hóa của Đấng Toàn thiện lên thân phận yếu hèn, nhu nhược; là lìa tách Tình yêu chân chính, đích thực, Tình yêu vĩnh cửu khỏi tình yêu manh mún, vụn vặt, mau qua.
Khi người ta chịu chay, người ta phải chịu thiệt thòi, đơn điệu, vắng bóng. Khi tâm hồn chay Chúa, vẫn còn đó những dập dờn lo lắng, chập chùng bất an, ngàn trùng xao xuyến. Vẫn còn đó bao nhiêu tủi hờn, ghen ghét len lỏi vào mọi ngõ ngách của trần đời, từng góc kẽ của lòng người. Vẫn còn đó quạnh quẹ giữa thân phận, sầu lo trong số kiếp, bối rối trong hiện tại, toan tính bất toàn cho tương lai. Và còn mãi bóng tối man rợ, khiếp đảm của sự chết, của tội lỗi khi lựa chọn lối sống chay Chúa. Chay Chúa đồng nghĩa với mọi sự đều vô ích, vô nghĩa, vô phương, vô hướng, vô hình…
Khi người ta không thể làm gì, người ta mới chịu dang tay thua cuộc, mới chấp nhận thiệt thòi, mới bắt buộc chịu chay. Không thể có, không thể sở hữu là phải chịu chay. Chịu chay là nằm ngoài tầm với, nằm ngoài cơ hội. Âu cũng là đương nhiên thôi! Đương nhiên như bình minh sáng sớm, rồi hoàng hôn chiều tàn. Đương nhiên như xuân đến hoa nở, xuân đi hoa tắt. Cuộc đời là hữu hạn, con người là bất toàn.
Một khi ta cảm Chúa, mến Chúa, thấm Chúa, dư tràn Chúa, tức là ta đang sống Chúa. Ta tan say êm ngọt trong Chúa.
Chay Chúa là số không vô nghĩa, sống Chúa là vô cùng no thỏa. Chay Chúa là khô hạn heo hắt, sống Chúa là lai láng sung mãn. Chay Chúa là lay lắt dập dờn, sống Chúa là thư thái an vui. Chay Chúa là sự chết, sống Chúa là vĩnh hằng.
Thomas Browne đã nói: “Thời gian sống trên trái đất chỉ là một ngoặc đơn bé tí tẹo trong cõi đời đời”. Sống Chúa tuyệt vời là thế, hạnh phúc là thế, nhưng có mấy ai có thể chiếm giữ, thi hành? Âu cũng là thân phận con người, là vết chân Asin mà tổ tông đã để lại cho con cháu. Thánh Phaolô cũng đã nói: “Với sự thiện mà tôi muốn thì tôi không làm, nhưng với sự dữ mà tôi không muốn thì tôi lại làm”
Nguồn sưu tầm