Sunday
3
November
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 24326)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 14090)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 17494)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 33933)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 29276)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 23267)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 24130)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 21084)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Ngôi nhà Đức Mẹ Đồng Trinh Maria

Sunday, August 31, 201412:00 AM(View: 17736)
Người ta tin rằng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã sốnblankg những ngày cuối đời tại một ngôi nhà nhỏ gần thành phố cổ Ephesus, phía Tây Nam của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngôi nhà này sau đó trở nên rất linh thiêng, thậm chí là có quyền năng giúp người ta hoàn thành ước nguyện.

Câu chuyện bắt đầu từ những truyền thuyết về việc Đức Mẹ Đồng Trinh Maria cùng với gia đình đã chuyển đến sinh sống tại khu vực ngoại vi của một thành phố lớn trong những năm cuối đời.

Dựa vào những đặc điểm được mô tả của thành phố trong truyền thuyết, người ta đoán rằng đó chính là thành cổ Ephesus, dù không có bất cứ tài liệu nào ghi chép về điều này.

Những lời đồn đoán càng rộ lên vào đầu thế kỷ 19 với sự kiện một nữ tu sỹ tên là Anna Katherina Emmerich (1774-1820) sống lại sau cơn thập tử nhất sinh và kể về những điều huyền bí.

Năm 1811, nữ tu sỹ Emmerich, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho Thiên Chúa, ốm liệt giường trong một tu viện nhỏ ở Đức. Giữa cơn mê sảng, bà bắt đầu nghe thấy những tiếng nói, những hình ảnh vừa xa xăm lại vừa sống động. Những câu chuyện kể rất chi tiết về cuộc đời của Chúa Jesus, Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và chuyến di cư của Người từ hàng ngàn năm trước.

Người ta kể lại rằng lúc đó nữ tu sỹ đã cực kỳ ốm yếu. Bà nằm trên giường cầu nguyện với hai cánh tay giang rộng. Rồi đột nhiên bà lên cơn sốt và co giật, sắc mặt đỏ gay.

Ngay sau đó, một luồng ánh sáng từ trên cao chiếu xuống cơ thể bà. Khi nó rọi đến hai bàn tay của người tu sỹ, bàn tay bà chợt dính đầy máu như thể vừa bị đóng bằng đinh câu rút.
Những người chứng kiến đã cực kỳ kinh ngạc và sợ hãi. Cứ y như là Emmerich vừa nếm trải nỗi đau bị hành xác của chúa Jesus. Các bác sỹ cũng không thể giải thích được bằng y học.

Người nữ tu sỹ sau đó đã hồi tỉnh lại, tuy vẫn nằm liệt giường nhưng tinh thần lại sáng suốt lạ kỳ. Bà bắt đầu kể những câu chuyện về Đức Mẹ Đồng Trinh màblank bản thân vừa trải nghiệm. Những câu chuyện được một nhà văn có tên là Clemens Brentano ghi lại, trước khi Emmerich mất ý thức hoàn toàn chỉ sau đó vài tháng. Bà mất tại tu viện vào năm 1820.

Emmerich đã nhìn thấy rõ ràng cảnh Đức Mẹ Đồng Trinh Maria rời khỏi Jerusalem cùng với thánh John trước khi những cuộc vây bắt tín đồ Thiên Chúa Giáo trở nên tồi tệ. Họ đã đến Ephesus.

Người nữ tu sỹ ốm yếu cũng trông thấy ngôi nhà mà gia đình Đức Mẹ Đồng Trinh sinh sống: một ngôi nhà bằng đá do Thánh John tự tay xây dựng. Ngôi nhà khá nhỏ nằm trên đỉnh một ngọn đồi, hình chữ nhật và có hàng rào bao quanh.

Trong ngôi nhà cũng có một căn buồng nhỏ nằm kề bên khe suối. Giữa căn buồng còn có lò sưởi. Đây chính là nơi mà Đức Mẹ nghỉ ngơi và sinh hoạt hằng ngày.

Theo những gì mà Emmerich kể lại, sau khi sinh sống tại vùng đất mới được chừng 3 năm, Mẹ Maria ngày càng tha thiết muốn trở về quê nhà ở Jerusalem, do đó mà Thánh John và Thánh Peter đã đưa bà quay trở lại.

Chuyến hành hương vất vả đã khiến cho Đức Mẹ trở nên ốm yếu. Bà gầy xọp đi nhanh chóng và tất cả mọi người đều cho rằng sẽ không thể nào qua khỏi. Họ bắt đầu chuẩn bị một ngôi mộ cho bà.

Thế nhưng khi ngôi mộ được hoàn thành thì cũng chính là lúc Đức Mẹ dần dần hồi phục. Bà quyết định lại chuyển đến Ephesus. Cuộc hành trình, một lần nữa, lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Người. Đức Mẹ Đồng Trinh Maria cuối cùng đã chết tại ngôi nhà mới, lúc đó bà 64 tuổi.
blank
Các vị Thánh tông đồ đã tiến hành khâm liệm và làm lễ tang cho bà. Họ quàn thi thể Đức Mẹ vào một cỗ quan tài được chuẩn bị đặc biệt, sau đó đem quan tài đặt trong một hang động cách ngôi nhà chừng vài cây số.

Emmerich thậm chí còn trông thấy cảnh Thánh Thomas khóc thảm thiết vì không thể đến kịp đám tang. Những tông đồ khác chứng kiến Thomas quá đau buồn đã phải để cho ông trực tiếp vào trong hang mộ hành lễ.
Nữ tu sỹ kể lại: “Khi đến trước cửa hang, mọi người đều phủ phục xuống. Thomas và các tín hữu nôn nóng tiến về phía cửa. Thánh John theo sau họ. Hai vị tông đồ vạch những bụi cây chắn lối vào hang và quỳ xuống. Thánh John đến bên quan tài và mở nắp. Trong sự kinh ngạc của mọi người, tấm vải liệm vẫn y nguyên nhưng thi hài của Đức Mẹ không còn!”.

Sau sự kiện huyền bí đó, miệng hang quàn thi hài của Đức Mẹ được bít lại vĩnh viễn, còn ngôi nhà nhỏ trở thành nhà nguyện của các tông đồ.

Những câu chuyện của Emmerich sau đó đã được nhà văn Brentano viết lại thành cuốn sách nổi tiếng “Cuộc đời của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria” xuất bản vào giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên vào thời điểm đó vẫn chưa ai có thể xác định được ngôi nhà của Đức Mẹ còn tồn tại hay không.

Năm 1881, một mục sư người Pháp tên là Julien Gouyet, sau khi đọc sách của Brentano đã quyết định đi đến khu vực thành phố Cổ Ephesus để tìm hiểu về những điều được kể trong câu chuyện. Ông đã gặp Tổng giám mục đương thời của địa phương là Monseigneur Timoni để trình bày ý tưởng và được vị này cho người giúp đỡ.
blank
Sau một thời gian dài nỗ lực tìm kiếm không biết mệt mỏi, cuối cùng Gouyet đã tìm thấy một ngôi nhà cổ mà ông tin rằng nó từng là nơi sinh sống của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Ngôi nhà nằm trên một ngọn núi nhìn ra biển Aegean và những tàn tích của thành cổ Ephesus.

Gouyet hào hứng gửi các báo cáo liên quan lên Tòa Giám mục Paris và thậm chí là đến Rome. Tuy nhiên, trái với sự mong đợi và kỳ vọng, công trình của ông đã không nhận được sự chú ý và quan tâm nào đáng kể.
Mãi cho đến mười năm sau, vào năm 1891, hai vị linh mục khác là Cha Poulin và Cha Jung đọc được những tài liệu liên quan đến cái chết của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria tại Ephesus. Họ quyết định thành lập một nhóm nghiên cứu dưới sự bảo trợ của nữ tu sỹ Marie de Mandat-Grancey để xem xét lại địa điểm mà Gouyet đã nêu.

Dựa vào những ghi chép mà Gouyet để lại, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy dấu tích của ngôi nhà vào ngày 29/7/1891. Tình trạng của ngôi nhà lúc đó chỉ còn lại những bức tường bằng đá rêu phong, phần mái đã bị hủy hoại hoàn toàn. Tuy nhiên, giữa những đống đổ nát, họ tìm thấy một bức tượng Đức Mẹ vẫn đứng với một bàn tay bị vỡ.

Không một nơi nào khác trong khu vực có cảnh quan phù hợp với những mô tả trong truyền thuyết như vậy. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu cũng được biết rằng phế tích vừa tìm thấy đã được người dân địa phương tôn kính từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ gọi ngôi nhà này là Panaya Kapulu, nghĩa là “ô cửa đến với Đức Mẹ Đồng Trinh”.
blank
Báo cáo của nhóm nghiên cứu bắt đầu được giới chức Nhà thờ chú ý. Họ tiếp tục tiến hành các nghiên cứu mang tính khoa học. Vị tổng giám mục của Izmir là Monseignor thậm chí còn tổ chức hẳn một nhóm gồm bảy linh mục và năm chuyên gia để ghi chép lại và cho ra đời cuốn sách “Lịch sử của Panaya Kaplu” vào tháng 12/1892.

Thời gian sau đó, nữ tu sỹ Marie de Mandat-Grancey, người bảo trợ cho nhóm nghiên cứu và cũng rất tin tưởng vào câu chuyện, đã bỏ rất nhiều công sức để có được quyền quản lý khu di tích. Bà cũng nỗ lực hết mình để có thể trùng tu và phục dựng lại những ngôi nhà và các công trình khác.
Quần thể di tích được phục dựng hoàn tất vào năm 1894. Mẹ Marie được ghi nhận là người sáng lập, bà quản lý khu di tích này cho đến khi mất vào năm 1915.

Ngày nay, Nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria trở thành một địa điểm hành hương linh thiêng đối với giáo đồ Đạo Thiên Chúa. Ngôi nhà được phục dựng dựa trên những bức tường bằng đá cổ, trở thành một nhà nguyện linh thiêng.

Chính giữa, ngay lối vào nhà nguyện là căn phòng lớn nhất với ban thờ và tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria. Phía bên phải là một căn phòng nhỏ được cho là nơi mà Đức Mẹ đã từng nằm nghỉ. Dòng nước mà Người từng rửa ráy nay được sử dụng cho một đài phu nước bên ngoài.

Đáng chú ý hơn cả chính là “Bức tường ước” nằm ngay bên ngoài nhà nguyện. Khách hành hương có thể ghi những điều mong muốn vào giấy hay là một mảnh vải sạch rồi treo lên bức tường. Người ta tin rằng quyền năng của Đức Mẹ có thể giúp họ hoàn thành điều ước.

Ngoài ra họ cũng rất tin tưởng rằng việc uống nước lấy từ những suối khe trong khu vực, nơi mà Đức Mẹ Đồng Trinh sử dụng từ hàng ngàn năm trước, có tác dụng điều trị bệnh thần kỳ, hay chí ít cũng mang lại sức khỏe cho bản thân.

Giáo Hội Công giáo Roma chưa bao giờ tuyên bố về tính xác thực của khu di tích do chưa có chứng cứ khoa học nào đáng kể. Tuy nhiên có thể thấy họ cũng coi trọng Nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh không kém gì các tín đồ mà bằng chứng là rất nhiều những cuộc hành hương thăm viếng của các vị Giáo Hoàng.

Chuyến thăm đầu tiên là của Giáo Hoàng Leo XIII vào năm 1896, chỉ 2 năm sau khi nơi này được trùng tu. Tiếp đó là lần lượt các cuộc hành hương ban phước của Giáo Hoàng Pius XII (1951), Giáo Hoàng Paul VI (1967), Giáo Hoàng John Paul II (1979) hay gần đây nhất là Giáo Hoàng Benedict XVI vào ngày 29/11/2006.

Câu chuyện về Ngôi nhà của Đức Mẹ Đồng Trinh hiện vẫn còn gây rất nhiều tranh cãi, và có lẽ cũng chẳng ai giám chắc rằng là đúng hay sai.

Tuy nhiên, giữa một thế giới hiện đại ngày càng rối ren phức tạp, sự hiện diện của nơi đây vẫn có thể giúp cho con người ta nhớ về những điều thánh thiện và trong sáng nhất. Điều đó thiết nghĩ còn có giá trị hơn rất nhiều so với những sự đúng - sai!

Nguon Suu Tam Internet
(View: 13967)
1.Vật gì sắc bén nhất? Đó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim của người khác. 2. Nơi nào xa nhất? Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu có cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
(View: 28372)
Còn bao lâu nữa ! Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi. Số đông biến mất đâu rồi; Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn. Đếm kỹ còn mấy trăm tuần; Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau? Thôi thì còn lại ngày nào; Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi. Khác biệt gì cũng thế thôi; Mai kia nằm xuống để rồi được chi. Sao bằng ta cứ vui đi; Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa. Tay với trời cao không thấu nổi. Tuổi già mất bạn cũng mồ côi.
(View: 13637)
Chứng từ của cô Anne Sarev, thiếu nữ công giáo người Pháp, về sự trợ giúp hữu hiệu của Thánh Cả Giuse. … Năm ấy tôi bị thất nghiệp, nghèo xơ nghèo xác, nghèo rớt mồng tơi. Một ngày, tôi nhận hóa đơn tiền điện: 1200 quan, tương đương với khoảng 240 mỹ kim! Thật là món tiền khổng lồ đối với người không một đồng xu dính túi như tôi!
(View: 12596)
Sau chiến tranh, anh ta bị bắt và bị kết án tử hình. Anh viết thư cho Đức Giáo Hoàng Piô 12 để xưng thú các tội ác mình đã phạm và đặc biệt xin Ngài tha thứ cho anh tội đã tấn công vào Vương Cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành.
(View: 12952)
1. Sống ở trên đời, mỗi người chúng ta chỉ là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì của ta đều là của Chúa. Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc? Tại sao tôi không có tài hội hoạ, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngôn ngữ Trịnh công Sơn tất cả những thứ đó chỉ "ở trọ" nơi ta.
(View: 12417)
"Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng: "Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay toả ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhoà.
(View: 16663)
• Tôi có tôn trọng sự trinh khiết của người tình không? • Tôi có cho phép con cái hay người dưới quyền làm những hành động này không? • Tôi có dùng những danh từ hay kể chuyện không đứng đắn không? • Tôi có thích nghe những câu chuyện thiếu đứng đắng không? • Tôi có khoe khoang về tội lỗi của tôi không? • Tôi có phạm tội thiếu trong sạch không? • Tôi có say sưa rượu chè không?
(View: 22837)
Nếu như chúng ta rải khắp nơi hạt giống "nguyền rủa" thì chúng ta sẽ thu hoạch được "nguyền rủa" . Còn nếu chúng ta rải khắp nơi hạt giống "chúc phúc" thì đương nhiên thứ mà chúng ta thu hoạch được sẽ là "chúc phúc"!
(View: 16000)
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy?”, nhưng rồi ông lại thấy vui: “Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi”. Ông tiếp tục tự vấn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?”, và ông than thở: “Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi”. Lạ thay, cát bụi mà đôi khi cũng cảm thấy “mệt nhoài”!
(View: 15317)
Tranh cãi với khách hàng .....bạn thắng.....khách hàng đi mất ! Tranh cãi với đồng nghiệp....bạn thắng...đồng nghiệp xa dần ! Tranh cãi với người thân ....bạn thắng....tình thân biến mất ! Tranh cãi với bạn hữu....bạn thắng....bạn hữu dần xa !
(View: 18021)
Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: "Bạn hãy chứng minh bạn khổ." Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm 'bán mặt cho đất – bán lưng cho trời'. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!... Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!... Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!...
(View: 26887)
1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái. 2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp. 3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên. 4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.
(View: 19939)
Tha thứ và quên đi là một trong những điều khó thực hiện nhất đối với một người. Nhưng mỗi khi chúng ta dâng những nỗi đau của chúng ta lên Thiên Chúa và nói: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy giữ lấy. Con không muốn giữ nữa, con chán nó lắm rồi”, Ngài sẽ đắp lên vết thương, lên những tổn thương, những đau đớn của chúng ta bằng tình yêu của Ngài và làm cho chúng ta khoẻ mạnh trở lại. Thiên Chúa hiểu rõ mọi hoàn cảnh và trái tim của mỗi người. Có lẽ chúng ta không thể nào hiểu được tại sao ai đó lại xử sự theo cách này, hoặc tại sao họ lại làm điều như thế đối với chúng ta, nhưng không cần phải hiểu, chỉ cần tha thứ. Tuy nhiên, việc tha thứ thường rất khó; nó không thể đến một cách tự nhiên. Đó là lý do tại sao Chúa nói chúng ta cần Ngài trợ giúp để có thể làm được điều ấy. Chúng ta có được tình yêu và sự khoan dung từ Chúa để có thể tha thứ.
(View: 19618)
Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du Cuộc đời ơi ! mây trôi qua cửa Nắm tay nhau ta về chốn hư không.....
(View: 17003)
Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa. Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hàng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá. Dang Thanh Gia 1
(View: 34558)
Có câu: “Không ai giận một người đang cười” Hãy tập mỉm cười, trở về với niềm vui, và lan tỏa ra xung quanh. Nụ cười luôn giúp bạn vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn. 3. HÀNH ĐỘNG Hãy hiểu rõ điều mình muốn, và những gì mình cần làm. Hãy làm hết sức và vui vẻ đón nhận kết quả. Chừng nào còn sống, bạn luôn có thể làm lại từ đầu.
(View: 16900)
Hôm 20/09/2000, Antonio Mancuso đã chính thức đến trình diện tại một dòng tu ở Milan, bắt đầu cuộc đời một tu sĩ. Antonio cho biết anh đã thấy mình có ơn gọi linh mục từ ngày còn là cậu bé giúp lễ, đã suy nghĩ trong bao năm về vấn đề này và trằn trọc rất nhiều sau khi theo dõi các bài thuyết giảng của Đức Thánh Cha trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15.
(View: 26311)
Cha Gabriele Bove thành Campobasso làm chứng: - Một trong những lý do khiến Cha thánh Pio luôn khẩn cầu sự giúp đỡ và nhận được sự bảo trợ đặc biệt của Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đó là ngài xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae gìn giữ khỏi rơi vào cạm bẫy của tội kiêu ngạo. Cha Pio tha thiết xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trợ giúp cách riêng để có thể luôn luôn sống trong sự khiêm tốn giữa bao ân huệ khác thường mà THIÊN CHÚA tuôn đổ trên ngài.