Những dịp Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh kỷ niệm thành hôn ngày nay đang hiếm dần theo với phong thái và khuynh hướng ly thân, ly dị ngày nay. Ngày nay, người ta không những không muốn kết hôn, mà nếu như kết hôn thì lại rất dễ bỏ nhau. Chính vì thế, những trường hợp vợ chồng trung thành với nhau “khi bệnh tật cũng như lúc khỏe mạnh”, trung thành cho “đến chết” xem ra càng hiếm quí hơn nữa. Do đó, mỗi lần có dịp chứng kiến các cụ ông, cụ bà đi bên nhau, hoặc dìu nhau tới thánh đường tham dự thánh lễ, tôi thấy thật cảm phục và kính trọng. Đối với tôi, họ chính là những thành trì bảo vệ giá trị ơn gọi hôn nhân, và là những chứng nhân hùng hồn của sự vĩnh cửu mà ơn gọi hôn nhân đã mang lại. Bài viết này, tôi muốn nêu lên vài hình ảnh đáng kính phục dành cho những cặp vợ chồng trẻ mà sự trung thành của họ phải trả một giá đắt đỏ.
Đó là trường hợp một người bạn trẻ ngồi trên chiếc xe lăn. Anh hoàn toàn lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người vợ. Có lẽ vì do kết quả của một tai nạn khủng khiếp, hoặc do một cơn bệnh hiểm nghèo nào đó nên đã cướp đi nơi anh khả năng di chuyển, khả năng ngôn ngữ, khả năng tự giúp đỡ mình trong những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn uống, thay hoặc mặc áo quần, tắm rửa, đánh răng, rửa mặt, và vệ sinh cá nhân. Anh ngồi trên xe lăn, ngơ ngác nhìn người này, người khác. Miệng anh luôn luôn mở rộng mặc cho rãi rớt văng vãi mà không thể kiểm chứng được. Nhưng điều lạ lùng là anh lại chăm chỉ không bỏ sót một thánh lễ Chúa Nhật nào, mặc dù anh không thể rước Mình Thánh Chúa được.
Nhìn anh, khiến tôi suy nghĩ thêm về những tương qua trong đời sống vợ chồng. Những thách đố của hôn nhân mà có lẽ họ cũng như nhiều cặp vợ chồng khác vẫn phải đối diện mỗi ngày. Nhưng dường như tôi thấy họ vẫn tình tứ và quyến luyến với nhau còn hơn những người không cần phải có thêm những động lực thôi thúc và nhắc nhớ đến tình yêu của mình. Thật vậy, tôi rất xúc động khi nhìn người vợ trẻ dùng khăn thấm những dòng nước rãi cứ chẩy ra từ miệng chồng của nàng. Nàng làm việc này một cách hết sức trân trọng, qua ánh mắt yêu thương và nụ cười nở thắm đôi môi. Nhiều lần tôi như bị cuốn hút vào những cử chỉ yêu thương, săn sóc ấy mặc dù ngay trong thánh lễ Chúa Nhật.
Mỗi lần nhìn hay nghĩ lại hình ảnh của đôi vợ chồng trẻ trên, tôi lại gợi nhớ đến hình ảnh đôi vợ chồng mà tôi có dịp gặp gỡ và kết nghĩa huynh đệ. Tôi không hề biết hai người này trước đó cho đến khi tôi gặp người chồng vào dịp Tết Nguyên Đán 2009 tại Sàigòn. Nhưng tôi đã và vẫn thương mến dành cho cả hai một tình cảm hết sức đặc biệt. Nhờ qua những sinh hoạt của anh, tôi mới khám phá và cảm nghiệm hơn nữa cái giá trị của tinh thần hy sinh, và đời sống gia đình. Và cũng qua những hoạt động tâm linh ấy, tôi đã từ từ biết thêm về người “em tinh thần” này.
Qúi là một người năng động, giầu sáng kiến, và đầy nhiệt huyết. Quí được hưởng một nền giáo dục đầy đủ về tâm linh và trí tuệ. Nhưng Thượng Đế, nói theo thuyết tài mệnh tương đố của Nguyễn Du: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, nên đã giới hạn tối đa sự sống thể lý và những khả năng tự điều hành những sinh hoạt thường ngày của Qúi. Nói một cách đơn giản, là Quí hoàn toàn lệ thuộc vào chiếc xe lăn của mình. Hơn thế nữa, bệnh tình luôn luôn hành hạ thân xác Quí. Đau nhức khắp tứ chi và từng đốt xương, từng thớ thịt. Ngày và đêm tiêu tiểu luôn luôn và không kiểm chứng được. Vì thế, nhiều đêm đành phải chấp nhận cái xấu hổ và những bất tiện ngay trên giường ngủ. Có thể so sánh Quí như một cái bãi rác mà Thượng Đế dùng để đổ tất cả rác rưởi thừa thãi, và mọi vật dụng phế thải. Nhưng những nghiệt ngã của cuộc sống, bệnh tật, nghèo túng đã không làm ảnh hưởng và chi phối được đời sống và những giá trị tâm linh của Quí.
Không ca thán, và không buông xuôi. Không oán hận đời. Quí vẫn sống, và sống tốt bằng những cố gắng trong phạm vi dù rất tối thiểu để phổ biến lời Chúa, tinh thần Phúc Âm. Dường như càng đau đớn, càng bị thử thách nghiền nát, thì những suy tư và chia sẻ của Quí càng mang chiều sâu tâm linh và có khả năng chinh phục người đọc. Qua những kinh nghiệm bản thân, Quí đã vẽ ra hình ảnh Chúa Giêsu Tử Giá một cách hết sức sống động. Đồng thời đã giới thiệu một con đường tận hiến bằng ngay chính cuộc sống mình. Gần đây sinh hoạt tông đồ của Quí và bạn hữu đã được phổ biến rộng rãi. Những bệnh nhân nghèo, những tâm hồn đau khổ và nghèo túng đã tìm được sự nâng đỡ, ủi an qua việc giúp đỡ, phổ biến phương pháp trị liệu bằng dầu dừa, bằng tâm linh trị liệu. Người đọc có thể tìm hiểu thêm sinh hoạt này qua trang nhà: http://tinvuichualanh.net.
Nhưng khi nhắc đến Quí, tôi không thể không nghĩ và nhắc đến người vợ, người bạn đường của Quí. Làm sao tôi không nể phục và đề cao con người này. Sự trungthành, và tình yêu thương mà nàng dành cho Quí. Làm sao ta có thể so sánh được những hy sinh tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt ấy. Để hiểu được mức độ chịu đựng đáng khâm phục ấy, ta phải nhìn vào phong trào ly thân, ly dị đang trở thành một lối sống thu hút hơn 50% các đôi vợ chồng của con người thời nay. Qua kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi đã nhìn, đã nghe, và đã chứng kiến rất nhiều đôi vợ chồng đã bỏ nhau chỉ vì một bất bình nho nhỏ và một sự thiếu thông cảm chẳng có cơ sở gì. Người nghèo ly dị. Người giầu ly dị. Người thiếu học và người có học. Người không có địa vị và người có địa vị xã hội... Họ bỏ nhau một cách hết sức dễ dàng, mau lẹ, và không mang một mặc cảm tội lỗi nào. Hình ảnh so sánh này, tự nó nói lên thế nào là lý do khiến tôi phải trân quí, và viết lên những lời chân thành này.
“Tôi ... nhận ... làm chồng/làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh/với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh/em mọi ngày suốt đời tôi”.
Lời thề hôn phối mà mọi người đã đọc khi tay trong tay sánh bước lên bàn thánh ngày nay liệu có còn mang ý nghĩa một “khế ước vĩnh viễn” mang tính “bí tích” không? Hay cũng chỉ là những lời có tính cách nghi thức, cần thiết để làm cho xong một việc?!!!
Có được người chồng, người vợ hiền đức và nhất là trung thành qua mọi thăng trầm của hành trình cuộc sống, không những chỉ là một may mắn trên đường đời mà còn là một phúc lành đặc biệt Chúa ban. Họ chính là những thiên thần bản mệnh của nhau trên bước đường lữ hành trần thế. Hơn thế, họ chính là những chứng nhân hùng hồn về giá trị vĩnh cửu của ơn gọi và bí tích hôn nhân.
Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
(Riêng tặng Quí và người vợ hiền của em)
Đó là trường hợp một người bạn trẻ ngồi trên chiếc xe lăn. Anh hoàn toàn lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người vợ. Có lẽ vì do kết quả của một tai nạn khủng khiếp, hoặc do một cơn bệnh hiểm nghèo nào đó nên đã cướp đi nơi anh khả năng di chuyển, khả năng ngôn ngữ, khả năng tự giúp đỡ mình trong những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn uống, thay hoặc mặc áo quần, tắm rửa, đánh răng, rửa mặt, và vệ sinh cá nhân. Anh ngồi trên xe lăn, ngơ ngác nhìn người này, người khác. Miệng anh luôn luôn mở rộng mặc cho rãi rớt văng vãi mà không thể kiểm chứng được. Nhưng điều lạ lùng là anh lại chăm chỉ không bỏ sót một thánh lễ Chúa Nhật nào, mặc dù anh không thể rước Mình Thánh Chúa được.
Nhìn anh, khiến tôi suy nghĩ thêm về những tương qua trong đời sống vợ chồng. Những thách đố của hôn nhân mà có lẽ họ cũng như nhiều cặp vợ chồng khác vẫn phải đối diện mỗi ngày. Nhưng dường như tôi thấy họ vẫn tình tứ và quyến luyến với nhau còn hơn những người không cần phải có thêm những động lực thôi thúc và nhắc nhớ đến tình yêu của mình. Thật vậy, tôi rất xúc động khi nhìn người vợ trẻ dùng khăn thấm những dòng nước rãi cứ chẩy ra từ miệng chồng của nàng. Nàng làm việc này một cách hết sức trân trọng, qua ánh mắt yêu thương và nụ cười nở thắm đôi môi. Nhiều lần tôi như bị cuốn hút vào những cử chỉ yêu thương, săn sóc ấy mặc dù ngay trong thánh lễ Chúa Nhật.
Mỗi lần nhìn hay nghĩ lại hình ảnh của đôi vợ chồng trẻ trên, tôi lại gợi nhớ đến hình ảnh đôi vợ chồng mà tôi có dịp gặp gỡ và kết nghĩa huynh đệ. Tôi không hề biết hai người này trước đó cho đến khi tôi gặp người chồng vào dịp Tết Nguyên Đán 2009 tại Sàigòn. Nhưng tôi đã và vẫn thương mến dành cho cả hai một tình cảm hết sức đặc biệt. Nhờ qua những sinh hoạt của anh, tôi mới khám phá và cảm nghiệm hơn nữa cái giá trị của tinh thần hy sinh, và đời sống gia đình. Và cũng qua những hoạt động tâm linh ấy, tôi đã từ từ biết thêm về người “em tinh thần” này.
Qúi là một người năng động, giầu sáng kiến, và đầy nhiệt huyết. Quí được hưởng một nền giáo dục đầy đủ về tâm linh và trí tuệ. Nhưng Thượng Đế, nói theo thuyết tài mệnh tương đố của Nguyễn Du: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, nên đã giới hạn tối đa sự sống thể lý và những khả năng tự điều hành những sinh hoạt thường ngày của Qúi. Nói một cách đơn giản, là Quí hoàn toàn lệ thuộc vào chiếc xe lăn của mình. Hơn thế nữa, bệnh tình luôn luôn hành hạ thân xác Quí. Đau nhức khắp tứ chi và từng đốt xương, từng thớ thịt. Ngày và đêm tiêu tiểu luôn luôn và không kiểm chứng được. Vì thế, nhiều đêm đành phải chấp nhận cái xấu hổ và những bất tiện ngay trên giường ngủ. Có thể so sánh Quí như một cái bãi rác mà Thượng Đế dùng để đổ tất cả rác rưởi thừa thãi, và mọi vật dụng phế thải. Nhưng những nghiệt ngã của cuộc sống, bệnh tật, nghèo túng đã không làm ảnh hưởng và chi phối được đời sống và những giá trị tâm linh của Quí.
Không ca thán, và không buông xuôi. Không oán hận đời. Quí vẫn sống, và sống tốt bằng những cố gắng trong phạm vi dù rất tối thiểu để phổ biến lời Chúa, tinh thần Phúc Âm. Dường như càng đau đớn, càng bị thử thách nghiền nát, thì những suy tư và chia sẻ của Quí càng mang chiều sâu tâm linh và có khả năng chinh phục người đọc. Qua những kinh nghiệm bản thân, Quí đã vẽ ra hình ảnh Chúa Giêsu Tử Giá một cách hết sức sống động. Đồng thời đã giới thiệu một con đường tận hiến bằng ngay chính cuộc sống mình. Gần đây sinh hoạt tông đồ của Quí và bạn hữu đã được phổ biến rộng rãi. Những bệnh nhân nghèo, những tâm hồn đau khổ và nghèo túng đã tìm được sự nâng đỡ, ủi an qua việc giúp đỡ, phổ biến phương pháp trị liệu bằng dầu dừa, bằng tâm linh trị liệu. Người đọc có thể tìm hiểu thêm sinh hoạt này qua trang nhà: http://tinvuichualanh.net.
Nhưng khi nhắc đến Quí, tôi không thể không nghĩ và nhắc đến người vợ, người bạn đường của Quí. Làm sao tôi không nể phục và đề cao con người này. Sự trungthành, và tình yêu thương mà nàng dành cho Quí. Làm sao ta có thể so sánh được những hy sinh tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt ấy. Để hiểu được mức độ chịu đựng đáng khâm phục ấy, ta phải nhìn vào phong trào ly thân, ly dị đang trở thành một lối sống thu hút hơn 50% các đôi vợ chồng của con người thời nay. Qua kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi đã nhìn, đã nghe, và đã chứng kiến rất nhiều đôi vợ chồng đã bỏ nhau chỉ vì một bất bình nho nhỏ và một sự thiếu thông cảm chẳng có cơ sở gì. Người nghèo ly dị. Người giầu ly dị. Người thiếu học và người có học. Người không có địa vị và người có địa vị xã hội... Họ bỏ nhau một cách hết sức dễ dàng, mau lẹ, và không mang một mặc cảm tội lỗi nào. Hình ảnh so sánh này, tự nó nói lên thế nào là lý do khiến tôi phải trân quí, và viết lên những lời chân thành này.
“Tôi ... nhận ... làm chồng/làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh/với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh/em mọi ngày suốt đời tôi”.
Lời thề hôn phối mà mọi người đã đọc khi tay trong tay sánh bước lên bàn thánh ngày nay liệu có còn mang ý nghĩa một “khế ước vĩnh viễn” mang tính “bí tích” không? Hay cũng chỉ là những lời có tính cách nghi thức, cần thiết để làm cho xong một việc?!!!
Có được người chồng, người vợ hiền đức và nhất là trung thành qua mọi thăng trầm của hành trình cuộc sống, không những chỉ là một may mắn trên đường đời mà còn là một phúc lành đặc biệt Chúa ban. Họ chính là những thiên thần bản mệnh của nhau trên bước đường lữ hành trần thế. Hơn thế, họ chính là những chứng nhân hùng hồn về giá trị vĩnh cửu của ơn gọi và bí tích hôn nhân.
Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
(Riêng tặng Quí và người vợ hiền của em)