Thursday
18
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22071)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13027)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16421)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32793)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28187)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21852)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22673)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19689)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Chuyện xứ Phù Tang tháng 3/2011

Saturday, April 2, 201112:00 AM(View: 85547)
Cứ như thường lệ, thì câu chuyện xứ Phù Tang tháng 3 sẽ gửi đến quí vị những mẩu chuyện nho nhỏ vui vui được thu thập đó đây trên cái xứ mà hoa Anh Đào lại sắp sửa có dịp khoe hương sắc, nhưng lần này thì xin gác lại vì thú thật, người viết không còn “tâm trí” hay “hồn vía” để bình thản ghi lại những chuyện.... có cũng được mà không có cũng chả sao.

Như mọi người đã biết, Phù Tang Tam Đảo vừa phải hứng chịu đại thiên tai: động đất - sóng thần (tsunami), kéo theo tai nạn kinh hoàng: rò rỉ phóng xạ nguyên tử. Dân Nhật không những phải nhỏ lệ để tang cho gần 29,000 người xấu số, mà còn phải xót thương cho hàng trăm ngàn người trong chốc lát bỗng trở nên không nhà không cửa, cả một thành phố chỉ trong vài tiếng đã bị sóng biển cuốn trôi, nghiền nát biến thành những bãi rác khổng lồ. Chưa hết, người dân khu vực bị nạn còn phải sống trong nỗi ám ảnh triền miên vì những cơn dư chấn, có ngày xảy ra mấy lần, nhất là nỗi lo sợ rò rỉ phóng xạ có nguy cơ trở thành đại nạn mang đến những hậu quả kinh hồn không lường trước. Nhật Bản đang hấp hối, đang trải qua những ngày đen tối nhất sau 64 năm kể từ ngày bại trận (tháng 8/1945). Chắc chắn trong những ngày qua quí vị đã được đọc, được nghe, được thấy không ít thì nhiều về hình ảnh tưởng như chỉ có trong phim ảnh.

Mang tâm trạng là người.... có tội vì được sống bình an, cảm thấy bất lực không làm gì được trước cảnh đoàn người mọi lứa tuổi từ cụ già đến em bé xếp hàng dài cả mấy cây số run lẩy bẩy vì lạnh chờ lãnh phần cơm nắm, cảnh tạm trú trong những trung tâm lánh nạn siêu vẹo, thiếu hẳn những điều kiện để sinh tồn: thực phẩm, điện, dầu, nước.... nhưng không một lời kêu ca than vãn, cảnh người đi tìm người dưới đống gạch hoang tàn đổ nát, v.v..... vì thế Chuyện Xứ Phù Tang tháng này chỉ là những đoạn chắp vá không đầu không đuôi, không chi tiết vì nhớ gì ghi đó. Xin chân thành cáo lỗi.

Động đất - Sóng thần

2 giờ 46 chiều ngày thứ sáu 11 tháng 3, các tỉnh ven biển thuộc miền Đông Bắc Nhật Bản đã rung chuyển dữ đội vì cơn động đất “東北地方太平洋地震Tohoku Chiho Taiheiyooki Jishin” cấp độ 9.0 Richter, xếp thứ 4 trong các nhatdongdat_02-contenttrận động đất lớn nhất từ trước tới nay. Cơn động đất đã làm các khu vực ven biển Nhật Bản chạy dài từ phía Bắc bắt đầu từ thành phố Nemuro (Hokkaido) đến phía Nam là thành phố Shibushi (Kagoshima) bị những cơn sóng thần ập đến, ở Sendai Shinko sóng cao tới 10 mét, Fukushima cao 7,3 mét... Miyagi cao 6-8 mét. Vị trí tâm chấn nằm ở ngoài khơi vùng biển Sanrikuoki (三陸沖) chỉ cách Kesennuma (気仙沼市 tỉnh Miyagi) và Rikuzentadaka (陸前高田市 tỉnh Iwate)khoảng 100 km, nên hai thành phố này là nơi bị sóng thần “viếng thăm” sớm nhất. Fukushima là một thành phố lớn, nằm khá xa tâm chấn tuy không bị ảnh hưởng bởi sóng thần nhưng hai nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 và Fukushima 2 nằm cạnh bờ biển, cách tâm chấn chừng 140 km thì “lãnh đủ”.

Khu vực ven biển của tỉnh Chiba tuy cách tâm chấn 370 km cũng bị tàn phá nặng nề bởi 3 cơn sóng cao từ 4 đến 6 mét ập đến cách nhau 1 tiếng.

Thiệt hại nặng nhất là những khu vực tập trung dân cư nằm rải rác trong 3 tỉnh Iwate, Miyagi và Fukushima.

Sở Khí Tượng Nhật Bản dự đoán: sau trận động đất chính (本震 - Honshin) cường độ 9.0 rishter thì những dư chấn (余震 - Yoshin) sẽ đến bất cứ lúc nào với cường độ từ 5 trở lên trong thời gian từ một tháng và cũng có thể kéo dài cả năm, theo các nhà chuyên môn thì dư chấn chỉ chấm dứt khi áp lực (ứng suất) sinh ra trong các phần nứt-đổ được cân bằng.


Rò rỉ lò nguyên tử

Lẽ thường, thì thời điểm này phải là thời điểm mà tất cả phải dồn vào việc cứu người, cứu trợ....., kiểm điểm thiệt hại, xem xét lại những “bất năng” không thể ứng phó tức thời khi hoảng loạn phát sinh, bình tĩnh hoạch định chính sách tái thiết...., nhưng Nhật Bản lại không được may mắn, vì hiện nay sự toàn lực (全力) hay nói đúng hơn là tổng lực (総力) của chính phủ được ưu tiên cho việc: bằng mọi giá nhanh chóng ngăn chận ảnh hưởng vô cùng tai hại của sự rò rỉ phóng xạ từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima.

Dù đã có cố gắng của những chuyên viên thượng thặng, của những đội “quyết tử” xuất thân từ tự vệ đội, hải quân, đội cứu hỏa, cảnh sát..... trên dưới mấy trăm người ngày đêm tình nguyện ở lại làm việc trong tình trạng hiểm nguy nhất, tất cả đã phải chạy đua với thời gian mong “khuất phục” các hư hại, nhưng đến hôm nay (31/3), tình trạng trầm trọng của các lò nguyên tử vẫn chưa có dấu hiệu gì suy giảm.

Được biết, Công ty điện lực Tokyo có 2 nhà máy điện nguyên tử Fukushima 1 và Fukushima 2, cung cấp 15% lượng điện tiêu dùng cho toàn Tokyo và 8 tỉnh phụ cận.
Fukushima-1 có 6 lò đánh số từ 1 đến 6, 5 và 6 thì không có vấn đề, còn 1 đến 4 thì bị hư hại nặng. Fukushima-2 có 4 lò cách Fukushima-1 11km thì không bị ảnh hưởng. Nằm cách tâm chấn 140km, Fukushima-1 bị sóng thần tràn ngập làm tắt ngúm tất cả các nguồn điện, hệ thống bơm nước tự động bên trong dùng làm nguội các lò trở nên vô dụng, vì thế mực nước trong lò càng lúc càng xuống làm các thanh nhiên liệu nóng chảy khiến Hydrogen thoát ra, gặp Oxy phát nổ (水素爆発) bay mất phần mái che của lò số 1..

1 ngày sau (12/3) chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ngày 14/3, số dân cư ngụ trong vòng bán kính 20km từ nhà máy Fukushima 1 và 2 được lệnh di tản, ngày 16/3 thì người dân trong vòng bán kính từ 20km đến 30km được khuyến cáo là ở nguyên trong nhà đóng kín cửa, ngày 26/3, tuy chưa phát lệnh di tản nhưng nếu muốn di tản, dân trong vùng có thể đến lánh nạn tại các trung tâm mà chính phủ chỉ định.

Cho đến ngày 23 thì hệ thống điện trong 4 lò Fukushima 1 đã được phục hồi, nhưng hệ thống bơm tự động vẫn chưa sử dụng được, các lò vẫn được tiếp tục làm nguội bằng cách bơm nước từ ngoài vào, trước đây thì dùng nước biển nhưng bây giờ là nước ngọt vì sợ rằng muối trong nước biển sẽ làm hư hại các bộ phận bên trong. Việc bơm nước đã được trực thăng của tự vệ đội, các xe có lực phun nước cực mạnh và xa của Cảnh Sát Tokyo, các xe cứu hỏa lớn của Tokyo, Osaka, Yokohama thay phiên thực hiện ngày đêm.

Tuy nhiên tình hình trở nên khẩn trương khi một lượng nước lớn chứa hàm phóng xạ cao không biết có phải bị rò rỉ từ các thanh nhiên liệu vỡ ra làm đọng ngập dưới sàn lò thứ 2. Vào thời điểm hiện tại, các toán sửa chữa đang đang tìm cách rút lượng nước bị rò rỉ sang một vài bể chứa nước khác, cố ngăn chận lượng nước này lan ra biển, nếu không thì.....
Tình trạng này đã ảnh hưởng nặng nề lên thực phẩm, các dữ kiện phóng xạ được chính phủ cập nhật hàng ngày, hôm 23/3 vừa qua, mức phóng xạ ghi nhận trong nước uống tại Tokyo đã vượt quá độ tiêu chuẩn, tuy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng chính phủ khuyến cáo là không nên dùng nước này pha sữa cho các em bé sơ sinh dưới 1 tuổi. Nhưng chỉ ngày hôm sau thì khuyến cáo này đã được giải trừ khi mức phóng xạ trong nước trở lại bình thường.

Thực phẩm đặc biệt là sữa tươi, rau trái tại những nơi như Fukushima, Ibaragi, Gunma, Chiba được yêu cầu không nên xuất kho. Hàng tấn sữa phải đổ, hàng trăm ngàn bó rau phải bỏ. Số thiệt hại vì động đất đã cao cộng thêm sự thiệt hại vì hậu quả phóng xạ đã lên đến con số chóng mặt.

Tuy thế, chính phủ vẫn thường xuyên kêu gọi người dân bình tĩnh, ông Kan nói: nếu tình trạng nguy hiểm, chính phủ sẽ nói nguy hiểm và có đối sách, nếu tình trạng tốt chính phủ sẽ nói tốt không dấu diếm, dù đang ở trong giai đoạn khá nghiêm trọng, nhưng vẫn còn trong tầm kiểm soát được.

Để tránh tình trạng hỗn loạn thiếu điện vì mất 15% lượng điện do Fukushima-1 và 2 cung cấp, lệnh cúp điện dài hạn có kế hoạch đã được ban hành. Toàn Tokyo và 8 tỉnh trong khu vực của nhà máy phát điện Tokyo được chia thành 25 nhóm. Dựa theo tình hình cung-cầu điện, trên nguyên tắc một ngày 25 khu vực sẽ thay phiên nhau chịu mất điện 3 tiếng. Khổ nhất là những bệnh viện nằm trong khu vực cúp điện, tuy có máy phát điện riêng nhưng vẫn không đủ để cung cấp cho các điều trị y khoa như duy trì ống thở, lọc máu..... nhưng cũng phải chịu vì biết làm sao hơn.

Những con số thiệt hại (tính đến ngày 31/3)
Số người chết: 11.417
Số người bị mất tích: 16.273
Số người bị thương: 2872
Số nhà, tòa nhà bị sụp: 153.228
Số người phải lánh nạn: 236.835 (đã giảm so với trước vì một số đã về nhà)
Số trung tâm lánh nạn: 2350
----------------------------

Đối ứng của chính phủ

Vì kinh nghiệm với trận động đất tại Kobe 16 năm trước cũng như đã có nhiều chuẩn bị cho một đại nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đối ứng của nội các ông Kan lần này được ghi nhận là nhanh chóng. 3 giờ 3 phút ngày 11/3, 18 phút sau cơn chấn động, Ủy Ban Hoạch Định Đối Sách Thiên Tai Khẩn Cấp mà Thủ Tướng Kan Naoto là chủ tịch đã được thành lập. 4 giờ 54 phút chiều, một thông báo khẩn đã được gửi đến toàn thể người dân: Xin đồng bào bình tĩnh, chính phủ đang cố gắng tối đa để đảm bảo sự an toàn cho dân chúng cũng như tìm mọi cách ngăn chận mức thiệt hại ở mức tối thiểu. Rồi từ đó cứ cách 1 hay 2 tiếng, Chánh văn phòng nội các Edano lại mở những cuộc họp báo để thông báo các thông tin về động đất, rò rỉ phóng xạ.

Tuy khá nhanh chóng nhưng các cơ quan trách nhiệm trong nhiều trường hợp đã phải bó tay vì sự tàn phá to lớn trên môt qui mô quá rộng. Có nhiều nơi, toàn bộ công chức của các cơ quan hành chánh địa phương đều bị chết hay mất tích hoặc các cơ sở hành chánh đã bị sóng thần cuốn phăng tất cả. Vì thế, Ủy Ban tại trung ương không thể xác nhận được nơi nào còn, nơi nào mất vì không nhận được bất cứ một báo cáo gì, việc phối hợp cứu trợ có thể nói là bất khả, có nơi mọi người trong các trại lánh nạn đã phải nhịn đói, chịu lạnh suốt mấy ngày trời vì không được tiếp tế. Hơn nữa, vào những ngày đầu, đường xá hầu hết bị tắc nghẽn, chỉ có thể di chuyển bằng trực thăng đến các nơi bị nạn. Tự vệ đội đã được điều động tối đa (100,000 người trong tổng số 150,000) cũng chỉ đủ để làm khai thông những con đường bị tắc nghẽn hoặc dọn đường cho trực thăng đáp. Hàng cứu trợ của chính phủ cũng có, của người dân cũng có chất đầy kho, nhưng không thể nào đem đến địa điểm vì các kho xăng, nhà máy lọc dầu đều bị cháy rụi, xăng dầu thiếu hụt trầm trọng. Trong lúc đó Cảnh sát, hải quân, sở cứu hỏa, nhân viên tòa hành chánh tại các địa phương cùng với đoàn cứu hộ đến từ các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Tân Tây Lan, Pháp v.v... đã phải thay phiên làm việc gần như 24 tiếng để cố gắng cứu người ra khỏi những hoang tàn đổ nát.


Phục hưng

Ngày qua ngày, các huyết mạnh chính là đường xe điện, đường xa lộ lần lượt khai thông, hàng cứu trợ được từ từ đưa đến nơi bị nạn, tuy chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng đã tốt hơn nhiều so với những ngày đầu.

Các nhóm thiện nguyện đến từ khắp nơi hợp sức với các lực lượng của chính phủ đã bắt tay vào việc thu dọn “chiến trường”, vấn nạn lớn nhất hiện nay là phải giải quyết các thi hài xấu số, các bãi “rác”, xác xe, tàu vô chủ. Số lượng được gọi là “rác” lần này có thể gấp 3 hay 4 lần số lượng “rác” của cơn động đất Kobe là 1800 tấn.

Các hãng kiến thiết đã khởi công xây dựng nhà tiền chế cho người lánh nạn. So với số nhà tiền chế được xây dựng trong trận động đất Kobe vào năm 1995 là 48.000 căn thì lần này có thể nhiều lần hơn, nhưng cơ quan đặc trách đang gặp phải vấn đề khá nan giải: không có đủ đất để “cắm dùi”, vì tối thiểu “đất” cũng phải đủ 3 yếu tố: rộng, tiện cho việc thiết bị các hệ thống điện, ga, nước và nhất là không phải là khu vực gần biển.

Cuộc lạc quyên vĩ đại trên một qui mô rộng lớn được thực hiện khắp nơi từ trong ra ngoài nước được hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người mọi giới. Từ những người dân nghèo sơ xác của một ngôi làng nhỏ ở Phi Luật Tân cho đến những người nổi tiếng đều góp mặt. Theo Hội Hồng Thập Tự Nhật Bản cho biết thì vào thời điểm hiện tại thì số tiền quyên góp đã là 32 tỷ yen (tương đương 400 triệu mỹ kim), con số này chắc chắn sẽ tăng gấp nhiều lần hơn trong những ngày tới, nhưng vẫn còn là một con số khá khiêm nhường để phục hưng đất nước.

Vai trò của truyền thông

Chỉ vài phút sau cơn chấn động, tất cả các chương trình thường lệ, quảng cáo của các đài truyền thanh, truyền hình đều được ngưng lại để đưa tin về các diễn biến đang xảy ra. Các phóng viên đã dùng những phương tiện riêng của đài như xe hơi, trực thăng trực tiếp đến vùng bị nạn. Nhờ đó qua radio, qua truyền hình các cơ quan trung ương phụ trách mới hiểu rõ và nắm vững tình hình tại các địa phương bị nạn. Việc tìm kiếm người thân xuyên qua truyền thông đã giúp rất nhiều người liên lạc được với nhau. Các chuyên gia đã có mặt thường trực trên các đài truyền hình để giải thích tường tận những thông báo từ chính phủ, những con số chuyên môn về phóng xạ, giải tỏa rất nhiều những lo âu của dân chúng. Phải nói là đóng góp của truyền thanh, truyền hình, báo chí lần này rất lớn và làm giảm thiểu khá nhiều thiệt hại.

Những câu chuyện cần phải kể.


Ở lại đến phút cuối

Suốt mấy ngày qua, với bức hình cầm trên tay, hai vợ chồng ông bà Endo đã đi khắp các trại lánh nạn để tìm tông tích con gái. Hầu hết đều nhận câu trả lời: “Chúng tôi không biết” hoặc “chúng tôi không thấy”, khi ông bà Endo nói công việc mà cô con gái đang phụ trách thì đều có chung câu trả lời: “Có, tôi nhớ giọng cô này lắm, rất rõ ràng từng câu từng chữ, dù ở cách xa vài chục cây số.”.

Cô gái mà mọi người biết giọng nhưng không biết mặt, biết tên là Endo Miki (24 tuổi). Ngày 11/3 tại thành phố Minami Sanriku của tỉnh Miyagi, chỉ vài phút sau cơn chấn động 6, môt giọng nói lanh lảnh bình tĩnh cất lên rõ ràng từng tiếng một: “Sóng thần cao 6 mét sắp sửa ập vào bờ, xin bà con cô bác hãy gấp rút chạy lên lánh nạn những chỗ cao nhất”, cô nhắc đi nhắc lại cả chục lần, lúc đó ông bà Endo đang có mặt tại gần biển khi nghe lời con gái cảnh báo cũng vội vàng chạy vào một trường tiểu học gần đó.

Tuy nhiên, theo một người kể lại thì: Giọng nói càng lúc càng có vẻ vội vã và cuối cùng thì tắt ngấm. Lúc đó, cô đang có mặt tại phòng phóng thanh ở lầu 2. Vài giờ sau, “Sở đối sách đề phòng thiên tai” nơi cô làm việc, một tòa nhà ba tầng chỉ còn trơ khung sắt. Sở này có 30 nhân viên, nhưng chỉ còn lại 10 người sống sót mà trong đó không có cô.

“4 năm trước khi tốt nghiệp Trung Học, đúng ra cháu muốn làm công việc săn sóc những người già, tàn tật (kaigo介護), nhưng vì vợ chồng tôi muốn cháu trở thành công chức, cháu nghe lời, tháng 4 năm ngoái thì cháu được điều về “phòng quản lý các nguy cơ” phụ trách phần phóng thanh của Sở. Tháng 9 này cháu sẽ lấy chồng, mọi sự đã chuẩn bị hết cả, cháu đã đặt nhà hàng, tháng 12 năm ngoái đã đi xem mẫu áo cưới, định là trong tháng 3, cháu rủ tôi cùng đi xem cháu thử áo cưới, nhưng.....” bà rưng rức khóc.

Thành phố Minami Sanriku chỉ có 17,000 người sinh sống nhưng đã có hơn 8000 người chết hoặc mất tích. Dù thế, một người tị nạn khác (64 tuổi) đã bùi ngùi: “Có rất nhiều người thoát nạn vì những lời cảnh báo liên tục như thế. Miki đã ở lại cho đến phút cuối cùng để làm tròn nhiệm vụ. Cám ơn Miki đã cứu chúng tôi”.

Tên cô là Endo Miki, Endo (遠藤) là họ và Miki(未希)là tên. Bà mẹ giải thích: “Miki未希”được ghép từ 2 chữ 未来Mirai(vị lai)và Kibo希望 (hy vọng), mang ý nghĩa “tương lai hy vọng”.

Đã gần 4 tuần trôi qua, khi đường xá đã tạm khai thông, hai ông bà Endo vẫn tiếp tục đi tìm và “hy vọng sẽ gặp cháu để đưa cháu về nơi an nghỉ”.

Đoạn Youtube ghi lại hình ảnh và giọng nói của cô Miki Endo



Sóng đánh bạt cả bờ đê cao và dài nhất thế giới

nhatdongdat_01-contentMột cụ già 87 tuổi ở thành phố Miyako tỉnh Miyagi cho biết: dù đã có kinh nghiệm với cơn sóng thần năm 1960 khi trận động đất tại Chí Lợi xảy ra trong quá khứ, dù đã bao lần được huấn luyện để tránh sóng thần, nào là phải lập tức chạy lên chỗ cao nhất khi loa thông báo, lần này tôi đã bình tĩnh leo đến tầng 4 của một bệnh viện kiên cố nhất trong vùng, nhưng những cơn sóng cao hơn 10m tràn qua con đê Vạn Lý (万里堤防) lớn và dài nhất thế giới (cao 10 mét dài 2km5) ập vào bệnh viện, cuốn phăng tất cả, hoàn hồn lại mới biết mình còn sống vì người bị dán chặt vào chân cột của góc tường bệnh viện. Nhìn lại thì một phần con đê vạn lý đã bị nứt, thành phố thì đã tan hoang, đâu đó chỉ còn sót lại “khung” một vài ngôi nhà cao tầng bê tông cốt sắt. Lần sóng thần trước năm 1960 nhà tôi cũng bị cuốn trôi, và lần này cũng thế, nghe con trai tôi nói thì nhà tôi đã bị sóng cuốn đến một nơi khác cách đó 600m. Tôi không muốn nhìn nữa vì kinh hoàng quá, khủng khiếp quá.


Những quyết tử quân Fukushima

Ngày 23/3, khi chào đón toán cứu hỏa Tokyo đầu tiên sau khi hoàn thành nhiệm vụ từ Fukushima trở về, ông Ishihara Shintaro, đô trưởng Tokyo, một người nổi tiếng là cứng rắn, đanh thép, diều hâu đã nghẹn ngào: “Tôi không biết nói gì nữa, chỉ biết cám ơn các bạn”. Nghệ sĩ hài hước nổi tiếng thông minh Takeshi đã nói rất chân thành: Tôi đề nghị chính phủ trao cho những người đang ngày đêm có mặt tại nhà máy Fukushima-1 giải thưởng quốc dân vinh dự (国民栄誉賞).

Những người mà báo chí thế giới gọi là “quyết tử quân Fukushima” này chỉ là những con người bình thường gồm các chuyên gia, công nhân nhà máy, lính cứu hỏa, cảnh sát viên..... Họ đã tình nguyện ở lại nhà máy vật lộn với hàng ngàn hư hỏng để sửa chữa trong điều kiện đầy nguy hiểm. Họ chấp nhận mọi rủi ro ngay cả cái chết vì có thể bị nhiễm phóng xạ. Xin giới thiệu với quí vị một vài câu chuyện trong nhiều câu chuyện về những quyết tử quân Fukushima.

Anh không muốn cả đời hối hận.

Kawai (32 tuổi), một nhân viên làm việc tại nhà máy Fukushima 1, lúc xảy ra cơn động đất (11/3) anh đang hưởng tuần trăng mật với người vợ mới cưới ở Bali, Indonesia. Nhận được tin, anh hủy bỏ mọi dự tính, tìm vé máy bay để trở về Nhật. Về đến nhà, anh đã không nói với bố mẹ việc anh muốn trở lại nhà máy Fukushima 1, nhưng đối với người vợ mới cưới anh nói thật: “Trong tình trạng nguy hiểm thế này, cứ ở nguyên tại nơi an toàn mà làm việc thì có thể là một điều tốt, nhưng anh không muốn cả đời phải hối hận, anh muốn trở lại nhà máy càng sớm càng tốt”. Hiểu được quyết tâm của chồng, người vợ trẻ cũng dứt khoát: "Em lo lắng lắm, nhưng lý giải hoàn toàn với suy nghĩ của anh”. Kawai đã trở lại nhiệm sở suốt từ ngày 18 cho đến nay và cứ 4 ngày 1 lần anh mới liên lạc với vợ.

Thằng em ít nói.

Tâm sự của một người chị (27 tuổi) về người em trai.“Gia đình tôi có 3 người, mẹ và một thằng em 20 tuổi, nó là một công nhân đang làm việc tại nhà máy Fukushima 1. Ngày 14/3, 3 ngày sau khi động đất, nó mới chịu liên lạc về nhà và chỉ nói được vài câu. Tôi vừa mừng vừa sẳng giọng: “Như vậy là mày còn sống à, tại sao không chịu liên lạc về để mẹ yên tâm”. Nó chỉ ừ hử: cũng may quá chứ không thì....., chị nói mẹ yên tâm”. Cách vài ngày nó lại điện thoại, có hôm thì: lâu quá không được ngâm ofuro tóc bờm xờm hết rồi, hoặc có hôm thì: chị và mẹ đi lánh nạn đi chứ ở đó làm gì.” Hỏi nó thế nào thì lúc nào cũng: bận lắm không nói chuyện được nhiều, mọi người đang làm việc trối chết, sẽ nói chuyện sau. Tôi bàn với mẹ về chuyện di tản nhưng mẹ nhất định: nó còn ở trong đó nên mẹ không muốn đi đâu.
Và người mẹ và người chị vẫn tiếp tục chờ thằng em ít nói.

Vì gia đình, vì đất nước

Sau 9 ngày làm việc trong Fukushima-1, một công nhân 40 tuổi bộc lộ: Tôi gửi mail cho gia đình đang sống ở Chiba thông báo là tôi vẫn lành lặn trở về, hỏi tôi có sợ không, thú thật nếu nói không là nói dối, nhưng vì trách nhiệm phải cố gắng thôi. Sau chuyến nghỉ này khi đến phiên mình, tôi sẽ trở lại nơi mà mọi người cho là nguy hiểm và tôi sẽ làm việc cho đến khi lò nguyên tử trở lại an toàn. Ông hỏi tôi vì ai mà tôi nghĩ thế à, đơn giản lắm vì sự an toàn của đất nước trong đó có cả gia đình tôi.

Chúng ta là một.

- Hôm 13/3, Thủ tướng Nhật Bản Kan Naoto trong bài diễn văn gửi đến dân chúng đã khóc và nói: “dân tộc chúng ta sẽ phải chịu đựng những gì mà chúng ta không thể chịu đựng.... nhưng chắc chắn chúng ta sẽ nhẫn nại vượt qua tất cả để phục hưng đất nước.”
nhat-hoang-7-content
- 4 giờ 45 chiều ngày 16/3, Nhật Hoàng Akihito lần đầu tiên sau 22 năm tại vị đã xuất hiện trước ống kính truyền hình, không che dấu nỗi xúc động, ông nghẹn ngào trực tiếp gửi lời chia buồn và ủy lạo đến người dân vùng bị nạn, khích lệ những người đang tham gia công tác cấp cứu và cứu trợ. Ông kêu gọi đừng bỏ rơi hy vọng và chúng ta sẽ vượt qua tất cả vì chúng ta là người Nhật.

- 16/3, khi trở lại tìm tung tích đồng nghiệp, một giám đốc trẻ 33 tuổi kinh doanh về thực phẩm ở thành phố Miyako tỉnh Miyagi, vùng bị nạn sóng thần nặng nhất đã nói: Tôi đã mất trọn vẹn tài sản, sự nghiệp.... nhưng tôi nghĩ là tôi sẽ có lại tất cả vì tôi còn: tình đoàn kết của các nhân viên cùng làm việc.
- -----------------------
3 câu nói của 3 vị trí vào 3 thời điểm khác nhau và còn nhiều nhiều nữa nhưng có cùng điểm chung: chúng ta là 1, sự nhẫn nại, sức mạnh đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả. Người dân Nhật ai cũng tin như vậy. Người viết cũng tin như vậy. Chắc chắn nước Nhật sẽ hồi sinh vì họ là: *một dân tộc kỷ luật, thanh liêm, lễ độ và dễ thương. Một dân tộc chế tạo nên những phim hoạt họa và trò chơi đầy nét thơ ngây vui tươi dễ yêu, và có những nét ngang tàng quắc thước anh dũng lạ thường.

Cám ơn đất nước Nhật Bản đã dung dưỡng và dạy cho tôi thêm nhiều bài học quí giá về nhẫn nại, trật tự và kiên cường.

Trần Thái Huy
(View: 11529)
1.Vật gì sắc bén nhất? Đó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim của người khác. 2. Nơi nào xa nhất? Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu có cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
(View: 25973)
Còn bao lâu nữa ! Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi. Số đông biến mất đâu rồi; Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn. Đếm kỹ còn mấy trăm tuần; Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau? Thôi thì còn lại ngày nào; Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi. Khác biệt gì cũng thế thôi; Mai kia nằm xuống để rồi được chi. Sao bằng ta cứ vui đi; Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa. Tay với trời cao không thấu nổi. Tuổi già mất bạn cũng mồ côi.
(View: 12486)
Chứng từ của cô Anne Sarev, thiếu nữ công giáo người Pháp, về sự trợ giúp hữu hiệu của Thánh Cả Giuse. … Năm ấy tôi bị thất nghiệp, nghèo xơ nghèo xác, nghèo rớt mồng tơi. Một ngày, tôi nhận hóa đơn tiền điện: 1200 quan, tương đương với khoảng 240 mỹ kim! Thật là món tiền khổng lồ đối với người không một đồng xu dính túi như tôi!
(View: 11429)
Sau chiến tranh, anh ta bị bắt và bị kết án tử hình. Anh viết thư cho Đức Giáo Hoàng Piô 12 để xưng thú các tội ác mình đã phạm và đặc biệt xin Ngài tha thứ cho anh tội đã tấn công vào Vương Cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành.
(View: 11844)
1. Sống ở trên đời, mỗi người chúng ta chỉ là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì của ta đều là của Chúa. Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc? Tại sao tôi không có tài hội hoạ, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngôn ngữ Trịnh công Sơn tất cả những thứ đó chỉ "ở trọ" nơi ta.
(View: 11336)
"Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng: "Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay toả ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhoà.
(View: 15461)
• Tôi có tôn trọng sự trinh khiết của người tình không? • Tôi có cho phép con cái hay người dưới quyền làm những hành động này không? • Tôi có dùng những danh từ hay kể chuyện không đứng đắn không? • Tôi có thích nghe những câu chuyện thiếu đứng đắng không? • Tôi có khoe khoang về tội lỗi của tôi không? • Tôi có phạm tội thiếu trong sạch không? • Tôi có say sưa rượu chè không?
(View: 20900)
Nếu như chúng ta rải khắp nơi hạt giống "nguyền rủa" thì chúng ta sẽ thu hoạch được "nguyền rủa" . Còn nếu chúng ta rải khắp nơi hạt giống "chúc phúc" thì đương nhiên thứ mà chúng ta thu hoạch được sẽ là "chúc phúc"!
(View: 14977)
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy?”, nhưng rồi ông lại thấy vui: “Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi”. Ông tiếp tục tự vấn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?”, và ông than thở: “Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi”. Lạ thay, cát bụi mà đôi khi cũng cảm thấy “mệt nhoài”!
(View: 14235)
Tranh cãi với khách hàng .....bạn thắng.....khách hàng đi mất ! Tranh cãi với đồng nghiệp....bạn thắng...đồng nghiệp xa dần ! Tranh cãi với người thân ....bạn thắng....tình thân biến mất ! Tranh cãi với bạn hữu....bạn thắng....bạn hữu dần xa !
(View: 16848)
Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: "Bạn hãy chứng minh bạn khổ." Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm 'bán mặt cho đất – bán lưng cho trời'. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!... Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!... Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!...
(View: 24990)
1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái. 2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp. 3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên. 4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.
(View: 18740)
Tha thứ và quên đi là một trong những điều khó thực hiện nhất đối với một người. Nhưng mỗi khi chúng ta dâng những nỗi đau của chúng ta lên Thiên Chúa và nói: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy giữ lấy. Con không muốn giữ nữa, con chán nó lắm rồi”, Ngài sẽ đắp lên vết thương, lên những tổn thương, những đau đớn của chúng ta bằng tình yêu của Ngài và làm cho chúng ta khoẻ mạnh trở lại. Thiên Chúa hiểu rõ mọi hoàn cảnh và trái tim của mỗi người. Có lẽ chúng ta không thể nào hiểu được tại sao ai đó lại xử sự theo cách này, hoặc tại sao họ lại làm điều như thế đối với chúng ta, nhưng không cần phải hiểu, chỉ cần tha thứ. Tuy nhiên, việc tha thứ thường rất khó; nó không thể đến một cách tự nhiên. Đó là lý do tại sao Chúa nói chúng ta cần Ngài trợ giúp để có thể làm được điều ấy. Chúng ta có được tình yêu và sự khoan dung từ Chúa để có thể tha thứ.
(View: 18425)
Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du Cuộc đời ơi ! mây trôi qua cửa Nắm tay nhau ta về chốn hư không.....
(View: 15858)
Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa. Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hàng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá. Dang Thanh Gia 1
(View: 32380)
Có câu: “Không ai giận một người đang cười” Hãy tập mỉm cười, trở về với niềm vui, và lan tỏa ra xung quanh. Nụ cười luôn giúp bạn vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn. 3. HÀNH ĐỘNG Hãy hiểu rõ điều mình muốn, và những gì mình cần làm. Hãy làm hết sức và vui vẻ đón nhận kết quả. Chừng nào còn sống, bạn luôn có thể làm lại từ đầu.
(View: 15725)
Hôm 20/09/2000, Antonio Mancuso đã chính thức đến trình diện tại một dòng tu ở Milan, bắt đầu cuộc đời một tu sĩ. Antonio cho biết anh đã thấy mình có ơn gọi linh mục từ ngày còn là cậu bé giúp lễ, đã suy nghĩ trong bao năm về vấn đề này và trằn trọc rất nhiều sau khi theo dõi các bài thuyết giảng của Đức Thánh Cha trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15.
(View: 24966)
Cha Gabriele Bove thành Campobasso làm chứng: - Một trong những lý do khiến Cha thánh Pio luôn khẩn cầu sự giúp đỡ và nhận được sự bảo trợ đặc biệt của Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đó là ngài xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae gìn giữ khỏi rơi vào cạm bẫy của tội kiêu ngạo. Cha Pio tha thiết xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trợ giúp cách riêng để có thể luôn luôn sống trong sự khiêm tốn giữa bao ân huệ khác thường mà THIÊN CHÚA tuôn đổ trên ngài.