Kềm chế sự ách xì rất nguy hiểm?
Lưỡi của mình có thể bị nuốt tuốt vào trong không?
Bẻ ngón tay nghe rốp rốp có gì hại không?
Nín tiểu có làm bể bọng đái không?
Tại sao bụng lại kêu rột rột?
Tại sao ăn nhiều đậu hay bị "mít đặc"?
Nguyễn Thượng Chánh
DMV
- Theo sự tin tưởng trong dân gian phương Tây, thì sự kềm chế ách xì (sneeze) có thể làm nổ tung cái đầu.Sai. Đầu không bể nhưng khi ách xì quá mạnh, bạn có thể bắn sương mù chứa vô số vi khuẩn vào không khí.
- Các sự nguy hiểm khác có thể xảy ra là gãy sụn mũi, chảy máu cam, bể màng nhỉ lỗ tai, bị điếc, chóng mặt, võng mạc mắt bị rời ra và mặt bị phù hơi một cách tạm thời (temporary facial emphysema). Làm ơn che mũi miệng lại lúc ách xì!
Lưỡi của mình có thể bị nuốt tuốt vào trong không?
- Không thể nuốt được nhưng lưỡi có thể nằm chắn khiến không khí không vào phổi được
- Đối với những trường hợp nguy cấp về hô hấp thì phải lập tức nâng đầu và đỡ càm của bệnh nhân lên. Không nên lấy cái muỗng bẩn mà thọt vô họng vô cổ của nạn nhân.
Bẻ ngón tay nghe rốp rốp có gì hại không?
- Bẻ các khớp ngón tay (knuckles) kêu rốp rốp không thể nào gây ra viêm khớp (arthritis) như thiên hạ thường hay tưởng.
- Cái hại có thể xảy ra nếu có tật hay làm cái món này quá thường xuyên là các dây chằng (ligament) quanh khớp bị giãn, vì vậy các ngón tay trở nên yếu đi lúc cần nắm đồ vật. Tiếng kêu rốp rốp là do các bọt nước trong khớp bị vỡ ra khi chúng ta bẻ ngón tay.
Nín tiểu có làm bể bọng đái không?
- Không. Vì cơ thể có phản xạ ngăn chặn kềm bọng đái không cho nó quá căng ra và kích thích phản xạ đái (micturation reflex).
Tại sao bụng lại kêu rột rột?
- Tên khoa học gọi là borborygmi và đây là hiện tượng bình thường của sự tiêu hóa mà thôi.
- Nguyên nhân là do hoạt động của các lớp cơ vùng bao tử và vùng ruột tạo ra nhu động lúc thức ăn, nước và gas bị nhồi ép để được tống ra khỏi ruột. Có người cho rằng hiện tuợng trên là dấu hiệu của sự đói bụng, vì bụng trống nên tiếng kêu ồn ột dội ra rất lớn.
Tại sao ăn nhiều đậu hay bị "mít đặc"?
- Đậu chứa quá nhiều đường (oligosaccharides) làm cơ thể không tiêu hóa hết được. Khi vào bao tử, vi khuẩn sẽ tác động lên các đường còn dư thừa để tạo ra gas.
- Gas cũng còn có thể tạo ra lúc ăn chúng ta nuốt hơi vào bụng, gas cũng có thể thoát từ máu để thấm vô ruột và gas cũng thấy có được qua tác dụng của khí carbonic CO2 trong nước miếng với acid của dịch vị bao tử.
- Một số thực phẩm khác cũng có khuynh hướng tạo gas, chẳng hạn như: cải broccoli, brussel sprouts, cải cabbage nấu chín, bom sống (raw apple), radishes, củ hành, dưa leo, melons, cà phê, đậu phọng, cam, dâu Tây strawberries, nho và sữa.
Nguyễn Thượng Chánh
DMV