Friday
29
March
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 21884)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 12956)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16330)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32706)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28099)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21747)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22534)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19598)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

NHÂN BẢN TRONG ĐỜI TU

Sunday, May 15, 201112:00 AM(View: 103860)
Chúa Giêsu đã dạy: “Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mátthêu 5:48). Lời này Chúa mời gọi tất cả Kitô hữu: Linh mục, tu sĩ, giáo dân… phải trở nên hoàn thiện (nên thánh).

Bài gợi ý tĩnh tâm của cha Trương Đình Hiền dưới đây cũng giúp cho giáo dân áp dụng trong việc tĩnh tâm, suy niệm, cầu nguyện… để đời sống tâm linh được thăng tiến hơn.


==========

NHÂN BẢN TRONG ĐỜI TU


(Gợi ý tĩnh tâm tháng 5) Lm. Giuse Trương Đình Hiền

 

Dẫn nhập:

Để khẳng định tính chất ưu việt của đời tu cũng như đời sống “làm người” hoàn hảo của các tu sĩ, Đức Á Thánh GH Gioan-Phaolô II đã kêu gọi trong Tông Huấn “Đời Thánh Hiến” : “Cùng tất cả mọi người nam nữ muốn nghe tôi, tôi ao ước gửi đến một lời mời gọi : xin hãy tìm kiếm những con đường đưa đến Thiên Chúa hằng sống và chân thật, đặc biệt theo những đường lối mà đời thánh hiến đã vạch ra. Những người được thánh hiến chứng minh rằng “bất cứ ai theo Chúa Kitô, Con Người hoàn hảo, thì kẻ ấy cũng sẽ trở nên người hoàn hảo” (ĐTH số 108).

Nhưng, có đúng thực các tu sĩ luôn là những “người hoàn hảo” ?

Để trả lời cho vấn nạn đó, chúng ta thử đọc lại một tài liệu được ghi trong tập sách “Giáo dục nhân bản” của lm. F.X Nguyễn Hữu Tấn, Gs ĐCV Sài Gòn :

“Trong khoá họp của các phụ trách Dòng Nữ Miền Trung vào tháng 9 năm 1967, khi bàn đến vấn đề huấn luyện, người ta có đặt ra những câu hỏi thảo luận :

1. Phải chăng ngày nay chúng ta có phần nào lơ đãng trong việc thực hành các nhân đức tự nhiên như là : công bằng, trung thực, trung thành với lời hứa, lịch sự, vô tư…?

2. Phải chăng chính sự lơ đãng đó đưa tới sự thiếu tinh thần tu trì hiện nay?

3. Phải chăng đó là một sự quên lãng, rằng tự nhiên có ảnh hưởng tới siêu nhiên?

Rồi bản đúc kết được ghi nhận theo từng câu hỏi :

1. Quả là có như thế. Và đó là một thực tại đáng buồn.

2. Đó là điều không còn nghi ngờ gì. Tinh thần tu hành không thể phát sinh trong một tâm hồn quanh quéo, bất công, đầy hiềm thù chống đối và từ chối mọi vẻ trang nhã. Ân sủng không phá huỷ thiên nhiên nhưng là nâng cao. Dĩ nhiên là một người có bản nhiên tốt thì dễ ăn sâu vào cuộc sống tu hành.

3. Đó không là một sự quên lãng mà là một sự khinh thường.

Như vậy, để trở nên một người tu sĩ hoàn hảo, chúng ta phải trở lại với “nguyên tắc vàng” mà cha bề trên Lành (Albert Delagnes) đã nhắn nhủ các chủng sinh :

“Các con muốn trở thành linh mục thánh thiện, trước tiên các con phải lo rèn luyện nên người lương thiện (honnête homme), trên cơ sở vững chắc ấy các con nỗ lực xây dựng con người Kitô hữu đạo đức (bon chrétien), rồi từ đó các con mới có triển vọng trở thành linh mục thánh đức (saint prêtre).

Chúng ta có thể thay hai từ “linh mục” bằng hai từ “tu sĩ” mà chắc chắn nội dung ý nghĩa sẽ không có gì thay đổi.

Câu chuyện của chúng ta hôm nay xin dừng lại ở bước đầu “người lương thiện” ; nói cách khác, phải huấn luyện “đời sống làm người”, đời sống nhân bản, như là một cơ sở nền tảng để xây dựng con người trưởng thành trong Đức Kitô, theo như cách quả quyết của Aldous Huxley : “Làm một người đầy đủ, điều hoà là một việc khó khăn, nhưng đó là công việc duy nhất của chúng ta. Người ta chỉ xin chúng ta một điều duy nhất nên một người : Một người, anh nghe rõ”

I. TÌM HIỂU ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN

Để xem thử con người ngày nay quan niệm nhân bản thế nào, xin được giới thiệu bài viết sau đây của blog Góc Phố đăng ngày 16/5/2009 :

Nhân Bản ! Bài học đầu tiên

Ngày Góc phố còn là học sinh cấp hai , Góc phố có được tham gia vào một nhóm gọi tắt là TSC .Bài học đầu tiên Góc Phố được học đó là " Nhân bản ".

- Vậy Nhân Bản là gì ?

Góc phố xin chia sẻ cùng các bạn hôm nay một chút về vấn đề này chắc rằng nó không xa lạ, nhưng nhiều người vẫn chưa nghĩ đến.

Trong tiếng Việt, những từ Hán Việt có chữ NHÂN bắt nguồn từ ba chữ NHÂN khác nhau trong tiếng Hán:

仁 nhân đạo: lòng nhân đạo

人 nhân bản, nhân văn, nhân loại . Nhưng nhân loại chỉ có nghĩa là loài người.

因 phép tính nhân. Nhân bản : từ một bản gốc tạo ra nhiều bản. Ví dụ photo copi. Nhân bản vô tính là NHÂN này.

Nhân Bản được định nghĩa là lấy con người làm gốc, lấy con người làm trọng. Một khía cạnh của Nhân Bản đó là học làm người .

- Thế thì tại sao chúng ta phải học làm người ?

Một học giả đã nói rằng :" Con người sinh ra vốn đã làm người nhưng chưa phải là người thật sự, muốn làm người phải học làm người."

- Vậy học làm người là như thế nào ?

Đó là học và tập để trở thành một con người thật sự, có trái tim biết yêu thương, biết suy nghĩ, biết làm việc và tiến tới cái gọi là Chân - Thiện - Mỹ .

Nghĩa là hướng được họ tới cái đích chân, thiện, mỹ, cái đích này cũng là cái đích tối cao của cả loài người.

chuadaydo-contentKhông riêng một lĩnh vực nào, một khía cạnh nào mà con người lại không yêu cầu tính Chân - Thiện - Mỹ các bạn có thấy vậy không ?

Có lẽ chúng ta khá cầu toàn, song chính những điều đó lại làm cho chúng ta khác với những loài động, thực vật ..v.v

Bây giờ đâu đâu cũng có sách dạy học làm người. Nào là Quà Tặng Cuộc Sống, Những Tâm Hồn Cao Cả, Đắc Nhân Tâm, Tình Yêu và Cuộc Sống v.v.

Chỉ bấy nhiêu thôi đủ thấy muốn thật sự là người không phải dễ.

Mỗi ngày, mỗi giây, mỗi việc chúng ta đều phải học. Để hoàn thiện mình hơn trong mọi lãnh vực ….

Vì kiến thức là vô tận chúng ta học mãi cũng không hết. Mỗi ngày chúng ta bổ sung một ít. Và cứ như vậy chúng ta học suốt đời cũng không hết. Không chỉ từ trường lớp mà còn có trường đời, với mọi người xung quanh.

Cuối cùng góc phố xin trích một câu chuyện để các bạn ngẫm nghĩ thêm về vấn đề : " Học làm người "

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân : “Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?” Ngài Tinh Vân bảo : “Học làm người”, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.

Thứ hai “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.

Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.

Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.

Thứ sáu “học cảm động”
. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy “học sinh tồn”.
Để sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.

Chúc bạn bè thân hữu cùng cố gắng!

II. ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ THỰC HÀNH ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN TRONG ĐỜI TU

- Tinh thần cộng đoàn
: Bản chất của Giáo Hội là “cộng đoàn tính, Giáo Hội tính, Công giáo tính”. Vì thế, điều kiện tiên quyết để sống ơn gọi tu trì chính là phải chấp nhận và hoà nhập với cộng đoàn. Một người mang não trạng “chủ nghĩa cá nhân”, luôn lấy cái tôi làm thước đo cho mọi người, không thể sống và thăng tiến trong đời sống tu trì. Tuy nhiên, sống cộng đoàn, không có nghĩa là “lẫn trốn giữa cộng đoàn để giấu đi cái bản sắc riêng và không còn một nhân vị độc đáo, bản lĩnh. Hoà nhập với cộng đoàn nhưng không để cái tôi độc đáo của mình biến tan trong đó.

- Tinh thần sẻ chia :
Luôn biết cho và nhận. Đóng kín trên cái tôi với một lối sống ích kỷ sẽ làm nghèo nàn và xói mòn nhân cách. Chia sẻ và đón nhận sẽ giúp sống và sống phong phú cũng như có thêm nhiều điều kiện và kinh nghiệm để thăng tiến. Sẻ chia cũng đồng nghĩa với cởi mở, cảm thông, yêu thương và phục vụ (serviable).

- Chấp nhận và tôn trọng đời sống cá nhân : Cộng đoàn là một tập thể bao gồm “bá nhân bá tánh”; do đó, luôn biết mở lòng để lắng nghe và chấp nhận những khác biệt. Áp đặt ý muốn, lập trường và quan niệm của riêng mình lên kẻ khác là một điều ngược lại với tính nhân văn. Điều đó cũng có nghĩa luôn biết tôn trọng đời sống cá nhân của người khác, kính trọng những “mầu nhiệm” riêng tư mà chỉ một mình Thiên Chúa mới thấu hiểu. Bất cần và lãnh đạm đối với những khó khăn hay khổ đau của người khác là một điều đáng trách cũng giống như sự xoi mói, xúc phạm đến những “không gian nội tâm” sâu kín của người khác.

- Sự biểu hiện nhân bản từ những nhỏ nhặt đời thường : Để biểu hiện và thực hành những đức tính và chiều kích nhân bản trên, đời sống luôn phải toát ra một sự hoà hợp từ những biểu hiện bên ngoài : trang phục, cử chỉ, lời ăn tiếng nói… Tất cả đều phải mang “dáng đứng’ của sự trang nhã, lịch sự, tôn kính, thân thương, tế nhị… Một cuộc sống mà ở bất cứ nơi nào, từ nhà cơm tới nhà nguyện, từ phòng đọc sách tới toiltte, từ lúc hội họp đến chỗ nghỉ ngơi… đều toát lên một bầu khí tươi vui, hoà thuận, kính trọng, trang nhã… chắc chắn sẽ mang lại một cuộc sống tu trì hạnh phúc và được thăng tiến.

Kết : Để kết thúc bài chia sẻ hôm nay, xin mượn lời của ĐGH Piô XII nói với các cha dòng Cát Minh, nhân ngày kỷ niệm 25 năm thành lập học viện quốc tế của Dòng tại Rôma :

“Trong khi chờ đợi con người tu sĩ trẻ trở nên thành viên có nhân đức sáng ngời, thì họ phải luyện tập trở thành con người hoàn hảo trong những công tác thường nhật : vì làm sao con người có thể trèo lên tận đỉnh núi, nếu dưới đồng bằng họ đi chưa vững ? Vậy ước mong rằng vị tu sĩ rèn luyện và biểu dương qua cuộc sống một nghị lực thích ứng với tha nhân và tương quan xã hội, một thái độ cởi mở, một bộ điệu nhu mì, một tâm hồn trung thực và cũng ước mong rằng vị tu sĩ ấy tuân giữ lời hứa, làm chủ các ngôn hành của mình, biết kính trọng mọi người, giữ đức công bình, giữ đức nhẫn nhục…”

Ước mong sao tất cả chúng ta đều đã có được những “bước chân vững chắc ở dưới đồng bằng”, đó chính mà một cuộc sống “làm người hoàn hảo”, một “honnête homme”, để trên nền tảng vững chắc đó, chúng ta là những kẻ thuộc trọn về Thiên Chúa trong đời sống thánh hiến.
(View: 11283)
1.Vật gì sắc bén nhất? Đó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim của người khác. 2. Nơi nào xa nhất? Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu có cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
(View: 25780)
Còn bao lâu nữa ! Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi. Số đông biến mất đâu rồi; Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn. Đếm kỹ còn mấy trăm tuần; Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau? Thôi thì còn lại ngày nào; Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi. Khác biệt gì cũng thế thôi; Mai kia nằm xuống để rồi được chi. Sao bằng ta cứ vui đi; Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa. Tay với trời cao không thấu nổi. Tuổi già mất bạn cũng mồ côi.
(View: 12404)
Chứng từ của cô Anne Sarev, thiếu nữ công giáo người Pháp, về sự trợ giúp hữu hiệu của Thánh Cả Giuse. … Năm ấy tôi bị thất nghiệp, nghèo xơ nghèo xác, nghèo rớt mồng tơi. Một ngày, tôi nhận hóa đơn tiền điện: 1200 quan, tương đương với khoảng 240 mỹ kim! Thật là món tiền khổng lồ đối với người không một đồng xu dính túi như tôi!
(View: 11359)
Sau chiến tranh, anh ta bị bắt và bị kết án tử hình. Anh viết thư cho Đức Giáo Hoàng Piô 12 để xưng thú các tội ác mình đã phạm và đặc biệt xin Ngài tha thứ cho anh tội đã tấn công vào Vương Cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành.
(View: 11763)
1. Sống ở trên đời, mỗi người chúng ta chỉ là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì của ta đều là của Chúa. Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc? Tại sao tôi không có tài hội hoạ, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngôn ngữ Trịnh công Sơn tất cả những thứ đó chỉ "ở trọ" nơi ta.
(View: 11265)
"Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng: "Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay toả ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhoà.
(View: 15367)
• Tôi có tôn trọng sự trinh khiết của người tình không? • Tôi có cho phép con cái hay người dưới quyền làm những hành động này không? • Tôi có dùng những danh từ hay kể chuyện không đứng đắn không? • Tôi có thích nghe những câu chuyện thiếu đứng đắng không? • Tôi có khoe khoang về tội lỗi của tôi không? • Tôi có phạm tội thiếu trong sạch không? • Tôi có say sưa rượu chè không?
(View: 20791)
Nếu như chúng ta rải khắp nơi hạt giống "nguyền rủa" thì chúng ta sẽ thu hoạch được "nguyền rủa" . Còn nếu chúng ta rải khắp nơi hạt giống "chúc phúc" thì đương nhiên thứ mà chúng ta thu hoạch được sẽ là "chúc phúc"!
(View: 14898)
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy?”, nhưng rồi ông lại thấy vui: “Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi”. Ông tiếp tục tự vấn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?”, và ông than thở: “Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi”. Lạ thay, cát bụi mà đôi khi cũng cảm thấy “mệt nhoài”!
(View: 14150)
Tranh cãi với khách hàng .....bạn thắng.....khách hàng đi mất ! Tranh cãi với đồng nghiệp....bạn thắng...đồng nghiệp xa dần ! Tranh cãi với người thân ....bạn thắng....tình thân biến mất ! Tranh cãi với bạn hữu....bạn thắng....bạn hữu dần xa !
(View: 16739)
Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: "Bạn hãy chứng minh bạn khổ." Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm 'bán mặt cho đất – bán lưng cho trời'. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!... Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!... Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!...
(View: 24833)
1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái. 2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp. 3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên. 4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.
(View: 18648)
Tha thứ và quên đi là một trong những điều khó thực hiện nhất đối với một người. Nhưng mỗi khi chúng ta dâng những nỗi đau của chúng ta lên Thiên Chúa và nói: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy giữ lấy. Con không muốn giữ nữa, con chán nó lắm rồi”, Ngài sẽ đắp lên vết thương, lên những tổn thương, những đau đớn của chúng ta bằng tình yêu của Ngài và làm cho chúng ta khoẻ mạnh trở lại. Thiên Chúa hiểu rõ mọi hoàn cảnh và trái tim của mỗi người. Có lẽ chúng ta không thể nào hiểu được tại sao ai đó lại xử sự theo cách này, hoặc tại sao họ lại làm điều như thế đối với chúng ta, nhưng không cần phải hiểu, chỉ cần tha thứ. Tuy nhiên, việc tha thứ thường rất khó; nó không thể đến một cách tự nhiên. Đó là lý do tại sao Chúa nói chúng ta cần Ngài trợ giúp để có thể làm được điều ấy. Chúng ta có được tình yêu và sự khoan dung từ Chúa để có thể tha thứ.
(View: 18338)
Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du Cuộc đời ơi ! mây trôi qua cửa Nắm tay nhau ta về chốn hư không.....
(View: 15780)
Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa. Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hàng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá. Dang Thanh Gia 1
(View: 32212)
Có câu: “Không ai giận một người đang cười” Hãy tập mỉm cười, trở về với niềm vui, và lan tỏa ra xung quanh. Nụ cười luôn giúp bạn vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn. 3. HÀNH ĐỘNG Hãy hiểu rõ điều mình muốn, và những gì mình cần làm. Hãy làm hết sức và vui vẻ đón nhận kết quả. Chừng nào còn sống, bạn luôn có thể làm lại từ đầu.
(View: 15659)
Hôm 20/09/2000, Antonio Mancuso đã chính thức đến trình diện tại một dòng tu ở Milan, bắt đầu cuộc đời một tu sĩ. Antonio cho biết anh đã thấy mình có ơn gọi linh mục từ ngày còn là cậu bé giúp lễ, đã suy nghĩ trong bao năm về vấn đề này và trằn trọc rất nhiều sau khi theo dõi các bài thuyết giảng của Đức Thánh Cha trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15.
(View: 24863)
Cha Gabriele Bove thành Campobasso làm chứng: - Một trong những lý do khiến Cha thánh Pio luôn khẩn cầu sự giúp đỡ và nhận được sự bảo trợ đặc biệt của Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đó là ngài xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae gìn giữ khỏi rơi vào cạm bẫy của tội kiêu ngạo. Cha Pio tha thiết xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trợ giúp cách riêng để có thể luôn luôn sống trong sự khiêm tốn giữa bao ân huệ khác thường mà THIÊN CHÚA tuôn đổ trên ngài.