Chúa bảo: "Đừng xét đoán và các ngươi sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán" (Mt.7; Lc.6,37). Mặc khác, Chúa lại bảo: "Ta đặt ngươi làm người lính canh..." (Ed.33,7-9). Vậy nghĩa là sao? Không được xét đoán mà lại làm lính canh, thì phải làm sao đây?
Trong vấn đề này, thì ta phải hiểu là: ta không được giành quyền ngồi ngai Thiên Chúa mà xét xử người khác. Bởi vì:
Bởi vậy, đừng bao giờ tự mãn mình hơn người khác: "Tôi không như ai đâu!". Và cũng vì tự mãn mà ta dễ dàng khinh miệt người khác: "Nó hả? Chẳng ra làm sao!".
Vậy muốn thực hiện câu Chúa bảo: "Làm lính canh và đừng xét đoán", thì ta phải:
Trong vấn đề này, thì ta phải hiểu là: ta không được giành quyền ngồi ngai Thiên Chúa mà xét xử người khác. Bởi vì:
- Ta không thể biết hết về họ: "Người ta nhìn bề ngoài, Thiên Chúa nhìn tận đáy lòng" (1Sm.16,7).
- Ta được hơn họ là bởi Chúa ban cho ta: "Không ai có thể lãnh nhận ơn gì, mà không do Thiên Chúa ban cho" (Ga.3,27).
- Chính Chúa là chủ của họ: "..... mặc chủ của nó, Chúa có đủ quyền làm cho nó đứng vững" (Rm.14,4).
- Về mặt giác quan: khi ta nhìn sự việc dù ở góc độ nào, thì cũng có sự sai suất rất lớn. Ví dụ: Tôi vẽ hai đường song song (//), rồi chấm một điểm trong hai đường song song (//) đó, và từ điểm ấy tôi nối với hai đường song song (//), chắc chắn tôi nhìn vào, sẽ thấy hai đường song song (//) không còn song song nữa, mà bị võng, dù thực tế nó vẫn song song (//).
Bởi vậy, đừng bao giờ tự mãn mình hơn người khác: "Tôi không như ai đâu!". Và cũng vì tự mãn mà ta dễ dàng khinh miệt người khác: "Nó hả? Chẳng ra làm sao!".
Vậy muốn thực hiện câu Chúa bảo: "Làm lính canh và đừng xét đoán", thì ta phải:
- Làm cho Lời Chúa ngự trong tâm hồn ta thật dồi dào. Thánh Phaolô nói: "Nguyện cho Lời Đức Kitô ngự nơi anh em thật dồi dào phong phú, để anh em được khôn ngoan mà sửa dạy nhau" (Cl.3,16).
- Kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể: Thánh Phaolô nói: "Thân xác chết dở này mặc lấy sự trường sinh bất tử là Chúa Giêsu Phục Sinh" (1Cr.15,54). Mà khi có Chúa ở cùng thì Chúa nói chứ không phải là ta nói nữa (x Gl.2,20).
- Bắt chước Chúa Giêsu: "Làm rồi mới dạy" (Cv.1,1).
- Khi ta lỗi lầm, thì khiêm tốn xin lỗi người mình sửa dạy. Ví dụ: Người Bố nghiện rượu, nhưng lại dạy con đừng uống rượu, thì Bố phải xin lỗi con: "Bố đã không làm gương sáng cho con, Bố hối hận, con cầu nguyện cho Bố sớm bỏ rượu, Bố muốn con hơn Bố là đừng uống rượu".