Những người mập sụt cân nhanh hơn những người gầy và hể càng họat-động nhiều thì sự sụt cân càng chóng. Nhưng hể thời gian nhịn ăn càng dài thì sự sụt cân càng ngày càng chậm bớt lại.
Trong 2,3 ngày đầu nhịn ăn, có người sụt đến 2, 3 kg trong 1 ngày, nhưng sự sụt cân này không phải vì tiêu-hao thịt mà phần lớn là do thực-phẩm và phân trong dạ-dày và ruột được tống-thải ra mà không được thay-thế.
Sự sụt cân chóng trong lúc nhịn ăn biểu-thị một tình-trạng suy-nhược các mô. Những người mập nước thịt mềm, nhão sụt cân nhanh hơn những người thịt chắc, cứng. Nhiều yếu-tố chi-phối sự sụt cân của người nhịn ăn : Những người bệnh mập thường mất nhiều mỡ hơn những người gầy, những người nóng nảy đa-cảm mất cân nhanh hơn những người bình-tỉnh, có tinh-thần điều-hòa; những người thỏai-mái, nghĩ-ngơi chậm sụt cân hơn những người thần-kinh căng thẳng hoặc hoạt-động nhiều. Có sự tương quan giữa tình-trạng các mô và sự sụt cân. Những người uống nước nhiều trong lúc nhịn ăn thì thấy sức nặng không xuống mấy vì các mô chứa giử một số nước.
Một người nhịn ăn những ngày đầu có thể sụt 1, 2 kg nhưng những ngày sau có khi chỉ mất độ 125gr vào ngày thứ 25 hoặc 30.
Thường-thường đàn-bà tương đối chậm sụt cân hơn đàn ông vì sự biến-dưỡng thấp hơn.
Người ta nói rằng 1 người có thể mất 40% số cân trung bình mà không nguy-hại gì cho sinh-mạng và sức-khỏe ; trên thực tế nhiều người bệnh còn mất nhiều hơn thế nữa mà vẫn không hề-hấn gì. Bác sĩ Dewey nhấn mạnh về điểm “nếu cái chết đến trước khi tình-trạng chỉ còn da bọc xương thì cái chết đó là do sự già cổi hay một hình thức khác của bệnh tật hay nội-thương chứ không phải là gì nhịn ăn”. Bác sĩ Hazzard và Carrington cũng ơn là hết lòng bênh-vực ý-kiến trên. Tuy nhiên có nhiều trường hợp trẻ con mất trên 20% sức nặng trung bình đã nguy đến sinh-mạng.
Có người vì uống nhiều nước quá lại lên cân trong lúc nhịn ăn.
Có nhiều người sợ nhịn ăn thì sinh ra ho lao, họ nghĩ rằng nhịn ăn gầy đi thì dễ sinh bệnh lao. Lập luận trên là vô căn-cứ và giải thích sai-lầm vì sự gầy-gò nơi bệnh-lao không phải là nguyên nhân của bệnh mà là hậu-quả của bệnh ấy.
Sự
mất cân hều như là điều cần-thiết cho sự hồi phục của các căn bệnh cấp-tính và
thiên-nhiên giúp vào sự làm gầy người trong những bệnh cấp-tính mặc dù người bệnh
có ăn uống nhiều bao nhiêu đi nữa. Thật vậy, một người mắc bệnh thương-hàn mà ăn uống như thường còn sụt
cân và mất sức nhanh chóng hơn là mắc bệnh thương-hàn mà nhịn ăn. Gầy ốm trong
sự nhịn ăn là dấu hiệu tốt đẹp của sự mềm-mại dẽo dai của các tế-bào, do đó có
thể thấy rõ khả-năng cải-tạo của tế-bào. Những bệnh nhân trong lúc nhịn ăn mà gấy
ít, gầy một cách khó khăn là những người rất dễ mắc chứng nghanh-hóa các tổ-chức
trong cơ-thể : đó là dấu hiệu đặc thù một sự già-cổi tai-hại của các cơ-quan
không còn khả-năng làm non trẻ lại được nữa.
Trích sách Tuyệt thực đi về đâu (PP Ohsawa)