Thursday
3
October
2024
(View: 9164)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10747)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10267)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8880)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

TRIỆU-CHỨNG-HỌC TRONG PHÉP NHỊN ĂN

Sunday, June 26, 201112:00 AM(View: 24079)

 

Triệu-chứng chủ-quan : Người ta thường nghĩa rằng nhịn ăn đôi ba bữa là sinh ra chóng mặt, yếu-đuối và đôi khi đau-đớn ở bụng trên …

Mạch : Mạch thay đổi rất nhiều trong thời gian nhịn ăn có thể thình-lình mỗi phúat đập 120 nhịp hoặc có khi lại xuống con 40 nhịp. Thông-thường mạch tăng lúc bắt đầu nhịn ăn rồi một hai ngày sau thì hạ xuống. Trong những trường hợp kinh-niên mà người bệnh butterfly-contentphải nằm liệt giường trong thời kỳ nhịn ăn, nhịp mach sau khi tạm thời tăng lên lại sụt xuống độ 48 hay 40 nhịp như vậy độ một hai hôm rồi trở lên 60 nhịp cho đến khi ăn uống trở lại.

Nhận xét nhiều trường hợp tim yếu qua một thời gian nhịn ăn để trở nên mạnh –mẽ, hồi phục nên có thể kết-luận một cách chính-xác rằng những trạng thái tim đập mạnh, nhanh hay chậm là một quá trình sửa-chữa bồi-dưỡng có ích-lợi cho cơ-thể chứ không phải là một sự lọan-động của tim do tình-trạng suy-nhược gây nên như lắm người thường nghĩ lầm. Nhịp tim cực thấp có thể nhận thấy trong những trường hợp mà người bệnh có tình-trạng sức khỏe qua suy-nhược đặc biệt là có những người trước đó thường dùng các chất kích-thích hoặc hưng-phấn. Các chất nầy một khi thiếu thì bình thường gây ra tình-trạng trì trệ các họat-động của cơ-thể mà trước đó hằng ngày vẫn được kích-thích.

Nhịp tim quá nhanh hay quá chậm đều là tình-trạng bình thường chứ không phải định-luật thông thường trong thời kỳ nhịn ăn của tất cả mọi người. Nói chung nhịp tim đập đều, mạnh và tướng quan với họat-động của cơ-thể.

Sự thèm ăn : Trong hôm đần nhịn ăn thì chưa có gì khó chịu lắm, đến ngày thứ 2 thì sự thèm ăn trở nên cần-thiết hơn nhưng đến ngày thứ 3 thì sự thèm ăn giảm xuống rất nhiều hoặc không còn thèm ăn nữa.

Từ đó cơ-thể không còn đòi hỏi thức ăn như trước mà đôi khi còn chán ghét thức ăn cho đến khi sự them ăn tự nhiên trở lại.

Smith viết : “Thực-phẩm càng kích-thích bao nhiêu cơ-thể càng đòi hỏi bấy nhiêu”. Có nhiều người bệnh than van mình cảm thấy đói bụng suốt thời kỳ nhịn ăn , thật ra cảm-giác đó chỉ là những ảo tưởng thuộc về tâm-lý hoặc những cảm-giác do sự kích-thích gây nên.

Theo bác sĩ Guelpa, thức ăn trong dạ-dày có công dụng hấp thụ và trung hòa các chất độc trong dạ-dày, trong ruột và nó xoa dịu những cảm giác trống trải, bổng-rang, bỏng-rát v.v… gây ra do một sự tự đầu độc hửu-hiệu mà người ta lầm tưởng là sự đói bụng.

Người ta có thể làm lắng dịu “cảm giác đói bụng” đó bằng nhiều cách : rửa ruột, uống nước, đắp nóng bụng, chà xát trên bụng v.v… Hảy để tự hết đi không cần phải làm gì cả.

Người ta nghĩ rằng cảm giác đói có thể gây ra do sự co-bóp của dạ-dày nhưng điểm này không lấy gì làm đúng vì để ý nhận xét người ta thấy rằng người ăn chay nhịn đói giỏi hơn người ăn thịt rất nhiều một lần sự co-bóp dạ-dày của đôi bên cũng không khác nhau là mấy.

Có nhiều người “xấu máu đói” than van xót xa trong dạ-dày, bủn-rủn trong người đau lưng, sôi bụng buồn nôn, nhức đầu, chóang váng mặt mài chân tay rời rã và nhiều cảm giác bệnh-họan khác mỗi khi đến cơn đói bụng mà không kịp ăn. Những triệu chứng nầy y-hệt những cảm-giác của người ghiền á-phiện lên cơn mỗi khi thiếu thuốc. Những cảm-giác này được tạm thời xoa dịu nếu được ăn uống vào cũng như trường hợp một tách cà-phê làm lắng dịu chứng nhức đầu gây ra bởi chất cà-phê và do đó người ta suy-luận rằng ăn là luôn-luôn cần thiết cho sinh-lực. Nhưng đó là một sự lầm lớn, nếu người bệnh kiên-nhẫn nhịn ăn trong ít hôm thì sự đau khổ kia sẽ biến mất.

Bác sĩ Claunch nói rằng : “Khi người ta đói và người ta cảm thấy thỏai-mái, khoan-khóai, đó là sự đói bụng thật. Còn khi người ta đói mà người ta cảm thấy khó chịu, bị dày-vò thì đó chỉ là một sự them ăn giả-trá. Khi một người bệnh-họan bỏ một bữa ăn thường nhật thì họ cảm thấy suy-nhược đi trước khi thấy đói. Còn một người khỏe mạnh bỏ đi một bữa ăn hằng ngày thì cảm thấy đói trước khi cảm thấy bị suy-nhược.”

Sự đói chân-thật không có phụ theo một triệu chứng gì khác gì khác cả.

Lưỡi và hơi : Trong suốt thời gian nhịn ăn thì phần nhiều lưỡi có bợn nhơ rồi dần-dần giảm bớt, ban đầu ở chung quanh và ở chót lưỡi và rồi chỉ thật sạch sau khi sựthèm ăn trở lại.

Trong thời gian nhịn ăn hơi thở cũng trở nên nặng mùi và bớt dần khi cơ-thể được thanh-lọc sạch sẽ hơn và cũng chỉ trở thành sạch sẽ dịu mùi khi sự them ăn trở lại. Cơ thể càng nhiều cặn-bả , độc-tố thì hơi càng nặng mùi và lưỡi càng đóng bợn nhơ nhiều.

Nhiệt-độ : Để ý nhận xét nhiệt-độ con người trong thời kỳ nhịn ăn, chúng ta khám phá một loạt hiện-tượng nghịch thường vừa lý-thú mà cũng vừa bổ-ích. Đa số những người mắc bệnh kinh-niên nhịn ăn nhiệt-độ hầu như giử trung-bình thì nơi các bệnh cấp-tính nhiệt-độ lại sụt xuống nhưng lại tăng lên ở những người thường ngày có một nhiệt-độ dưới ức trung-bình.

Khi một người lên cơn sốt nhịn ăn thì nhiệt-độ họ không bao giờ lên cao như lúc họ có ăn uống. Điều chắc chắn là nhiệt-độ trở lại mức trung-bình nếu ta chịu tiếp-tục nhịn ăn. Trên thực-tế, trong các bệnh cấp-tính mà nhiệt-độ lên cao, cơn sốt sẽ hạ xuống một ít nếu ta s9ừng cho người bệnh ăn và sơn sốt rất ít khi tăng lên lại.

Trong các bệnh kinh-niên người nhịn ăn rất ít khi có nhiệt-độ dưới mức trung bình. Đó là một chứng cớ hiển-nhiên minh-xác giá-trị của phép nhịn ăn đối với những người bệnh này. Trong trường hợp dù các bệnh-nhân kinh-niên mà nhiệt-độ dưới mức trung bình đi nữa nhưng một khi đã áp dụng phép nhịn ăn thì nhiệt-độ cũng sẽ dần-dần trở lại mức bình thường một khi sự them ăn tự-nhiên trở lại.

Ban đầu dù cho bệnh-nhân nhiệt-độ chỉ ở 34o, 3 nhưng dần-dần nhiệt-độ sẽ lên đến 36o,8 dù thời gian nhịn ăn có kéo dài đến 40 ngày hay lâu hơn thế nữa. Thật ra thì ban đầu nhiệt-độ có chiều hạ xuống nhưng lâu dần nếu người ta cứ tiếp-tục nhịn ăn thì nhiệt-độ lại tăng lên và đạt đến mức nhiệt-độ trung-bình.

Carrington thuật lại nhiều trường hợp mà nhiệt-độ người bệnh hạ xuống dưới mức trung bình nếu người ta ăn uống nhưng lại lên được mức trung bình trong lúc nhịn ăn. Cho nên có nhiều trường hợp vì dứt ngang quá sớm sụ nhịn ăn mà nhiệt độ bị hạ một cách đột-ngột.

Vì vậy cũng chớ lấy làm lạ rằng nhiệt-độ thấp đôi khi chính là do ăn uống quá độ gây ra một sự suy-giảm sinh-lực vì thói quen ăn uống quá nhiều.

Thỉnh-thỏang có trường hợp sau một thời gian dài giử mức nhiệt-độ trung-bình, bổng thình-lình nhiệt-độ sụt xuống, ta nên để ý xem để đề-phòng trường hợp cơ-thể đi từ giai-đoạn nhịn ăn qua giai-đoạn đói ăn do sự suy-kiệt các chất dự-trữ trong người. Trong trường hợp đó ta cho dừng sự nhịn ăn và sưỡi ấm cho người bệnh bằng hơi ấm hoặc bình nước nóng thì chẵng hề có hậu-quả tai-hại vì cho người bệnh cả.

Có người đưa ý-kiến rằng hiện-tượng nhiệt-độ người bệnh từ chổ sốt trở lại mức trung-bình cũng như từ chổ lạnh tăng lên mức trung-bình là giới-hạn ta nên ngưng lại sự nhịn ăn vì đó là một minh chứng rằng nhịn ăn là một quá-trình thiên-nhiên đưa con người từ chỗ mất quân-bình đến chỗ quân-bình cho sức khỏe.

Cảm-giác Lạnh Rét-Rung : Mặc dù nhiệt-độ của người nhịn ăn giử mức trung bình trong thời gian nhịn ăn hay là có tăng lên đi nữa, người nhịn ăn thông-thường vẫn cảm thấy lạnh-lẽo dưới một khí-hậu mà thường ngày họ cho là dễ chịu. Cảm-giác lạnh đó vẫn có thể cảm thấy mặc dù nhiệt-độ trong người cao hơn mức trung bình, có nghĩa là sốt nhẹ. Cảm-giác lạnh này có lẻ do sự tuần-hòan của máu ở ngoài da giảm bớt, nói một cách khác là một sự thiếu máu ở ngòai da.

Sốt vì đói : Trong rất nhiều trường hợp, đặc biệt là nơi những người ăn uống nhiều thường xẩy ra cơn-sốt vì đói lúc mới bắt đầu nhịn ăn. Đó là một sự tăng nhiệt-độ chút ít có thể kéo dài từ một ngày hoặc nhiều ngày. Đây là một triệu chứng có tính-cách chữa bệnh, cải tạo sức-khỏe con người.

Giấc ngủ : Thông-thường thì người nhịn ăn không mấy khi ngủ quá 3,4 giờ trong 24giờ và điều nầy thường gây cho người ta tự lo-ngại. Sau đây là 3 nguyên-nhân chính của sự mất ngủ đó:

  1. Sự căng thẳng thần-kinh.
  2. Máu tuần-hòan không được điều-hòa nên đôi bàn chân thường bị lạnh nên khó ngủ. Dùng một bình nước nóng áp vào chân là có thể bổ-khuyết được điểm nầy.
  3. Người nhịn ăn không cần phải ngủ nhiều. Một khi cơ-thể được khỏe-khoắn và tinh thần thỏai-mái người ta có thể ngủ bất luận nhiều hay ít tùy theo nhu cầu của cơ thể.

Horace Fletcher có nhận xét rằng mỗi khi ông ta ăn ít lại thì ông không cần phải ngủ nhiều. Người ăn ít là người rất tỉnh ngủ. Người nhịn ăn ít ngủ thường cảm thấy trằn-trọc và đêm dài nhưng lại không mảy may mệt nhọc hay bất an do sự thiếu ngủ. Tuy họ than-van không hề chợp mắt nhưng thật ra họ ngủ rất nhiều mà không ngờ tới. Nhịn ăn cũng là phương thuốc hay để chữa lành bệnh mất ngủ.


Trích sách Tuyệt thực đi về đâu (PP Ohsawa)

(View: 24001)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
(View: 13943)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
(View: 17335)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
(View: 33780)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
(View: 29110)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 16894)
uống đều đặn aspirin bảo vệ một phần nào chống sa sút trí tuệ (dementia). Theo Tổ chức Alzheimer’s Research and Prevention Foundation thì loại huốc rẻ tiền này có thể cắt giảm rủi ro phát triển bệnh lú lẫn ( Alzheimer) với một tỷ lệ lớn không ngờ (55 phầm trăm) Trong lúc mà người dân Mỹ đang tìm cách cắt tỉa bớt chi phí về chăm sóc sức khoẻ, nhiều người đã hướng về loại thuốc cổ xưa này như là một thần dược.
(View: 13811)
Mỗi năm có khoảng 50.000 người chết vì ung-thư ruột già và 150.000 trường-hợp mới về bệnh này. Phần lớn những người bị bệnh ung-thư ruột già ở tuổi 50, và 20% có bố mẹ, anh chị em, ông bà hay chú bác cô dì đã mắc phải bệnh này. Tại Hoa kỳ người da đen có tỉ-lệ bị bệnh ung-thư ruột già cao nhất ở bất cứ nhóm tuổi nào.
(View: 13434)
Giáo-sư Kurth nói “Các kết quả thâu lượm đươc gợi ý là asprin có thể làm chậm sự phát-triển của bệnh hen đối với người lớn”. Khả năng này của aspirin có thể là do tính- chất chống viêmcủa thuốc.
(View: 14418)
aspirin giảm rủi ro tử vong về ung thư xuống được 15 phần trăm--lợi ích này rõ thấy đối với những người uống aspirin với liều lượng cao (300mg/ngảy) trong ba năm hoặc với liều lượng thấp hơn (300mg/ngày) trong năm năm
(View: 15451)
Mỗi năm có hai thời điểm dễ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đó là tháng cực lạnh hay cực nóng. Những năm có mùa đông với nhiều đợt lạnh kéo dài, số bệnh nhân nội trú tại viện tăng cao, tỷ lệ tử vong cũng tăng. Thời tiết lạnh sâu thường khiến sức đề kháng giảm, tinh thần dễ trầm cảm, trao đổi chất chậm. Thời tiết nắng nóng kéo dài lại dễ gây các bệnh lý tiêu hóa, tim mạch (trời nóng dễ mất nước, không bù đủ nước, máu có thể bị cô đặc lại tăng gánh nặng cho tim và dòng máu khó lưu thông).