Khi người mà bạn yêu thương qua đời, thế giới quanh bạn như sụp đổ. Cuộc sống này xem
chừng hết sức bất công với bạn. Nỗi trống trải trong tâm hồn dường như đang nuốt chửng , bạn vẫn đinh ninh rằng người bạn yêu thương lúc nào cũng ở bên cạnh bạn mãi mãi, và mọi việc lúc nào cũng diễn biến tốt đẹp, giờ đây, mọi thứ không còn như xưa nữa.
1. Vượt qua
Những điều kinh khủng đang tồn tại trong lòng bạn hiện giờ - buồn bã, có lẽ là cảm giác tội lỗi hay điên loạn - được biết đến như những biểu hiện khác nhau của sự đau buồn. Đau buồn là một lẽ tự nhiên, nhưng quá trình đau buồn chỉ xuất hiện sau khi bạn mất đi một người hoặc một thứ gì đó thật sự quan trọng với bạn. Thực tế không có một phương pháp tối ưu nào để đối mặt với nỗi đau, cũng không thể xác định thời gian khi nào nỗi đau sẽ nguôi ngoai. Nhưng có một số giải pháp tích cực mà bạn có thể áp dụng để giúp mình hàn gắn vết thương và tìm ra sức mạnh cần thiết để thấy khá hơn từng ngày.
2. Hãy kiên nhẫn với bản thân mình
Cõ lẽ chẳng bao giờ bạn tưởng tượng nổi mình có thể vui vẻ trở lại. Trong lúc ấy, mọi người lại cứ bảo là "bạn vẫn phải tiếp tục cuộc sống của mình".
Họ có ý tốt, nhưng có thể bạn chưa sẵn sàng làm theo những lời khuyên như vậy. Hãy yêu cầu họ kiên nhẫn hơn với bạn, và bạn cũng nên kiên nhẫn hơn với chính mình. Nói với mọi người những gì bạn cần ở họ ngay lúc này - lắng nghe, chia sẽ những kỷ niệm về người đã khuất, hoặc chỉ ở bên cạnh bạn, vì bạn.
Không ai có thể đoán trước thời gian đau buồn kéo dài bao lâu trong từng trường hợp cụ thể. Nhưng một ngày nào đó, dù tin hay không, bạn cũng sẽ không muốn níu giữ nỗi đau đó lâu hơn nữa. Dần dần, bạn sẽ có thể chấp nhận những gì đã xảy ra và rời xa nỗi đau đớn của mình.
3. Chấp nhận những cảm xúc của bạn
Phần đông khóc, thể hiện sự đau buồn . Đôi khi cũng nên viết một lá thư với những lời cầu chúc tốt đẹp cho người thân yêu đã khuất. Chuyển suy nghĩ thành từ ngữ có thể giúp giảm nhẹ nỗi đau trong tim bạn.
Khi thực hiện điều này, có thể bạn sẽ ngạc nhiên trước những suy nghĩ của mình. Có khi bạn tự hỏi tại sao mình vẫn còn tồn tại trong khi người thân yêu của mình đã vĩnh viễn ra đi. Đôi khi bạn nghĩ đến cái chết .... và bạn sẽ thấy tức giận bản thân mình vì đã không dành nhiều thời gian cho người bạn yêu thương. Cũng có khi bạn thấy tức giận người đã khuất nỡ bỏ mình mà đi, hay giận vào Chúa , Phật,Trời .....Tại sao Người đã để điều đó xảy ra.
Đây là những phản ứng tự nhiên. Hãy dịu dàng với bản thân thay vì chỉ trích các phản ứng của mình. Cuộc sống của bạn đã có đủ đau khổ, nên đừng bắt mình phải chịu đựng thêm nữa.
Ngoài ra có một số người không thể bày tỏ cãm xúc, sự đau buồn cho bất cứ ai, cố gắng vượt qua nổi đau mất mát bằng đời sống thường nhật, luôn thường tìm đến nơi thinh lặng, cam chịu ... hãy tôn trọng khoảng thời gian, không gian này, lúc này đây chỉ có tình yêu chân thành, sự quan tâm đúng mức, nghiã cử nhân hậu chấp nhận của người thân mới vực họ đứng dậy sau khủng hoảng mất mát.
4. Tìm đến những người mà bạn tin tưởng
Cô đơn là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của sự đau khổ. Dường như không có ai có thể hiểu được nỗi đau của bạn to lớn đến dường nào, nên bạn giấu mình trong đau khổ.
Đừng quẩn quanh trong 4 bức tường và để cho nỗi đau như vết dao cứa sâu vào tâm hồn cũng không giúp nguôi đi kỷ niệm về người đã khuất.
“Cái chết chính là chìa khóa để mở ra một cuộc sống mới” - Taneha
“Trong bóng tối, bằng sự chăm sóc và nuôi dưỡng, hạt giống bé nhỏ của niềm hy vọng nảy mầm một cuộc sống mới”.
Tìm ra người nào đó để trò chuyện, chia sẽ, nỗi đau sẽ dễ dàng nguôi ngoai hơn. Người bạn đời , anh chị em , bằng hữu , người bà con ....... Cha xứ, thầy tu, mục sư hay giáo sĩ thì thế nào? Thông thường người hiểu ta nhất chính là những người từng trải qua nỗi đau mất mác tương tự như mình.
5. Lập ra những kế hoạch nho nhỏ cho bản thân
Vượt qua nỗi đau khổ cần rất nhiều nỗ lực. Có thể bạn cảm thấy không thoải mái khi trở về nếp sinh hoạt bình thường, nhưng việc đó sẽ giúp ích rất nhiều.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình là mỗi ngày lập ra một mục tiêu nho nhỏ. Khi bạn cố gắng hoàn thành mục tiêu của mình, bạn sẽ từ từ rời xa nỗi buồn đau, hơn là cho phép nó chế ngự mình. Làm việc gì đó giúp ích cho người khác cũng là một cách tốt để buộc mình phải quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.
“Đừng để chuỗi ngày u ám làm phiền lòng bạn, dù cuộc sống đem đến cho ta bất kỳ thử thách nào đi nữa, hãy nhìn về phía mặt trời, và dang rộng đôi cánh của bạn” - Heidi
6. Hướng về tương lai
Đặt niềm tin vào bản thân rằng bạn từ từ sẽ điều chỉnh được cuộc sống của mình khi không còn người mà bạn vô cùng yêu thương nữa. Bạn hoàn toàn không bao giờ có thể quên người ấy. Người ấy sẽ luôn luôn hiện hữu trong tâm trí của bạn. Và những dịp sinh nhật hoặc những ngày lễ đặc biệt trong năm cũng sẽ cực kì khó khăn. Nhưng dần dần bạn sẽ có thể vượt qua, một ngày không còn cảm thấy đau lòng, sau đó là một tuần hay một tháng.
Thời gian trôi qua cùng với nhiều nỗ lực, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, đánh giá sâu sắc hơn về cuộc sống mà mình hằng tin tưởng. Cuối cùng, bạn sẽ trở lại vui vẻ và tìm lại cuộc sống trọn vẹn, lưu giữ những kỷ niệm về người thân yêu trong trái tim mình mãi mãi.
1. Vượt qua
Những điều kinh khủng đang tồn tại trong lòng bạn hiện giờ - buồn bã, có lẽ là cảm giác tội lỗi hay điên loạn - được biết đến như những biểu hiện khác nhau của sự đau buồn. Đau buồn là một lẽ tự nhiên, nhưng quá trình đau buồn chỉ xuất hiện sau khi bạn mất đi một người hoặc một thứ gì đó thật sự quan trọng với bạn. Thực tế không có một phương pháp tối ưu nào để đối mặt với nỗi đau, cũng không thể xác định thời gian khi nào nỗi đau sẽ nguôi ngoai. Nhưng có một số giải pháp tích cực mà bạn có thể áp dụng để giúp mình hàn gắn vết thương và tìm ra sức mạnh cần thiết để thấy khá hơn từng ngày.
2. Hãy kiên nhẫn với bản thân mình
Cõ lẽ chẳng bao giờ bạn tưởng tượng nổi mình có thể vui vẻ trở lại. Trong lúc ấy, mọi người lại cứ bảo là "bạn vẫn phải tiếp tục cuộc sống của mình".
Họ có ý tốt, nhưng có thể bạn chưa sẵn sàng làm theo những lời khuyên như vậy. Hãy yêu cầu họ kiên nhẫn hơn với bạn, và bạn cũng nên kiên nhẫn hơn với chính mình. Nói với mọi người những gì bạn cần ở họ ngay lúc này - lắng nghe, chia sẽ những kỷ niệm về người đã khuất, hoặc chỉ ở bên cạnh bạn, vì bạn.
Không ai có thể đoán trước thời gian đau buồn kéo dài bao lâu trong từng trường hợp cụ thể. Nhưng một ngày nào đó, dù tin hay không, bạn cũng sẽ không muốn níu giữ nỗi đau đó lâu hơn nữa. Dần dần, bạn sẽ có thể chấp nhận những gì đã xảy ra và rời xa nỗi đau đớn của mình.
3. Chấp nhận những cảm xúc của bạn
Phần đông khóc, thể hiện sự đau buồn . Đôi khi cũng nên viết một lá thư với những lời cầu chúc tốt đẹp cho người thân yêu đã khuất. Chuyển suy nghĩ thành từ ngữ có thể giúp giảm nhẹ nỗi đau trong tim bạn.
Khi thực hiện điều này, có thể bạn sẽ ngạc nhiên trước những suy nghĩ của mình. Có khi bạn tự hỏi tại sao mình vẫn còn tồn tại trong khi người thân yêu của mình đã vĩnh viễn ra đi. Đôi khi bạn nghĩ đến cái chết .... và bạn sẽ thấy tức giận bản thân mình vì đã không dành nhiều thời gian cho người bạn yêu thương. Cũng có khi bạn thấy tức giận người đã khuất nỡ bỏ mình mà đi, hay giận vào Chúa , Phật,Trời .....Tại sao Người đã để điều đó xảy ra.
Đây là những phản ứng tự nhiên. Hãy dịu dàng với bản thân thay vì chỉ trích các phản ứng của mình. Cuộc sống của bạn đã có đủ đau khổ, nên đừng bắt mình phải chịu đựng thêm nữa.
Ngoài ra có một số người không thể bày tỏ cãm xúc, sự đau buồn cho bất cứ ai, cố gắng vượt qua nổi đau mất mát bằng đời sống thường nhật, luôn thường tìm đến nơi thinh lặng, cam chịu ... hãy tôn trọng khoảng thời gian, không gian này, lúc này đây chỉ có tình yêu chân thành, sự quan tâm đúng mức, nghiã cử nhân hậu chấp nhận của người thân mới vực họ đứng dậy sau khủng hoảng mất mát.
4. Tìm đến những người mà bạn tin tưởng
Cô đơn là một trong những giai đoạn khó khăn nhất của sự đau khổ. Dường như không có ai có thể hiểu được nỗi đau của bạn to lớn đến dường nào, nên bạn giấu mình trong đau khổ.
Đừng quẩn quanh trong 4 bức tường và để cho nỗi đau như vết dao cứa sâu vào tâm hồn cũng không giúp nguôi đi kỷ niệm về người đã khuất.
“Cái chết chính là chìa khóa để mở ra một cuộc sống mới” - Taneha
“Trong bóng tối, bằng sự chăm sóc và nuôi dưỡng, hạt giống bé nhỏ của niềm hy vọng nảy mầm một cuộc sống mới”.
Tìm ra người nào đó để trò chuyện, chia sẽ, nỗi đau sẽ dễ dàng nguôi ngoai hơn. Người bạn đời , anh chị em , bằng hữu , người bà con ....... Cha xứ, thầy tu, mục sư hay giáo sĩ thì thế nào? Thông thường người hiểu ta nhất chính là những người từng trải qua nỗi đau mất mác tương tự như mình.
5. Lập ra những kế hoạch nho nhỏ cho bản thân
Vượt qua nỗi đau khổ cần rất nhiều nỗ lực. Có thể bạn cảm thấy không thoải mái khi trở về nếp sinh hoạt bình thường, nhưng việc đó sẽ giúp ích rất nhiều.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho chính mình là mỗi ngày lập ra một mục tiêu nho nhỏ. Khi bạn cố gắng hoàn thành mục tiêu của mình, bạn sẽ từ từ rời xa nỗi buồn đau, hơn là cho phép nó chế ngự mình. Làm việc gì đó giúp ích cho người khác cũng là một cách tốt để buộc mình phải quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.
“Đừng để chuỗi ngày u ám làm phiền lòng bạn, dù cuộc sống đem đến cho ta bất kỳ thử thách nào đi nữa, hãy nhìn về phía mặt trời, và dang rộng đôi cánh của bạn” - Heidi
6. Hướng về tương lai
Đặt niềm tin vào bản thân rằng bạn từ từ sẽ điều chỉnh được cuộc sống của mình khi không còn người mà bạn vô cùng yêu thương nữa. Bạn hoàn toàn không bao giờ có thể quên người ấy. Người ấy sẽ luôn luôn hiện hữu trong tâm trí của bạn. Và những dịp sinh nhật hoặc những ngày lễ đặc biệt trong năm cũng sẽ cực kì khó khăn. Nhưng dần dần bạn sẽ có thể vượt qua, một ngày không còn cảm thấy đau lòng, sau đó là một tuần hay một tháng.
Thời gian trôi qua cùng với nhiều nỗ lực, bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, đánh giá sâu sắc hơn về cuộc sống mà mình hằng tin tưởng. Cuối cùng, bạn sẽ trở lại vui vẻ và tìm lại cuộc sống trọn vẹn, lưu giữ những kỷ niệm về người thân yêu trong trái tim mình mãi mãi.