Thursday
28
March
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 21880)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 12954)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16327)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32701)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28095)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21745)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22530)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19595)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Kiêu ngạo – Khiêm tốn

Saturday, December 17, 201112:00 AM(View: 100718)
Kiêu ngạo được cho là “ông tổ”của các loại tội. Adam và Eva phạm tội cũng chính vì kiêu ngạo muốn bắng Chúa như lời dụ dỗ của ma quỉ. Mối đại họa của kiêu ngạo chính là “không cần ai, không cần Chúa,” từ đó hậu quả nguy hại nhất của kiêu ngạo là sự cô đơn và tự tách mình ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa, ra khỏi sự đùm bọc của cộng đoàn và người thân.

Kiêu ngạo – quay mặt xa Thiên Chúa

Thánh Augustine gọi tội kêu ngạo là cội rễ của mọi loại tội, vì “Kiêu ngạo làm con người xa rời Thiên Chúa, Đấng là nguồn sống mà con người phải lệ thuộc thay vì tự cho mình là nguồn sống.”[1]

Theo thánh Thomas Aquinas, khi không muốn đặt mình dưới Thiên Chúa và trật tự mà Ngài đã tiền định cho mình, con người muốn tự quyết định và làm chủ lấy vận mệnh mình và nghĩ rằng tự mình có thể đạt tới viên mãn, hạnh phúc mà không cần Thiên Chúa. Như thế, Kiêu ngạo là những ước muốn trái với trật tự do Thiên Chúa tiền định. Tóm lại, “Kiêu ngạo chính là không muốn phục tùng thánh ý Thiên Chúa.”[2]
Khi quay lưng lại với Thiên Chúa là Nguồn Sáng, ta chỉ thấy cái bóng đen của ta, cái tôi ích kỷ của ta.

Lucifer đã từng là thiên thần nhưng vì chống lại Thiên Chúa; hậu quả là chúng phải xa rời Thiên Chúa, không tin vào Thiên Chúa, và mất đời sống siêu nhiên vĩnh viễn. Do mất hẵn đời sống siêu nhiên, Lucifer lấy mình làm trung tâm để phục vụ cho “tôi, tôi, và tôi.” Từ đó, Lucifer đã đặt kế hoạch riêng của mình lên trên kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa; nên không lạ gì, Lucifer đã quay mặt xa kieungao_01-large-contentThiên Chúa vĩnh viễn. Nơi Lucifer không có tình yêu, chỉ có đau khổ, cô đơn, hận thù triền miên muôn kiếp. Thiên Chúa, Đấng luôn trao ban và phục vụ, yêu thương và hiến thân cho tình yêu; ngược lại, Lucifer, kẻ chỉ lo gom góp và tích lũy, ích kỷ, cô đơn và ghen tị.

Thay vì là tham dự và chia sẻ vinh quang với Thiên Chúa như Ngài đã tiền định, Ađam và Eva bất tuân Thiên Chúa khi họ muốn bằng như Thiên Chúa. Như thế, tổ tông con người phạm tội là vì chọn mình, phục vụ mình, và tôn thờ mình thay vì là chọn Chúa, phục vụ Chúa, và tôn thờ Thiên Chúa. Thiên Chúa, Đấng mời gọi con người chia sẻ vinh quang với Ngài qua việc phụng sự Ngài; ngược lại, con người, kẻ khước từ lời mời của Thiên Chúa và chỉ ham muốn dành lấy vinh quang để phục vụ cho cá nhân mình.

Bất cần, quay mặt xa Thiên Chúa có thể được diễn đạt qua hình ảnh nguồn điện sáng và con người chúng ta. Khi chúng ta quay lưng lại với nguồn sáng ấy, chúng ta chỉ thấy cái bóng của chúng ta. Khốn thay cái bóng ấy có thể làm mờ lộ trình của chúng ta mà chúng ta không biết; cái bóng ấy cũng có thể làm mờ đi những người chúng ta gặp trên con đường. Cái bóng càng lớn, thì sự mờ tối và tầm lan rộng bóng đen càng rộng trong lộ trình ấy. Như thế, cái bóng ấy không những làm cho lộ trình của ta tối tăm, mà tệ hại hơn còn gieo sự tối tăm ấy cho người khác nữa. Đã rõ, cái tôi càng lớn, bóng đen càng dày đặc và rộng trong đời sống của ta. Vậy đó, tưởng mình là nguồn sáng, hóa ra mình chỉ là cái bóng. Vì thế, khi quay lưng lại với Thiên Chúa là Nguồn Sáng, ta chỉ thấy cái bóng đen của ta, cái tôi ích kỷ của ta; ngược lại, khi đối diện với Thiên Chúa, quay trở lại với Nguồn Sáng, ta không thấy bóng đen của ta nữa, cũng không thấy cái tôi của ta nữa, mà là sống trong Nguồn Sáng.

Theo thánh Ignatius, tội cũng đồng nghĩa với việc thiếu khả năng nhận thức ân huệ mà Thiên Chúa ban tặng cho ta. Vì thế, “Chúng ta phạm tội là vì chúng ta không nhận thức đủ về tất cả những gì Chúa đã ban cho ta.”[3]

Thực ra, Thiên Chúa yêu và tạo dựng chúng ta và muốn chúng ta chia sẻ đời sống hạnh phúc với Ngài mãi mãi. “Tất cả tạo vật là quà tặng.”[4] Chính vì vậy, đời sống Kitô hữu nên là một đời sống thoải mái, vui tươi và phó thác vì chúng ta được tạo dựng theo ý định yêu thương của Thiên Chúa. Niềm vui và sự tự tại này là quà tặng Chúa ban cho chúng ta. Bao lâu ta đặt niềm tin vào Thiên Chúa, thì bấy lâu sự bình an và vui tươi vẫn còn hiện diện trong ta. Khi ta không đặt niềm tin vào Thiên Chúa, mà là chính mình, ta chuốc lấy sự lo âu, muộn phiền. Như thế, kêu ngạo là khi ta chỉ tin vào ta, mà không tin vào Thiên Chúa. Khi con người lấy mình làm trung tâm, thay vì vào Thiên Chúa, con người không còn nhận thức đủ về sự quan phòng yêu thương của Thiên Chúa. Khi không cần Thiên Chúa và tự nhận lấy trách nhiệm và vận mạng đời mình, con người chỉ tập trung vào những dự phóng toan tính của mình, con người gặp rắc rối. Vì “là tạo vật, con người không thể là cùng đích của chính mình được; cùng đích con người ở ngoài con người…Nhưng thử hỏi có kẻ nào, có cái gì cao cả quí trọng bằng Thiên Chúa đâu, bởi ngoài Ngài, tất cả đều là tạo vật do Ngài tạo dựng nên, kém thấp thua Ngài vô cùng?”[5]

Kiêu ngạo – khép lòng với tha nhân

Trong trang đầu của sách Sáng Thế, Thiên Chúa đã tạo dựng hai người để họ sống chung như một cộng đoàn. “Con người ở một mình thì không tốt. Ta sẽ làm cho nó một trợ tá tương xứng với nó” (St 2:18). Như thế, ý định của Thiên Chúa là con người sống chung và cùng cộng tác với nhau để giúp nhau trong việc làm chủ vũ trụ. Nhưng vì kêu ngạo, con người làm một cuộc hành trình hướng về chính mình, lấy mình làm trung tâm, và muốn mọi người khác, mọi sự khác phải đáp ứng nhu cầu của mình.

~*~*~*~*~*~

Chuyện kể rằng, một người đàn ông được dẫn vào một nơi: một bên là Địa Ngục và bên kia là Thiên Đàng. Ông bước vào phòng Địa Ngục và thấy một nhóm người ngồi xung quanh với những khuôn mặt nhăn nhó, buồn thảm, và đói ăn. Ở giữa vòng tròn ấy có một nồi súp thơm phức, và trên tay mỗi người đều có mội cái muỗng dài đủ cho họ với tới nồi súp đó. Tuy nhiên, vì muỗng súp dài quá cỡ, họ không thể đưa súp vào miệng mình được. Điều đó làm họ bực mình, nhăn nhó vì họ không thấy hạnh phúc bên nồi súp. Nồi súp được dọn cho mọi người, nhưng vì mãi lo nghĩ cho mình, về mình, nên họ quên mất khả năng cùng giúp nhau thưởng thức nồi súp. Khi chỉ nghĩ đến chính mình, con người sống trong sợ sệt, bất an, tranh giành, và bế tắc như đang sống trong tình trạng địa ngục.

Rời phòng Địa Ngục, người đàn ông được thiên thần dẫn qua phòng Thiên Đàng. Tại đây, ông cũng thấy điều kiện căn phòng này cũng như phòng kia, họ cũng có nồi súp ở giữa, có muỗng dài trên tay, nhưng họ ca hát và rất vui vẻ; họ không phải nhọc mệt trong việc tìm cách đưa muỗng súp và miệng mình, vì họ dùng muỗng súp dài của mình để đút cho người khác. Như thế, khi nghĩ đến người khác, con người học biết chia sẻ, cảm thông, và như được sống trong Thiên Đàng.
Kiêu ngạo dẫn đời sống chúng ta vào một vòng xoáy tìm mọi cách để thỏa mãn cái tôi

Câu chuyện trên cho ta thấy rằng, sống trong Địa Ngục hay Thiêng Đàng là tùy thuộc vào mức độ ta nghĩ đến mình và người khác. Như thế, kiêu ngạo không chỉ là muốn bằng hoặc hơn người khác, nhưng kiêu ngạo còn được hiểu là khi con người lo nghĩ đến chính mình quá mức và lấy mình làm trung tâm. Nạn đói diễn ra ngay trong thế giới này hôm nay là hậu quả của việc chỉ nghĩ về mình quá mức mà quên đi những người xung quanh. Không tìm được bình an và khả năng làm hòa là cũng vì lấy mình làm trung tâm mà thiếu khả năng cảm thông những nỗi đau của anh em mình. Vậy đó, kiêu ngạo dẫn đời sống chúng ta vào một vòng xoáy tìm mọi cách để thỏa mãn cái tôi, nhưng khốn thay càng tìm kiếm, chúng ta càng bị cuốn vào vòng xoáy ấy; càng bị cuốn vào vòng xoáy ấy, chúng ta trở nên độc hành và không bạn hữu người thân. Như thế, kiêu ngạo dẫn con người vào một hành trình cô đơn buồn tẻ trong cuộc đời. Đúng như lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng, “Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, ai liều ghét sự sống mình nơi thế gian này, thì sẽ giữ nó cho sự sống đời đời” (Jn 12:25). Càng kiếm tìm những giá trị phù du của gian trần, tâm hồn con người không những không gặp được chúng mà còn bị cuốn vào dòng chảy nhấn chìm mình xuống sâu trong cô đơn và tuyệt vọng. Chỉ đến khi không kiếm tìm cho mình bất cứ điều gì nữa, không lấy mình làm trung tâm nữa, thì lúc ấy, con người trở về căn nguyên thật của mình và gặp được bình an tự tại.

Theo Jeff Cook, dụ ngôn Người cha nhân hậu (Lk 15:11-32) diễn tả đôi nét về tội kêu ngạo của hai người con. Cả hai người con đều chỉ lo nghĩ đến mình, đến dự phóng và toan tính của mình. Người con trưởng dù sống gần bên cha, nhưng anh ta hằng ngày chỉ lo nghĩ những kế hoạch của đời mình. Vì mải mê lo nghĩ đến tài sản giàu có của cha, vì hậm hực đứa em đã lấy tài sản phung phá, vì ghen ghét cách tiêu xài của người em, anh ta không yêu thương và chăm sóc người cha cho đúng bổn phận của người con. Anh không tin vào tình phụ tử mà người cha dành cho anh; anh nghi ngờ rằng anh sẽ không được hưởng tài sản thừa kế. Khi không tín thác đủ vào tình phụ tử, khi không hiểu nổi lòng quặn đau của người cha, khi chỉ nghĩ đến mình mà không phải là người cha, anh đã phản ứng và hạ thấp mình thành vai trò của người đầy tớ, “Cha coi, bao năm con đã hầu hạ cha.” Vì kêu ngạo nên chỉ quan tâm đến kế hoạch dự phóng của mình, anh không thấy thú vị và niềm vui khi ở trong nhà của Cha. Kêu ngạo dẫn anh đến đơn độc và buồn tẻ trong căn nhà ấm cúng của người cha. Kêu ngạo làm tấm lòng anh khép lại trước tình yêu tiền định của người cha.

Người con thứ biểu rõ thái độ “không cần cha” khi muốn ra đi theo dự phóng riêng của mình. Cũng như Eva, người con thứ tưởng rằng với chừng ấy tiền trong tay, anh có thể làm “chủ” cuộc đời mình. Khi cắn trái cấm, Eva mới biết vị cay đắng của nó và mới học biết ai mới là Chúa của mình. Cũng vậy, có tiền trong tay, người con thứ mới thấu chạm sự thất bại và hiểu được ai mới là chủ của đời mình. Tuổi trẻ tài cao, sức khỏe tiền bạc được cho như là những thứ bảo đảm cho an toàn, hạnh phúc và làm chủ vận mạng đời mình. Nhưng anh không hề biết rằng, sự sống và những phương tiện ấy đều là quà tặng mà cha anh đã trao ban cho anh một cách nhưng không. Những khả năng ấy anh không thể tự mình mà có được, nhưng là ân huệ của người cha trao tặng.
Kiêu ngạo dẫn con người vào hành trình một mình cô đơn, lẻ bóng, buồn tẻ trong cuộc đời.

Kiêu ngạo tự nhận mình có quyền sở hữu mạng sống, tài năng, của cải chắc chắn sẽ dẫn đến đại họa, chuốc lây cô đơn. Vì lo mải mê toan tính và thực hiện kế hoạch của mình, người con thứ không còn thiết nghĩ đến người cha và người anh của mình. Ngày đêm trong đầu của anh chỉ nghĩ làm cách nào để anh ta tìm thú vui, tìm an nhàn, và tìm thỏa mãn cho chính anh ta. Như thế, sự kiếm tìm và đề cao cái “tôi, tôi, và tôi” của người con thứ đã trỗi dậy rõ nét. Người cha và người anh trở thành phương tiện để giúp anh đạt được mục đích: thỏa mãn chính mình. Khi đã đạt được mục đích, anh đi riêng và không cần và cũng không bận tâm đến họ. Tóm lại, do kiêu ngạo muốn thực hiện kế hoạch riêng đời mình, người con thứ đã đánh mất căn tính, phẩm giá, và chuốc lấy cô đơn đại bại trong hành trình của mình. Như thế, kiêu ngạo dẫn con người vào hành trình một mình cô đơn, lẻ bóng, buồn tẻ trong cuộc đời.

Kiêu ngạo – đánh mất căn tính chính mình

Tin Mừng thuật lại cho chúng ta thấy hai môn đệ của Chúa Giêsu, Phêrô và Giuđa, cả hai cũng phạm tội. Phêrô hăng hái khẳng định mình đứng vững và không bao giờ phản bội Thầy; còn Giuđa âm thầm phản bội Thầy. Cuối cùng, cả hai cũng phản bội, tuy nhiên chỉ có Phêrô xám hối trở về; còn Giuđa không xám hối mà tự tìm hướng giải quyết. Có thể nói rằng, do kiêu ngạo mà Giuđa chỉ nghĩ đến mình và tự tìm hướng giải quyết nên đã đánh mất căn tính của mình là con Thiên Chúa.

Mối nguy hiểm của kiêu ngạo chính là tự cho mình có quyền làm chủ cuộc đời mình không những khi con người vươn lên đỉnh cao của thành công, nhưng còn nguy hiểm hơn, chính là khi họ rơi vào thất bại, phạm tội. Khi phạm tội, tức là khi con người đang sống trong bóng đen của sự dữ, cộng với sự kêu ngạo, bóng đen ấy càng làm che khuất đi tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì lẽ đó, kiêu ngạo dễ dàng dẫn con người tới khả năng tự quyết trong việc chọn lấy hướng đi của đời mình. Càng nguy hiểm hơn khi quyết định này diễn ra trong lúc cuộc đời của mình đang gặp nguy khốn. Những trường hợp tìm cách “giải quyết” đời mình trong tuyệt vọng thường rơi vào trong hoàn cảnh này.

Vì tự mình xây nên một tháp ngà, đặc biệt lúc thành công, danh tiếng, mạnh khỏe, và hưởng sự khoái cảm thành công ấy trong tháp ngà của mình; con người nghĩ là tự mình có thể sở hữu được tất cả những điều ấy mà không cần Thiên Chúa. Hay nói cách khác, khi không nhìn nhận tất cả khả năng và thành đạt của đời mình là quà tặng của Thiên Chúa, nên khi thành công đôi chút, con người cứ mãi say mê với chiến thắng ấy, mà quên đi rằng, những hào quang ấy chỉ là cái bóng phản chiếu vinh quang của Thiên Chúa cho mình mà thôi. Vì thế, khi thất bại, phạm tội, con người khi sống trong kiêu ngạo, cũng không nghĩ đến Thiên Chúa là Đấng có thể giải thoát ta ra khỏi bóng đen của những tội lỗi ấy. “Do tự tôi tạo nên cơ nghiệp, danh tiếng, nên tự tôi cũng có thể sửa đổi và tìm lại danh tiếng; do tự tôi chọn lựa và tạo sự bình an cho tôi, nay cũng tự tôi có thế phục hồi sự bình an ấy.” Như thế, kiêu ngạo làm cho con người loay hoay khổ sở kiếm tìm sự bình an và lòng tha thứ trong cái tôi ích kỷ hẹp hòi của mình; mà thực chất, sức con người không bao giờ tìm thấy được.
Kiêu ngạo cũng thường làm cho chúng ta đeo những mặt nạ để che dấu sự cô đơn, bất an khó tả ẩn sâu trong nỗi lòng mà nhiều khi chủ thể cũng không nhận thức được.yeususong-large

Kiêu ngạo cũng thường làm cho chúng ta đeo những mặt nạ để che giấu sự cô đơn, bất an khó tả ẩn sâu trong nỗi lòng mà nhiều khi chủ thể cũng không nhận thức được. Hậu quả là, kiêu ngạo làm ta nghĩ rằng ta không nên để lộ những lầm lỗi, thất bại của ta cho người khác biết vì khi họ biết lỗi của ta, ta sẽ không còn được tôn trọng nữa. Kiêu ngạo làm ta không thể nói lên lời xin lỗi, vì khi xin lỗi là cách gián tiếp ta thừa nhận ta sai lỗi và yếu đuối. Kiêu ngạo làm ta cũng không chấp nhận lời xin lỗi từ người khác, vì khi chấp nhận lời xin lỗi của người khác ta phải hạ mình xuống một bậc trong mối tương giao này, (mà người đó không xứng đáng để ta giữ mối thân tình bằng hữu). Như thế, do kiêu ngạo mà căn tính cao quí của ta bị đánh mất, hay ít nhất cũng bị bóp méo biến dạng vì ta không còn sự sáng suốt nguyên thủy để nhận ra hình ảnh trung thực của ta đối với Thiên Chúa, với tha nhân, và với chính mình.

Căn tính mà con người được phú tặng từ nguyên thủy chính là được tạo dựng để được Thiên Chúa yêu thương và chia sẻ tình yêu ấy với Ngài và với tha nhân. Vì được yêu thương, nên dù khi có lầm lỗi, phạm tội, con người vẫn được yêu thương. “Đức Kitô đã chết vì ta, ngay lúc ta còn là tội nhân” (Roma 5:8). Nên trong tình yêu hoàn hảo ấy, sự thất bại sa ngã của kiếp người cũng trở thành cơ hội để đến gần Thiên Chúa hơn và cảm nhận tình yêu của Thiên Chúa hơn. Vì thế, khiêm tốn nhìn nhận mình bất toàn yếu đuối và để cho Chúa yêu mình, chữa lành vết thương của mình là cách bảo đảm nhất trong quá trình trở về tìm lại sự bình an trong tâm hồn. Nếu chúng ta ý thức những khả năng và thành công của ta là quà tặng từ Thiên Chúa ban tặng, thì dù ta mắc phải những lầm lỗi yếu đuối, Thiên Chúa vẫn có thể ban tặng phương thuốc chữa trị khi chúng ta phơi lòng mình cho Ngài. Vậy đó, nhờ nhận ra căn tính thật của mình, ta sẽ can đảm và tin tưởng để Thiên Chúa yêu thương và mau mắn để giải hòa với tha nhân; làm như thế, ta tìm lại chính mình trong kế hoạch yêu thương ngàn đời của Thiên Chúa, và căn tính thật của ta được bảo đảm.

Khiêm nhượng – Tinh thần nghèo khó

Tinh thần nghèo khó là một điều kiện chứ không phải là sự miêu tả

Theo tiếng Latin, “humilitas” nghĩa là thấp, bụi đất. Từ “humilitas” của tiếng Latin, ta có “humility” trong tiếng Anh, nghĩa là khiêm tốn. Như thế, khiêm tốn tức là nhận ra tình trạng thật của mình; một loài thụ tạo được tạo dựng từ bùn đất. Cũng như vậy, Adam, tên gọi của tổ tiên loài người được xuất phát từ danh từ “adamah” (Gn 2:7; 3:19) nghĩa là “đất.” Nói tóm lại, con người dù có thông minh tài trí tới đâu, vốn dĩ mình cũng chỉ là cát bụi.

 “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó” (Mt 5: 3). “Tinh thần nghèo khó là một điều kiện chứ không phải là sự miêu tả [về nghèo khó].”[6] Nhận thức đúng về thân phận của mình, con người biết rằng mình chỉ là thụ tạo – mình không có gì, và không có gì là của mình, mình thực sự nghèo. Như thế, tinh thần nghèo khó trong Tin Mừng là sự nghèo mà con người là, chứ không phải là sự nghèo mà con người muốn làm cho mình nghèo, hay học cách để làm mình nghèo. Tóm lại, mình vốn dĩ đã nghèo thật rồi, không cần phải “học cách” nghèo. Thực là như vậy, vì con người được tạo dựng từ bụi đất và Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào để con người sống. Vốn dĩ được dựng nên từ bụi đất, nhưng nhờ Thần Khí mà con người có sự sống, và còn được mời gọi chia sẻ sự sống thần linh của Thiên Chúa. Như thế, sự sống của con người hoàn toàn lệ thuộc vào Thần Khí của Thiên Chúa – Lấy lại Thần Khí, con người trở về với cát bụi. Chấm hết.

Chúa Giêsu mời gọi ta nhận thức rõ về sự nghèo ấy, để chính khi nhận thức được như vậy, chúng ta không còn kiêu ngạo nữa, mà thực sự mở mắt ra hiểu rằng: Chúa là tất cả, còn con chỉ là hư vô. Triết gia Socrates nhận định rằng, “Người khôn ngoan là người biết mình dại.”[7] Chính vì lẽ đó, mối phúc đầu tiên mà Chúa Giêsu chúc phúc chính là “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó” đó cũng là cửa dẫn ta vào Nước Trời.

~*~*~*~*~*~

Trong một cuộc giảng tỉnh tâm, vị linh mục giảng thuyết chia sẻ chứng từ của Chân Phước John Paul II như sau.

Trong một chuyến hành hương về Tòa Thánh, trong khi đang đi dạo trong quảng trường thánh Phêrô, tình cờ ngài gặp một người ăn xin rất quen thuộc. Sau khi trò chuyện, ngài biết được người ăn xin ấy là bạn cùng lớp linh mục. Dù ban đầu, người ăn xin nhất quyết không thừa nhận căn tính của mình, nhưng qua trò chuyện và thuyết phục, người ăn xin thừa nhận mình là linh mục và đã xuất tu.

Vài giờ sau, trong cuộc tiếp kiến chung với Đức Giáo Hoàng John Paul II, vị linh mục tranh thủ nói với ĐGH là có một linh mục đang ăn xin ngoài quảng trường. Nghe như thế, ĐGH đã đề nghị vị linh mục ấy ở lại gặp riêng ngài. Sau khi gặp riêng, ĐGH đề nghị mời linh mục và vị linh mục ăn xin ấy vào dùng bửa với ĐGH. Đối với vị linh mục, đây là một tin vui khôn tả vì mình được vinh dự dùng bửa với Đức Thánh Cha.

Vị linh mục cấp tốc chạy ra tìm bạn mình và thuật lại lời mời của ĐGH, người ăn xin nhất quyết từ chối vì nại rằng mình đã xuất tu và rất xấu hổ để gặp ĐGH với mặc cảm mình là kẻ ăn xin. Sau một hồi thuyết phục không thành công, linh mục tỏ ra giận và nói đại ý như sau: Nếu ông không vào, thì cũng hãy vì tôi mà vào, vì đây là cơ hội ngàn năm một thuở để tôi được ăn chung bàn với ĐGH. Câu nói ấy làm cho người ăn xin đổi ý. Sau khi sửa soạn và thay quần áo mới, hai người bạn được vào dùng bửa với ĐGH. Cuối bữa ăn, mọi người đứng lên để ra ngoài, riêng vị ăn xin ấy, ĐGH đề nghị ngồi lại để ngài nói chuyện. Cuộc gặp mặt diễn ra khoảng 15 phút giữa hai người. Sau khi bước ra khỏi phòng ăn, vị linh mục hỏi về cuộc gặp mặt, vị linh mục ăn xin nói: phần lớn thời gian là dành cho bí tích hòa giải; sau đó Đức Thánh Cha đề nghị tôi quay lại với đời sống linh mục. Nhưng tôi đáp rằng, tôi chỉ là đứa ăn xin nên không thể. Đức Thánh Cha trả lời rằng: Tất cả chúng ta chỉ là những người ăn mày trước mặt Chúa. Sau cuộc tiếp kiến ấy, vị linh mục “ăn xin” đã quay trở lại đời sống linh mục và hiện đang coi sóc một giáo xứ tại Ý.
Tất cả chúng ta chỉ là những người ăn mày trước mặt Chúa.


~*~*~*~*~*~

Tất cả chúng ta chỉ là những người ăn mày trước mặt Chúa. Đó chính là tinh thần nghèo khó mà Tin Mừng của Đức Kitô rao giảng. Vì chỉ là kẻ ăn mày ngửa tay xin xỏ, nên nhận được gì, được ban tặng điều gì, và được trao gởi đều gì là tùy vào lòng hảo tâm của chủ nhân. Được nhận ít hay nhiều, ra sao, như thế nào, và khi nào được nhận là do người chủ quyết định chứ đâu thuộc quyền kẻ ăn xin! Kẻ ăn xin đâu có quyền để đòi hỏi được điều này điều nọ; kẻ ăn xin đâu đủ tư cách để nói chuyện với chủ nhân; và kẻ ăn xin không đủ phẩm phục để đối diện với người tước vị. Đó chính là tình trạng thật của con người chúng ta. Đó chính là tinh thần nghèo khó thật của con người chúng ta. Nó là một điều kiện, chứ không phải là sự miêu tả về nghèo.

Đức Giêsu vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng Ngài đã mặc lấy thân phận con người. Trong khi đó, con người vốn dĩ là bụi đất, nhưng được Thiên Chúa cho làm người. Chính mầu nhiệm nhập thể của Thiên Chúa đã dạy cho con người ý nghĩa sâu sa của bài học khiêm nhượng. Vì thế, ai sống tinh thần nghèo khó là một mối phúc cho họ vì họ nhận thức được thân phận thật của mình – bụi đất, kẻ ăn mày, nên mình luôn luôn cần Thiên Chúa. Tất cả cuộc sống, sức khỏe, khả năng, gia đình, bạn hữu, công việc…đều là quà tặng nhưng không từ Thiên Chúa. Không có gì là của ta, và ta cũng không có quyền sở hữu chúng mãi. Ta chỉ là những người ăn xin được nhận lãnh để phục vụ Thiên Chúa.

~*~*~*~*~*~

Nhận ra căn tính thật của mình – là bụi đất, mỏng dòn, yếu đuối, cũng giúp ta nhìn nhận đúng phẩm giá thật của tha nhân.

Nguyên nhân của sự ẩu đả, gây gổ, mất hòa khí, chiến tranh trong gia đình, cộng đoàn, xã hội phần lớn là do sự kêu ngạo của mỗi cá nhân. Khi mỗi cá nhân muốn “kiểm soát” người khác, muốn “lên lớp” người khác, muốn người khác phải theo ý mình, cũng chính là lúc cái “tôi, tôi, và tôi” lại trỗi dậy. Vì không đáp ứng được nguyện vọng như mình mong đợi, sự bất hòa có thể sẽ xảy ra.

Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó chính là khiêm tốn thừa nhận phẩm giá của anh em mình, họ thuộc về Thiên Chúa, và chỉ có Thiên Chúa mới làm chủ cuộc đời của họ. Những anh em ta may mắn gặp được trong cuộc đời này là do quà tặng của Thiên Chúa, ta không có quyền ép buộc họ phục vụ ta, dù là vợ, chồng, hay con cái. Vì là quà tặng, nên có khi sẽ bị lấy lại. Cái chết của người thân, bạn hữu là lúc Thiên Chúa lấy lại quà tặng ấy. Tại sao? Chỉ để chuẩn bị cho ta nhận mòn quà tặng cao quí nhất đó chính là Con Một của Thiên Chúa, món quà không hư nát, nhưng là sống động bất biến trường tồn.
Không vâng theo ý Chúa là kiêu ngạo; vâng theo ý Chúa là khiêm tốn.

Thực tế cho thấy khi gặp gian nan hoạn nạn, con người thấy rõ thân phận của mình hơn, mình cần nhau hơn, và thương mến nhau hơn. Tác giả Ann Shields trong cuốn sách Tại Sao Phải Tha Thứ, nêu lên sự thật rằng: “Thảm họa và tai ương sẽ làm cho đầu gối chúng ta mềm ra và quì xuống.” Biến có 9-11, động đất tại Haiti (2010), sóng thấn tại Nhận Bản (2011) đã làm cho con người mạnh thêm hơn về khả năng chia sẻ và cảm thông. Vì thực ra trong những hoàn cảnh tan nát ấy, những cái mà một thời họ cho là “thành trì” vững chắc đã không còn nữa, mà chỉ còn con người bên nhau mới thực sự mang lại một cảm nhận an toàn, ổn định.

Cuối cùng, không một ai trong thế giới con người có thể làm mẫu mực khiêm tốn cho chúng ta noi theo như Đức Maria. Theo khẩu truyền tại làng Nazareth, biến cố truyền tin lần đầu đã diễn ra tại Giếng Đức Mẹ, nơi không xa lắm căn nhà của thân mẫu Maria. Cũng như thường lệ, buổi sáng cô Maria ra giếng lấy nước; thì tại đó, Thiên Thần xuất hiện và để nghị Cô nhận lời. Nhưng quá ngỡ ngàng khi đối diện với người lạ mặt, cô Maria sợ hãi bỏ chạy về nhà. Chỉ mấy giờ sau, Sứ Thần Chúa đến lần hai tại nhà Đức Maria với những lời để nghị tương tự, và lần này cô Maria thưa tiếng “Xin Vâng.” Lời truyền khẩu này xem như rất hợp lý với suy nghĩ và hoàn cảnh của con người. Đúng vậy, một cô gái 16 tuổi làm sao mà không ngỡ ngàng và sợ hãi trước lời đề nghị táo bạo từ một người lạ mặt? Nhưng sau lần thứ hai, Maria đã chấp nhận: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, xin hãy thành sự nơi tôi như lời Sứ Thần truyền.” Lời “Xin Vâng” của Đức Maria biểu lộ của sự khiêm tốn vì Mẹ nhận thức thân phận “nữ tỳ” của mình. Chính khi nhận thức thân phận thật của mình, Thiên Chúa đến và cư ngụ trong cung lòng của Mẹ. Cung lòng Mẹ đẹp không phải vì những gì Mẹ có, nhưng đẹp vì Mẹ để Chúa trang điểm cho Mẹ.

Kết luận
Tóm lại, lịch sử cứu độ là những chuỗi liên tiếp của hai tiếng “Xin vâng.” Abraham xin vâng theo tiếng gọi đi về Đất hứa; Moses xin vâng để dẫn dân Israel ra khỏi Ai-Cập; Đức Maria đã xin vâng để đón nhận Ngôi Hai nhập thể; thánh Giuse đã xin vâng để đón nhận Maria; Đức Kitô đã xin vâng để uống cạn Chén đắng; và các tôi tớ Chúa trong mọi thời đại cũng xin vâng theo ý Chúa dưới nhiều hình thức khác nhau. Ta có thể đúc kết mối tội thứ nhất theo ý ngắn gọn sau: Không vâng theo ý Chúa là kiêu ngạo; vâng theo ý Chúa là khiêm tốn.

Br. Huynh quảng
 
[1] Jeff Cook, Seven the Deadly Sins and the Beatitudes, (Zondervan, 2008), Loc 413.
[2] St. Thomas Aquinas, Summa Theologiae, ed. Timothy McDermott (IN: Christian Classics, 1989), 438.
[3] David Fleming, S.J., What is Ignatian Spirituality?, (Chicago: Loyola Press, 1996), 26.
[4] Fleming, 3.
[5] Michael Nguyễn Thế Minh, Bước Đường Linh Thao, 2007, 44
[6] Cook, Loc 593-601.
[7] Ibid, Loc 610-17.

(View: 17481)
Trước một phép lạ tỏ tường như thế tất cả mọi người đều hiểu rõ đây là cử chỉ ưu ái cách riêng Đức Trinh Nữ Rất Thánh Mân Côi dành để cứu sống người con dấu yêu và cùng với ông, cứu sống tất cả các hành khách của cả hai chiếc xe lửa.
(View: 16047)
... ”THIÊN CHÚA phán tất cả những lời sau đây. Ta là THIÊN CHÚA của ngươi. Ta đã đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ.. Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu.
(View: 12611)
“Lạy Cha, con phó-thác mình con cho Cha. Xin hãy làm nơi con mọi sự đẹp ý Cha. Cha làm cho mặc lòng, con cũng cám ơn Cha. Con sẵn-sàng luôn luôn, con nhận lãnh tất cả, miễn ý Cha được trọn-vẹn trong con, trong tất cả loài Cha tạo-dựng. Con chẳng ước muốn chi khác nữa. Lạy Cha là Chúa Trời con, con phó-thác linh-hồn con trong tay Cha. Con dâng linh-hồn con cho Cha. Lạy Cha, với tất cả tình yêu của lòng con, vì con mến Cha và vì mến Cha nên con thấy cần phải hiến-thân con, phó trót mình con trong tay Cha, không do-dự đắn-đo song vô-cùng tin cậy, vì Cha là Cha của con. Amen.”
(View: 12635)
Nếu chỉ còn một ngày để sống,làm sao ta chuộc hết lỗi lầm Làm sao ta thanh thản tâm hồn,xuôi đôi tay đi giữa hừng đông
(View: 12666)
Hoả ngục, đây là tình trạng lãng phí của một tình thương yêu âu yếm. Đức Giêsu Kitô đến đâu phải để hù dọa, nhưng là để tỏ bày tình thương yêu của Thiên Chúa, họ đã đón nhận, đã sống và đã từ chối. Phải đặt hỏa ngục trong tương quan với tình yêu, khi đó những cực hình tra tấn, vạc dầu sôi, các lò nung nướng thịt sẽ phai nhạt đi.
(View: 11321)
Đẹp biết bao kẻ cho và người nhận, khi cho và nhận xong, cả hai đều trở về con số 0 và tạ ơn Chúa vì đã “cho” hoặc đã “nhận” xong! Thiên Chúa đã Nhập Thể làm người để dạy chúng ta khi cho hãy trở nên nghèo để cho, vì mình cũng không hơn họ, và Thiên Chúa tự nguyện trở thành người nghèo để sẵn sàng đón nhận những cái chúng ta cho Ngài: một ly nước lã, một nụ cười thân thiện, một cái bắt tay chào hỏi, một manh áo, một đồng xu lẻ…
(View: 14859)
Tiền có thể là một tên đầy tớ tốt, nhưng lại trở thành ông chủ xấu. Tiền có thể xây dựng, nhưng cũng có thể phá đổ. Có thể phát triển nhưng cũng có thể huỷ diệt mọi công trình vật chất cũng như tinh thần. Ham tiền là tôn vinh tiền lên làm chủ lòng mình. Tiền sẽ làm mê hoặc lòng người. Tiền có thể biến con người trở nên bất hiếu, đánh mất nhân cách, giảm đi nhân phẩm, có khi trở thành bất trung và bất nghĩa nữa.
(View: 23356)
1- Cách sống: Qua một ngày,mất một ngày vui.Vui một ngày,lãi một ngày. 2- Hạnh phúc và niềm vui: hạnh phúc không tự gọi cửa tìm đến ta,niềm vui cũng không tự rơi từ trên trời xuống, mà phải tự tay mình tạo dựng nên. Niềm vui là mục đích cuối cùng của đời mình, niềm vui ở ngay trong những việc vụn vặt của cuộc sống, ta phải tự mình tìm lấy.Hạnh phúc và niềm vui là một thứ cảm xúc và cảm nhận,quan trọng là ở tâm trạng mình.
(View: 21444)
Con cần một trái tim dũng cảm để thoát khổ bằng nỗi đau. Thì con cũng cần một tâm hồn để biết lựa chọn vì không phải cứ đau là thoát khổ. Con khổ vì không phân biệt được những nỗi đau. Và khi con hiểu cuộc đời nhiều khi chỉ thoát khổ bằng nỗi đau thì con sẽ thấy con đường hẹp Chúa bảo con không phải là đường khổ đau nữa mà là hạnh phúc. Chúa luôn luôn tuyệt vời vì Chúa hiểu thế nào là đau, thế nào là khổ. Chúa đã khổ, đã đau. Còn con, con lẫn lộn đau khổ, lẫn lộn hạnh phúc. Để bớt lẫn lộn, con xin dừng lại, xét lại những lời kinh, lối sống đạo, xét lại cách con hiểu Lời Chúa như nhà sư kia xét lại những nghi lễ của mình.
(View: 11541)
Thánh Phaolô nói: “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình” (1 Cr 11:27-29). Vì thế, nếu chúng ta rước lễ khi đang mắc tội trọng, thì chúng ta phạm tội trọng – tội phạm thánh (sacrilege).
(View: 14433)
Chính Mẹ đã dạy chân-phước Alanô : "Bất-cứ ai trung thành đọc Kinh Mân Côi và suy ngắm những Mầu Nhiệm sẽ được ân thưởng. Mẹ sẽ xin cho họ được tha mọi hình phạt và mọi tội lỗi trong giờ họ chết". Thánh Bênađô nói : "Kinh Kính Mừng làm cho Quỉ Dữ trốn chạy, Hỏa Ngục run sợ". Còn thánh Bônaventura nói : "Mẹ Maria chúc phúc cho những ai đọc Kinh Kính Mừng". Theo thánh Montfort "Những người rối đạo, những người vô tín ngưỡng, những người kiêu căng chê ghét hay khinh thị Kinh Kính Mừng, là những người có dấu bị trầm luân Hỏa-Ngục. Không có gì có hiệu-lực được lên Nước Thiên Chúa bằng đọc Kinh Mân Côi".
(View: 11796)
Khúc Mai Côi vẫn thiết tha Nụ cười thánh đức nở hoa tuyệt vời Hân hoan riêng khoảng tháng Mười Kính dâng Mẹ chuỗi-cuộc-đời của con
(View: 16310)
Người ta tin rằng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria đã sống những ngày cuối đời tại một ngôi nhà nhỏ gần thành phố cổ Ephesus, phía Tây Nam của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngôi nhà này sau đó trở nên rất linh thiêng, thậm chí là có quyền năng giúp người ta hoàn thành ước nguyện. Câu chuyện bắt đầu từ những truyền thuyết về việc Đức Mẹ Đồng Trinh Maria cùng với gia đình đã chuyển đến sinh sống tại khu vực ngoại vi của một thành phố lớn trong những năm cuối đời.
(View: 11650)
“Tôi, Valdelucio, đã thấy thần chết ngay chân mình, nhưng đức tin quá lớn nên tôi đã được chữa khỏi”, ông viết. “Hiện diện trước Chân phước Irma Dulce, tôi đã xin ban phép lạ cho tôi và bà đã nghe lời thỉnh cầu của tôi”, người về từ cõi chết thuật lại.
(View: 11785)
Lạy Chúa, xin dạy con cầu nguyện; xin Ngài lôi kéo con đến với Ngài, Đấng là nguồn cội và cùng đích đời sống con. Amen.
(View: 22273)
Đây là một câu chuyện mà mẹ Teresa kể lại trước khi mẹ đi vào thế giới vĩnh hằng Khi tôi dám nhận một người từ hè phố, họ đói, tôi cho họ bánh mì. Nhưng một người đang cảm thấy chán nản, cô đơn, mặc cảm, lại là người muốn bước ra hè phố. Đó là một người thiếu nghị lực. Nghèo về tinh thần là điều khó khăn hơn để vượt qua những ngịch cảnh của cuộc đời.
(View: 22723)
Tránh những dịp nguy hiểm: Bạn cần tránh xa những lúc làm mình sa ngã như : đi một mình: đi đêm có ngày gặp ma. Kính Thánh nói: ai liều mình trong dịp tội thì sẽ chết trong dịp tội. Cần giữ gìn con mắt và tâm hồn, vì mắt là cửa tâm hồn: Vua Đavít không giữ gìn con mắt nên đã phạm tội ngoại tình rất nặng với vợ bạn và đi đến giết người.! Ngày nay cần tránh coi phim ảnh xấu, những cuộc nhẩy đầm, hộp đêm, night club…
(View: 21750)
Vì thế nên Thánh sử Mattheu cũng đã tường thuật lại lời của Chúa Giêsu muốn chúng ta hãy làm trong cuộc sống của chính mỗi người chúng ta: “Sao anh thấy cái rác trong mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình lại không để ý tới?… Lấy cái xà khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.” (Mt 7,3.5)
(View: 23519)
Biết ơn là làm đẹp lòng Chúa Lòng biết ơn quan trọng không riêng gì đối với con người bình thường, mà còn đối với Thiên Chúa. Kinh thánh cũng đề cao lòng biết ơn: – Tỏ lòng biết ơn là dâng bột tinh hảo, làm việc bố thí là dâng lễ ngợi khen (Hc 35:2). – Ở đâu và lúc nào chúng ta cũng phải đón nhận những ân huệ với tất cả lòng biết ơn (Cv 24:3). – Để tỏ lòng biết ơn, anh em hãy đem cả tâm hồn mà hát dâng Thiên Chúa những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca, do Thần Khí linh hứng (Cl 3:16). – Bởi vì chúng ta được lãnh nhận một vương quốc vững bền không lay chuyển, chúng ta phải biết ơn Thiên Chúa. Với lòng biết ơn đó, chúng ta hãy kính sợ mà phụng thờ Thiên Chúa cho đẹp lòng Người” (Dt 12:28).