“Người thu thuế và gái điếm vào Nước Trời trước các ông.”
Lời nói của Đức Giêsu như một trái bom nổ trước mặt các thượng tế, kinh sư và pharisêu, những người đáng kính vì đạo đức và học thức, những người đáng trọng vì chức vụ.
Làm sao những người hư hỏng và tội lỗi lại có thể qua mặt các bậc đáng kính như vậy? Đức Giêsu đã soi sáng cho ta bằng dụ ngôn “Hai Người con” trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay:
Người cha sai hai đứa con đi làm vườn nho. Đứa con thứ nhận lời, nhưng sau lại không đi làm. Đứa con cả từ chối, sau hối hận nên lại đi.
Con thứ tượng trưng cho các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo. Họ tuyên bố mình sống nghiêm chỉnh theo Lề Luật. Tiếc thay chính sự đạo đức của họ lại làm cho họ tự mãn và khép kín đến nỗi không thể tin vào Đức Giêsu và đón lấy Ngài như quà tặng bất ngờ của Thiên Chúa.
Đứa con cả tượng trưng cho những người tội lỗi, những người bị đặt bên lề xã hội và tôn giáo. Đời sống của họ là một sự nhơ nhuốc đáng buồn. Nhưng chính tội lỗi đã làm cho họ khiêm tốn và dễ dàng hoán cải trước lời mời gọi của Gioan. Rốt cuộc, họ lại là những người tin vào Đức Giêsu và gặp được ơn cứu độ trước nhiều người khác.
Đi làm hay không đi làm vườn nho đồng nghĩa với tin hay không tin vào Đức Giêsu. Niềm tin có khả năng biến đổi cuộc sống. Niềm tin thực sự luôn chuyển thành hành động. Tin là một việc làm, một dấn thân nghiêm túc. Niềm tin vào Đức Giêsu đòi hỏi một sự hoán cải và từ bỏ. Kitô giáo là tôn giáo của niềm tin.
Niềm tin bên trong phải được biểu lộ ra bên ngoài: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). Niềm tin không phải chỉ là một tuyên xưng ngoài miệng nhưng là một tuyên xưng bằng cuộc sống: “Không phải mọi kẻ nói với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy” (Mt 7,21).
Lạy Chúa! Xin gia tăng niềm tin trong lòng con, để niềm tin vào Đức Giêsu hoán cải và biến đổi đời con được trở nên giống Chúa mỗi ngày mỗi hơn. Amen.
Trích trong “Manna”
Lời nói của Đức Giêsu như một trái bom nổ trước mặt các thượng tế, kinh sư và pharisêu, những người đáng kính vì đạo đức và học thức, những người đáng trọng vì chức vụ.
Làm sao những người hư hỏng và tội lỗi lại có thể qua mặt các bậc đáng kính như vậy? Đức Giêsu đã soi sáng cho ta bằng dụ ngôn “Hai Người con” trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay:
Người cha sai hai đứa con đi làm vườn nho. Đứa con thứ nhận lời, nhưng sau lại không đi làm. Đứa con cả từ chối, sau hối hận nên lại đi.
Con thứ tượng trưng cho các nhà lãnh đạo Do Thái Giáo. Họ tuyên bố mình sống nghiêm chỉnh theo Lề Luật. Tiếc thay chính sự đạo đức của họ lại làm cho họ tự mãn và khép kín đến nỗi không thể tin vào Đức Giêsu và đón lấy Ngài như quà tặng bất ngờ của Thiên Chúa.
Đứa con cả tượng trưng cho những người tội lỗi, những người bị đặt bên lề xã hội và tôn giáo. Đời sống của họ là một sự nhơ nhuốc đáng buồn. Nhưng chính tội lỗi đã làm cho họ khiêm tốn và dễ dàng hoán cải trước lời mời gọi của Gioan. Rốt cuộc, họ lại là những người tin vào Đức Giêsu và gặp được ơn cứu độ trước nhiều người khác.
Đi làm hay không đi làm vườn nho đồng nghĩa với tin hay không tin vào Đức Giêsu. Niềm tin có khả năng biến đổi cuộc sống. Niềm tin thực sự luôn chuyển thành hành động. Tin là một việc làm, một dấn thân nghiêm túc. Niềm tin vào Đức Giêsu đòi hỏi một sự hoán cải và từ bỏ. Kitô giáo là tôn giáo của niềm tin.
Niềm tin bên trong phải được biểu lộ ra bên ngoài: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17). Niềm tin không phải chỉ là một tuyên xưng ngoài miệng nhưng là một tuyên xưng bằng cuộc sống: “Không phải mọi kẻ nói với Thầy: Lạy Chúa, lạy Chúa, là sẽ được vào Nước Trời, nhưng là kẻ làm theo ý Cha Thầy” (Mt 7,21).
~*~*~*~*~*~*~*~*~
Lạy Chúa! Xin gia tăng niềm tin trong lòng con, để niềm tin vào Đức Giêsu hoán cải và biến đổi đời con được trở nên giống Chúa mỗi ngày mỗi hơn. Amen.
Trích trong “Manna”