Thursday
25
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22135)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13061)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16461)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32834)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28226)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21879)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22707)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19712)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Tránh nhưng không trốn sự khổ đau

Saturday, February 4, 201212:00 AM(View: 93819)

Chúa nhật 5B thường niên

Ông Gióp than thở: “ Cuộc sống con người nơi dương thế chẳng phải là thời khổ dịch sao?…Gia tài của tôi là những tháng vô vọng, số phận của tôi là những đêm đau khổ ê chề.” (G 7,1-3). Vấn nạn đau khổ là vấn nạn muôn thuở của kiếp người. Không riêng gì các trang của sách Gióp, kho tàng văn chương của nhân loại từ cổ chí kim vẫn đầy dẫy các hình thái khổ đau của con người được trình bày, mô tả và mạn bàn. Nói đến chuyện đau khổ, bàn đến chuyện đau khổ qua các trang cay_kho-contentsách hay phim ảnh thì như rất dễ thu hút lòng người. Có nhiều nguyên cớ tuy nhiên cần chân nhận lý do chung này: người ta thấy có chút đồng cảm nào đó, vì chính họ cũng khổ đau. Đồng bệnh thì tương liên, chuyện đời là vậy.

Bài Tin Mừng Hội thánh cho trích đọc trong Chúa Nhật V TN B này tường thuật một ngày làm việc của Chúa Giêsu là chữa lành nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật về tinh thần lẫn thể xác. Sau khi chữa cho bà mẹ vợ ông Phêrô khỏi cơn sốt nặng thì “chiều đến, khi mặt trời đã lặn, ngưòi ta đem mọi kẻ ốm đau và những ai bị quỷ ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ” (Mc 1,32-34). Khó có thể chối cãi sự thật này đó là Chúa Giêsu tìm mọi cách xoa dịu khổ đau của con người. Thế nhưng tại sao khi người ta kéo nhau đến cùng Người thì Người lại đi nơi khác? Phải chăng Chúa Giêsu muốn “nhổ cỏ tận gốc”, tức là tìm cách diệt trừ căn nguyên của sự đau khổ?

Vì sao có đau khổ? Một câu hỏi rất khó tìm được câu trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Anh em Phật tử thì chủ trương rằng đau khổ có căn nguyên nơi cái “dục” của con người. Vì ước muốn mà không được toại nguyện nên phải chịu đau khổ. Chính vì thế con đường thoát khỏi khổ đau được đề ra đó là “diệt dục”. Nếu nhìn cuộc đời con người với vòng đời “sinh - lão - bệnh - tử” là bể khổ thì làm sao giải thích được việc một người được sinh ra là khổ, cho dù “thoặt sinh ra thì đà khóc choé”? Người ta có thể muốn trẻ mãi không già, muốn mạnh khoẻ, không bệnh tật, muốn trường sinh bất tử, nhưng không một ai trên trần gian có thể tự mình “muốn” được hay không đựơc hoài thai trong dạ mẹ cũng như tự mình muốn được hay không được chào đời làm người.

Lão tử thì quan niệm đau khổ có ra là vì con người sống không hợp với Đạo, vói lẽ trời, với sự vận hành của giới tự nhiên. Khi con người không làm chủ ước vọng của mình, để cho tham muốn của mình đi thái quá cũng gây ra khổ đau. Chính vì thế để diệt khổ đau không gì hơn là tiết chế tham muốn của mình một cách nào đó theo kiểu cách của thi nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Tri túc, tiện túc, đãi túc hà thời túc.
Tri nhàn, tiện nhàn, đãi nhàn hà thời nhàn.


Và sống thuận theo lẽ trời tự nhiên như :

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.


1024-contentCác triết gia, các nhà đạo đức học phân biệt đau đớn với đau khổ. Các loài vật vì không có lý trí và ý chí tự do nên chỉ có đau đớn mà không có đau khổ. Đau khổ là một phạm trù thuộc lý trí. Biết được chuyện chẳng may, chẳng lành mà không tránh được thì mới có khổ đau. Người ta thường dí dỏm rằng người điên không hề có khổ đau. Một giải thích ngắn gọn đó là vì họ không biết. Tuy nhiên, ngoại trừ một vài nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh…thì người ta đều chân nhận rằng chính tội lỗi con người là nguyên nhân lớn gây ra đau khổ cho đồng loại. Và Kitô giáo ủng hộ lập trường này, mặc dù vẫn quan niệm đau khổ là một huyền nhiệm.

Để có cái nhìn tương đối khách quan về đau khổ, thiết tưởng chúng ta cần xem xét bản chất đau khổ là gì? Đau khổ là tâm trạng khó chịu khi gặp phải sự dữ hay khi thiếu một điều thiện hảo nào đó. Rất khó và dường như không thể xem xét đau khổ như là hiện tượng độc lập, tự thân nó. Đã nói đến đau khổ là nói đến một ai đó đau khổ. Như thế sự đau khổ luôn gắn liền với nhận thức và ước muốn của con người. Con người cảm thấy đau khổ khi các hiện tượng khách quan lẫn chủ quan như cưỡng lại ý muốn của mình.

Đến thế gian, Chúa Kitô không giải thích cặn kẻ về khổ đau cũng như các nguyên nhân của nó. Tuy nhiên qua các hành vi, lời nói và chính cuộc sống của Người, Người dẫn chúng ta đi trên con đường kinh qua đau khổ để sống yêu thương. Dù rằng vẫn cố gắng đến quên ăn, quên ngủ để làm dịu cơn khổ đau của nhân loại, nhưng Người đã biết rõ cuộc đời con người khó có thể thoát được mọi nổi khổ đau, cả về thể lý lẫn tinh thần. Người đã tự nguyện chọn con đường đối diện với với đau khổ bằng một tình yêu vị tha bao la. Không phải diệt dục là hết khổ đau, vì chính hành vi diệt dục cũng là một cách muốn, cho dù các bậc minh triết trong Phật giáo diệt dục bằng sự “tri kiến”. Không phải cứ thuận theo lẽ tự nhiên là khổ đau biến mất vì sự vận hành của giới tự nhiên lắm khi quá nghiệt ngã. Biết dừng cái ham muốn của mình trong sự trung dung, vừa đủ thì hết khổ chăng? Cũng thật cam go vì biết thế nào là đủ, là vừa.

Trong niềm tin, với lời mạc khải, đặc biệt là qua con đường Chúa Kitô đã đi, chúng ta có thể quả quyết rằng chính khi hướng cái dục là lòng muốn đến tha nhân với các mục tiêu tốt đẹp kiểu “hãy thực hiện cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình”, thì sẽ có cơ may vượt qua đau khổ. Thánh Âugustinô đã từng chỉ dạy: Hãy yêu đi thì bạn sẽ vơi hết khổ đau. Nếu có đau khổ thì cái đau khổ ấy cũng đã được yêu rồi”.

Cần phải diệt trừ tội lỗi là một nguyên nhân lớn gây ra đau khổ, đồng thời cần phải tránh các khổ đau cho bản thân cũng như cho tha nhân và tích cực xoa dịu khổ đau cho đồng loại hết khả năng có thể, vì đó là điều chính đáng và phải đạo. Tuy nhiên, nếu gặp phải sự đau khổ không như ý hay chẳng đặng đừng thì hãy can đảm đón nhận nó để sống yêu thương. Tình yêu vị tha mà kinh qua đau khổ là tình yêu thật đáng giá và đượm đầy tính vô cầu. Như thế không phải là tìm cách diệt dục hay hạn chế sự dục mà là hướng cái dục của chúng ta theo thánh ý Cha trên trời, Đấng tốt lành và nhân hậu. Là Kitô hữu, chúng ta tránh, nhưng không trốn sự đau khổ.

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
(View: 11490)
Tôi gửi bài này để các bạn hiểu rằng :”Thiên Chúa luôn đến với con người bằng một quả tim yêu thương cho dù chúng ta đang ở trong bất cứ tình trạng nào!”
(View: 14253)
Chỉ mong tôi chẳng còn gì, nhờ thế Người là tất cả của tôi. Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì, nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
(View: 12664)
- Nếu con cần lòng nhân từ của Chúa đối với con thì tại sao lại khinh thường lòng nhân từ của Chúa với người khác? - Nếu con cần lòng kiên nhẫn của Chúa để con có thời gian làm lại cuộc đời sau khi lầm lỗi thì tại sao con lại khinh thường lòng kiên nhẫn của Chúa với người khác? - Nếu con cần lòng quảng đại của Chúa đối với sa ngã của con thì tại sao con lại khinh thường lòng quảng đại của Chúa với người khác?
(View: 12556)
Khi đắc ý, đừng quên khiêm tốn. Khi giận dữ, đừng quên khoan dung. Khi về quê ăn tết, đừng quên “kính Chúa yêu người”.
(View: 12424)
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng Cha là Chúa Tể càn khôn! Chúng con xin lỗi Chúa về mọi lỗi lầm năm cũ, xin ban Thánh Linh để chúng con biến đổi nên giống Ngài mỗi ngày mỗi hơn; chúng con xin chúc Tết Ba Ngôi Thiên Chúa, xin giúp chúng con hướng về Mùa Xuân Vĩnh Hằng trên Thiên quốc; chúng con xin Chúa lì xì nhiều Hồng Ân để chúng con sống trọn vẹn năm mới; và chúng con cũng xin lì xì cả cuộc đời của chúng con cho Chúa, xin Ngài thương thánh hóa và hướng dẫn chúng con đi đúng Đường Tốt Lành của Ngài.
(View: 12227)
Mùa Xuân lại về, hoa Mai nở rực vàng trên khắp quê hương Việt Nam, nhắc nhở chúng ta về Luật Yêu Thương mà chính Đức Kitô đã truyền dạy và buộc chúng ta phải thực hiện vuông tròn. Nguyện xin Chúa Cha xót thương, nguyện xin Chúa Con tha thứ, nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hóa và biến đổi chúng con, để chúng con trơ nên như những đáo Mai vàng tươi sắc màu yêu thương của Thiên Chúa. Amen.
(View: 14558)
Mừng Tết Giáp Ngọ, quyết tâm mến Chúa, yêu người, “xin vâng” với Đức Mẹ Sống Năm Gia Đình, thành thật ăn năn, sám hối, tín thác vào Chúa Trời Kết thúc ca khúc “Mùa Xuân Của Mẹ”, NS Trịnh Lâm Ngân xác định: “Chỉ bên Mẹ là Mùa Xuân thôi!”. Một cảm nhận thật chính xác và khôn tả! Vâng, Mẹ rất diệu kỳ, Mẹ không nói, nhưng ánh mắt Mẹ thăm thẳm vẫn luôn chứa đựng nhiều thứ mà con cái không bao giờ hiểu hết. Khi con cái hiểu được thì… đã muộn rồi!
(View: 12731)
Nếu một ngày nào đó, bạn trở nên bế tắc và tuyệt vọng. Hãy gọi cho tôi! Tôi không hứa sẽ làm bạn quên đi tất cả, nhưng tôi có thể giúp bạn tìm niềm tin trong cuộc sống.
(View: 12679)
Đố ai mà biết được Xuân về hay Xuân đi? Xuân có là hạnh phúc Mà người ta ước mơ?
(View: 13409)
Khóc là một ân huệ. Những trái tim bằng gỗ không thể khóc. Những tâm hồn lạnh lùng cũng chẳng thể rung cảm. Xin hãy dạy con biết khóc như Phêrô, đừng chai đá như Cain. Nước mắt có thể tha thứ mọi lỗi lầm của con. Và, Nước Trời đã mở cửa cho con cả hai lối. Con có thể vào một cách anh hùng như các thánh tử đạo, con cũng có thể vào bằng tiếng khóc như Mai Đệ Liên.
(View: 14159)
Lạy Chúa, Xin soi sáng cho những ước mơ của con, vì có những mơ ước mà khi con cắn vào là đời con khổ lụy. Có những mơ ước mà con miệt mài trèo lên, khi đạt được là lúc con rơi xuống vực sâu. Thánh thiện hay tội lỗi cũng đều đến từ những ước mơ.
(View: 13934)
Xét cho cùng có của cải nào trong cuộc sống này mà không là phù vân, ganh đua tới chết có mang theo cho mình một đồng xu nhỏ hay một tấc đất không. Của cải đích thực chính là những gì nó còn tồn tại với con người bên kia cái chết. Thành ra người ta chỉ có thể lượng giá được ai là người giàu, ai là kẻ nghèo bằng những giá trị vĩnh cửu mà thôi. Thánh Phaolô nói: Thiên Chúa đã trở nên nghèo nàn để cho con người trở nên giàu có. Sự giàu có mà Thiên Chúa mang đến cho con người là gì nếu không phải là những giá trị vĩnh cửu, những gì sẽ mãi mãi tồn tại với con người bên kia cái chết.
(View: 12760)
Lay Chúa, tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con có gia đình, có cha, có mẹ, có các anh chị em. Họ là hiện thân của tình thương Chúa hiện diện và đồng hành trong cuộc đời chúng con. Xin Chúa chúc lành cho gia đình của chúng con, để chúng con có thể là chứng tá cho tình yêu Ba Ngôi sống động của Chúa. Amen.
(View: 13129)
Tất cả cốt lõi của Kitô giáo chính là tấm bánh, là Chúa Giêsu được trao ban cho con người. Kitô giáo không là một ý thức hệ cũng không là một hệ thống luân lý hay là một lý tưởng sống. Kitô giáo trước hết và thiết yếu là một sức sống. Sức sống ấy chính là Chúa Giêsu. Người tín hữu Kitô tin yêu và hy vọng bằng chính sức sống ấy. Họ muốn nêu gương Ngài trở nên tôi tớ phục vụ mọi người. Họ đón nhận sức sống là Chúa Giêsu để cũng như Ngài sống cho mọi người.
(View: 14559)
Nghĩa là đã có sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn. Hiểu như thế, lòng khát khao vẫn còn đó nơi mỗi con người, nhưng chưa đủ mạnh để có thể tạo nên những thay đổi lớn trong cách nghĩ và cách sống. Thế nên khi hát lên tâm tình mong chờ của Mùa Vọng, cần phải xin cho niềm khao khát mong chờ ấy được mạnh mẽ và thiết tha hơn nữa. Phải cầu xin để có đủ can đảm nội tâm mà thốt lên lời khẩn nguyện từ đáy lòng mình: Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến! (Kh 22,20).
(View: 14704)
Tôi muốn như mây, dù có thương nhớ trên trên thung lũng nào đó, mây vẫn bay. Có tiếng gọi từ dòng suối nào đó nào đó bảo mây nghỉ ngơi, mây vẫn giã từ. Mấy cứ nhẹ nhàng trôi. Mây tự do. Không ai rành được chân mây. Tôi muốn đời tôi là thế. Tôi muốn không bao giờ xây hạnh phúc bằng những bến đỗ. Mây rong ruổi ngàn gió. Mây thuộc về trời cao thanh tịnh.
(View: 16442)
Nhìn lên thập giá Chúa, trong niềm hiệp thông với Mẹ Ngài, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta được tiếp tục tin yêu, được tiếp tục nhìn thấy ánh sáng phục sinh giữa những đêm tối của khổ đau, thử thách. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho không biết bao nhiêu người đang quằn quại trong đau đớn của thể xác, trong cô đơn của tâm hồn. Xin cho họ được nâng đỡ, ủi an và tìm được niềm tin.
(View: 16675)
Thiên Chúa cần những biểu lộ yêu thương của con người để bày tỏ tình yêu thương của Ngài. Phải chăng đó không phải là lý do tại sao Ngài đã nâng hôn nhân tự nhiên của con người lên hàng Bí Tích, nghĩa là biến thành dấu chỉ của chính tình yêu của Ngài đối với con người. Một đôi vợ chồng yêu thương đầm ấm đó là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đối với con người. Nói cách khác, mỗi một nghĩa cử yêu thương của con người là một dấu chỉ của tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Trái tim của Thiên Chúa rung lên từng nhịp xuyên qua mỗi một hành động yêu thương của con người.
(View: 14508)
H ... Hạnh thông phúc lộc đầy vơi mỗi ngày A ... An cư Mỹ quốc vui thay N ... Người tuy tứ xứ nhưng đầy thân quen K ... Khoáng tâm, tử tế chẳng quên S ... Sa cơ, thất bại... cũng nên vững lòng
(View: 17305)
Hằng ngày no ấm, tâm can vui mừng Yên hàn hạnh phúc tưng bừng Ai nghèo đói khổ, ta đừng làm ngơ!