Thursday
18
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22066)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13025)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16420)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32792)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28184)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21849)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22670)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19688)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Khát vọng kiếp người

Monday, December 31, 201212:00 AM(View: 37612)
Đến hẹn lại lên như một chu kỳ tất yếu, Mùa Vọng lại về. Đó là khoảng thời gian thế gian mong đợi Đấng Cứu Thế giáng sinh làm người. Đấng ấy là "Ngôi Lời trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" (Ga 1:14), là Đấng Thiên Sai mang tôn danh Giêsu Kitô.

Con người như đất khô cằn vì "hạn bà chằn" lâu ngày, thế nên luôn khao khát Cơn-Mưa-Giêsu. Và chỉ có Mưa Giêsu mới khả dĩ làm chúng ta "đã" cơn khát.

Trong kiệt tác "Cung Oán Ngâm Khúc" (chữ Hán: 宮怨吟曲) của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), câu 103 và 104 có nói tới kiếp người:

Trăm năm nào có gì đnghiatrang_02-contentâu

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì

Còn Thiên Chúa nói với mỗi chúng ta: "Ngươi là bụi đất, và sẽ trở về với bụi đất" (St 3:19). Thân phận phàm nhân chỉ là cát bụi mà thôi. Xét ra chẳng có giá trị gì. Đồ càng cũ càng có giá trị, gọi là đồ cổ; người càng cũ càng bị người ta xa tránh, chẳng ai muốn quan tâm "người cổ", thậm chí còn bị chê là lỗi thời và lạc hậu.

Nói vậy nghe chừng bi quan quá. Nhưng không phải thế, người ta cần biết vậy để mà bớt tham-sân-si, để cố gắng ngày càng sống tốt hơn, ích lợi hơn không chỉ cho chính mình mà còn cho tha nhân.

Thân phận quá nhỏ nhoi, con người quá yếu đuối, quá bất túc và bất trác, vì vậy mà người ta càng khát vọng, có những khát vọng vô cùng cháy bỏng, tưởng chừng có thể "chết" đi nếu không đạt được. Ước mơ nhiều mà chẳng được bao nhiêu. Nhưng chính nhờ vậy mà người ta giảm bớt kiêu ngạo, chứ muốn gì được nấy thì người ta sẽ chẳng coi ai ra gì, và chắc hẳn người ta không còn tin vào bất cứ thần linh nào nữa. Cuộc đời không là vườn hồng, bước đời không đi trên thảm lụa, có vậy mới thành nhân.

Càng sống lâu người ta càng thấy mình kém cỏi về đủ mọi lĩnh vực, thế nên người ta phải kêu cầu Thiên Chúa: "Thân phận con khốn khổ nghèo hèn, xin mau đến cùng con, lạy Thiên Chúa! Ngài là Đấng phù trợ, là Đấng giải thoát con, muôn lạy Chúa, xin đừng trì hoãn" (Tv 70:6). Hằng ngày, người ta vẫn không ngừng sáng nguyện, trưa cầu, tối khấn: "Xin dủ lòng thương mau đến giúp, vì chúng con đã khổ quá nhiều" (Tv 79:8).

Có thể có người nghĩ rằng Chúa không nghe hoặc làm ngơ, vì họ cầu xin quá nhiều mà chẳng thấy động tĩnh gì, cũng có thể có người sẽ thối chí nản lòng. Thực ra Chúa biết hết, Ngài muốn chúng ta "đừng lải nhải" (Mt 6:7), mà Ngài tập cho chúng ta đức kiên trì. Thánh Thomas Tiến sĩ nói: "Công hiệu của năng lực cầu nguyện là do đức ái, nhưng năng lực để cầu nguyện cho được hiệu quả vẫn là do đức tin và đức cậy của mình". Thánh Sibyllina giải thích: "Mong đợi, giống như một đồ đựng, đồ đựng càng lớn thì chứa được càng nhiều, đồ đựng càng nhỏ thì chứa được càng ít. Mong đợi lớn thì được ân điển nhiều, mong đợi nhỏ thì được ân điển ít".

Quả thật, khi cầu nguyện mà không thấy động tĩnh gì, không thấy cảm giác gì, đó mới là cách cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa. Người ta có thể rưng rưng mắt lệ hoặc bật khóc khi cầu nguyện, nhưng có thể đó chỉ là cảm giác nhất thời, vì "bức xúc" cá nhân điều gì đó, chứ chưa hẳn là vì say Men Tình Giêsu.

Cuộc sống có biết bao thứ để chờ đợi, ước mong, hoài vọng, nhưng điều cần là phải biết lắng nghe. Nghe cũng phải có phương pháp, lắng nghe chứ không nghe bình thường, lắng nghe cả những điều trái ý mình chứ không chỉ lắng nghe điều hợp ý mình với cả tấm lòng. Khó lắm! Vả lại, Thiên Chúa chỉ thì thầm với chúng ta khi chúng ta vui mừng, nhưng Ngài nói to trong lương tâm của chúng ta khi chúng ta giãy giụa trong bể khổ trần ai. Chính lúc chúng ta "đầu hàng vô điều kiện" thì Ngài sẽ kịp thời ra tay: "Đức Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử, đẩy xuống âm phủ rồi lại kéo lên" (1 S 2:6).

Lắng nghe mà chưa hiểu thì lắng nghe tiếp, và tâm sự với Chúa: "Xin Ngài lắng nghe con rên rỉ: có ai thèm an ủi con đâu! Mọi kẻ thù con vui mừng hớn hở khi biết chính Ngài gây khổ cực cho con. Ngày Ngài hứa, xin cho mau đến để chúng cùng số phận với con" (Ac 1:21). Mà thật đấy: "Ngài có đó khi con tưởng mình đơn côi, Ngài nghe con khi chẳng ai thèm đáp lại, Ngài thương con khi tất cả đều hững hờ" (Thánh Augustinô).

Chúng ta thực sự cần Chúa, vì chỉ có Ngài mới là Cứu Cánh: "Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con bởi lòng thương dân Ngài, xin ngự đến viếng thăm mà ban ơn cứu độ" (Tv 106:4). Có yêu Chúa mới cần Chúa, mong Chúa: "Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài mau đến phù trợ con. Xin lắng nghe lời con, khi con kêu lên Ngài" (Tv 141:1). Khoảng mong chờ nào cũng là khoảng thời gian dài nhất, dù chỉ phải chờ 5 phút cũng thấy thời gian sao quá lâu!

Chờ mong, nhưng có thành khẩn? Nếu thật lòng mong chờ thì Thiên Chúa không nỡ để chúng ta phải chờ lâu, vì Đấng làm chứng về những điều đó phán: "Phải, chẳng bao lâu nữa Ta sẽ đến" (Kh 22:20a). Chắc chắn như vậy, nhưng bổn phận của mỗi chúng ta vẫn phải cầu nguyện liên lỉ: "Amen, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến" (Kh 22:20b).

Mùa Vọng cứ đến rồi qua, càng lớn tuổi càng trải qua nhiều Mùa Vọng, nhưng vấn đề không phải sống qua nhiều Mùa Vọng mà là còn "đọng" lại chút gì ý nghĩa thánh đức hay không. Đó mới là điều Chúa muốn!

Chúa Giêsu đã đến thế gian lần thứ nhất để trao ban Ơn Cứu Độ cho nhân loại. Đó là "lần đầu". Ngài sẽ đến thế gian lần thứ hai để hoàn tất công cuộc cứu độ, gọi là Tận Thế hoặc Cánh Chung. Đó là "lần cuối". Nhưng còn một lần Ngài đến riêng với từng người: Lúc chúng ta chết. Đó là "lần giữa".

Lần nào cũng quan trọng, nhưng "lần giữa" là lần tối quan trọng với từng người, vì chúng ta không được chứng kiến Chúa Giêsu đến "lần đầu" trong nghèo hèn và đau khổ, và không biết chúng ta có diễm phúc chứng kiến Ngài đến "lần cuối" trong vinh quang hay không, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ chứng kiến Ngài đến "lần giữa".

Lạy Chúa, xin đổ xuống Sương-Giêsu và Mưa-Giêsu để giải khát chúng con. Amen.

TRẦM THIÊN THU
Mùa Vọng – 2012
(View: 56715)
Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi. Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy. Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
(View: 58516)
Một vấn nạn rất nhiều người đã hỏi, đó là tại sao Thượng Đế lại để cho thảm cảnh kinh khủng như thế xảy ra? Nói cách khác, tại sao Người cho phép đau khổ, sự chết đến với con người? LM. JOSEPH NGUYỄN THANH SƠN . Việt Báo Thứ Bảy, 9/15/2001, 12:00:00 AM
(View: 61802)
Thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Roma, "Không ai được sống cho mình và cũng không ai được chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa" (Rm 14:7-8). Tầm Xuân, CMC
(View: 61663)
Cái mà hôm nay mọi người cho là chân lý, ngày mai lại có thể là sai lạc. Lý trí con người khổ sở vô cùng trong khi đi tìm chân lý, và cho đến bây giờ con người vẫn nghi ngờ không biết rằng lý trí mình có thể có khả năng đạt đến chân lý hay không? Sự nghi ngờ đó cho thấy sự yếu kém của tri thức nhân loại. Và như vậy cái gọi là chân lý mà con người nhận thức được bằng tri thức giới hạn của mình không phải là chân lý đúng và toàn thể (chân lý tuyệt đối “?”) mà chỉ là những nhận thức có tính chất chủ quan và phiến diện. Vì vậy, có thể nói, tất cả những học thuyết triết học muốn giải nghĩa, giải thích ... toàn thể vũ trụ này cũng chẳng khác nào những lời mô tả con voi của những người mù sờ voi mà thôi??? Đi tìm chân lý ở đâu? Câu hỏi quá khó đau đầu thế nhân . Lý Lạc Long
(View: 56136)
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc, 6, 20), Trong Bài Giảng Trên Núi Đức Giêsu đã ban lời chúc phúc này cho tất cả các môn đệ và mọi người đi theo Chúa.
(View: 45777)
Dì chớp mắt vài cái, nét mặt mãn nguyện, nhắm mắt lại. Cô y tá vội đút ống thở vô. Dì Nati không tỉnh lại thêm lần nào nữa. Hai hôm sau, Kennah quyết định tắt mọi thứ máy móc chung quanh dì. Tôi tin rằng dì đã về nhà sau chuyến hành trình vất vả. Và tôi tin rằng nơi ấy, dì tìm được sự ấm áp của tình thương. Lê Tường-Vi