Wednesday
24
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22128)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13060)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16457)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32826)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28220)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21877)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22703)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19707)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Nỗi Lòng

Tuesday, January 15, 201312:00 AM(View: 34783)
Chẳng ai lại không có tâm sự. Người lớn có tâm sự “lớn”, người nhỏ có nỗi niềm “nhỏ”, vì cuộc sống là một tổng thể xã hội phức tạp. Mỗi mùa có loại tâm sự riêng, mỗi hoàn cảnh có nỗi lòng riêng, mỗi khoảng thời gian có loại suy nghĩ riêng, lo toan vẫn chật ngày tháng. Nhưng thời điểm nhiều trăn trở nhất chắc hẳn là dịp cuối năm. NS Song Ngọc (*) có tâm sự vào những ngày cuối năm và được ông trải lòng qua ca khúc “Chuyện Ngày Cuối Năm”. Đó không chỉ là tâm sự của riêng ông, mà chắc hẳn cũng là nỗi niềm của nhiều người.

4_ai_nghe_loi_ta_va_tin_dang_da_sai_ta-large


Nỗi Lòng

 

Ca khúc “Chuyện Ngày Cuối Năm” được viết ở âm thể Thứ, nhịp 4/4, không ủy mị hoặc bi lụy nhưng vẫn da diết nỗi lòng của một người nghèo mà cứ lận đận mãi. Ca từ như một câu chuyện mạch lạc, lần lượt liệt kê những nỗi niềm bộn bề theo giai điệu nhẹ nhàng… Với ca khúc này, NS Song Ngọc ký bút danh Hàn Sinh.

Mùa Đông vừa qua, mùa Xuân sắp tới, cái lạnh dần ấm lên, và nỗi lòng cũng “nóng” lên theo. NS Sóng Ngọc trầm ngâm: “Cuối năm ngồi tính lại sổ đời, ba trăm ngày hơn đã qua mất rồi”. 365 ngày như một thoáng qua mau, bước đời cứ lận đận mãi, nghĩ mà buồn: “Đời mình lại tay trắng tay, công danh thì chưa được thấy, năm tháng dài vẫn còn bôn ba”. Nhìn tương lai mà không khỏi ái ngại, nhưng không thể thúc thủ hoặc giậm chân tại chỗ được.

Đường đời đã vậy, gồ ghề và khập khiễng, mà đường tình cũng chẳng phẳng phiu: “Cuối Thu vừa mới gặp bạn lòng, Đông sang được tin người em lấy chồng”. Tình chợt đến, chợt đi. Tình như có, như không. Vô duyên thật! Mình đã vậy, bạn bè cũng chẳng hơn gì: “Bạn bè dăm ba đứa thôi, như chim trời lang bạt xứ, Xuân mới về riêng một mình ta”. Mỗi đứa mỗi phương, vì mưu sinh mà phải tha phương cầu thực. Mình cũng vậy, thế nên Xuân này chỉ mình ên. Buồn phận mình với nỗi nhớ không tên, nhưng vẫn cảm thấy vui vì hạnh phúc của người khác, vì nỗ lực của người khác.

Dù mình vui hay buồn thì Xuân cũng vẫn đến theo luân phiên của thiên nhiên: “Xuân ơi, xuân lại đến, đau thương xin ngủ yên, tình Xuân cho ấm lương duyên”. Và nguyện ước vẫn còn nhiều cho mình và cho người khác. Còn mơ ước là còn hy vọng, còn hy vọng để tiếp tục sống: “Năm cũ đã đi qua, xin vận may tìm tới, cho muôn người vui trọn tình Xuân”.

Có những ước mơ đã đi vào quá khứ, có những ước mơ còn trong tương lai, và có những trở trăn hiện tại: “Cuối năm ngồi tính lại sổ đời, công danh, lợi duyên, một năm lỡ rồi”. Bao toan tính, bao ước mơ, bao hoài bão,… nhưng tất cả đã qua, bao mong chờ cũng đã hóa thành quá khứ: “Chuyện đời là mây nước trôi, Xuân ơi, mùa Xuân này tới, trên gác nghèo mơ mộng nở hoa”.

Nghèo vật chất nhưng giàu tư tưởng, vậy là vẫn còn tốt. Mình tính không bằng trời tính. Thành nhân quan trọng hơn thành công. Mà thành công cũng có nhiều dạng. “Thất thế” khác “thất bại”. Đa số chưa chắc đã đúng. Mình cứ là chính mình, tự đứng trên đôi chân của mình, tự vươn lên bằng chính nghị lực của mình, vươn lên ngay từ trong đống xà bần, từ sự khinh thường của người khác,… Nhất định mình phải hành động như vậy!

Trời sinh một bậc kỳ tài là để dùng vào một sứ mệnh nào đó. Nhưng trước khi trao sứ mệnh đó, trời bắt họ phải trải qua trăm cay ngàn đắng. Cuộc đời của các vĩ nhân, các danh nhân, các “dị nhân”,… đã chứng tỏ điều đó. Hầu như họ đều là những con người phải tự vươn lên từ hoàn cảnh nghiệt ngã. Chí sĩ ái quốc Nguyễn Thái Học (1902-1930) đã so sánh: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai?”.

La Rochefoucauld xác định: “Có 3 thứ ngu dốt: Không biết những điều đáng biết, biết không rành mạch những điều phải biết, biết những điều không cần biết”. Người nghèo vật chất mà giàu tinh thần, giàu trí tuệ, giàu tư tưởng,… vậy chưa là nghèo thực sự. Tất nhiên, họ vẫn có thể hãnh diện mà đón Xuân, ăn Tết. Học giả Lê Quý Đôn nói: “Dẫu có bạc vàng trăm lượng, không bằng kinh sử một pho”. Giàu tinh thần vẫn hơn giàu vật chất.

Người ta thường lo lắng về vật chất, nhưng ít khi người ta lo lắng về tâm linh. Người lo thu gom cho nhiều của cải thế gian thì xin miễn bàn, vấn đề là với những người “ăn bữa nay, lo bữa mai”. Những người này quá nghèo, không phải họ lười, không hiểu sao “số kiếp” của họ cứ “đen như đêm ba mươi”, tối mặt tối mũi tìm kế sinh nhai mà tương lai vẫn mù mịt. Cuộc đời họ không biết thế nào là rảnh, đi chơi, đi du lịch,… Ngay cả miếng ăn ngon mà họ có lẽ cũng chưa được thưởng thức. Họ thật đáng thương và cần những tấm lòng hảo tâm. Những người giàu không thể hiểu nổi sự khốn khó của cuộc đời những người nghèo, tưởng ai cũng như mình, thế rồi… “chảnh” và nhìn người khác bằng nửa con mắt! Có thể vì lo lắng quá mà họ cũng không thường xuyên nhớ tới Chúa, nhưng chắc Chúa cũng thông cảm cho họ, vì khi làm người, Ngài cũng đã từng nghèo khổ.

Xuân về, tết đến, ước gì ai cũng nói được câu: “Buồn ơi, xin chào mi!”.

Với các Kitô hữu còn may mắn là có Thiên Chúa là cứu cánh, nhưng vấn đề là chúng ta có “bám” chắc vào Ngài hay không. Tín thác là tin tưởng tuyệt đối vào Ngài. Thật vậy, đức tin rất cần trong cuộc sống. Nhờ đức tin mà người ta mới được cứu độ. Chân phước GH Gioan Phaolô II nói: “Đức tin chưa biến thành văn hóa là đức tin chưa được đón nhận trọn vẹn, chưa thực sự suy tư là chưa sống chân thành”.

Sống thì ai cũng lo, nhưng mức độ khác nhau. Chúa Giêsu dạy: “Đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6:25; Lc 12:22). Những lúc lắng lòng, con người chúng ta cũng thấy thêm niềm tin. Nhưng khi công việc không xuôi xắn, chúng ta lại lo bộn bề, mỗi người mỗi kiểu với các mức độ khác nhau. Yếu đuối quá, và đức tin chưa bằng hạt cải, Chúa ơi!

Rồi Chúa Giêsu lại nhấn mạnh và nói rõ hơn: “Đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 6:34).

Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con. Xuân về mà lòng chúng con còn ngổn ngang và bừa bộn quá, xin thương xót chúng con, nhất là những người nghèo khổ, xin cho họ cũng có những ngày Tết có niềm vui trọn vẹn. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người cứu độ chúng con. Amen.


TRẦM THIÊN THU

Cuối năm Nhâm Thìn, chờ đón Quý Tỵ

========



Chuyện ngày cuối năm

LỜI BÀI HÁT: Chuyện ngày cuối năm

Cuối năm ngồi tính lại sổ đời
Ba trăm ngày hơn đã qua mất rồi
Đời mình lại tay trắng tay
Công danh thì chưa được thấy
Năm tháng dài vẫn còn bôn ba

Cuối Thu vừa mới gặp bạn lòng
Đông sang được tin người em lấy chồng
Bạn bè dăm ba đứa thôi
Như chim trời lan bạt xó
Xuân mới về riêng một mình ta

ĐK:
Xuân ơi, xuân lại đến
Xin đau thương ngủ yên
Tình Xuân cho ấm lương duyên

Năm cũ đã đi qua
Xin vận may tìm tới
Cho muôn người vui trọn tình Xuân

Cuối năm ngồi tính lại sổ đời
Công danh, lợi duyên, một năm lỡ rồi
Chuyện đời là mây nước trôi
Xuân ơi, mùa Xuân này tới
Trên gác nghèo mơ mộng nở hoa

(View: 56727)
Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi. Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy. Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
(View: 58528)
Một vấn nạn rất nhiều người đã hỏi, đó là tại sao Thượng Đế lại để cho thảm cảnh kinh khủng như thế xảy ra? Nói cách khác, tại sao Người cho phép đau khổ, sự chết đến với con người? LM. JOSEPH NGUYỄN THANH SƠN . Việt Báo Thứ Bảy, 9/15/2001, 12:00:00 AM
(View: 61824)
Thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Roma, "Không ai được sống cho mình và cũng không ai được chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa" (Rm 14:7-8). Tầm Xuân, CMC
(View: 61676)
Cái mà hôm nay mọi người cho là chân lý, ngày mai lại có thể là sai lạc. Lý trí con người khổ sở vô cùng trong khi đi tìm chân lý, và cho đến bây giờ con người vẫn nghi ngờ không biết rằng lý trí mình có thể có khả năng đạt đến chân lý hay không? Sự nghi ngờ đó cho thấy sự yếu kém của tri thức nhân loại. Và như vậy cái gọi là chân lý mà con người nhận thức được bằng tri thức giới hạn của mình không phải là chân lý đúng và toàn thể (chân lý tuyệt đối “?”) mà chỉ là những nhận thức có tính chất chủ quan và phiến diện. Vì vậy, có thể nói, tất cả những học thuyết triết học muốn giải nghĩa, giải thích ... toàn thể vũ trụ này cũng chẳng khác nào những lời mô tả con voi của những người mù sờ voi mà thôi??? Đi tìm chân lý ở đâu? Câu hỏi quá khó đau đầu thế nhân . Lý Lạc Long
(View: 56155)
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc, 6, 20), Trong Bài Giảng Trên Núi Đức Giêsu đã ban lời chúc phúc này cho tất cả các môn đệ và mọi người đi theo Chúa.
(View: 45784)
Dì chớp mắt vài cái, nét mặt mãn nguyện, nhắm mắt lại. Cô y tá vội đút ống thở vô. Dì Nati không tỉnh lại thêm lần nào nữa. Hai hôm sau, Kennah quyết định tắt mọi thứ máy móc chung quanh dì. Tôi tin rằng dì đã về nhà sau chuyến hành trình vất vả. Và tôi tin rằng nơi ấy, dì tìm được sự ấm áp của tình thương. Lê Tường-Vi