Thursday
25
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22134)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13060)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16461)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32832)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28225)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21879)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22706)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19710)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

GIỜ CỦA CHÚA

Tuesday, January 22, 201312:00 AM(View: 33570)
GIỜ CỦA CHÚA

Chúa Nhật 2 Thường niên C
(Isaiah 62:1-5; Corinthians 12: 4-11; John 2: 1-11)



 Chúa Nhật trước, chúng ta đã suy niệm về ý nghĩa chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Jordan và những cam kết của chúng ta khi chịu phép thanh tẩy. Hôm nay chúng ta bàn về tiệc cưới Cana . Câu chuyện tiệc cưới Cana (Ga 2:1-11) là một biểu hiện vinh quang của Thiên Chúa, tiếp tục chủ đề về lễ Hiển Linh và Phép Thanh Tẩy mà ta có thể gọi là lễ khánh thành sứ mạng của chúa Giêsu ở trần thế.

 Trong bản kinh chiều ngày lễ Hiển Linh nêu ra ba màu nhiệm thánh: “Hôm nay ngôi sao dẫn đường cho ba nhà đạo sĩ đến viếng hài nhi Giêsu; hôm nay nước biến thành rượu trong tiệc cưới; hôm nay Chúa Giêsu muốn ông Gioan làm phép rửa cho Chúa ở sông Jordan để mang ơn cứu độ cho muôn dân.” Mỗi biến cố đều có dấu chỉ riêng, chứng tỏ có sự can thiệp của Thiên Chúa: Ba Vua, Ánh Sáng chiếu rọi, Ngôi sao, Nước hoá Rượu, Tiếng Nói phát ra từ trời và hình chim Bồ Câu.

tiec_cuoi_cana-content



 Câu chuyện tiệc cưới ở Cana là một biến cố có thực trong đời của chúa Giêsu, đã được ngòi bút điêu luyện của Gioan thánh sử vẽ lại trong một khung cảnh với cấu trúc lớp lang đầy ý nghĩa biểu tượng. Chúng ta thấy nước trở thành rượu, một vật bình thường trở thành phi thường. Phép lạ tại Cana này khởi đầu thời đại ngôn sứ. Phép lạ nói trước cho mọi người biết cách thức Chúa Giêsu sẽ hoàn thành sứ mạng của Ngườic là đổ máu chết trên thập giá.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA CÂU CHUYỆN

 Để ý những điểm chính của câu chuyện này, chúng ta thấy đây là câu chuyện được kể duy nhất bởi thánh Gioan, không thấy trong các phúc âm thư khác. Danh từ “dấu hiệu” (semeion) là một biểu tượng từ mà thánh Gioan dùng để chỉ hành động phi thường của chúa Giêsu. Thánh Gioan lúc đầu thích dùng từ này ở số nhiều (semeia) để chỉ: Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử loài người bằng một cách thức mới qua đức Giêsu. Ở Cana, biểu tượng và thực tế gặp nhau: Tiệc cưới của hai bạn trẻ là cơ hội để nói về một cuộc hôn nhân giữa chúa Kito và Giáo Hội sẽ được thực hiện trong “giờ của ngài” trên thập giá. Ở Cana tại Galilée, chúng ta bắt gặp dấu hiệu đầu tiên khi chúa Giêsu chứng tỏ vinh quang của Ngài để cho các môn đệ tin theo.

MẸ CHÚA GIÊSU

 Khách chính trong tiệc cưới này không phải chỉ có một mình Chúa Giêsu mà còn có cả mẹ Người là đức Maria và các môn đệ (Ga 2:1-2). Ở đây, trong Tin Mừng Gioan, không bao giờ ta thấy đức Maria được chúa Giêsu gọi là mẹ. Tước hiệu “Bà” đã được chúa Giêsu dùng để chỉ mẹ Maria là cách nói bình thường lịch sự, nhưng không được công nhận, để chỉ mẹ của một ai đó (coi Ga 19: 26 để thấy tiếng Bà và tiếng Mẹ ám chỉ đức Maria).

 Đức Maria luôn luôn là một biểu tượng. Nhiệm vụ của mẹ là hoàn tất ơn gọi của các môn đệ. Mẹ là môi giới, dấu chỉ để cho các môn đệ thấy mà tin. Lời mẹ nói với những người giúp việc trong tiệc cưới: “Hãy làm theo những gì Người bảo” (Ga 2:5) là một mời gọi tất cả mọi người hãy trở nên tân dân của Thiên Chúa. Ở cả Cana lẫn đồi Calvary, theo thánh sử Gioan, mẹ Maria không chỉ là hiện thân của một hiền mẫu và liên hệ huyết thống mẹ con với chúa Giêsu, mà còn đóng vai trò biểu tượng cao quí của một “Bà và Mẹ” của thần dân Thiên Chúa.

 Trả lời yêu cầu của mẹ Maria, chúa Giêsu đáp: “Giờ của con chưa đến”. Nói một cách khác là giờ biểu lộ vinh quang của Người chưa đến. Giờ đó sẽ xẩy ra trên thập giá ở Calvary . Nhưng lời chúa nói với mẹ không phải chỉ hiểu theo nghĩa đen của câu chuyện rượu và nước trong tiệc cưới, mà còn phải hiểu một cách khác nữa. Phép lạ biến nước thành rượu có nghĩa là giao ước cũ giữa Trời và Đất sẽ đổi mới hoàn toàn. Lời mẹ Maria nói với Con mẹ đã biến đổi hẳn tình huống buồn bã lo âu thành vui mừng khôn tả. Lời Chúa Giêsu nói với những người giúp việc trong tiệc cưới đã trở thành phép lạ thực sự.

“GIỜ” CỦA CHÚA. KHI CRONOS BIẾN THÀNH KAIROS

 cronos_bien_thanh_kairos-content Tiếng “GIỜ” trong câu chuyện tiệc cưới ở Cana có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Trong Tân Ước, chữ giờ của tiếng Hy Lạp là “hora” thường được dùng để chỉ kairos hơn là cronos: “Giờ (hora) đã đến và chính lúc này là giờ những người thờ phượng đích thực” (Ga 4:23-24). Chữ giờ/Hora được dùng khá nhiều trong những câu chuyện Tin Mừng nói về những việc lạ lùng và phi thường như chữa lành bệnh hiểm nghèo, và trong những trường hợp như vậy thì thường được đổi thành từ “ngay tức thì”. “Giờ” mà Chúa Giêsu nói ở tiệc cưới Cana là giờ khổ nạn, giờ Chúa chịu chết, sống lại và lên trời (Ga 13: 1).

 “Cronos” là thời gian chỉ những sự việc xẩy ra bình thường và cho ta cảm tưởng là ta có thể điều khiển được nó, nhưng thường là sai lầm. Chúng ta có thể ghi chúng vào trong Blackberries, IPhones và sổ tay với ngày tháng, giờ phút cùng biến cố theo cách thức riêng của ta. Còn Kairos biểu hiện sự đứt đoạn khi có trở ngại bất ngờ khiến ta phải thay đổi chương trình cho thích hợp với thực tế. Giờ của chúa Giêsu, giờ đã định của Người hay khoảnh khắc “kairos” hiện ra ngoài dự định hoặc trước khi Người muốn. Dĩ nhiên Chúa đã có trong đầu chương trình của Chúa. Hoàn cảnh đã thúc đẩy Người phải đi theo một lối khác.

TIỆC CƯỚI Ở CANA

 Có nhiều cách cắt nghĩa các biểu tượng trong câu chuyện Tin Mừng này. Một là coi câu chuyện như hai quang cảnh đối nghịch nhau giữa điều mà chúa Giêsu làm và sự bất toàn của Do Thái giáo. Theo quan niệm này, thì Do Thái giáo tự nó đã khô héo, tàn rụi, trở nên trống rỗng, sơ cứng và kiệt quệ rồi. Kitô giáo tức rượu ngon phải thay thế Do Thái giáo là nước lã.

 Cách cắt nghĩa thứ hai là nỗi vui mừng vì vương quốc Thiên Chúa xuất hiện. Chúa Giêsu đã có cơ hội loan báo cho những người đang tụ họp nhân dịp vui của hai họ. Việc tỏ lộ của Chúa biến thành một cuộc họp trong cuộc họp, tiệc liên hoan trong tiệc liên hoan, một cuộc hôn nhân trong cuộc hôn nhân. Viễn cảnh này dựa vào truyền thống Do Thái coi tiệc cưới là thời gian thánh. Bài đọc I hôm nay theo Iasiah 62 bắt đầu bằng một ẩn dụ lễ cưới. Thánh ý Chúa đã nhất định là đất Judah không còn là nơi hoang vu, đơn độc bị bỏ rơi, vì Judah sẽ là hôn thê thánh thiêng của Israel , không phải của ai cả.

  Cách diễn nghĩa thứ ba có lẽ là cách khá hay và sâu sa nhất, cho chúng ta thấy cách thức đứt đoạn của thời gian “cronos” để trở thành biến cố của thời gian “kairos”. Chúa Giêsu đã tính trước và chờ đợi giờ của Người để Người có thể xác định và điều khiển. Thay vào đó, “giờ / hora” của chúa lại đến với chúa một cách bất ngờ, ngoài dự tính, đặt Người vào nhiều cảnh huống khó sử khác nhau, ngay cả do chính mẹ Người nữa !


 Chúa Giêsu đã tạo một bộ mặt mới cho buổi tiệc cưới này ở Cana . Người không cung cấp rượu ngon lúc tiệc khởi đầu khi khách còn tỉnh táo chưa say, nhưng lại cho vào lúc mọi người đã ngà ngà ngất ngư. Theo thánh Gioan, Chúa Giêsu đã để dành rượu tốt đến giờ phút chót và bấy giờ vinh quang của Người mới tỏ lộ (Ga 2:10). Đây chính là một biểu lộ được hiểu như là Lễ Hiển Linh mà sau này Giáo Hội ăn mừng trọng thể gọi là Lễ Ba Vua / Lễ Hiển Linh vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm. [1]

NHỮNG GIÂY PHÚT ĐỘT PHÁ

 Trong cuộc sống cá nhchua_giesu___quy_40_ngay-contentân và cộng đồng, trong nhiều công tác mục vụ của xứ đạo hay đoàn thể cũng như công việc cá nhân hàng ngày, chúng tôi thường để dây dưa ngày này qua ngày khác, sống với nỗi niềm vô vọng, đều đều và phẳng lặng, nặng nề và uể oải, dửng dưng và vô cảm. Chúng tôi bị khóa chặt vào thời gian “cronos”, không thể nghe thấy tiếng Chúa mời gọi chúng tôi vượt thoát khỏi những giây phút tầm thường khốn khổ và ích kỷ ấy để bước vào cuộc sống mới khác thường và đặc biệt. Thiên Chúa mời gọi chúng ta để cho Người đổ tràn đầy tâm trí chúng ta, những bình đựng của chúng ta bằng rượu mới là sự hiện diện của Thiên Chúa. Một khi chúng tôi lắng nghe tiếng Chúa kêu gọi và làm bất cứ điều gì Chúa biểu, thì những cái tầm thường của cuộc sống chúng tôi tức khắc biến thành đặc biệt và phi thường, bình rỗng hay bình nước lã sẽ đầy tràn với rượu mới ngon lành. Chúng ta sẽ trở thành ngày lễ hội thực sự.

 Đoạn Tin Mừng nói về tiệc cưới Cana đã chỉ cho đôi tân lang ấy cách thức tránh đừng để rơi vào tình trạng này hoặc phải thoát ra khỏi nó nếu đã bị tù hãm trong tình trạng ấy. Hãy mời Chúa Giêsu đến dự tiệc cưới của bạn! Nên nhớ rằng điều xẩy ra ở đám cưới Cana cũng có thể xẩy ra với bất cứ một đám cưới nào khác. Nó bắt đầu với những tiếng cười rộn ràng hân hoan thoải mái, biểu tượng của rượu nồng, nhưng cuộc hồ hởi sơ khởi ấy giống như tiệc cưới ở Cana đi qua quá mau đến lúc tàn với lo âu hối tiếc, để rồi khi tình yêu không còn, niềm vui đã hết, chỉ còn buồn tẻ với ưu phiền, trống rỗng. Còn về gia đình, nếu chúng tôi không cẩn thận, nó sẽ giống như đám mây chiều buồn thảm và cô đơn trước cơn bão tố sắp tới. Với những cặp vợ chồng như vậy thì đúng là đám cưới của họ không còn rượu nữa. Lễ cưới chỉ có một hay hai ba ngày, nhưng hôn nhân là cả một đời người.

ĐÔI LỜI KẾT

 Câu chuyện Tin Mừng đầy ánh sáng chan hòa rực rỡ này không có chủ đích nói về việc mẹ Maria can thiệp vào tiệc cưới, cũng không phải lời Chúa Giêsu trách mẹ Maria. Câu chuyện kết cục có chủ đích biểu lộ tình trạng lễ hội của một gia đình bình thường với vẻ vinh quang huy hoàng ẩn dấu của Con Một Thiên Chúa là đức Giêsu. Nó không phải là cuộc chè chén say sưa trong những tiệc cưới của người Do Thái. Cũng không phải là những tiêu chuẩn hay nguyên tắc phải theo hoặc phong tục và luật lệ trong cuộc sống gia đình hay là những chuẩn mực hôn nhân. Cũng không phải Do Thái giáo thì suy tàn trống rỗng mà Kito giáo thì sung mãn đầy ắp.

 Câu chuyện Cana thánh Gioan kể có chủ đích kêu gọi chúng ta suy nghĩ cẩn thận xem vị chủ bữa tiệc này khi ra lệnh “Hãy đổ đầy nước vào những bình này”, có thể làm cho tất cả những chuyện này trở nên mới trong cuộc sống của chúng ta không. “Giờ” của Người đến -tức lúc kairos hiện diện- là lúc những kế hoạch bị hỏng và cánh cửa mở rộng mời đón Thiên Chúa vào giao thoa nhau. Đó là lúc bắt buộc chúng ta phải hành động, nắm lấy thời cơ và chọn lựa như chọn giữa thiện và ác. Cana dạy cho chúng ta biết đấng Thiên Sai của thế giới đã phải điều chỉnh chương trình của Người khi những biến cố trở thành bất ngờ. Những việc xẩy ra cho chúa Giêsu như trong câu chuyện Cana mà thánh Gioan kể nói lên tính uyển chuyển của đời sống thiêng liêng tu đức. Thời giờ “cronos” của chúng ta có thể biến đổi như thế nào để thành “kairos” -một khoảnh khắc thực của đột phá và hy vọng, của thề hứa và khả dĩ ?

 Chúng tôi hãy cầu khẩn Chúa và Mẹ Maria biến chúng tôi thành những tôi tớ trung thành, sẵn sàng làm bất cứ điều gì mà Chúa biểu, và hăng say chia sẻ với tha nhân rượu Chúa cung cấp cho chúng tôi. Khi chúng tôi lắng nghe tiếng Chúa và làm theo lời Chúa biểu thì những điều bình thường trong cuộc sống chúng tôi sẽ trở thành phi thường, những bình rỗng hoặc bình nước lã sẽ tràn đầy rượu mới ngon nồng, những giây phút cronos sẽ biến hóa thành kairos, và chúng ta trở nên những ngày hội thực của nhau và cho nhau.
 Đừng ngần ngại, đừng sợ gian khổ, đừng sợ tù tội, đừng sợ chết, đừng tránh né viện cớ này cớ nọ để không nghe tiếng gọi lương tâm là tiếng gọi của Chúa. Công bằng, Công lý, Nhân quyền,Tự do Tôn Giáo….thì trong hoàn cảnh nào, an bình hay chiến tranh, được bảo vệ hay bị đàn áp truy nã cũng không bao giờ thay đổi ý nghĩa. Nó là ông THIỆN. Kẻ nào đi ngược lại nó, chống lại nó là KẺ ÁC. Chúng ta phải chọn Thiện, chống lại Ác. Leo lên mái nhà mà nói sự thật. Đừng sợ. (Mt 10: 26-28)

 Khi mà Thiện Ác giao thoa nhau thì đó là giờ Kairos xuất hiện, giờ của Chúa. Ta phải chọn Thiện đánh Ác.

Fleming Island, Florida

Jan. 16, 2013
(View: 14054)
Người cha trẻ tuổi này đã chấp nhận đứa con tật nguyền như một quà tặng của Chúa, và không một lời oán trách. Trước mắt Chúa thì mỗi một con người đều quan trọng như nhau. Chúa thương yêu tất cả và Ngài cũng đã hi sinh chết thay cho tất cả. Chúng ta nên cảm tạ Chúa, vì Chúa đánh giá mỗi người như nhau cả. Chỉ con người mới phân biệt đối xử mà thôi.
(View: 20455)
“ cái của tôi”, và cái tự ngã của tôi”. Đó là chưa kể cái tâm thức đang bị thiêu đốt bởi những khao khát, ước mơ và lo âu … Để thoát ly mọi phiền não, để xa lìa mọi mộng tưởng, đảo điên, cuồng si, chúng ta hãy tập sống buông xã , “không phân biệt”. Hãy ý thức mình đang sống, trong từng hơi thở, trong mỗi bước chân, hãy an trú vững chắc trong hiện tại - sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.
(View: 12331)
Nhiệm vụ cơ này là co thắt trái tim. Cần lưu ý rằng tâm thất của tim có nhiệm vụ bơm máu cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Cơ tim trong tình trạng viêm và có chứa một số lượng lớn các bạch cầu. Điều này cho thấy rằng trái tim còn sống vào thời điểm lấy mẫu. Luận cứ của tôi là trái tim còn sống, vì các bạch huyết cầu đã chết chỉ có mặt ở bên ngoài một cơ thể sống. Chúng chỉ có thể sống (và tồn tại) bên ngoài của một sinh vật sống mà thôi. Như vậy, sự hiện diện của các bạch huyết cầu cho thấy rằng trái tim vẫn còn sống khi lấy mẫu. Hơn thế nữa, các tế bào bạch cầu xâm nhập vào các mô (tim), điều đó cũng chỉ ra rằng trung tâm (Tim) đã bị căng thẳng cực độ, và dường như chủ sở hữu đã bị đánh đập nghiêm trọng ở phần ngực. "
(View: 21879)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22793)
Khi trái tim quá đau buồn, đó cũng là khi bạn mở cánh cửa cho một ngày mai tươi sáng hơn. Vì chỉ có qua nước mắt, chúng ta mới có thể nhìn thấy nỗi buồn trong mắt người khác mà thôi.
(View: 37266)
“vệt mực đen trên trang giấy trắng”và câu kết bao giờ cũng là: “Chúng ta phải có lòng bao dung, vị tha, phải có cái nhìn giàu tính nhân văn các bạn ạ!”. Dù nhiều hay ít, mỗi người đều có những nỗ lực trong đời. Mọi việc chỉ chấm dứt khi chúng ta dừng lại, không còn cố gắng nữa. Đừng thất vọng về mình và về người, thay vì nghĩ đến bông hồng có gai, sao không nghĩ giữa những cây gai kia có một bông hồng tươi đẹp ? ST
(View: 22706)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19710)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
(View: 12229)
Chúa vẫn âm thầm từng ngày trong con, với những vui buồn cuộc đời nhân gian, bước con lầm than tình Chúa vẫn dâng tràn. Tình yêu của Chúa ví như khung trời xanh, ngày đêm lặng lẽ vẫn chở che mọi lúc, bước con an bình đời thắm tươi đẹp tình.
(View: 12779)
Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hóa trắng hay đen được. (37) Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.
(View: 13647)
"Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy" (Ga 14, 1).
(View: 16217)
QUÈ QUẶT 26 NĂM, NHỜ CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI, ĐƯỢC CHỮA LÀNH
(View: 11406)
Trong mơ tưởng tôi tự hào cho rằng “Chỉ mong Ngài lấy đi, mong chẳng còn gì thuộc về con, mong chẳng còn gì là của con. Để con được trắng tay, con chỉ còn Ngài để giữ lấy, con được chọn Chúa mãi là của con…” và đó là ước mơ của tôi, tôi khao khát mình sẽ chạy hết chặng đường Chúa đã trao cho tôi. Nhưng thật không dễ chút nào vì cuộc sống thực tại kéo tôi ra khỏi giấc mơ…
(View: 15996)
... không muốn tin ai, không muốn yêu ai, không muốn dang tay giúp đỡ ai và cũng chẳng cần ai tin mình, bởi nhiều lúc, chính sự ngây thơ của ta đã khiến ta “sập bẫy”. Ta “’xù lông nhím” lên như bất kì loài động vật nào khác chỉ vì không muốn tự mình làm tổn thương bản thân thêm một lần nào nữa.
(View: 10911)
Mân-Côi thánh hóa hồn ta, giúp vui sống Đạo, chống ba địch thù ! Mân-Côi như chuyến Thánh Du: Mẹ đưa ta đến Giê-su, Con Ngài!
(View: 12117)
Cuộc đời tại thế dài lắm thì cũng chỉ trên dưới trăm năm. Đã có một thời ta chưa từng tồn tại. Rồi cũng sẽ đến một thời ta không còn hít thở bầu không khí như lúc này đây. Ta đến rồi ta đi! Có lúc ta tự hỏi duyên cớ nào đã đẩy ta vào trong sự hiện hữu mà sao không hỏi ý kiến ta trước. Ta bị quăng vào trong thời gian, chịu sự đọa đày của thời gian, hệt như một định mệnh nằm ngoài tầm ta kiểm soát. Giá như ta không hề sinh ra thì chắc là ta cũng sẽ chẳng muộn phiền gì khi đối diện với cảnh chia xa, biến mất đi giữa dòng thời gian lạnh ngắt.
(View: 97038)
Đó có lẽ là món quà qúy nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho hai mẹ con bà Audrey một tuần trước lễ Mother’s Day. Một món quà vô giá không ...... Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con cuả mình.
(View: 10612)
Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Thánh Vịnh 130).