Thursday
28
March
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 21880)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 12955)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16328)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32702)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28096)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21746)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22532)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19596)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Bất Lương

Wednesday, September 15, 201012:00 AM(View: 71951)

Cái cảnh gian lận trong việc cân đong mua bán (đi mua thì dùng loại quả cân nặng, lúc bán thì lại dùng loại quả cân nhẹ), ở Việt Nam đã có từ khuya. Ngay từ hồi còn nhỏ, kẻ money-scale-contentviết bài này đã được biết đến cảnh lấy quả cân đem mài cho nhẹ bớt hoặc khoét những cái đấu, cái thưng (bằng gỗ xoan, gỗ mít) tuy rất đúng kích cỡ với khuôn mẫu, nhưng lòng đấu (thưng) nông hơn khiến dung tích (sức chứa) ít hơn. Khi di cư vào miền Nam, thì thời ấy dân miền Nam chỉ dùng lít để đong thóc, đong gạo. Khuôn mẫu là một lon sắt có dung tích 1 lít nước, khi đong thóc hay gạo thì xúc cho đầy, rồi dùng một khúc cây (gỗ hoặc tre, dài khoảng 0,15 – 0,20m) gạt miệng lon. Khúc cây này nguyên tắc thì phải thật thẳng, nhưng thường bị chuốt hai đầu (gần giống hình con thoi dệt cửi) để khi gạt thì mặt gạo ở miệng lon bị trũng xuống; ngoài ra, còn dùng búa hoặc chày đóng vào đít lon cho lồi lên (trên miệng lon thì trũng xuống, dưới đít lon lại lồi lên, khiến dung tích bị giảm bớt, mỗi lon gian lận được một ít gạo thóc, tích tiểu sẽ thành đại). Thời gian gần đây sử dụng cân bàn thì tìm cách sửa lò xo cho kim chỉ nặng hoá nhẹ (khi mua) hoặc nhẹ hoá nặng (khi bán) xảy ra nhan nhản. Cứ tưởng ngày nay mới có chuyện “lường thưng tráo đấu”, nhưng thật không thể ngờ ngày xửa ngày xưa đã có (“Ta sẽ làm cho cái đấu nhỏ lại, cho quả cân nặng thêm;/ Ta sẽ làm lệch cán cân để đánh lừa thiên hạ” – Am 8, 5). Chung quy cũng chỉ vì tham lam muốn mưu cầu lợi ích cho bản thân mà ra. Khi đã mưu lợi cho mình đến độ bất chấp thủ đoạn thì hậu quả tất yếu là hại đến tha nhân (ích kỷ hại nhân).

Bài Tin Mừng hôm nay (CN XXV/TN-C – Lc 16, 1-13) thuật lại dụ ngôn “Người quản gia bất lương”. Cổ học tinh hoa Việt Nam cũng có một truyện kể về người quản gia có hành động tương tự (xoá nợ cho những con nợ của chủ mình), nhưng mang một ý nghĩa khác, đó là truyện 
MUA NGHĨA” :

“Mạnh Thường Quân nhà giàu cho vay mượn nhiều. Một hôm sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Lúc sắp đi, Phùng Huyên hỏi : “Tiền nợ thu được, có định mua gì về không ?” Mạnh Thường Quân nói : “Ngươi xem trong nhà ta còn thiếu thứ gì, thì mua.”

Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho gọi dân lại, bảo rằng : “Các ngươi công nợ bao nhiêu, Thường Quân đều cho cả.” Rồi đem văn tự ra đốt sạch. Lúc về, Phùng Huyên thưa với Mạnh Thường Quân rằng : ‘”Nhà tướng quân châu báu đầy kho, chó ngựa đầy chuồng, người đẹp đầy nhà, không còn thiếu gì nữa. Chỉ còn thiếu một cái “nghĩa”, tôi trộm phép Tướng quân, đã mua về.”

Mạnh Thường Quân nghe nói thế, cũng không hỏi gì đến tiền nữa. Sau, Mạnh Thường Quân phải bãi quan về ở đất Tiết. Dân đất Tiết nhớ đến ơn xưa, ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân bấy giờ mới ngoảnh lại bảo Phùng Huyên rằng : “Trước tiên sinh vì tôi mua ‘nghĩa’, cái nghĩa ấy ngày nay tôi mới trông thấy.” (Quốc Sách – “Cổ học tinh hoa”, q. Thượng, tr. 157).

Hai con người có cùng một cương vị (quản gia), cùng một việc làm, nhưng ý nghĩa khác hẳn nhau, ấy cũng chỉ vì mục đích của vịêc làm trái ngược nhau. Người quản gia trong Cổ học tinh hoa” xoá nợ cho các con nợ của chủ, vì nghĩ đến tương lai khi chủ mình không còn đắc thế như hiện tại, sẽ không bị lâm vào cảnh “giàu sơn lâm lắm kẻ tìm, khó giữa chợ ít người hỏi”, chẳng ai đoái hoài. Tất nhiên khi làm việc này, người quản gia cũng không quên nghĩ rằng lúc chủ được hưởng kết quả việc làm của mình sẽ không quên ơn mình (“vinh cùng hưởng, hoạ cùng chịu” , là vậy). Còn người quản gia trong bài Tin Mừng bị mất vịêc chỉ vì bản tính “là anh này đã phung phí của cải nhà ông”. Với bản tính bất lương ấy, tất nhiên anh ta chỉ nghĩ đến cái tương lai đen tối của mình. Vì thế, anh ta mới giảm nợ cho các con nợ của chủ, nhằm mục đích được hưởng sự đền ơn đáp nghĩa của họ. Hành động ấy đến tai chủ, ai cũng tin chắc chủ sẽ nổi cơn thịnh nộ, không ngờ chủ lại khen là khôn khéo. Cũng đã có nhiều bài chia sẻ cho rằng Đức Giê-su Ki-tô muốn dạy môn đệ nên làm theo việc làm của người quản gia bất lương (vì được chủ khen). Thực chất, nếu đọc kỹ câu nhận định của Đức Ki-tô (“Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.”), thì vấn đề sáng tỏ ngay. Có thể diễn nôm câu này : Con cái trần gian ranh ma quỷ quyệt hơn con cái Thiên Chúa. Rõ ràng Đức Ki-tô không dạy nên bắt chước làm theo tên quản gia bất lương. Bởi tiếp liền sau dụ ngôn này, Người dạy “trung tín trong việc sử dụng tiền của” (“Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?” – Lc 16, 12).

Kể ra hấp lực của tiền bạc quả thực là ghê gớm. Có nó là có tất cả, bởi “Đồng tiền liền khúc ruột”, và cũng bởi “Đồng tiền là tiên lả Phật,/ Là sức bật của tuổi trẻ,/ Là sức khoẻ của tuổi già, Là cái đà của danh vọng,/ Là cái lọng để che thân”. “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” là vì thế. “Có tiền mua tiên cũng được” cũng là vì thế ! Đến như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn phải thốt lên : : “Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,/ Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi”, hoặc như Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh : “Trong tay đã sẵn đồng tiền,/ Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”. Thật đúng là “Hoàng kim hắc thế tâm’ (tiền vàng làm đen tối lòng người). Vì tiền bạc mà vợ chồng lục đục, cha mẹ con cái bất hoà, anh em chia rẽ, gia đình ly tán. Rộng ra hơn nữa, trong hội đoàn, làng xóm thì chia bè kết phái tranh giành đấu đá nhau. Đến như một quốc gia, hay trên thế giới, các cuộc chiến tranh (tuy có nhiều hình thái và khoác nhiều bộ mặt khác nhau), nhưng chung quy phần lớn đều do tiền bạc của cải mà ra cả.

Suy cho cùng, tiền của là do con người sáng tạo ra để trao đổi mua bán thực phẩm, vật dụng phục vụ cho đời sống, đáng lẽ ra con người phải làm chủ và dùng nó như một phương tiện mưu sinh. Không dè đến một lúc nào đó, nó lại quay ngược làm chủ con người, khiến con người trở nên như một đầy tớ, và từ đó sinh ra đủ thứ chuyện, đủ thứ tội ác. Vâng, của cải tiền bạc thế gian có thể là một tên đầy tớ trung thành, nhưng cũng có thể trở thành một ông chủ bất lương. Ăn thua là người có nhiều tiền của đã coi nó như một phương tiện sống, hay quỵ luỵ nó và coi nó như một ông chủ với thế lực vạn năng. Chính vì thế, Đức Giê-su mới dạy : "Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được." (Lc 16, 13).Nói về tiền của thì không biết thế nào là cùng, dù ai cũng luôn miệng bô bô “tiển của chỉ là phù vân”. Trong kinh Lạy Cha, lời cầu xin đầu tiên cho bản thân là “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày”. Muốn có lương thực thì phải lao động, phải vã mồ hôi, vắt sức ra, chớ không thể “há miệng chờ sung rụng”.
Có thể không trực tiếp làm ra lúa gạo lương thực, nhưng vẫn có thể làm công việc khác kiếm tiền để mua lương thực. Kiếm tiền mưu sinh là lẽ đương nhiên, Chúa không cấm cản, nhưng kiếm tiền theo kiểu bất lương như anh chàng quản gia trong bài tin mừng thì dứt khoát không được.

Cũng là những phương cách chân chính mà kiếm được nhiều tiền của trở nên những phú gia địch quốc, những đại gia vô địch thì đó không phải là một cái tội, nhưng khi sử dụng những tiền của ấy thì phải biết cách sử dụng, phải coi nó chỉ là phương tiện giúp ích cho đời sống, chớ không thể coi nó như một ông chủ, một bà chúa. Làm giàu bằng chính mồ hôi nước mắt của mình thì chẳng có gì đáng trách, nhưng làm giàu bất chấp thủ đoạn, làm giàu theo kiểu “ích kỷ hại nhân”, thì dứt khoát không chấp nhận. Khi sử dụng tiền của của chính mình thì không xa hoa phung phì, phè phỡn phô trương, chỉ cốt “ăn để mà sống chớ không sống để mà ăn”. Của cải dư thừa thì phải nhớ đến những anh em bất hạnh hơn mình, nghèo khổ hơn mình… mà chia sẻ từng miếng cơm manh áo. Chỉ có như thế, vâng, thực sự chỉ có như vậy mới xứng đáng “vác thập giá mình mà theo Đức Ki-tô”. Ước được như vậy. Amen

(View: 11280)
1.Vật gì sắc bén nhất? Đó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim của người khác. 2. Nơi nào xa nhất? Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu có cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
(View: 25773)
Còn bao lâu nữa ! Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi. Số đông biến mất đâu rồi; Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn. Đếm kỹ còn mấy trăm tuần; Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau? Thôi thì còn lại ngày nào; Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi. Khác biệt gì cũng thế thôi; Mai kia nằm xuống để rồi được chi. Sao bằng ta cứ vui đi; Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa. Tay với trời cao không thấu nổi. Tuổi già mất bạn cũng mồ côi.
(View: 12403)
Chứng từ của cô Anne Sarev, thiếu nữ công giáo người Pháp, về sự trợ giúp hữu hiệu của Thánh Cả Giuse. … Năm ấy tôi bị thất nghiệp, nghèo xơ nghèo xác, nghèo rớt mồng tơi. Một ngày, tôi nhận hóa đơn tiền điện: 1200 quan, tương đương với khoảng 240 mỹ kim! Thật là món tiền khổng lồ đối với người không một đồng xu dính túi như tôi!
(View: 11356)
Sau chiến tranh, anh ta bị bắt và bị kết án tử hình. Anh viết thư cho Đức Giáo Hoàng Piô 12 để xưng thú các tội ác mình đã phạm và đặc biệt xin Ngài tha thứ cho anh tội đã tấn công vào Vương Cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành.
(View: 11761)
1. Sống ở trên đời, mỗi người chúng ta chỉ là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì của ta đều là của Chúa. Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc? Tại sao tôi không có tài hội hoạ, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngôn ngữ Trịnh công Sơn tất cả những thứ đó chỉ "ở trọ" nơi ta.
(View: 11265)
"Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng: "Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay toả ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhoà.
(View: 15363)
• Tôi có tôn trọng sự trinh khiết của người tình không? • Tôi có cho phép con cái hay người dưới quyền làm những hành động này không? • Tôi có dùng những danh từ hay kể chuyện không đứng đắn không? • Tôi có thích nghe những câu chuyện thiếu đứng đắng không? • Tôi có khoe khoang về tội lỗi của tôi không? • Tôi có phạm tội thiếu trong sạch không? • Tôi có say sưa rượu chè không?
(View: 20789)
Nếu như chúng ta rải khắp nơi hạt giống "nguyền rủa" thì chúng ta sẽ thu hoạch được "nguyền rủa" . Còn nếu chúng ta rải khắp nơi hạt giống "chúc phúc" thì đương nhiên thứ mà chúng ta thu hoạch được sẽ là "chúc phúc"!
(View: 14898)
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy?”, nhưng rồi ông lại thấy vui: “Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi”. Ông tiếp tục tự vấn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?”, và ông than thở: “Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi”. Lạ thay, cát bụi mà đôi khi cũng cảm thấy “mệt nhoài”!
(View: 14143)
Tranh cãi với khách hàng .....bạn thắng.....khách hàng đi mất ! Tranh cãi với đồng nghiệp....bạn thắng...đồng nghiệp xa dần ! Tranh cãi với người thân ....bạn thắng....tình thân biến mất ! Tranh cãi với bạn hữu....bạn thắng....bạn hữu dần xa !
(View: 16734)
Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: "Bạn hãy chứng minh bạn khổ." Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm 'bán mặt cho đất – bán lưng cho trời'. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!... Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!... Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!...
(View: 24832)
1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái. 2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp. 3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên. 4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.
(View: 18646)
Tha thứ và quên đi là một trong những điều khó thực hiện nhất đối với một người. Nhưng mỗi khi chúng ta dâng những nỗi đau của chúng ta lên Thiên Chúa và nói: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy giữ lấy. Con không muốn giữ nữa, con chán nó lắm rồi”, Ngài sẽ đắp lên vết thương, lên những tổn thương, những đau đớn của chúng ta bằng tình yêu của Ngài và làm cho chúng ta khoẻ mạnh trở lại. Thiên Chúa hiểu rõ mọi hoàn cảnh và trái tim của mỗi người. Có lẽ chúng ta không thể nào hiểu được tại sao ai đó lại xử sự theo cách này, hoặc tại sao họ lại làm điều như thế đối với chúng ta, nhưng không cần phải hiểu, chỉ cần tha thứ. Tuy nhiên, việc tha thứ thường rất khó; nó không thể đến một cách tự nhiên. Đó là lý do tại sao Chúa nói chúng ta cần Ngài trợ giúp để có thể làm được điều ấy. Chúng ta có được tình yêu và sự khoan dung từ Chúa để có thể tha thứ.
(View: 18337)
Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du Cuộc đời ơi ! mây trôi qua cửa Nắm tay nhau ta về chốn hư không.....
(View: 15779)
Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa. Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hàng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá. Dang Thanh Gia 1
(View: 32209)
Có câu: “Không ai giận một người đang cười” Hãy tập mỉm cười, trở về với niềm vui, và lan tỏa ra xung quanh. Nụ cười luôn giúp bạn vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn. 3. HÀNH ĐỘNG Hãy hiểu rõ điều mình muốn, và những gì mình cần làm. Hãy làm hết sức và vui vẻ đón nhận kết quả. Chừng nào còn sống, bạn luôn có thể làm lại từ đầu.
(View: 15655)
Hôm 20/09/2000, Antonio Mancuso đã chính thức đến trình diện tại một dòng tu ở Milan, bắt đầu cuộc đời một tu sĩ. Antonio cho biết anh đã thấy mình có ơn gọi linh mục từ ngày còn là cậu bé giúp lễ, đã suy nghĩ trong bao năm về vấn đề này và trằn trọc rất nhiều sau khi theo dõi các bài thuyết giảng của Đức Thánh Cha trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15.
(View: 24861)
Cha Gabriele Bove thành Campobasso làm chứng: - Một trong những lý do khiến Cha thánh Pio luôn khẩn cầu sự giúp đỡ và nhận được sự bảo trợ đặc biệt của Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đó là ngài xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae gìn giữ khỏi rơi vào cạm bẫy của tội kiêu ngạo. Cha Pio tha thiết xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trợ giúp cách riêng để có thể luôn luôn sống trong sự khiêm tốn giữa bao ân huệ khác thường mà THIÊN CHÚA tuôn đổ trên ngài.