Thursday
28
March
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 21876)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 12953)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16324)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32700)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28095)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21742)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22530)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19594)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

ĐƯỜNG HẸP

Thursday, October 30, 201412:00 AM(View: 21443)


Có lần Đức Kitô bảo muốn hạnh phúc hãy đi con đường hẹp. Đường thênh thang chỉ dẫn đến hư đi. Rồi từ đó, người ta bảo muốn theo Đức Kitô phải đi con đường gian khổ. Có người đơn giản cho rằng theo Chúa thì phải khổ. Từ đó có nhiều cái nhìn về những con đường.
phong_canh_0
Trải qua nhiều năm tháng mù mịt. Hai nghìn năm quá xa. Không biết ngày đó câu chuyện xảy thế nào. Chúa thật sự nói gì về những con đường?

Kho tàng tu đức nhà Phật có kể câu chuyện thế này.

Trải qua bao thời kỳ, cứ đến giờ tụng kinh, người ta trói một con mèo. Ngày qua ngày, tháng qua tháng. Không biết bao đời tiếp bao đời, cứ đến giờ tụng kinh, có một con mèo bị trói. Nó trở thành một nghi thức không thể thiếu trong các cuộc lễ của chùa. Đến một ngày nọ, có vị sư trẻ đến chùa, thấy sao kỳ cục quá. Nhà sư tìm về lịch sử tại sao có nghi lễ kỳ quặc thế.

Nhà sư khám phá ra. Ngày xửa ngày xưa, chùa có một con mèo. Đến giờ tụng kinh nó hay chạy nhảy lung tung. Đổ nhang, đổ nến hoa. Để khỏi chia trí, vị sư già trụ trì chùa cho đệ tử cứ đến giờ tụng kinh, trói nó lại. Rồi nhà sư già qua đời. Trải qua nhiều năm tháng. Bến mê đưa kẻ đi sau lụy hình thức mà không hiểu nghi lễ mình làm. Cứ phải tìm một con mèo trói lại mới trọn lời tụng kinh. Truyền thống dễ dãi ấy kéo dài về sau. Trong tôn giáo có những hình thức không hợp với tín điều. Có những thờ phượng lụy vào lầm lẫn. Cần có một tâm hồn để nhìn ra có những con mèo đã chết miệt từ năm tháng nào rồi mà người ta vẫn đưa vào nghi lễ.

Trở về những con đường đi.

Nhiều người cho rằng theo Chúa thì phải chấp nhận một đường đi đau khổ. Họ dễ dãi bảo đường Chúa đi là đường khổ đau. Thật sự, Chúa nói gì về những con đường?

Ta rất cần phải phân biệt, thế nào là đau khổ.
Người ta có thể đau nhưng không khổ.
Khi người mẹ sinh con thì đau đớn. Nhưng bà hạnh phúc, chứ không khổ.
Đau một lần khi sinh con, nhưng có khi khổ suốt đời vì con.

Có nhiều cuộc đau mà không khổ.

Cũng như có nhiều cuộc không đau mà khổ.
Đau khổ không là đề tài dễ dãi để suy tư một cách biếng nhác. Nó ẩn chứa quá nhiều chiều sâu. Đấy là những đau, những khổ rất bình thường. Bởi đó, làm sao ta dám dễ dãi đơn giản nói rằng theo Chúa thì phải chấp nhận đau khổ?

Có những vợ chồng chấp nhận đau thương để vượt biên tìm nhau cho đời hết khổ. Bàn chân vướng gai nào không đau khi tìm đường đến trại cải tạo thăm chồng? Vì khổ nên người ta lấy đau để hoá giải. Như thế, đau mà có thương có thể mua được hạnh phúc. Có những kinh nghiệm rất thực, có những bàn chân hôm nay không đau vì phải buôn thúng bán bưng. Có những bàn chân hôm nay hàng tuần đi mỹ viện. Nhưng họ rất khổ. Có những đau thương tìm nhau cho cho đời hết khổ thì cũng có những ngày hết đau vì không phải tìm nhau mà lại rất khổ vì có nhau. Đó là kinh nghiệm từ cuộc sống.

Có nhiều cuộc đau mà không khổ, như khi bà mẹ sinh con.
Cũng như có nhiều cuộc không đau mà khổ, như khi con lớn, khổ vì con.
Thì cũng có nhiều cuộc đau để hết khổ. Như vợ chồng tìm nhau.

Vậy đau khổ là gì trên con đường Đức Kitô nói hai nghìn năm xưa?
Nếu theo một người để đau khổ thì theo làm gì?

***

Thiên Chúa không bao giờ bảo con người theo Chúa để mà đau khổ. Ta không muốn dễ dãi cột con mèo rồi bảo đó là nghi lễ.

Nhưng để hết khổ thì Thiên Chúa bảo có khi phải đau.

Cũng như người ta sẵn sàng chấp nhận đau cho một tình yêu hết khổ.

Đau để hết khổ thì vấn đề không phải là đau khổ nữa, mà là thế nào khổ và thế nào là đau.

***

Một ngày nọ chú bé bẫy được bày chim. Con nào cũng gầy quá. Giữa tháng năm mất mùa, chẳng có lúa thóc, ngô khoai. Để đem ra chợ, cậu bé nuôi bày chim cho béo nẫy. Ngày ngày lúa thóc đổ vào. Chỉ một vài tuần sau, con nào cũng béo mập. Nhìn những con chim khác say sưa mổ thóc, mổ gạo. Cánh chim kia đau lắm. Nó thèm thuồng làm sao. Giữa năm tháng mất mùa. Rừng khô nước, đồng khô cỏ. Con người cũng thế thôi, giữa cái chang chang của cuộc đời. Nhìn kẻ khác làm giàu bằng con đường lừa gạt, nhìn những hạnh phúc bằng mối tình rong chơi. Nhiều tâm hồn cũng xót xa cho thân phận. Tất cả giống nhau ở trong lồng và miếng ăn. Bày chim và cuộc đời.

Ngày ngày con chim nọ rất đau nhìn bạn bè ăn. Cái đau dằn vặt. Cái đói thèm thuồng. Chỉ còn một ước mơ nuôi nó, bầu trời xanh thăm thẳm ngoài kia. Đợi ngày bày chim béo mập, cậu bé sẽ đem ra chợ bán. Thật không ngờ, sáng nọ, nhìn bày chim. Cậu bé thấy biến mất con chim gầy.

Ngày ngày nó đau nhìn bày chim ăn no nê. Nó chấp nhận đau để thoát khổ. Quê hương nó là bầu trời ngoài kia. Hạnh phúc của nó là cánh rừng bàng bạc gió núi. Nó phải trở về quê hướng đó. Yêu bầu trời tự do quá đỗi. Nó không thể vì miếng ăn mà giam mình trong cũi lồng chật hẹp. Nó phải tung cánh đi tìm tự do. Mỗi lần nhìn bày chim tranh nhau mổ thóc. Mỗi khi cậu bé đổ gạo vào lồng. Nó đau. Nó phải nhìn bầu trời mà khấn xin. Rồi ngày phải đến. Nó gầy, nó ốm lại để một bình minh kia, nó ép mình nhỏ lại, lách mình qua nan tre của chiếc lồng bay thẳng vào trời mênh mông. Chớ gì trong mỗi ơn gọi, ta nhìn bầu trời thênh thang, ngoài kia.

Đau không có nghĩa là khổ. Và có khi để thoát khổ cần phải đau.

Khi người ta đau để thoát khổ thì không còn đau khổ.

***

Đức Kitô là hạnh phúc.
Ngài nói rõ: Ta đến cho chiên được sống và sống dồi dào.

Ngài bảo Ngài dẫn chiên đi ăn.
Ngài tìm từng con thương tích mang về.

Ngài chữa lành cho kẻ bệnh tật được khỏi.
Ngài truyền cho người ta không còn bị quỷ nhập.

Ngài thương người tật nguyền.
Ngài bảo kẻ lành không cần thầy thuốc.

Ngài cứ đến nhà, ăn uống với người tội lỗi.
Đời Đức Kitô toát lên một hạnh phúc vui tươi.

Tôi không theo ai để đời tôi đau khổ.


***

Vậy đâu là con đường hẹp Đức Kitô nói đến?

Cánh chim kia đã chọn con đường hẹp để tung cánh vào bầu trời.

Có những thèm muốn dang dở. Có những tham, sân, si khổ luỵ.

Cái khổ luỵ như mồi chài bắt bóng.

Cái bắt bóng mà khi bừng tỉnh mới thấy con đường hẹp đẹp làm sao. Cũng như khi tìm đau để hết khổ thì không còn đau khổ. Cũng thế, khi tìm đường hẹp để thấy đời rộng thì đường không còn hẹp nữa. Ta cần một tỉnh thức của tâm hồn là Thiên Chúa không bao giờ bảo ta theo Ngài để đau khổ. Theo Ngài để hạnh phúc.

Nhưng hạnh phúc ở đâu?

Con chồn nghển đầu cố nhìn qua hàng rào. Mùi hương của mùa nho chín trong vườn làm nó chảy rãi. Qua cái lỗ nhỏ của chân tường, nó chúi đầu chui vào. Mùi mật của vườn nho làm nó càng tham, sân, si. Lầm lũi, ngày ngày nó đếm ướm mình vào lỗ chui ở chân tường. Không chui nổi. Nó nhịn ăn cho đến một ngày gầy đủ để lách qua, chui vào vườn nho. Rồi một ngày hân hoan. Nó tưởng như thiên đàng bất tận. Mùa nho sai chín. Nó say xưa ăn uống cho thỏa mãn dục vọng. Bất chợt ngày kia có tiếng động rất lạ. Và dường như không còn cái bất tận của thiên đàng nữa. Nó tìm trở về góc tường ngày xưa. Than ôi, cái béo phì không đẩy được thân xác ra nữa. Mùa gặt đến. Ai sẽ cứu nó? Các tá điền bắt đầu theo chủ đi hái nho. Cái bừng tỉnh của nó, bây giờ làm sao thoát thân?

Có những thèm muốn dang dở. Có những tham, sân, si khổ luỵ.

Phúc thay, trở về kinh nghiệm thiêng liêng ngày xưa. Chỉ còn con đường hạnh phúc là tìm cách chui qua lỗ chân tường. Từ ngày đó, nó lại nhịn ăn. Gầy ốm dần, tiêu đi chiếc bụng chềnh bềnh, một hừng đông kia, nó lại lách mình qua chân tường, biến ra ngoài. Hú hồn, nó thoát chết.

Cái khổ luỵ như mồi chài bắt bóng.

Con chồn nhìn lại đời nó. Một đêm trăng vắng yên lặng, nó ngồi nhìn ánh trăng mênh mông, trong bóng đêm vằng vặc, nó nói với đời: Tất cả chỉ có thế. Nó hiểu thế nào là đường hẹp. Nó quý những con đường của riêng nó, những con đường mòn hạnh phúc.

***

Lạy Chúa, con cần một tâm hồn tỉnh thức. Con không thể biến tôn giáo của con thành tiếng kinh cầu ê a. Con không thể cứ đến ngày rằm là trói con mèo trong nghi lễ. Con cần một tâm hồn để hiểu Chúa là hạnh phúc. Con ước mong được đau như người lực sĩ chịu tập luyện chứ đau không là hình phạt. Con phải hiểu Chúa tuyệt vời trong tiến trình đi tìm hạnh phúc. Và phải hiểu rằng, để hạnh phúc, con phải biết yêu bầu trời tự do của lương tâm. Đau để lách vào vườn nho mồi chài bắt bóng của con chồn, khác với nỗi đau thoát khỏi cái lồng tre chật chội của cánh chim. Đau của con chồn tìm vào tham, sân, si khác nỗi đau sám hối tìm đường ra.

Con cần một trái tim dũng cảm để thoát khổ bằng nỗi đau.

Thì con cũng cần một tâm hồn để biết lựa chọn vì không phải cứ đau là thoát khổ. Con khổ vì không phân biệt được những nỗi đau.
Và khi con hiểu cuộc đời nhiều khi chỉ thoát khổ bằng nỗi đau thì con sẽ thấy con đường hẹp Chúa bảo con không phải là đường khổ đau nữa mà là hạnh phúc.
Chúa luôn luôn tuyệt vời vì Chúa hiểu thế nào là đau, thế nào là khổ. Chúa đã khổ, đã đau. Còn con, con lẫn lộn đau khổ, lẫn lộn hạnh phúc.
Để bớt lẫn lộn, con xin dừng lại, xét lại những lời kinh, lối sống đạo, xét lại cách con hiểu Lời Chúa như nhà sư kia xét lại những nghi lễ của mình.


ST
(View: 11277)
1.Vật gì sắc bén nhất? Đó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim của người khác. 2. Nơi nào xa nhất? Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu có cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
(View: 25770)
Còn bao lâu nữa ! Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi. Số đông biến mất đâu rồi; Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn. Đếm kỹ còn mấy trăm tuần; Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau? Thôi thì còn lại ngày nào; Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi. Khác biệt gì cũng thế thôi; Mai kia nằm xuống để rồi được chi. Sao bằng ta cứ vui đi; Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa. Tay với trời cao không thấu nổi. Tuổi già mất bạn cũng mồ côi.
(View: 12402)
Chứng từ của cô Anne Sarev, thiếu nữ công giáo người Pháp, về sự trợ giúp hữu hiệu của Thánh Cả Giuse. … Năm ấy tôi bị thất nghiệp, nghèo xơ nghèo xác, nghèo rớt mồng tơi. Một ngày, tôi nhận hóa đơn tiền điện: 1200 quan, tương đương với khoảng 240 mỹ kim! Thật là món tiền khổng lồ đối với người không một đồng xu dính túi như tôi!
(View: 11356)
Sau chiến tranh, anh ta bị bắt và bị kết án tử hình. Anh viết thư cho Đức Giáo Hoàng Piô 12 để xưng thú các tội ác mình đã phạm và đặc biệt xin Ngài tha thứ cho anh tội đã tấn công vào Vương Cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành.
(View: 11761)
1. Sống ở trên đời, mỗi người chúng ta chỉ là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì của ta đều là của Chúa. Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc? Tại sao tôi không có tài hội hoạ, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngôn ngữ Trịnh công Sơn tất cả những thứ đó chỉ "ở trọ" nơi ta.
(View: 11264)
"Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng: "Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay toả ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhoà.
(View: 15361)
• Tôi có tôn trọng sự trinh khiết của người tình không? • Tôi có cho phép con cái hay người dưới quyền làm những hành động này không? • Tôi có dùng những danh từ hay kể chuyện không đứng đắn không? • Tôi có thích nghe những câu chuyện thiếu đứng đắng không? • Tôi có khoe khoang về tội lỗi của tôi không? • Tôi có phạm tội thiếu trong sạch không? • Tôi có say sưa rượu chè không?
(View: 20784)
Nếu như chúng ta rải khắp nơi hạt giống "nguyền rủa" thì chúng ta sẽ thu hoạch được "nguyền rủa" . Còn nếu chúng ta rải khắp nơi hạt giống "chúc phúc" thì đương nhiên thứ mà chúng ta thu hoạch được sẽ là "chúc phúc"!
(View: 14896)
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy?”, nhưng rồi ông lại thấy vui: “Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi”. Ông tiếp tục tự vấn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?”, và ông than thở: “Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi”. Lạ thay, cát bụi mà đôi khi cũng cảm thấy “mệt nhoài”!
(View: 14143)
Tranh cãi với khách hàng .....bạn thắng.....khách hàng đi mất ! Tranh cãi với đồng nghiệp....bạn thắng...đồng nghiệp xa dần ! Tranh cãi với người thân ....bạn thắng....tình thân biến mất ! Tranh cãi với bạn hữu....bạn thắng....bạn hữu dần xa !
(View: 16732)
Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: "Bạn hãy chứng minh bạn khổ." Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm 'bán mặt cho đất – bán lưng cho trời'. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!... Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!... Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!...
(View: 24829)
1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái. 2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp. 3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên. 4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.
(View: 18644)
Tha thứ và quên đi là một trong những điều khó thực hiện nhất đối với một người. Nhưng mỗi khi chúng ta dâng những nỗi đau của chúng ta lên Thiên Chúa và nói: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy giữ lấy. Con không muốn giữ nữa, con chán nó lắm rồi”, Ngài sẽ đắp lên vết thương, lên những tổn thương, những đau đớn của chúng ta bằng tình yêu của Ngài và làm cho chúng ta khoẻ mạnh trở lại. Thiên Chúa hiểu rõ mọi hoàn cảnh và trái tim của mỗi người. Có lẽ chúng ta không thể nào hiểu được tại sao ai đó lại xử sự theo cách này, hoặc tại sao họ lại làm điều như thế đối với chúng ta, nhưng không cần phải hiểu, chỉ cần tha thứ. Tuy nhiên, việc tha thứ thường rất khó; nó không thể đến một cách tự nhiên. Đó là lý do tại sao Chúa nói chúng ta cần Ngài trợ giúp để có thể làm được điều ấy. Chúng ta có được tình yêu và sự khoan dung từ Chúa để có thể tha thứ.
(View: 18335)
Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du Cuộc đời ơi ! mây trôi qua cửa Nắm tay nhau ta về chốn hư không.....
(View: 15778)
Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa. Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hàng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá. Dang Thanh Gia 1
(View: 32207)
Có câu: “Không ai giận một người đang cười” Hãy tập mỉm cười, trở về với niềm vui, và lan tỏa ra xung quanh. Nụ cười luôn giúp bạn vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn. 3. HÀNH ĐỘNG Hãy hiểu rõ điều mình muốn, và những gì mình cần làm. Hãy làm hết sức và vui vẻ đón nhận kết quả. Chừng nào còn sống, bạn luôn có thể làm lại từ đầu.
(View: 15654)
Hôm 20/09/2000, Antonio Mancuso đã chính thức đến trình diện tại một dòng tu ở Milan, bắt đầu cuộc đời một tu sĩ. Antonio cho biết anh đã thấy mình có ơn gọi linh mục từ ngày còn là cậu bé giúp lễ, đã suy nghĩ trong bao năm về vấn đề này và trằn trọc rất nhiều sau khi theo dõi các bài thuyết giảng của Đức Thánh Cha trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15.
(View: 24859)
Cha Gabriele Bove thành Campobasso làm chứng: - Một trong những lý do khiến Cha thánh Pio luôn khẩn cầu sự giúp đỡ và nhận được sự bảo trợ đặc biệt của Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đó là ngài xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae gìn giữ khỏi rơi vào cạm bẫy của tội kiêu ngạo. Cha Pio tha thiết xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trợ giúp cách riêng để có thể luôn luôn sống trong sự khiêm tốn giữa bao ân huệ khác thường mà THIÊN CHÚA tuôn đổ trên ngài.