Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng có lúc cho và nhận. Cho về mặt vật chất và cho về mặt tinh thần. Người cho và người nhận đều có nỗi niềm tâm sự riêng. Nỗi lòng của người cho là sợ người nhận không thích. Nỗi lòng của người nhận là ở vào thế bị nhận, phải nhận. Tuy nhiên người cho vẫn là người chủ động, thường thì ai cũng thích mình trong vai “cho” hơn là “nhận”.
Người nhận là người không có, người “nghèo” về một phương diện nào đó. Người nghèo nói chung có sự mặc cảm, sự mặc cảm đó được giấu sâu kín trong lòng, và được thể hiện bằng nhiều cách có khi là khiêm tốn, nhưng có khi lại kiêu căng, có khi lố bịch kỳ quặc và bệnh hoạn…. không loại trừ ai. Chúng ta đề cao rất nhiều về sự cho đi, nhưng người cho có bù đắp hoặc chữa lành sự mặc cảm của người nhận không? Hay có khi lại “cho” thêm mặc cảm nơi người nhận.
Người có cái gì đó để cho đi là người hạnh phúc hơn kẻ nhận. Người cho ít ra có được niềm vui và hạnh phúc là được cho, hãnh diện vì được ban phát. Tôi cũng thích có nhiều tiền để cho hơn là làm người nghèo để phải nhận sự giúp đỡ. Tôi thích đi làm từ thiện hơn là người bị nạn. Tôi thích có gương mặt thamh tú để nở nụ cười với tha nhân hơn là có gương mặt xấu xí, dữ dằn khó ưa. Tôi thích là người thông minh, có tài để làm gì đó giúp ai…. hơn là làm người tầm thường nhờ vả người khác.
Là người nhận, để che giấu sự “nghèo” nên trong thâm tâm tôi cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ, đôi khi có cảm giác bị nhục, mang ơn người cho. Nhiều khi người cho vô tình khoe khoang nên làm người nhận càng thêm đau. Trong tâm tình của người nhận, nhiều khi tôi tự nhủ thà chịu đựng thiếu thốn, hoặc từ nay không muốn nhận cái gì nữa, trừ khi bất đắc dĩ. Là con người nên lòng kiêu ngạo giống nhau, người cho cũng kiêu ngạo mà người nhận cũng kiêu ngạo.
Trước mặt Chúa, người cho và kẻ nhận cũng như nhau: trần trụi và chẳng có gì. Tất cả đều trở về cát bụi, với con số 0 của thưở ban đầu. Một ít trí khôn, sự thông minh, tài năng khéo léo, lanh lợi, sắc đẹp, sức khỏe, hoàn cảnh… tất cả là của Chúa ban nhưng không, nào ai mà chọn được! Từ các điều kiện, hoàn cảnh đó để chúng ta sử dụng làm ra tiền tài, địa vị, danh vọng, tình yêu, lòng quảng đại, vị tha… Người cho bị kiêu ngạo tưởng tự sức mình nỗ lực làm ra để trở thành người có. Người nhận thì tự cao không nhận ra mình nghèo để sẵn sàng nhận từ người cho.
Đẹp biết bao kẻ cho và người nhận, khi cho và nhận xong, cả hai đều trở về con số 0 và tạ ơn Chúa vì đã “cho” hoặc đã “nhận” xong! Thiên Chúa đã Nhập Thể làm người để dạy chúng ta khi cho hãy trở nên nghèo để cho, vì mình cũng không hơn họ, và Thiên Chúa tự nguyện trở thành người nghèo để sẵn sàng đón nhận những cái chúng ta cho Ngài: một ly nước lã, một nụ cười thân thiện, một cái bắt tay chào hỏi, một manh áo, một đồng xu lẻ…
Nguyễn Thị Thu
Người nhận là người không có, người “nghèo” về một phương diện nào đó. Người nghèo nói chung có sự mặc cảm, sự mặc cảm đó được giấu sâu kín trong lòng, và được thể hiện bằng nhiều cách có khi là khiêm tốn, nhưng có khi lại kiêu căng, có khi lố bịch kỳ quặc và bệnh hoạn…. không loại trừ ai. Chúng ta đề cao rất nhiều về sự cho đi, nhưng người cho có bù đắp hoặc chữa lành sự mặc cảm của người nhận không? Hay có khi lại “cho” thêm mặc cảm nơi người nhận.
Người có cái gì đó để cho đi là người hạnh phúc hơn kẻ nhận. Người cho ít ra có được niềm vui và hạnh phúc là được cho, hãnh diện vì được ban phát. Tôi cũng thích có nhiều tiền để cho hơn là làm người nghèo để phải nhận sự giúp đỡ. Tôi thích đi làm từ thiện hơn là người bị nạn. Tôi thích có gương mặt thamh tú để nở nụ cười với tha nhân hơn là có gương mặt xấu xí, dữ dằn khó ưa. Tôi thích là người thông minh, có tài để làm gì đó giúp ai…. hơn là làm người tầm thường nhờ vả người khác.
Là người nhận, để che giấu sự “nghèo” nên trong thâm tâm tôi cảm thấy ngại ngùng, xấu hổ, đôi khi có cảm giác bị nhục, mang ơn người cho. Nhiều khi người cho vô tình khoe khoang nên làm người nhận càng thêm đau. Trong tâm tình của người nhận, nhiều khi tôi tự nhủ thà chịu đựng thiếu thốn, hoặc từ nay không muốn nhận cái gì nữa, trừ khi bất đắc dĩ. Là con người nên lòng kiêu ngạo giống nhau, người cho cũng kiêu ngạo mà người nhận cũng kiêu ngạo.
Trước mặt Chúa, người cho và kẻ nhận cũng như nhau: trần trụi và chẳng có gì. Tất cả đều trở về cát bụi, với con số 0 của thưở ban đầu. Một ít trí khôn, sự thông minh, tài năng khéo léo, lanh lợi, sắc đẹp, sức khỏe, hoàn cảnh… tất cả là của Chúa ban nhưng không, nào ai mà chọn được! Từ các điều kiện, hoàn cảnh đó để chúng ta sử dụng làm ra tiền tài, địa vị, danh vọng, tình yêu, lòng quảng đại, vị tha… Người cho bị kiêu ngạo tưởng tự sức mình nỗ lực làm ra để trở thành người có. Người nhận thì tự cao không nhận ra mình nghèo để sẵn sàng nhận từ người cho.
Đẹp biết bao kẻ cho và người nhận, khi cho và nhận xong, cả hai đều trở về con số 0 và tạ ơn Chúa vì đã “cho” hoặc đã “nhận” xong! Thiên Chúa đã Nhập Thể làm người để dạy chúng ta khi cho hãy trở nên nghèo để cho, vì mình cũng không hơn họ, và Thiên Chúa tự nguyện trở thành người nghèo để sẵn sàng đón nhận những cái chúng ta cho Ngài: một ly nước lã, một nụ cười thân thiện, một cái bắt tay chào hỏi, một manh áo, một đồng xu lẻ…
Nguyễn Thị Thu