Thursday
28
March
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 21880)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 12955)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16328)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32702)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28096)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21746)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22532)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19596)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

KHI BỆNH TẬT CŨNG NHƯ LÚC MẠNH KHỎE

Tuesday, September 28, 201012:00 AM(View: 78086)
sugi-large-contentNhững dịp Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh kỷ niệm thành hôn ngày nay đang hiếm dần theo với phong thái và khuynh hướng ly thân, ly dị ngày nay. Ngày nay, người ta không những không muốn kết hôn, mà nếu như kết hôn thì lại rất dễ bỏ nhau. Chính vì thế, những trường hợp vợ chồng trung thành với nhau “khi bệnh tật cũng như lúc khỏe mạnh”, trung thành cho “đến chết” xem ra càng hiếm quí hơn nữa. Do đó, mỗi lần có dịp chứng kiến các cụ ông, cụ bà đi bên nhau, hoặc dìu nhau tới thánh đường tham dự thánh lễ, tôi thấy thật cảm phục và kính trọng. Đối với tôi, họ chính là những thành trì bảo vệ giá trị ơn gọi hôn nhân, và là những chứng nhân hùng hồn của sự vĩnh cửu mà ơn gọi hôn nhân đã mang lại. Bài viết này, tôi muốn nêu lên vài hình ảnh đáng kính phục dành cho những cặp vợ chồng trẻ mà sự trung thành của họ phải trả một giá đắt đỏ.

Đó là trường hợp một người bạn trẻ ngồi trên chiếc xe lăn. Anh hoàn toàn lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người vợ. Có lẽ vì do kết quả của một tai nạn khủng khiếp, hoặc do một cơn bệnh hiểm nghèo nào đó nên đã cướp đi nơi anh khả năng di chuyển, khả năng ngôn ngữ, khả năng tự giúp đỡ mình trong những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn uống, thay hoặc mặc áo quần, tắm rửa, đánh răng, rửa mặt, và vệ sinh cá nhân. Anh ngồi trên xe lăn, ngơ ngác nhìn người này, người khác. Miệng anh luôn luôn mở rộng mặc cho rãi rớt văng vãi mà không thể kiểm chứng được. Nhưng điều lạ lùng là anh lại chăm chỉ không bỏ sót một thánh lễ Chúa Nhật nào, mặc dù anh không thể rước Mình Thánh Chúa được.

Nhìn anh, khiến tôi suy nghĩ thêm về những tương qua trong đời sống vợ chồng. Những thách đố của hôn nhân mà có lẽ họ cũng như nhiều cặp vợ chồng khác vẫn phải đối diện mỗi ngày. Nhưng dường như tôi thấy họ vẫn tình tứ và quyến luyến với nhau còn hơn những người không cần phải có thêm những động lực thôi thúc và nhắc nhớ đến tình yêu của mình. Thật vậy, tôi rất xúc động khi nhìn người vợ trẻ dùng khăn thấm những dòng nước rãi cứ chẩy ra từ miệng chồng của nàng. Nàng làm việc này một cách hết sức trân trọng, qua ánh mắt yêu thương và nụ cười nở thắm đôi môi. Nhiều lần tôi như bị cuốn hút vào những cử chỉ yêu thương, săn sóc ấy mặc dù ngay trong thánh lễ Chúa Nhật.

Mỗi lần nhìn hay nghĩ lại hình ảnh của đôi vợ chồng trẻ trên, tôi lại gợi nhớ đến hình ảnh đôi vợ chồng mà tôi có dịp gặp gỡ và kết nghĩa huynh đệ. Tôi không hề biết hai người này trước đó cho đến khi tôi gặp người chồng vào dịp Tết Nguyên Đán 2009 tại Sàigòn. Nhưng tôi đã và vẫn thương mến dành cho cả hai một tình cảm hết sức đặc biệt. Nhờ qua những sinh hoạt của anh, tôi mới khám phá và cảm nghiệm hơn nữa cái giá trị của tinh thần hy sinh, và đời sống gia đình. Và cũng qua những hoạt động tâm linh ấy, tôi đã từ từ biết thêm về người “em tinh thần” này.

Qúi là một người năng động, giầu sáng kiến, và đầy nhiệt huyết. Quí được hưởng một nền giáo dục đầy đủ về tâm linh và trí tuệ. Nhưng Thượng Đế, nói theo thuyết tài mệnh tương đố của Nguyễn Du: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, nên đã giới hạn tối đa sự sống thể lý và những khả năng tự điều hành những sinh hoạt thường ngày của Qúi. Nói một cách đơn giản, là Quí hoàn toàn lệ thuộc vào chiếc xe lăn của mình. Hơn thế nữa, bệnh tình luôn luôn hành hạ thân xác Quí. Đau nhức khắp tứ chi và từng đốt xương, từng thớ thịt. Ngày và đêm tiêu tiểu luôn luôn và không kiểm chứng được. Vì thế, nhiều đêm đành phải chấp nhận cái xấu hổ và những bất tiện ngay trên giường ngủ. Có thể so sánh Quí như một cái bãi rác mà Thượng Đế dùng để đổ tất cả rác rưởi thừa thãi, và mọi vật dụng phế thải. Nhưng những nghiệt ngã của cuộc sống, bệnh tật, nghèo túng đã không làm ảnh hưởng và chi phối được đời sống và những giá trị tâm linh của Quí.

Không ca thán, và không buông xuôi. Không oán hận đời. Quí vẫn sống, và sống tốt bằng những cố gắng trong phạm vi dù rất tối thiểu để phổ biến lời Chúa, tinh thần Phúc Âm. Dường như càng đau đớn, càng bị thử thách nghiền nát, thì những suy tư và chia sẻ của Quí càng mang chiều sâu tâm linh và có khả năng chinh phục người đọc. Qua những kinh nghiệm bản thân, Quí đã vẽ ra hình ảnh Chúa Giêsu Tử Giá một cách hết sức sống động. Đồng thời đã giới thiệu một con đường tận hiến bằng ngay chính cuộc sống mình. Gần đây sinh hoạt tông đồ của Quí và bạn hữu đã được phổ biến rộng rãi. Những bệnh nhân nghèo, những tâm hồn đau khổ và nghèo túng đã tìm được sự nâng đỡ, ủi an qua việc giúp đỡ, phổ biến phương pháp trị liệu bằng dầu dừa, bằng tâm linh trị liệu. Người đọc có thể tìm hiểu thêm sinh hoạt này qua trang nhà: http://tinvuichualanh.net.

Nhưng khi nhắc đến Quí, tôi không thể không nghĩ và nhắc đến người vợ, người bạn đường của Quí. Làm sao tôi không nể phục và đề cao con người này. Sự trungthành, và tình yêu thương mà nàng dành cho Quí. Làm sao ta có thể so sánh được những hy sinh tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt ấy. Để hiểu được mức độ chịu đựng đáng khâm phục ấy, ta phải nhìn vào phong trào ly thân, ly dị đang trở thành một lối sống thu hút hơn 50% các đôi vợ chồng của con người thời nay. Qua kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi đã nhìn, đã nghe, và đã chứng kiến rất nhiều đôi vợ chồng đã bỏ nhau chỉ vì một bất bình nho nhỏ và một sự thiếu thông cảm chẳng có cơ sở gì. Người nghèo ly dị. Người giầu ly dị. Người thiếu học và người có học. Người không có địa vị và người có địa vị xã hội... Họ bỏ nhau một cách hết sức dễ dàng, mau lẹ, và không mang một mặc cảm tội lỗi nào. Hình ảnh so sánh này, tự nó nói lên thế nào là lý do khiến tôi phải trân quí, và viết lên những lời chân thành này.

“Tôi ... nhận ... làm chồng/làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh/với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh/em mọi ngày suốt đời tôi”.

Lời thề hôn phối mà mọi người đã đọc khi tay trong tay sánh bước lên bàn thánh ngày nay liệu có còn mang ý nghĩa một “khế ước vĩnh viễn” mang tính “bí tích” không? Hay cũng chỉ là những lời có tính cách nghi thức, cần thiết để làm cho xong một việc?!!!
Có được người chồng, người vợ hiền đức và nhất là trung thành qua mọi thăng trầm của hành trình cuộc sống, không những chỉ là một may mắn trên đường đời mà còn là một phúc lành đặc biệt Chúa ban. Họ chính là những thiên thần bản mệnh của nhau trên bước đường lữ hành trần thế. Hơn thế, họ chính là những chứng nhân hùng hồn về giá trị vĩnh cửu của ơn gọi và bí tích hôn nhân.

Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
(Riêng tặng Quí và người vợ hiền của em)

Những dịp Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh kỷ niệm thành hôn ngày nay đang hiếm dần theo với phong thái và khuynh hướng ly thân, ly dị ngày nay. Ngày nay, người ta không những không muốn kết hôn, mà nếu như kết hôn thì lại rất dễ bỏ nhau. Chính vì thế, những trường hợp vợ chồng trung thành với nhau “khi bệnh tật cũng như lúc khỏe mạnh”, trung thành cho “đến chết” xem ra càng hiếm quí hơn nữa. Do đó, mỗi lần có dịp chứng kiến các cụ ông, cụ bà đi bên nhau, hoặc dìu nhau tới thánh đường tham dự thánh lễ, tôi thấy thật cảm phục và kính trọng. Đối với tôi, họ chính là những thành trì bảo vệ giá trị ơn gọi hôn nhân, và là những chứng nhân hùng hồn của sự vĩnh cửu mà ơn gọi hôn nhân đã mang lại. Bài viết này, tôi muốn nêu lên vài hình ảnh đáng kính phục dành cho những cặp vợ chồng trẻ mà sự trung thành của họ phải trả một giá đắt đỏ.

 

Đó là trường hợp một người bạn trẻ ngồi trên chiếc xe lăn. Anh hoàn toàn lệ thuộc vào sự giúp đỡ của người vợ. Có lẽ vì do kết quả của một tai nạn khủng khiếp, hoặc do một cơn bệnh hiểm nghèo nào đó nên đã cướp đi nơi anh khả năng di chuyển, khả năng ngôn ngữ, khả năng tự giúp đỡ mình trong những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn uống, thay hoặc mặc áo quần, tắm rửa, đánh răng, rửa mặt, và vệ sinh cá nhân. Anh ngồi trên xe lăn, ngơ ngác nhìn người này, người khác. Miệng anh luôn luôn mở rộng mặc cho rãi rớt văng vãi mà không thể kiểm chứng được. Nhưng điều lạ lùng là anh lại chăm chỉ không bỏ sót một thánh lễ Chúa Nhật nào, mặc dù anh không thể rước Mình Thánh Chúa được.

 

Nhìn anh, khiến tôi suy nghĩ thêm về những tương qua trong đời sống vợ chồng. Những thách đố của hôn nhân mà có lẽ họ cũng như nhiều cặp vợ chồng khác vẫn phải đối diện mỗi ngày. Nhưng dường như tôi thấy họ vẫn tình tứ và quyến luyến với nhau còn hơn những người không cần phải có thêm những động lực thôi thúc và nhắc nhớ đến tình yêu của mình. Thật vậy, tôi rất xúc động khi nhìn người vợ trẻ dùng khăn thấm những dòng nước rãi cứ chẩy ra từ miệng chồng của nàng. Nàng làm việc này một cách hết sức trân trọng, qua ánh mắt yêu thương và nụ cười nở thắm đôi môi. Nhiều lần tôi như bị cuốn hút vào những cử chỉ yêu thương, săn sóc ấy mặc dù ngay trong thánh lễ Chúa Nhật.

 

Mỗi lần nhìn hay nghĩ lại hình ảnh của đôi vợ chồng trẻ trên, tôi lại gợi nhớ đến hình ảnh đôi vợ chồng mà tôi có dịp gặp gỡ và kết nghĩa huynh đệ. Tôi không hề biết hai người này trước đó cho đến khi tôi gặp người chồng vào dịp Tết Nguyên Đán 2009 tại Sàigòn. Nhưng tôi đã và vẫn thương mến dành cho cả hai một tình cảm hết sức đặc biệt. Nhờ qua những sinh hoạt của anh, tôi mới khám phá và cảm nghiệm hơn nữa cái giá trị của tinh thần hy sinh, và đời sống gia đình. Và cũng qua những hoạt động tâm linh ấy, tôi đã từ từ biết thêm về người “em tinh thần” này.

 

Qúi là một người năng động, giầu sáng kiến, và đầy nhiệt huyết. Quí được hưởng một nền giáo dục đầy đủ về tâm linh và trí tuệ. Nhưng Thượng Đế, nói theo thuyết tài mệnh tương đố của Nguyễn Du: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, nên đã giới hạn tối đa sự sống thể lý và những khả năng tự điều hành những sinh hoạt thường ngày của Qúi. Nói một cách đơn giản, là Quí hoàn toàn lệ thuộc vào chiếc xe lăn của mình. Hơn thế nữa, bệnh tình luôn luôn hành hạ thân xác Quí. Đau nhức khắp tứ chi và từng đốt xương, từng thớ thịt. Ngày và đêm tiêu tiểu luôn luôn và không kiểm chứng được. Vì thế, nhiều đêm đành phải chấp nhận cái xấu hổ và những bất tiện ngay trên giường ngủ. Có thể so sánh Quí như một cái bãi rác mà Thượng Đế dùng để đổ tất cả rác rưởi thừa thãi, và mọi vật dụng phế thải. Nhưng những nghiệt ngã của cuộc sống, bệnh tật, nghèo túng đã không làm ảnh hưởng và chi phối được đời sống và những giá trị tâm linh của Quí.

 

Không ca thán, và không buông xuôi. Không oán hận đời. Quí vẫn sống, và sống tốt bằng những cố gắng trong phạm vi dù rất tối thiểu để phổ biến lời Chúa, tinh thần Phúc Âm. Dường như càng đau đớn, càng bị thử thách nghiền nát, thì những suy tư và chia sẻ của Quí càng mang chiều sâu tâm linh và có khả năng chinh phục người đọc. Qua những kinh nghiệm bản thân, Quí đã vẽ ra hình ảnh Chúa Giêsu Tử Giá một cách hết sức sống động. Đồng thời đã giới thiệu một con đường tận hiến bằng ngay chính cuộc sống mình. Gần đây sinh hoạt tông đồ của Quí và bạn hữu đã được phổ biến rộng rãi. Những bệnh nhân nghèo, những tâm hồn đau khổ và nghèo túng đã tìm được sự nâng đỡ, ủi an qua việc giúp đỡ, phổ biến phương pháp trị liệu bằng dầu dừa, bằng tâm linh trị liệu. Người đọc có thể tìm hiểu thêm sinh hoạt này qua trang nhà: http://tinvuichualanh.net.

 

Nhưng khi nhắc đến Quí, tôi không thể không nghĩ và nhắc đến người vợ, người bạn đường của Quí. Làm sao tôi không nể phục và đề cao con người này. Sự trungthành, và tình yêu thương mà nàng dành cho Quí. Làm sao ta có thể so sánh được những hy sinh tuy âm thầm nhưng rất mãnh liệt ấy. Để hiểu được mức độ chịu đựng đáng khâm phục ấy, ta phải nhìn vào phong trào ly thân, ly dị đang trở thành một lối sống thu hút hơn 50% các đôi vợ chồng của con người thời nay. Qua kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi đã nhìn, đã nghe, và đã chứng kiến rất nhiều đôi vợ chồng đã bỏ nhau chỉ vì một bất bình nho nhỏ và một sự thiếu thông cảm chẳng có cơ sở gì. Người nghèo ly dị. Người giầu ly dị. Người thiếu học và người có học. Người không có địa vị và người có địa vị xã hội... Họ bỏ nhau một cách hết sức dễ dàng, mau lẹ, và không mang một mặc cảm tội lỗi nào. Hình ảnh so sánh này, tự nó nói lên thế nào là lý do khiến tôi phải trân quí, và viết lên những lời chân thành này.

 

“Tôi ... nhận ... làm chồng/làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh/với em khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh/em mọi ngày suốt đời tôi”.

 

Lời thề hôn phối mà mọi người đã đọc khi tay trong tay sánh bước lên bàn thánh ngày nay liệu có còn mang ý nghĩa một “khế ước vĩnh viễn” mang tính “bí tích” không? Hay cũng chỉ là những lời có tính cách nghi thức, cần thiết để làm cho xong một việc?!!!

 

Có được người chồng, người vợ hiền đức và nhất là trung thành qua mọi thăng trầm của hành trình cuộc sống, không những chỉ là một may mắn trên đường đời mà còn là một phúc lành đặc biệt Chúa ban. Họ chính là những thiên thần bản mệnh của nhau trên bước đường lữ hành trần thế. Hơn thế, họ chính là những chứng nhân hùng hồn về giá trị vĩnh cửu của ơn gọi và bí tích hôn nhân.

Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt
(Riêng tặng Quí và người vợ hiền của em)

(View: 15089)
Đó là Vương quốc của tình yêu. Chúa Giêsu xuống trần để làm chứng về tình yêu. Rao giảng, thi ân, tha thứ. Tình yêu lên đến cực điểm trong những giây phút cuối đời khi Người quỳ xuống rửa chân cho môn đệ, khi Người chữa lành tai cho kẻ đến bắt Người, khi Người tha thứ cho kẻ phản bội, và nhất là khi Người cầu xin Đức Chúa Cha tha thứ cho những kẻ giết Người. Thật là một tình yêu nguyên tuyền không hề vương chút hận thù. Một tình yêu bao la lan tới mọi góc biển chân trời. Một tình yêu cao cả đáp lại hận thù. Thánh giá diễn tả tình yêu Chúa Giêsu dành cho Đức Chúa Cha. Thánh giá diễn tả tình yêu Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Thánh giá diễn tả tình yêu tha thứ Chúa Giêsu dành cho những kẻ thù ghét Người.
(View: 15773)
Mối liên kết giữa Con Người và CHÚA chính là NIỀM TIN đấy. Và chính nhờ NIỀM TIN mà tất cả vạn vật trong vũ trụ này đều có thể tồn tại và chuyển động.
(View: 15449)
Cái gì đã vỡ là vỡ... thà nhớ lại khi nó tốt đẹp nhất còn hơn là chắp vá lấy được để rồi suốt đời cứ phải thấy những chỗ vỡ... Tạm biệt một số thứ... một số thứ từng là của mình nhưng không dành trọn cho mình. Thôi vậy, hãy cứ để nó trôi theo hướng mà nó cần phải đến...
(View: 15401)
Lạy Chúa Giêsu, cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã tìm thấy
(View: 15822)
... Chúa tin tưởng vì Chúa yêu thương ông, như người mẹ không khi nào nói rằng con mình xấu, dù nó phạm tội trăm lần. Chúa nhìn ông bằng ánh mắt yêu thương. Ngập tràn trong yêu thương, trái tim Giakêu bừng lên ngọn lửa yêu thương. Đời ông được đốt cháy trong yêu thương. Nên ông đã đáp lại tình yêu thương của Chúa. Vì yêu mến Chúa mà ông yêu thương đồng loại. Yêu thương nên đền bù thiệt hại. Yêu thương nên chia sẻ chân thành.
(View: 14328)
Chúng ta rên siết vì cuộc sống hiện tại đầy khổ ải. Chúng ta mong chờ cuộc sống đích thực ở mai sau. Đời sống này là thời kỳ thai nghén. Ta phải chịu đau đớn để sinh vào đời sau.
(View: 16098)
Thế nhé bạn! khi vui tìm đến âm nhạc thì khi buồn cũng vậy nhé! Nó sẽ đưa ta đến một cái xứ thâm trầm nhẹ nhàng và thanh thoát, để hồn ta được bay lên, để cái vòng tay bè bạn được nối dài thêm, để hồn người thêm rộng mở đón lấy vị ngọt cuộc đời, và cũng có thể là trái đắng, nhưng hồn nhiên là được… Chỉ mong thế thôi.
(View: 13910)
Xin Chúa ban ơn giúp sức để chúng ta can đảm vượt qua sự hấp dẫn của thế gian, ma quỷ, thế xác... mà sẵn sàng dấn thân làm môn đệ cho Chúa bằng đời sống đạo trưởng thành và nhiệt thành, bằng đời sống hy sinh phục vụ Chúa nơi tha nhân... Xin Mẹ Maria, qua việc siêng năng lần hạt Mân côi mỗi ngày hỗ trợ chúng ta chu toàn bổn phận làm môn đệ Chúa.
(View: 14290)
Cuộc sống là một chuỗi những ân huệ nối tiếp theo nhau. Những ân huệ này đan xen với những ân huệ khác. Có những ơn do nơi Thiên Chúa, và cũng có những ơn đến từ con người. Vậy nếu cuộc sống là lãnh nhận thì người ta sẽ như thế nào nếu không hề biết nói hai tiếng cám ơn, hoặc chẳng bao giờ bày tỏ tấm lòng tri ân! Thú vật còn biết vẫy đuôi cám ơn khi ném cho nó cục xương, còn người vô ơn khi nhận được ân huệ chỉ biết trố mắt nhìn và câm lặng.
(View: 15805)
Với Mẹ: Lạy Chúa, Chúa mãi mãi là Thiên Chúa của tình yêu, chẳng khi nào Chúa tính toán với chúng con cả. Vì nếu Chúa tính sổ và đòi nợ chúng con, chúng con có gì mà trả đâu! Chúa vẫn luôn làm những dấu lạ trong cuộc sống chúng con. Xin giúp chúng con nhận ra những dấu lạ Chúa làm đó.
(View: 15546)
Không ai ngăn nổi lời Người, không ai xiềng xích đươc Lời tác sinh.
(View: 16238)
Mẹ là Mẹ Chúa tuyệt vời Tuôn ơn giáng phúc muôn người kêu xin Mẹ là Mẹ ánh bình minh Mẹ là Vương Mẫu gia đình con đây Dắt con trên bước lưu đầy Gian nan khó nhọc tới ngày vinh quang
(View: 15421)
Chúa sẵn sàng thi ân giúp đỡ con người bất cứ trong hoàn cảnh nào, nhưng Chúa không bao giờ sắp sẵn để con người chỉ biết hưởng thụ. Mà con người cần phải tích cực tham gia vào bằng những việc làm đạo đức: cầu nguyện, hy sinh, hãm mình, ăn chay, làm phúc, để đạt tới cái cùng đích mà mình mong muốn. Vì chính Chúa có một trái tim luôn rộng mở, sẵn sàng thi ân và giáng phúc .
(View: 17357)
Cuối cùng trên mình Ông Hoàng không còn gì quý giá nữa. Khi đó đã là giữa mùa đông, trời đã lạnh rất nhiều. - Một buổi sáng, người ta thấy xác con chim én đã chết cóng dưới chân pho tượng Ông Hoàng trần trụi. Phía dưới thành phố, mọi người đều hạnh phúc. Họ có biết đâu hạnh phúc của họ là nhờ sự hy sinh của Ông Hoàng Hạnh Phúc và con chim én nhỏ bé kia.
(View: 19298)
Khả năng sáng tạo đó, Thiên Chúa phú bẩm cho con người là để phục vụ phẩm giá con người hay để hủy hoại nó? Đó là câu hỏi đang được đặt ra cho con người của thời đại chúng ta
(View: 24164)
Con dâng Mẹ cùng Chuỗi ngọc vàng kinh Là vần thơ thao thức giữa đêm thâu Con yêu Chúa không bao giờ toan tính Ý Chúa Trời là Mầu nhiệm cao sâu
(View: 18531)
Điều này không có nghĩa là chúng ta không còn quan tâm đến đời sống xã hội nữa để rồi sống như những kẻ lập dị nhưng chúng ta vẫn sống giữa lòng thế giới, xét bề ngoài chẳng có gì thay đổi nhưng tâm hồn chúng ta hoàn toàn tự do và tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Đức Giêsu không bảo chúng ta từ bỏ mọi sự để rồi ngồi chờ Ngài phát tiền mặt cho chúng ta trang trải mọi thứ, nhưng là phải “ra biển thả câu”
(View: 19779)
Lạy Chúa, xin nhắc cho con luôn luôn nhớ rằng con là người quản lý của Chúa, để dù ở đâu, dù làm gì, con cũng luôn làm cho Chúa, luôn tỉnh thức sống dưới ánh mắt của Chúa. Amen.
(View: 19012)
Cầu xin ơn Chúa trải dài Cho con thoát khỏi nạn tai hiểm nghèo Xin cho con thoát cảnh “nghèo” "Nghèo nhân, nghèo nghĩa, và nghèo đức tin Chúa ơi! Con luôn kính tin
(View: 23636)
Việc cha mẹ nhớ những điều ưu tiên quan trọng nhưng trẻ em và lòng tự tin của chúng còn quan trọng hơn bất cứ vật dụng nào chúng có thể làm vỡ hoặc làm hỏng. Kính cửa sổ bị quả bóng làm vỡ, một bóng đèn bị một đứa trẻ vô ý làm bể, hoặc một cái đĩa rơi bể trong nhà bếp là những thứ đã hỏng rồi. Những bông hoa đã chết rồi, đừng thêm vào sự hư hại này bằng cách làm vỡ nát tâm hồn một đứa trẻ và làm thui chột ý thức về sự năng động của nó.