Thursday
25
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22134)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13060)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16460)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32829)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28225)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21879)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22705)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19710)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Hoàng Đế và người nông dân

Sunday, January 2, 201112:00 AM(View: 77948)
Ở một thành phố bên Tiệp khắc, trong các di tích trưng bày có một chiếc cày từ thế kỷ 18. Truyện kể như sau: Một hôm hoàng đế Joseph II cùng đoàn tùy tùng đến thăm một ngôi làng. Thấy anh nông dân đang ngồi nghỉ mệt bên chiếc cày, ông đến trò chuyện và xin cày thử. Anh nông dân rất ngạc nhiên thấy người sang trọng lại xin tra tay vào cày dơ bẩn. Và vì thấy ông cày vụng về, anh bật cười và nói: "Xin lỗi ông, như ông làm sao cày mà kiếm sống dược..."
chua_yeu_ban-contentMột người trong đoàn tùy tùng nói nhỏ: "Người đó chính là Hoàng đế". Anh sợ hãi và thể tường tượng một vị Hoàng đế mà tra tay cầm cày... Anh cảm động và từ đó không dám sử dụng chiếc cày đó nữa. Rồi chùi rửa sạch sẽ, cất giữ như là báu vật. Và về sau, chiếc cày đó được đem trưng bày tại một cuộc triển lãm ở Vienhe, Áo Quốc. (sưu tầm)

Chỉ là rờ chạm đến dụng cụ của con người. Chỉ là hành động vụng về mà còn được trân trọng, ca tụng đến thế.
Còn Thiên Chúa thì sao? Ngài đã trở nên xương thịt, đi vào cuộc sống và đụng chạm đến chính cuộc đời của ta. “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta” (Ga 1,14).
Ngài không vụng về, nhưng rất chuyên nghiệp, khi đồng hành suốt đời sống con người, trong lúc vui cũng như khi buồn. Ngài đồng cảm, xót thương và coi nỗi đau của dân chính là nỗi đau của mình. Ngài luôn muốn được chia sẻ sự khốn cùng của con người. “Hỡi những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Hãy mang lấy ách của ta, ách của ta êm ái và nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30)
Thiên Chúa không tình cờ đi ngang qua như hoàng đế kia, nhưng là chủ động đến để tìm kiếm con người, trong kế hoạch yêu thương từ ngàn xưa. Ngài muốn cho con người được sống và sống dồi dào, được thông phần sự sống thần linh với Người. Kế hoạch này có từ thuở ông bà nguyên tổ sa ngã.
Thiên Chúa đã cho con người tất cả mọi sự: tình yêu, sự sống, ơn cứu độ. Còn con người thì lại dè dặt, tính toán với Ngài. Ngài cho ta mọi sự đều là thật, là cụ thể : tiền bạc, thời gian, trí tuệ, nhà cửa ruộng vườn, người thân, gia đình. Còn con người cho Ngài thì lại trừu tượng như: để trong lòng, bằng lý thuyết, là đồ giả…
Giống như họ quý trọng món đồ cổ là chiếc cày, dùng để trưng bày, thì con người cũng coi Thiên Chúa như vật trang trí, dùng để giới thiệu, trưng bày. Ngài được đưa ra cho mọi người xem, chứ Ngài không trở thành một trong cuộc sống với con người. Nghĩa là, tôi cũng kính trọng Ngài, nhưng cuộc đời tôi để tôi lo. Tôi mới là người toàn quyền quyết định cho đời tôi.
Thiên Chúa cho ta mọi sự, thì lại bị con người đóng khung lại trong tủ kiếng, trên bờ tường, trong nhà thờ, trong nghi thức tôn giáo. Đáng buồn hơn là, nhiều người còn khước từ, chối bỏ, diễu cợt, hạ nhục, làm điều xấu để bôi nhọ hình ảnh đẹp mà Thiên Chúa đã ban cho ta.

Thanh Thanh



(View: 56729)
Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi. Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy. Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
(View: 58530)
Một vấn nạn rất nhiều người đã hỏi, đó là tại sao Thượng Đế lại để cho thảm cảnh kinh khủng như thế xảy ra? Nói cách khác, tại sao Người cho phép đau khổ, sự chết đến với con người? LM. JOSEPH NGUYỄN THANH SƠN . Việt Báo Thứ Bảy, 9/15/2001, 12:00:00 AM
(View: 61830)
Thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Roma, "Không ai được sống cho mình và cũng không ai được chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa" (Rm 14:7-8). Tầm Xuân, CMC
(View: 61681)
Cái mà hôm nay mọi người cho là chân lý, ngày mai lại có thể là sai lạc. Lý trí con người khổ sở vô cùng trong khi đi tìm chân lý, và cho đến bây giờ con người vẫn nghi ngờ không biết rằng lý trí mình có thể có khả năng đạt đến chân lý hay không? Sự nghi ngờ đó cho thấy sự yếu kém của tri thức nhân loại. Và như vậy cái gọi là chân lý mà con người nhận thức được bằng tri thức giới hạn của mình không phải là chân lý đúng và toàn thể (chân lý tuyệt đối “?”) mà chỉ là những nhận thức có tính chất chủ quan và phiến diện. Vì vậy, có thể nói, tất cả những học thuyết triết học muốn giải nghĩa, giải thích ... toàn thể vũ trụ này cũng chẳng khác nào những lời mô tả con voi của những người mù sờ voi mà thôi??? Đi tìm chân lý ở đâu? Câu hỏi quá khó đau đầu thế nhân . Lý Lạc Long
(View: 56159)
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc, 6, 20), Trong Bài Giảng Trên Núi Đức Giêsu đã ban lời chúc phúc này cho tất cả các môn đệ và mọi người đi theo Chúa.
(View: 45788)
Dì chớp mắt vài cái, nét mặt mãn nguyện, nhắm mắt lại. Cô y tá vội đút ống thở vô. Dì Nati không tỉnh lại thêm lần nào nữa. Hai hôm sau, Kennah quyết định tắt mọi thứ máy móc chung quanh dì. Tôi tin rằng dì đã về nhà sau chuyến hành trình vất vả. Và tôi tin rằng nơi ấy, dì tìm được sự ấm áp của tình thương. Lê Tường-Vi