Thursday
28
March
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 21880)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 12954)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16327)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32701)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28095)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21746)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22530)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19595)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Tôi thương người, nhưng rất sợ lòng người.

Friday, March 25, 201112:00 AM(View: 90075)
Cách đây mấy bữa, gã mới đọc được một mẩu chuyện như sau : Dọc theo triền núi Trường Sơn, có một ngôi mộ cổ từ lâu đời, trên tấm bia có khắc dòng chữ :

 - Tôi thương người, nhưng rất sợ lòng người.
guonglinhhon-contentĐây là câu nói của Hy Thanh, người đang bị vùi sâu dưới lòng đất lạnh. Nhưng tại sao lại khắc dòng chữ đó trên mộ bia của chàng ? Sự việc đại khái như thế này : Thời bấy giờ, Hy Thanh căm cụi chịu khó đi học nghề tìm mạch nước. Thấy vậy, bạn bè đều khinh chê : Dưới đất lúc nào mà chẳng có nước, cần chi phải học với hành.

Còn gia đình thì nguyền rủa : Học làm gì cái nghề vô tích sự ấy, đi đâu thì đi.

Vì tự ái, Hy Thanh đã bỏ nhà ra đi. Ban ngày chàng vất vả kiếm sống, ban đêm tìm đến nhà chùa xin ngủ nhờ, cắn răng chịu đựng và vẫn tiếp tục theo đuổi cái nghề”vô tích sự” ấy. Hai mươi năm trôi qua, gặp thời đại hạn, mọi giếng nước đều khô cạn, nhiều người đã chết vì khát. Lúc bấy giờ, người ta chợt nhớ đến chàng và chạy tới để cầu cứu. Hy Thanh tìm ra mạch nước ngầm, rồi đào bới và nước đã vọt lên, chảy lênh láng khắp nơi. Dân chúng từ khắp bốn phương hay tin bèn kéo nhau đến xin uống. Họ vui mừng và không tiếc lời ca ngợi chàng.

Tuy nhiên, có kẻ vì bị khát lâu ngày, đã uống quá độ, nên lăn đùng ra chết. Và thế là người ta quay phắt lại một trăm tám mươi độ, lên tiếng mạt sát chàng thậm tệ, nhưng vẫn chịu khó uống nước mà chàng đã khơi lên. Đám người có thân nhân bị chết, bèn xúm lại, đánh đập chàng không thương tiếc. Và rồi trước khi chết, chàng đã nói : Tôi thương người, nhưng rất sợ lòng người.
Câu nói này đã làm cho gã phải băn khoăn, thiếu điều muốn “vắt chân lên trán” mà suy gẫm đến nỗi “đêm quên ăn, ngày quên ngủ”. Và giờ đây gã xin chia sẻ cùng bàn dân thiên hạ những tâm tự vụn vặt, không đầu không đuôi, chẳng ra ngô mà cũng chẳng ra khoai của gã.

Vế thứ nhất : Tôi thương người.


Nhìn vào con người, gã thấy con người chúng ta thật là dễ thương và cũng thật là đáng thương. Trước hết, con người thật là dễ thương. Đúng thế, ở vào bất cứ thời điểm nào, con người cũng đều mang lấy một vẻ đẹp cho riêng mình.
Giống như khi nhìn cảnh bình minh, gã thấy được vẻ đẹp của buổi sáng rạng đông, còn khi ngắm cảnh hoàng hôn, gã cũng thấy được vẻ đẹp của buổi chiều tà. Mỗi cảnh có nét đặc sắc riêng của nó. Giống như khi nhìn chiếc mầm non, thì mầm non có vẻ đẹp riêng, còn khi ngắm một cành cây sai trái, thì cành cây sai trái cũng có vẻ đẹp riêng. Mỗi loại, mỗi thứ đều có một giá trị của nó.
Cũng vậy, mỗi chặng đường, mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi đều có một giá trị và một vẻ đẹp riêng của mình.

  • Tiên vàn là tuổi thơ. Vẻ đẹp của lứa tuổi này là vẻ đẹp của đơn sơ và trong trắng. Một em bé đẹp từ ánh mắt long lanh đến nụ cươi hồn nhiên. Thảo nào mà người ta gọi tuổi này là tuổi thiên thần.
  • Tiếp đến là tuổi choai choai. Vẻ đẹp của lứa tuồi này là vẻ đẹp của phát triển, đang chập chững làm người…nhớn, vì bắt đầu biết suy tư và đôi lúc cũng ra dáng ông cụ non. Vẻ đẹp của một chiếc lá xanh, sau khi đã thoát khỏi tình trạng mầm và chồi, nhưng cũng chưa quá lớn để gánh lấy trách nhiệm của cuộc sống, nên rất cần được chăm sóc. Thảo nào mà người ta đã gọi tuổi này là tuổi trăng tròn, tuổi đôi tám, tuồi đưa duyên, tuổi học trò, tuổi ô mai…
  • Rồi sau là tuổi trưởng thành. Vẻ đẹp của lứa tuổi này là vẻ đẹp của lao động và bươn chải, vẻ đẹp của hăng say và nhiệt thành. vẻ đẹp của thành công và chiến thắng…
  • Cuối cùng là tuổi già. Vẻ đẹp của lứa tuổi này là vẻ đẹp của khôn ngoan và dày dạn, vẻ đẹp của kinh nghiệm và từng trải, như tục ngữ đã diễn tả :
- Cây già tốt lõi.
- Gừng và quế, càng già càng cay.
- Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.

Sự phân chia về lứa tuổi là như thế, còn sự phân chia về giới tính lại càng tuyệt vời hơn nữa. Phái nam có vẻ đẹp của phái nam, đó là vẻ đẹp của bắp thịt và sức mạnh, vẻ đẹp của suy tư và quyết định. Còn phái nữ có vẻ đẹp của phái nữ, đó là vẻ đẹp của dịu hiền và mềm mại, vẻ đẹp của tế nhị và yêu thương.

Nói về vẻ đẹp của phái nữ, xem ra cũng bằng thừa, giống như “giảng cho các đấng các bậc, giải tội cho các sơ các dì, và bắt rận cho chó vậy, bởi vì từ ngàn xưa cho tới ngày hôm nay, các nàng vốn được gọi là phái đẹp rồi cơ mà. Mà các nàng cũng xứng đáng mang “tước hiệu” ấy, bởi vì các nàng quả thực là rất đẹp với những đường cong của đồi núi :

- Em đẹp bàn tay ngón thon thon, em xinh đôi má nắng hoe tròn.

Vì đẹp như thế, nên các nàng cũng rất dễ thương :

-Một thương tóc bỏ đuôi gà
-Hai thương ăn nói mặn mà có duyên.
-Ba thương má lúm đồng tiền,
-Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua.
-Năm thương cổ yếm đeo bùa,
-Sáu thương nón thương qua tua dịu dàng.
-Bảy thương nết ở khôn ngoan
-Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh.
-Chín thương cô ở một mình.
-Mười thương con mắt có tình với ai.

Mới chỉ nhìn sơ qua cái hình dong, gã đã thấy con người thật là dễ thương, còn nếu xét tới cái bản tính, thì con người lại càng dễ thương hơn nữa. Thực vậy, theo Khổng tử thì “nhân chi sơ tính bổn thiện”, con người thuở ban đầu vốn tốt lành, nhưng rồi dần dần trở nên xấu xa do ảnh hưởng của xã hội và những người chung quanh.

Còn theo Kitô giáo, Thiên Chúa dựng nên con người từ bùn đất, rồi Ngài thổi hơi vào lỗ mũi, qua đó trao ban cho con người sự sống cùng với một tấm linh hồn. Vào cái thuở ban đầu ấy, con người được Thiên Chúa đặt vào vườn địa đàng, sống trong tình yêu thương thân mật với Thiên Chúa. Lúc bấy giờ, con người cũng thật tốt lành vì chưa phạm tội, nên cũng rất dễ thương dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Không những chỉ dễ thương, mà con người còn thật là đáng thương nữa.

Thực vậy, từng giây và từng phút trên mặt đất này chiến tranh cùng vơí biết bao nhiêu tai ương hoạn nạn đã xảy ra, khiến cho rất nhiều người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, và nỗi bất hạnh của họ dường như chẳng có cơ may được giải quyết, thì cũng đủ để thấy được rằng : Con người thật là đáng thương.

Nếu có dịp ghé thăm các bệnh viện, ở đó biết bao nhiêu người đang quằn quại trong đau đớn với đủ mọi chứng bệnh. Họ đớn đau trong tuyệt vọng, khi các bác sĩ đành phải bó tay vì không còn phương cách trị liệu nào khác, thì cũng đủ để thấy được rằng : Con người thật là đáng thương.

Cũng từng giây và từng phút, cái chết đã cướp đi sinh mạng của biết bao nhiêu người, để lại cảnh tang tóc cho những người thân yêu còn ở lại. Cứ nhìn những giải khăn xô buộc hờ hững trên mái đầu xanh của người vợ trẻ và những đứa con thơ, thì cũng đủ để thấy được rằng : Con người thật là đáng thương.

Vế thứ hai : nhưng rất sợ lòng người.

Vấn đề ở đây đó là phải xác định xem “lòng” là cái gì khiến chúng ta phải sợ hãi ? Đối với người Việt Nam, trong cuộc sống “ăn” là một vấn đề thật quan trọng, bởi vì có thực mới vực được đạo. Chẳng thế mà người ta đã phải đổ mồ hôi sôi nước mắt, vất vả ngược xuôi cũng chỉ để tìm chén cơm manh áo, bảo đảm những nhu cầu vật chất cho bản thân và gia đình. Nỗi băn khoăn lo lắng hầu như của mọi người, đó là nỗi lo lắng về cơm áo gạo tiền. Vấn đề ăn chiếm một chỗ đứng quan trọng, nên ngôn ngữ Việt Nam thật phong phú để diễn tả động tác này.
Khi kính cẩn người trên thì bảo : Mời, xơi.

Khi vui vẻ với bè bạn thì bảo : Nhậu, chén, lai rai.

Khi bực bội với kẻ dưới thì bảo : Đớp, hốc.

Mở cuốn Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, gã thấy nhiều chữ được ghép với tiếng ăn, như ăn giỗ, ăn cưới, ăn chay. Và cũng còn rất nhiều tiếng ăn khác chẳng liên quan gì tới miệng lưỡi, như ăn đòn, ăn cướp, ăn quịt…Tổng cộng, gã đếm được cả thảy 173 tiếng.

Vì ăn là một trong những sinh hoạt chính yếu của con người, phải ăn thì mới sống, nên người Việt Nam thường nhấn mạnh đến bụng, dạ, lòng…Trong khi người tây phương nhấn mạnh đến trái tim và tâm hồn. Cũng theo Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức, thì :

- Dạ là cái bao tử.
- Bụng là phần dưới của thân mình, gồm bao tử, gan và lá lách. Còn lòng thì gồm các bộ phận trong ngực và bụng. Nơi gã đang ở, để tỏ lòng kính trọng ai, thì khi làm thịt heo, người ta thường biếu cho người ấy bộ lòng chay gồm quả tim, rồi một ít gan, một ít lá lách…Khi xơi món lòng lợn tiết canh, thì không phải chỉ có dồi, ruột non mà còn có cả tim gan phèo phổi. Hay như tục ngữ cũng bảo :

-Đẻ con chẳng dạy chẳng răn. Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lòng.

Tuy nhiên chữ lòng cũng như chữ bụng, chữ dạ còn được dùng để ám chỉ tính tình, tình cảm và nhất là ý muốn của mỗi người. Thực vậy, ý muốn và sự tự do chính là một qùa tặng tuyệt vời Thiên Chúa đã trao ban cho con người và làm cho con người trở nên cao cả. Một ông vua đầy uy quyền cũng không thể bắt gã làm điều gã không muốn. Thậm chí ngay cả Thiên Chúa cũng đành phải chào thua trước sự tự do của con người, như lời ông thánh Âu Cu Tinh đã viết :

- Ngài sẽ không thể cứu chuộc tôi nếu như chính bản thân tôi lại không muốn.

Ý muốn và sự tự do làm cho con người trở nên cao cả, nhưng đồng thời cũng có thể biến con người thành nguy hiểm và dễ sợ. Nếu không biết điều khiển và quản lý chặt chẽ, nó sẽ đọng lại, kết tủa và hóa kiếp con người thành một con thú hoang. Đây là điều mà các vị tiền bối đã diễn tả :

- Con người vừa có thể là một thượng đế, lại vừa có thể là một con vật.
- Trong mỗi con người đều có tiềm ẩn một con thú hoang.
- Con người là một con vật hai chân, thuộc loài hỗn thực, nghĩa là xơi được mọi thứ, nhưng lại biết…mặc quần đùi.
- Dưới làn da của con người đều có bóng dáng của nhiều loài dã thú

Từ ý muốn, hay nói một cách cụ thể hơn, từ cái lòng của mình mà phát sinh ra những hành động. Bởi vì : " Tư tưởng thì hướng dẫn cho hành động, và lòng đầy thì mới tràn ra ngoài ".

Cái lòng mà đã tốt, thì thường phát sinh ra những hành động tốt. Còn cái lòng mà đã xấu, thì cũng thường phát sinh ra những hành động xấu. Do ảnh hưởng của tội lỗi, cũng như do ảnh hưởng từ bên ngoài, mà cái “tính bản thiện” vốn có ngay từ đầu dần dần bị mai một và lòng người trở nên nham hiểm, cũng như luôn hướng chiều về đàng xấu, đàng trái :

- Sông sâu còn có người dò. Lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.
Chính Đức Kitô cũng đã có lần giảng dạy : " Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế. Ai có tai nghe thì nghe! "

Và rồi Ngài đã cắt nghĩa cho các môn đệ được rõ : Bất cứ cái gì từ bên ngoài vào trong con người, thì không thể làm cho con người ra ô uế, bởi vì nó không đi vào lòng, nhưng vào bụng người ta, rồi bị thải ra ngoài. Còn cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu : tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế. Quả là một lời giảng dạy tuyệt vời, xác định được nguồn gốc của mọi tội ác chính là cõi lòng con người. Gã còn nhớ ngày xưa còn bé, khi học giáo lý có một câu như sau :

Hỏi : Tội bởi đâu mà ra ?
Thưa : Tội thì bởi trong lòng mà ra.

Cõi lòng là nơi chất chứa, hay nói một cách mạnh mẽ hơn, cõi lòng chính là hang ổ của tội ác. Thảo nào mà bàn dân thiên hạ đều rất sợ lòng người. Trong cõi lòng của con người, thì ý muốn ngự trị như một bà hoàng. Chính ý muốn xác định hay đưa ra mục đích của việc làm. Và chính cái mục đích ấy phần nào biến đổi việc làm của chúng ta trở nên xấu.

Một việc tự bản chất là xấu, thì ở mọi nơi, trong mọi lúc và với bất kỳ mục đích nào, mèo vẫn hoàn mèo, chó đen vẫn giữ mực, xấu vẫn là xấu mà thôi, bởi vì muc đích không thể nào biện minh cho hành động. Chẳng hạn ăn trộm là một việc tự bản chất là xấu, thì dù gã có đi ăn trộm để giúp đỡ người nghèo, thì hành động ăn trộm của gã vẫn cứ xấu như thường.
Trong khi đó, một hành động tốt nhưng vì mục đích hay ý hướng xấu, thì cũng sẽ trở nên xấu, hay ít nữa cũng bị mất cái phẩm chất tốt ấy đi. Chẳng hạn gã làm phúc bố thí nhưng cốt để cho người ta khen ngợi, thì việc làm phúc bố thí ấy đã bị mất đi rất nhiều giá trị của nó. Và như vậy, cái ý muốn cũng như cái ý hướng của cõi lòng quả thật cũng rất là…đáng sợ.

Tuy nhiên, gã còn nhận thấy một sự nguy hiểm khác nữa, đó là thói giả hình, bên ngoài thi tốt đẹp, nhưng cái tốt đẹp bên ngoài ấy chỉ nhằm che lấp những ý đồ đen tối bên trong, như mồ mả bên ngoài quét vôi trắng bóc, nhưng bên trong lại đầy giòi bọ cùng mọi thứ xú khí.

Đây là hạng người mà cha ông chúng ta đã gọi là hạng “khẩu Phật tâm xà”, “miệng Na mô bụng bồ dao găm” :
  • Ngoài thì thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không gươm.

Ca dao cũng đã diễn tả một cách rất thú vị về họ :

  • Na mô. Một bồ dao găm. Một trăm con chó. Một lọ mắm tôm. Một ôm rau húng. Một thúng rau răm…
  • Na mô. Một bồ dao găm. Một trăm giáo mác. Một bác dao bầu. Một xâu thịt chó…

Đây mới chính là điều làm cho gã phải khiếp sợ. Khiếp sợ đến phát run lên cầm cập, bởi vì mình chẳng còn phân biệt được lành và dữ, tốt và xấu, đồng thời còn có nguy cơ bị sập bẫy bất cứ lúc nào. Thế nhưng, làm sao có thể tách biệt được cái hình dong bên ngoài và cái cõi lòng bên trong, bởi vì cả hai gắn bó mật thiết với nhau và làm thành một người.
Vì thế, điều gay go nhất, đó là làm sao có thể chung sống hòa bình với những kẻ có lòng dạ độc ác. Và hơn thế nữa, làm sao có thể hoán cải được những kẻ “lòng chim dạ chó” trở nên những người tốt lành. Bởi vì, như lời ca của một bài hát mà thỉnh thoảng gã cũng vẫn ngâm nga : " Kẻ thù ta đâu có phải là người, giết người đi thì ta ở với ai " . Một khi đã cảm hóa được lòng người thì đâu còn phải sợ hãi nữa.

Mai Đình Hoàng
(View: 56625)
Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi. Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy. Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
(View: 58437)
Một vấn nạn rất nhiều người đã hỏi, đó là tại sao Thượng Đế lại để cho thảm cảnh kinh khủng như thế xảy ra? Nói cách khác, tại sao Người cho phép đau khổ, sự chết đến với con người? LM. JOSEPH NGUYỄN THANH SƠN . Việt Báo Thứ Bảy, 9/15/2001, 12:00:00 AM
(View: 61697)
Thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Roma, "Không ai được sống cho mình và cũng không ai được chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa" (Rm 14:7-8). Tầm Xuân, CMC
(View: 61563)
Cái mà hôm nay mọi người cho là chân lý, ngày mai lại có thể là sai lạc. Lý trí con người khổ sở vô cùng trong khi đi tìm chân lý, và cho đến bây giờ con người vẫn nghi ngờ không biết rằng lý trí mình có thể có khả năng đạt đến chân lý hay không? Sự nghi ngờ đó cho thấy sự yếu kém của tri thức nhân loại. Và như vậy cái gọi là chân lý mà con người nhận thức được bằng tri thức giới hạn của mình không phải là chân lý đúng và toàn thể (chân lý tuyệt đối “?”) mà chỉ là những nhận thức có tính chất chủ quan và phiến diện. Vì vậy, có thể nói, tất cả những học thuyết triết học muốn giải nghĩa, giải thích ... toàn thể vũ trụ này cũng chẳng khác nào những lời mô tả con voi của những người mù sờ voi mà thôi??? Đi tìm chân lý ở đâu? Câu hỏi quá khó đau đầu thế nhân . Lý Lạc Long
(View: 56037)
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc, 6, 20), Trong Bài Giảng Trên Núi Đức Giêsu đã ban lời chúc phúc này cho tất cả các môn đệ và mọi người đi theo Chúa.
(View: 45699)
Dì chớp mắt vài cái, nét mặt mãn nguyện, nhắm mắt lại. Cô y tá vội đút ống thở vô. Dì Nati không tỉnh lại thêm lần nào nữa. Hai hôm sau, Kennah quyết định tắt mọi thứ máy móc chung quanh dì. Tôi tin rằng dì đã về nhà sau chuyến hành trình vất vả. Và tôi tin rằng nơi ấy, dì tìm được sự ấm áp của tình thương. Lê Tường-Vi