Thursday
25
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22134)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13060)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16460)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32829)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28225)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21879)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22704)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19710)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Phép lạ Leslie Lemke!

Thursday, April 7, 201112:00 AM(View: 92944)


Ngày này sang ngày nọ, tháng này sang tháng khác, năm này qua năm kia, bà May Lemke, lúc bấy giờ 52 tuổi, là người đang nuôi dưỡng 5 người con của mình, đã lãnh nhận việc chăm sóc đứa trẻ bị bỏ rơi, đã trò chuyện, đã hát cho em nghe, khích lệ và yêu thương em, đã cố gắng gần như tuyệt vọng để xuyên qua bức tường câm điếc và bất động. Tận dụng hết cách, hết sức, rồi bà quay sang cầu nguyện. Và rồi … phép lạ đã xảy ra.

Ngày hôm ấy, bệnh viện Quận hạt Milwaukee đã phải đối diện với nan đề: một hài nhi 6 tháng tuổi tên là Leslie, trì độn tâm trí, không mắt, liệt não bộ, mang đời sống thực vật, hoàn toàn không phản ứng với âm thanh và xúc giác. Cha mẹ em đã bỏ rơi em. Nhân viên trong bệnh viện không biết phải hành xử ra sao, mãi tới khi một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng đã đề cập đến May Lemke, một nữ y tá đang sống gần nhà thương. Cô nhân viên
gọi điện thoại cho May để nói về tình huống của Leslie, và cô nghĩ có phần chắc cậu bé bị bỏ rơi chỉ kéo dài cuộc sống trong một thời gian ngắn nữa mà thôi. Cô ta hỏi người bên kia đầu dây: “Bà có thể giúp chúng tôi chăm sóc cậu bé đang khi cậu còn sống được không?”. Bà May khẳng khái đáp: “Tôi nhận lời. Nếu tôi chăm sóc em bé, chắc chắn em sẽ không chết.” Vào lúc ấy, các cô y tá trong bệnh viện không hề đề cập đến chuyện ngân quỹ bệnh viện của quận hạt không thể cung cấp tiền cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, và giả như có yêu cầu thì phần chắc là sẽ không bao giờ được họ chấp thuận.

Bà May và người chồng thứ hai là ông Joe, sống trong một căn nhà nhỏ gần đó bên bờ hồ Pewaukee. Là một cô dâu đến từ Anh sau Thế chiến thứ nhất, bà có 5 người con đã trưởng thành. Người chồng đầu tiên qua đời vào năm 1943, và 5 năm sau, bà tái hôn với Joe Lemke, một công nhân xây dựng lành nghề.

Khi chấp nhận nuôi Leslie, bà chấp nhận em như một em bé - không khác với những em bé khác, cần được nuôi dưỡng và cần được yêu thương.
Khi cho em bú sữa bình lần đầu tiên, bà nhận ra Leslie thiếu phản xạ mút, là phản ứng tự phát nơi hầu hết các trẻ sơ sinh. Hiển nhiên, em đã được nuôi bằng một ống dẫn sữa xuống dạ dày tại bệnh viện. Để tập cho em tatnguyenmút, bà đặt núm vú bình sữa giữa đôi môi của em, rồi đặt một núm vú khác giữa đôi môi của mình, áp sát vào má Leslie, bà mút núm vú đang lúc má của bà cọ sát với má của em, tạo ra âm thanh mút núm vú. Leslie đã nắm bắt được bài học này.

Đang lúc chăm sóc em, bà May thường hát những bài hát mà mình được nghe đi nghe lại từ thời thơ ấu. Bà đã thay đổi một vài từ để phù hợp với trường hợp của Leslie:

  • Từ trời cao rớt xuống một em bé,
  • Một em bé không có mắt
  • Một em bé luôn nằm nghỉ
  • Một em bé mà Thượng đế biết rõ nhất.”

Bà tắm cho em, ôm em hàng giờ, trò chuyện với em, hát cho em nghe. Vậy mà em bé không hề cử động, miệng không thốt ra một âm thanh.

Năm này sang năm nọ, bà May kiên trì chăm sóc Leslie, nhưng em vẫn bất động. Không cười, không nước mắt, không cả âm thanh. Nếu như bà May không cẩn thận cột Leslie vào lưng ghế, em sẽ bị té nhào xuống đất ngay.

Dù vậy mặc lòng, bà May không bao giờ ngưng trò chuyện với Leslie. Bà mát xa lưng, chân, cánh tay, và ngón tay. Bà tiếp tục cầu nguyện, và đang khi cầu nguyện, đôi khi bà khóc, bà đặt bàn tay của Leslie nơi má mình để em có thể cảm nhận được nước mắt. "Ngay lúc này mẹ cảm thấy buồn, và mẹ đang khóc" Bà nói với Leslie.

Bà May không hề coi Leslie như là một gánh nặng. Bà tự nói với chính mình. “Tôi đã không đi tìm Leslie, hẳn phải có một lý do tại sao tôi lại được chọn để nuôi dưỡng cậu bé này. Sẽ có một lúc nào đó theo thời gian, Thiên Chúa sẽ cho tôi biết được lý do tại sao.”

Bà May không bao giờ thích đem Leslie ra nơi công cộng. Em là con trai của bà, và bà dành tình thương cho em. Bà cảm nghiệm nhờ trực giác: nơi sâu thẳm của não bộ bị hư hỏng, Leslie đang nỗ lực làm việc, và bà rất tự hào về em. Một lần trên một chuyến xe buýt, có một phụ nữ đã nhìn thấy bà May đang ôm Leslie trong vòng tay, đã nói chuyện với cậu bé nhiều lần, mà không được đáp ứng. Bà ấy lên tiếng nói: "Tại sao bà không đưa con bà vào một cơ sở nào đó? Bà đang lãng phí cuộc đời mình."
Bà May trả lời ngay: "Bà mới là người đang lãng phí cuộc đời của bà. Loại trẻ này được mang đến bên ta do lòng tử tế và tình thương, không chỉ trong một giờ, một tháng hoặc một năm.
Lòng tử tế và tình thương tồn tại lâu dài."

Mùa Hè đến, ông Joe chồng bà May đã mất nhiều giờ ở trong hồ tắm, đong đưa ôm cậu bé, hy vọng rằng các tác động tay chân của ông sẽ truyền cảm hứng cho Leslie để cậu bé có thể tự mình cử động chân tay, nhưng Leslie đã không hề phản ứng.

Cho đến mùa Thu, bà May đem Leslie đến trung tâm phục hồi chức năng ở Milwaukee . Nơi đây, không một ai nghĩ có thể làm được gì để cải thiện tình trạng của cậu bé, và họ cũng không có một lời khuyến khích nào dành cho bà May.

leslie_lemke_danh_piano-contentTinh thần bi quan của các chuyên viên tại trung tâm phục hồi đã không ngăn cản được quyết tâm của bà May. Bà biết rằng một ngày nào đó Leslie sẽ thoát ra khỏi nhà tù của chính mình. Bà cần phải giúp em. Bà cố gắng nghĩ cách làm thế nào để đem khái niệm “đi bộ” vào tâm trí em. Leslie đã chưa hề thực hiện động tác đi hay bò. Em chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ ai đi bộ. Bà nhờ ông Joe chồng bà, là bạn đường hỗ trợ bà tối đa, làm cho bà một vành đai thắt lưng da rộng để đeo trên hông, có kèm theo các vòng nhỏ ở mỗi bên. Đang khi cất bước đi bộ, bà cài tay của Leslie vào vòng nhỏ bên hông, hy vọng em sẽ tiếp nhận được sự chuyển động đi bộ. Vậy mà Leslie vẫn bất động và được đeo lơ lửng phía sau lưng bà.

Kế đến, gia đình bà đã dựng một hàng rào mắt xích dọc theo phần đất của họ. Bà May giúp Leslie đứng bên cạnh hàng rào, đặt ngón tay của em qua các lỗ mắt xích của hàng rào. Sau vài tuần lễ, cuối cùng thì Leslie đã có ý tưởng để cho hàng rào hỗ trợ em. Em đứng lên được, lúc đó em được 16 tuổi.

Rồi để giúp em di chuyển dọc theo hàng rào. Bà May không ngừng trò chuyện với em, khuyến khích em. "Nào, con cưng ơi, chỉ bước đi một chút, một chút thôi." Bà lập đi lập lại hàng trăm lần, chính bà di chuyển tay, chân của em. Cuối cùng, em cũng đã tự mình làm được.

Khi em làm được rồi, bà cố gắng tìm cách dỗ dành em buông tay ra khỏi mắt lưới hàng rào, bà gọi: "Đến với mẹ đi con, cưng ơi, đến với mẹ." Sau nhiều tháng trời, Leslie học được cách chập chững lê chân đi bước một, rồi tới lúc được hai ba bước. Chiến tranh cân não thật khốc liệt không ngừng nghỉ, mặc dù bà May không hề nghĩ đó là một cuộc chiến! Bà chỉ đơn giản nghĩ bà phải phấn đấu để giúp cho con trai mình. Bà biết bà cần được sự trợ giúp từ trời cao trong nỗ lực này. Bà cầu nguyện, liên lỉ cầu nguyện xin Chúa giúp Leslie, xin Chúa làm điều gì đó cho Leslie. Chàng trai Leslie lên 18 tuổi, mà chỉ như là một em bé. Có lần bà May giận lẫy với Chúa: “Kinh thánh nói đến những phép lạ, thì xin Chúa làm một phép lạ cho đứa bé này đi.”

Một ngày kia, bà May để ý nhìn thấy ngón tay trỏ của Leslie cử động trên sợi giây quấn quanh một gói hàng, như thể búng ngón tay trên đó. Bà tự hỏi: Liệu đó có phải là một dấu chỉ? Nó có ý nghĩa gì? Rồi bà tự xác nhận: Âm nhạc, đúng là âm nhạc. Từ ngày đó trở đi, ngôi nhà của vợ chồng Lemke tràn ngập tiếng nhạc phát ra từ dĩa hát, từ đài phát thanh, từ đài truyền hình. Giờ nọ qua giờ kia, ngày này qua ngày khác, vậy mà Leslie vẫn không tỏ ra một dấu chỉ nào cho thấy anh đang nghe nhạc. Bà May và ông Joe tìm mua được một dương cầm cũ với giá $250. Ngày lại ngày, bà May làm đi làm lại động tác đặt ngón tay của Leslie lên trên phím đàn, tạo ra âm thanh. Anh ta vẫn hoàn toàn dửng dưng.

Cho đến mùa Đông năm 1971, bà May giật mình thức giấc bởi tiếng đàn vào lúc 3 giờ sáng. Một ai đó đang chơi tấu khúc “Dương cầm Concerto No. 1” của Tchaikovsky. Bà đánh thức Joe, hỏi: “Có phải ông quên chưa tắt Radio?” Ông trả lời: “Đâu có” Bà hỏi: “Vậy tiếng đàn dương cầm từ đâu?” Bà ngồi dậy bước ra khỏi phòng ngủ, bật đèn phòng khách lên. Qua ánh sáng lờ mờ hắt vào phòng Leslie, bà nhìn thấy anh đang ngồi tại chiếc đàn dương cầm, bà cũng thấy được nụ cười rạng rỡ trên gương mặt Leslie. Một đột biến không ngờ! Trước đó, anh chưa hề tự mình ra khỏi giường ngủ, chưa hề tự mình ngồi tại đàn dương cầm, chưa hề tự mình xử dụng ngón tay trên phím đàn, vậy mà Leslie đang chơi một tấu khúc, khéo léo và đầy tự tin.

Bà May quỳ sụp xuống cảm tạ Chúa: Chúa ơi, Ngài đã không quên Leslie. Điều đó cho thấy trước đây Leslie đã ghi nhận tiếng nhạc, lắng nghe hết sức chăm chú, tới mức bộ nhớ trong đầu của Leslie lưu trữ được từng dòng nhạc nghe qua thính giác, tựa như một máy điện toán. Không ai giải thích được làm thế nào mà tiếng nhạc tuôn trào ra khỏi Leslie vào buổi sáng mùa Đông ấy. Vậy mà chuyện đó đã xảy ra, như một cơn lốc xoáy.

Âm nhạc đã mở rộng cửa ngõ cho cảm xúc và sự phát triển, nên sau đó có lần bà May nghe Leslie phát âm được một từ ngữ. Thế rồi vào một buổi chiều, có một số trẻ em chơi đùa phía bên kia hàng rào mắt xích, bà May lên tiếng hỏi các em đang làm gì. Một em đã trả lời, "Chúng cháu đang vui." Còn Leslie thì bước được vài bước dọc theo hàng rào, bỗng lên tiếng nói "Tôi đang vui!" Anh nói bằng một giọng dày đặc nhưng có thể hiểu được. Đó là câu nói trọn vẹn đầu tiên của anh. Bà May sửng sốt ôm choàng lấy anh, vô cùng xúc động.

Một vài tháng sau đó, nơi phòng khách gia đình, đã xảy ra chuyện Leslie tự dưng phát run lên, và rồi nước mắt lăn trên má, "Con khóc!", anh nức nở, "Con khóc!" Anh đã không bao giờ khóc trước đó và bây giờ anh đã khóc được, giống như bà May đã dạy cho anh cảm nhận về nước mắt trước đây. Bà yên lặng nhìn anh khóc sướt mướt trong vòng 20 phút. Bà nhận biết đây là một ơn phước vì giờ đây anh đã có thể bày tỏ sự đau đớn hay nỗi sợ hãi đã bị khóa kín trong anh. Một chuyển biến tuyệt vời đối với bà. Leslie cũng còn học được cách cảm nhận theo cung cách riêng của mình xuyên qua các căn phòng trong nhà. Bà May và ông Joe dạy anh sử dụng nhà vệ sinh. Dạy anh đánh răng, và dạy anh tắm một mình.

Đang khi đó, kỹ năng về dương cầm của Leslie đều đặn gia tăng, anh bắt đầu ngồi suốt ngày bên cây đàn dương cầm. Anh chơi nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, nhạc đạo và ngay cả nhạc rock. Thật là kinh ngạc! Tất cả những bản nhạc mà bà May mở cho Leslie nghe, đều được ghi nhận trong óc của anh, và nay được dịp tuôn ra từ các ngón tay đặt trên phím dương cầm.

Năm Leslie được 21 tuổi, anh bắt đầu nói chuyện, có thể đặt câu hỏi và đưa ra những câu trả lời giản dị khi đối thoại. Bà May khuyến khích tài năng đàn dương cầm của Leslie trước công chúng vì bà nghĩ nhờ sự đóng góp âm nhạc của Leslie, sẽ tạo được nơi anh cảm giác tham gia sinh hoạt xã hội, và thiên hạ cũng học được rất nhiều từ một con người được hòa nhập vào thế giới con người, từ một tình trạng được cho là hoàn toàn vô vọng và thật tuyệt vọng. Leslie thường xuyên góp mặt tại các buổi hòa nhạc ở Fond du Lac , Wisconsin . Danh tiếng của Leslie vang xa nên khiến cho nhiều đài truyền hình trên toàn quốc đã mời Leslie đến trình diễn, như “Man Alive” của CBC, “Evening News”, “60 Minutes” và “That’s Incredible” của CBS.

Năm 1983, ABC cũng đã phát hình câu chuyện về Leslie Và Người Mẹ Nuôi mang tựa đề “The Women Who Willed A Miracle”. Leslie đã lên đường lưu diễn trong nước Mỹ, tại nhiều quốc gia, Scandinavia và Nhật Bản, cũng thực hiện nhiều buổi hòa nhạc miễn phí vào các dịp lễ hội khác nhau. Leslie yêu thích trình diễn. Đôi khi anh nổi hứng cất tiếng hát đang lúc ngồi chờ chuyến bay tại phi trường. Lúc mới nghe anh hát vài nốt nhạc đầu tiên thì thiên hạ giật mình, nhưng khi anh kết thúc bài hát, thì mọi người đều vỗ tay tán thưởng.

Cho dù các ngón tay của Leslie điêu luyện trên phím đàn, thì vẫn còn rất nhiều hạn chế cho Leslie lúc phải cầm dao hay nĩa khi dùng bữa. Cũng như việc đối thoại với Leslie thì diễn tiến không được trơn tru. Khi được hỏi âm nhạc có ý nghĩa gì đối với anh, Leslie đã trả lời chắc nịch: “Âm nhạc … là tình yêu!”.

Lời bàn:

Tình yêu đã hình thành phép lạ Leslie Lemke, biến cái “không thể” thành “có thể”. Con người thời đại mới với tâm thức hưởng thụ mọi tiện nghi vật chất, quen lối sống tốc độ, muốn nhìn thấy mọi thành quả tựa như mì ăn liền, như cái nhấn của con chuột trên bộ máy điện toán, thì không thể hiểu nổi tại sao bà May Lemke đang sống an nhàn với chồng và 5 người con, lại còn muốn gánh vác số phận đau thương của cậu bé Leslie? Phải mất 16 năm mới dạy cho một đứa con nuôi có đời sống vô sinh tật nguyền từ 6 tháng tuổi mới tự đứng lên được, cũng như phải mất 21 năm mới có thể giúp cho Leslie phát âm được, thì bà May Lemke phải có trái tim của một bồ tát, phải có một niềm tin vô cùng sâu sắc, thì mới có thể gầy dựng nên một thiên tài, một nhân tính bị vất bỏ, từ trái tim bé nhỏ của mình.

Vị bồ tát của chúng ta: May Lemke đã qua đời vào ngày 6-11-1993 vì căn bệnh lú lẫn Alzheimer, nhưng gương sáng của bà đã và sẽ còn là nguồn hứng khởi trong cõi nhân sinh
.

Nguyễn Đông-Khê
(View: 11604)
1.Vật gì sắc bén nhất? Đó là lưỡi của con người. Lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim của người khác. 2. Nơi nào xa nhất? Quá khứ. Cho dù chúng ta là ai, giàu có cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ, vậy nên phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới.
(View: 26038)
Còn bao lâu nữa ! Nhìn đi ngó lại chỉ mười năm thôi. Số đông biến mất đâu rồi; Số hên còn lại lẻ loi chắc buồn. Đếm kỹ còn mấy trăm tuần; Thời gian vun vút, bao lần gặp nhau? Thôi thì còn lại ngày nào; Hãy vui ngày ấy, miệng chào thật tươi. Khác biệt gì cũng thế thôi; Mai kia nằm xuống để rồi được chi. Sao bằng ta cứ vui đi; Hơn thua dẹp hết, ôm ghì bạn xưa. Tay với trời cao không thấu nổi. Tuổi già mất bạn cũng mồ côi.
(View: 12509)
Chứng từ của cô Anne Sarev, thiếu nữ công giáo người Pháp, về sự trợ giúp hữu hiệu của Thánh Cả Giuse. … Năm ấy tôi bị thất nghiệp, nghèo xơ nghèo xác, nghèo rớt mồng tơi. Một ngày, tôi nhận hóa đơn tiền điện: 1200 quan, tương đương với khoảng 240 mỹ kim! Thật là món tiền khổng lồ đối với người không một đồng xu dính túi như tôi!
(View: 11461)
Sau chiến tranh, anh ta bị bắt và bị kết án tử hình. Anh viết thư cho Đức Giáo Hoàng Piô 12 để xưng thú các tội ác mình đã phạm và đặc biệt xin Ngài tha thứ cho anh tội đã tấn công vào Vương Cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành.
(View: 11865)
1. Sống ở trên đời, mỗi người chúng ta chỉ là người quản lý của Thiên Chúa. Thật vậy, sự sống, tài năng, trí thông minh, sức khoẻ, sắc đẹp, tất cả đều là ơn Chúa ban. Nói tóm lại, tất cả những gì ta có, tất cả những gì của ta đều là của Chúa. Chắc chẳng có ai dám tự hỏi: Tại sao tôi không cao hơn, không mập hơn? Tại sao tóc tôi không vàng hoe, mắt tôi không xanh biếc? Tại sao tôi không có tài hội hoạ, có giọng ca hay? Ta không thể hỏi như vậy, vì ta không có quyền gì trên đó. Tất cả đều là của Chúa. Chúng ta chỉ là quản lý. Chúa trao sự sống, tài năng, trí thông minh cho ta gìn giữ trong một thời gian. Nói theo ngôn ngữ Trịnh công Sơn tất cả những thứ đó chỉ "ở trọ" nơi ta.
(View: 11357)
"Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng: "Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay toả ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhoà.
(View: 15484)
• Tôi có tôn trọng sự trinh khiết của người tình không? • Tôi có cho phép con cái hay người dưới quyền làm những hành động này không? • Tôi có dùng những danh từ hay kể chuyện không đứng đắn không? • Tôi có thích nghe những câu chuyện thiếu đứng đắng không? • Tôi có khoe khoang về tội lỗi của tôi không? • Tôi có phạm tội thiếu trong sạch không? • Tôi có say sưa rượu chè không?
(View: 20943)
Nếu như chúng ta rải khắp nơi hạt giống "nguyền rủa" thì chúng ta sẽ thu hoạch được "nguyền rủa" . Còn nếu chúng ta rải khắp nơi hạt giống "chúc phúc" thì đương nhiên thứ mà chúng ta thu hoạch được sẽ là "chúc phúc"!
(View: 14994)
“Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai vươn hình hài lớn dậy?”, nhưng rồi ông lại thấy vui: “Ôi cát bụi tuyệt vời, mặt trời soi một kiếp rong chơi”. Ông tiếp tục tự vấn: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi?”, và ông than thở: “Ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi”. Lạ thay, cát bụi mà đôi khi cũng cảm thấy “mệt nhoài”!
(View: 14259)
Tranh cãi với khách hàng .....bạn thắng.....khách hàng đi mất ! Tranh cãi với đồng nghiệp....bạn thắng...đồng nghiệp xa dần ! Tranh cãi với người thân ....bạn thắng....tình thân biến mất ! Tranh cãi với bạn hữu....bạn thắng....bạn hữu dần xa !
(View: 16867)
Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: "Bạn hãy chứng minh bạn khổ." Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm 'bán mặt cho đất – bán lưng cho trời'. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!... Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!... Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!...
(View: 25022)
1. Luôn giữ nụ cười thân thiện, sảng khoái. Đây là phương pháp tiêu trừ áp lực tốt nhất, giúp trút bỏ ưu phiền, mệt mỏi, tạo sự thoải mái. 2. Tranh luận những chuyện viển vông, cao xa sẽ làm huyết áp tăng cao; ngược lại, sự trầm tĩnh sẽ giúp làm hạ huyết áp. 3. Tiếng nhạc nhẹ nhàng giúp giảm áp lực. Bạn có thể nghe hòa nhạc bằng piano, guitar hoặc các loại nhạc cụ khác để giải tỏa tâm trạng không yên. 4. Đọc sách báo không những hoãn giải áp lực mà còn giúp con người tiếp thu thêm kiến thức và tăng sự hứng thú.
(View: 18760)
Tha thứ và quên đi là một trong những điều khó thực hiện nhất đối với một người. Nhưng mỗi khi chúng ta dâng những nỗi đau của chúng ta lên Thiên Chúa và nói: “Lạy Chúa Giêsu, xin hãy giữ lấy. Con không muốn giữ nữa, con chán nó lắm rồi”, Ngài sẽ đắp lên vết thương, lên những tổn thương, những đau đớn của chúng ta bằng tình yêu của Ngài và làm cho chúng ta khoẻ mạnh trở lại. Thiên Chúa hiểu rõ mọi hoàn cảnh và trái tim của mỗi người. Có lẽ chúng ta không thể nào hiểu được tại sao ai đó lại xử sự theo cách này, hoặc tại sao họ lại làm điều như thế đối với chúng ta, nhưng không cần phải hiểu, chỉ cần tha thứ. Tuy nhiên, việc tha thứ thường rất khó; nó không thể đến một cách tự nhiên. Đó là lý do tại sao Chúa nói chúng ta cần Ngài trợ giúp để có thể làm được điều ấy. Chúng ta có được tình yêu và sự khoan dung từ Chúa để có thể tha thứ.
(View: 18442)
Ta đợi ngày bờ lau tóc trắng Ngồi bên nhau hát khúc phiêu du Cuộc đời ơi ! mây trôi qua cửa Nắm tay nhau ta về chốn hư không.....
(View: 15886)
Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa. Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hàng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá. Dang Thanh Gia 1
(View: 32443)
Có câu: “Không ai giận một người đang cười” Hãy tập mỉm cười, trở về với niềm vui, và lan tỏa ra xung quanh. Nụ cười luôn giúp bạn vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn. 3. HÀNH ĐỘNG Hãy hiểu rõ điều mình muốn, và những gì mình cần làm. Hãy làm hết sức và vui vẻ đón nhận kết quả. Chừng nào còn sống, bạn luôn có thể làm lại từ đầu.
(View: 15759)
Hôm 20/09/2000, Antonio Mancuso đã chính thức đến trình diện tại một dòng tu ở Milan, bắt đầu cuộc đời một tu sĩ. Antonio cho biết anh đã thấy mình có ơn gọi linh mục từ ngày còn là cậu bé giúp lễ, đã suy nghĩ trong bao năm về vấn đề này và trằn trọc rất nhiều sau khi theo dõi các bài thuyết giảng của Đức Thánh Cha trong Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Lần Thứ 15.
(View: 24986)
Cha Gabriele Bove thành Campobasso làm chứng: - Một trong những lý do khiến Cha thánh Pio luôn khẩn cầu sự giúp đỡ và nhận được sự bảo trợ đặc biệt của Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, đó là ngài xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae gìn giữ khỏi rơi vào cạm bẫy của tội kiêu ngạo. Cha Pio tha thiết xin Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trợ giúp cách riêng để có thể luôn luôn sống trong sự khiêm tốn giữa bao ân huệ khác thường mà THIÊN CHÚA tuôn đổ trên ngài.