Thursday
25
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22134)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13060)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16461)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32834)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28226)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21879)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22706)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19710)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Phép lạ Leslie Lemke!

Thursday, April 7, 201112:00 AM(View: 92946)


Ngày này sang ngày nọ, tháng này sang tháng khác, năm này qua năm kia, bà May Lemke, lúc bấy giờ 52 tuổi, là người đang nuôi dưỡng 5 người con của mình, đã lãnh nhận việc chăm sóc đứa trẻ bị bỏ rơi, đã trò chuyện, đã hát cho em nghe, khích lệ và yêu thương em, đã cố gắng gần như tuyệt vọng để xuyên qua bức tường câm điếc và bất động. Tận dụng hết cách, hết sức, rồi bà quay sang cầu nguyện. Và rồi … phép lạ đã xảy ra.

Ngày hôm ấy, bệnh viện Quận hạt Milwaukee đã phải đối diện với nan đề: một hài nhi 6 tháng tuổi tên là Leslie, trì độn tâm trí, không mắt, liệt não bộ, mang đời sống thực vật, hoàn toàn không phản ứng với âm thanh và xúc giác. Cha mẹ em đã bỏ rơi em. Nhân viên trong bệnh viện không biết phải hành xử ra sao, mãi tới khi một bác sĩ chuyên khoa nhi đồng đã đề cập đến May Lemke, một nữ y tá đang sống gần nhà thương. Cô nhân viên
gọi điện thoại cho May để nói về tình huống của Leslie, và cô nghĩ có phần chắc cậu bé bị bỏ rơi chỉ kéo dài cuộc sống trong một thời gian ngắn nữa mà thôi. Cô ta hỏi người bên kia đầu dây: “Bà có thể giúp chúng tôi chăm sóc cậu bé đang khi cậu còn sống được không?”. Bà May khẳng khái đáp: “Tôi nhận lời. Nếu tôi chăm sóc em bé, chắc chắn em sẽ không chết.” Vào lúc ấy, các cô y tá trong bệnh viện không hề đề cập đến chuyện ngân quỹ bệnh viện của quận hạt không thể cung cấp tiền cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh, và giả như có yêu cầu thì phần chắc là sẽ không bao giờ được họ chấp thuận.

Bà May và người chồng thứ hai là ông Joe, sống trong một căn nhà nhỏ gần đó bên bờ hồ Pewaukee. Là một cô dâu đến từ Anh sau Thế chiến thứ nhất, bà có 5 người con đã trưởng thành. Người chồng đầu tiên qua đời vào năm 1943, và 5 năm sau, bà tái hôn với Joe Lemke, một công nhân xây dựng lành nghề.

Khi chấp nhận nuôi Leslie, bà chấp nhận em như một em bé - không khác với những em bé khác, cần được nuôi dưỡng và cần được yêu thương.
Khi cho em bú sữa bình lần đầu tiên, bà nhận ra Leslie thiếu phản xạ mút, là phản ứng tự phát nơi hầu hết các trẻ sơ sinh. Hiển nhiên, em đã được nuôi bằng một ống dẫn sữa xuống dạ dày tại bệnh viện. Để tập cho em tatnguyenmút, bà đặt núm vú bình sữa giữa đôi môi của em, rồi đặt một núm vú khác giữa đôi môi của mình, áp sát vào má Leslie, bà mút núm vú đang lúc má của bà cọ sát với má của em, tạo ra âm thanh mút núm vú. Leslie đã nắm bắt được bài học này.

Đang lúc chăm sóc em, bà May thường hát những bài hát mà mình được nghe đi nghe lại từ thời thơ ấu. Bà đã thay đổi một vài từ để phù hợp với trường hợp của Leslie:

  • Từ trời cao rớt xuống một em bé,
  • Một em bé không có mắt
  • Một em bé luôn nằm nghỉ
  • Một em bé mà Thượng đế biết rõ nhất.”

Bà tắm cho em, ôm em hàng giờ, trò chuyện với em, hát cho em nghe. Vậy mà em bé không hề cử động, miệng không thốt ra một âm thanh.

Năm này sang năm nọ, bà May kiên trì chăm sóc Leslie, nhưng em vẫn bất động. Không cười, không nước mắt, không cả âm thanh. Nếu như bà May không cẩn thận cột Leslie vào lưng ghế, em sẽ bị té nhào xuống đất ngay.

Dù vậy mặc lòng, bà May không bao giờ ngưng trò chuyện với Leslie. Bà mát xa lưng, chân, cánh tay, và ngón tay. Bà tiếp tục cầu nguyện, và đang khi cầu nguyện, đôi khi bà khóc, bà đặt bàn tay của Leslie nơi má mình để em có thể cảm nhận được nước mắt. "Ngay lúc này mẹ cảm thấy buồn, và mẹ đang khóc" Bà nói với Leslie.

Bà May không hề coi Leslie như là một gánh nặng. Bà tự nói với chính mình. “Tôi đã không đi tìm Leslie, hẳn phải có một lý do tại sao tôi lại được chọn để nuôi dưỡng cậu bé này. Sẽ có một lúc nào đó theo thời gian, Thiên Chúa sẽ cho tôi biết được lý do tại sao.”

Bà May không bao giờ thích đem Leslie ra nơi công cộng. Em là con trai của bà, và bà dành tình thương cho em. Bà cảm nghiệm nhờ trực giác: nơi sâu thẳm của não bộ bị hư hỏng, Leslie đang nỗ lực làm việc, và bà rất tự hào về em. Một lần trên một chuyến xe buýt, có một phụ nữ đã nhìn thấy bà May đang ôm Leslie trong vòng tay, đã nói chuyện với cậu bé nhiều lần, mà không được đáp ứng. Bà ấy lên tiếng nói: "Tại sao bà không đưa con bà vào một cơ sở nào đó? Bà đang lãng phí cuộc đời mình."
Bà May trả lời ngay: "Bà mới là người đang lãng phí cuộc đời của bà. Loại trẻ này được mang đến bên ta do lòng tử tế và tình thương, không chỉ trong một giờ, một tháng hoặc một năm.
Lòng tử tế và tình thương tồn tại lâu dài."

Mùa Hè đến, ông Joe chồng bà May đã mất nhiều giờ ở trong hồ tắm, đong đưa ôm cậu bé, hy vọng rằng các tác động tay chân của ông sẽ truyền cảm hứng cho Leslie để cậu bé có thể tự mình cử động chân tay, nhưng Leslie đã không hề phản ứng.

Cho đến mùa Thu, bà May đem Leslie đến trung tâm phục hồi chức năng ở Milwaukee . Nơi đây, không một ai nghĩ có thể làm được gì để cải thiện tình trạng của cậu bé, và họ cũng không có một lời khuyến khích nào dành cho bà May.

leslie_lemke_danh_piano-contentTinh thần bi quan của các chuyên viên tại trung tâm phục hồi đã không ngăn cản được quyết tâm của bà May. Bà biết rằng một ngày nào đó Leslie sẽ thoát ra khỏi nhà tù của chính mình. Bà cần phải giúp em. Bà cố gắng nghĩ cách làm thế nào để đem khái niệm “đi bộ” vào tâm trí em. Leslie đã chưa hề thực hiện động tác đi hay bò. Em chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ ai đi bộ. Bà nhờ ông Joe chồng bà, là bạn đường hỗ trợ bà tối đa, làm cho bà một vành đai thắt lưng da rộng để đeo trên hông, có kèm theo các vòng nhỏ ở mỗi bên. Đang khi cất bước đi bộ, bà cài tay của Leslie vào vòng nhỏ bên hông, hy vọng em sẽ tiếp nhận được sự chuyển động đi bộ. Vậy mà Leslie vẫn bất động và được đeo lơ lửng phía sau lưng bà.

Kế đến, gia đình bà đã dựng một hàng rào mắt xích dọc theo phần đất của họ. Bà May giúp Leslie đứng bên cạnh hàng rào, đặt ngón tay của em qua các lỗ mắt xích của hàng rào. Sau vài tuần lễ, cuối cùng thì Leslie đã có ý tưởng để cho hàng rào hỗ trợ em. Em đứng lên được, lúc đó em được 16 tuổi.

Rồi để giúp em di chuyển dọc theo hàng rào. Bà May không ngừng trò chuyện với em, khuyến khích em. "Nào, con cưng ơi, chỉ bước đi một chút, một chút thôi." Bà lập đi lập lại hàng trăm lần, chính bà di chuyển tay, chân của em. Cuối cùng, em cũng đã tự mình làm được.

Khi em làm được rồi, bà cố gắng tìm cách dỗ dành em buông tay ra khỏi mắt lưới hàng rào, bà gọi: "Đến với mẹ đi con, cưng ơi, đến với mẹ." Sau nhiều tháng trời, Leslie học được cách chập chững lê chân đi bước một, rồi tới lúc được hai ba bước. Chiến tranh cân não thật khốc liệt không ngừng nghỉ, mặc dù bà May không hề nghĩ đó là một cuộc chiến! Bà chỉ đơn giản nghĩ bà phải phấn đấu để giúp cho con trai mình. Bà biết bà cần được sự trợ giúp từ trời cao trong nỗ lực này. Bà cầu nguyện, liên lỉ cầu nguyện xin Chúa giúp Leslie, xin Chúa làm điều gì đó cho Leslie. Chàng trai Leslie lên 18 tuổi, mà chỉ như là một em bé. Có lần bà May giận lẫy với Chúa: “Kinh thánh nói đến những phép lạ, thì xin Chúa làm một phép lạ cho đứa bé này đi.”

Một ngày kia, bà May để ý nhìn thấy ngón tay trỏ của Leslie cử động trên sợi giây quấn quanh một gói hàng, như thể búng ngón tay trên đó. Bà tự hỏi: Liệu đó có phải là một dấu chỉ? Nó có ý nghĩa gì? Rồi bà tự xác nhận: Âm nhạc, đúng là âm nhạc. Từ ngày đó trở đi, ngôi nhà của vợ chồng Lemke tràn ngập tiếng nhạc phát ra từ dĩa hát, từ đài phát thanh, từ đài truyền hình. Giờ nọ qua giờ kia, ngày này qua ngày khác, vậy mà Leslie vẫn không tỏ ra một dấu chỉ nào cho thấy anh đang nghe nhạc. Bà May và ông Joe tìm mua được một dương cầm cũ với giá $250. Ngày lại ngày, bà May làm đi làm lại động tác đặt ngón tay của Leslie lên trên phím đàn, tạo ra âm thanh. Anh ta vẫn hoàn toàn dửng dưng.

Cho đến mùa Đông năm 1971, bà May giật mình thức giấc bởi tiếng đàn vào lúc 3 giờ sáng. Một ai đó đang chơi tấu khúc “Dương cầm Concerto No. 1” của Tchaikovsky. Bà đánh thức Joe, hỏi: “Có phải ông quên chưa tắt Radio?” Ông trả lời: “Đâu có” Bà hỏi: “Vậy tiếng đàn dương cầm từ đâu?” Bà ngồi dậy bước ra khỏi phòng ngủ, bật đèn phòng khách lên. Qua ánh sáng lờ mờ hắt vào phòng Leslie, bà nhìn thấy anh đang ngồi tại chiếc đàn dương cầm, bà cũng thấy được nụ cười rạng rỡ trên gương mặt Leslie. Một đột biến không ngờ! Trước đó, anh chưa hề tự mình ra khỏi giường ngủ, chưa hề tự mình ngồi tại đàn dương cầm, chưa hề tự mình xử dụng ngón tay trên phím đàn, vậy mà Leslie đang chơi một tấu khúc, khéo léo và đầy tự tin.

Bà May quỳ sụp xuống cảm tạ Chúa: Chúa ơi, Ngài đã không quên Leslie. Điều đó cho thấy trước đây Leslie đã ghi nhận tiếng nhạc, lắng nghe hết sức chăm chú, tới mức bộ nhớ trong đầu của Leslie lưu trữ được từng dòng nhạc nghe qua thính giác, tựa như một máy điện toán. Không ai giải thích được làm thế nào mà tiếng nhạc tuôn trào ra khỏi Leslie vào buổi sáng mùa Đông ấy. Vậy mà chuyện đó đã xảy ra, như một cơn lốc xoáy.

Âm nhạc đã mở rộng cửa ngõ cho cảm xúc và sự phát triển, nên sau đó có lần bà May nghe Leslie phát âm được một từ ngữ. Thế rồi vào một buổi chiều, có một số trẻ em chơi đùa phía bên kia hàng rào mắt xích, bà May lên tiếng hỏi các em đang làm gì. Một em đã trả lời, "Chúng cháu đang vui." Còn Leslie thì bước được vài bước dọc theo hàng rào, bỗng lên tiếng nói "Tôi đang vui!" Anh nói bằng một giọng dày đặc nhưng có thể hiểu được. Đó là câu nói trọn vẹn đầu tiên của anh. Bà May sửng sốt ôm choàng lấy anh, vô cùng xúc động.

Một vài tháng sau đó, nơi phòng khách gia đình, đã xảy ra chuyện Leslie tự dưng phát run lên, và rồi nước mắt lăn trên má, "Con khóc!", anh nức nở, "Con khóc!" Anh đã không bao giờ khóc trước đó và bây giờ anh đã khóc được, giống như bà May đã dạy cho anh cảm nhận về nước mắt trước đây. Bà yên lặng nhìn anh khóc sướt mướt trong vòng 20 phút. Bà nhận biết đây là một ơn phước vì giờ đây anh đã có thể bày tỏ sự đau đớn hay nỗi sợ hãi đã bị khóa kín trong anh. Một chuyển biến tuyệt vời đối với bà. Leslie cũng còn học được cách cảm nhận theo cung cách riêng của mình xuyên qua các căn phòng trong nhà. Bà May và ông Joe dạy anh sử dụng nhà vệ sinh. Dạy anh đánh răng, và dạy anh tắm một mình.

Đang khi đó, kỹ năng về dương cầm của Leslie đều đặn gia tăng, anh bắt đầu ngồi suốt ngày bên cây đàn dương cầm. Anh chơi nhạc cổ điển, nhạc đồng quê, nhạc đạo và ngay cả nhạc rock. Thật là kinh ngạc! Tất cả những bản nhạc mà bà May mở cho Leslie nghe, đều được ghi nhận trong óc của anh, và nay được dịp tuôn ra từ các ngón tay đặt trên phím dương cầm.

Năm Leslie được 21 tuổi, anh bắt đầu nói chuyện, có thể đặt câu hỏi và đưa ra những câu trả lời giản dị khi đối thoại. Bà May khuyến khích tài năng đàn dương cầm của Leslie trước công chúng vì bà nghĩ nhờ sự đóng góp âm nhạc của Leslie, sẽ tạo được nơi anh cảm giác tham gia sinh hoạt xã hội, và thiên hạ cũng học được rất nhiều từ một con người được hòa nhập vào thế giới con người, từ một tình trạng được cho là hoàn toàn vô vọng và thật tuyệt vọng. Leslie thường xuyên góp mặt tại các buổi hòa nhạc ở Fond du Lac , Wisconsin . Danh tiếng của Leslie vang xa nên khiến cho nhiều đài truyền hình trên toàn quốc đã mời Leslie đến trình diễn, như “Man Alive” của CBC, “Evening News”, “60 Minutes” và “That’s Incredible” của CBS.

Năm 1983, ABC cũng đã phát hình câu chuyện về Leslie Và Người Mẹ Nuôi mang tựa đề “The Women Who Willed A Miracle”. Leslie đã lên đường lưu diễn trong nước Mỹ, tại nhiều quốc gia, Scandinavia và Nhật Bản, cũng thực hiện nhiều buổi hòa nhạc miễn phí vào các dịp lễ hội khác nhau. Leslie yêu thích trình diễn. Đôi khi anh nổi hứng cất tiếng hát đang lúc ngồi chờ chuyến bay tại phi trường. Lúc mới nghe anh hát vài nốt nhạc đầu tiên thì thiên hạ giật mình, nhưng khi anh kết thúc bài hát, thì mọi người đều vỗ tay tán thưởng.

Cho dù các ngón tay của Leslie điêu luyện trên phím đàn, thì vẫn còn rất nhiều hạn chế cho Leslie lúc phải cầm dao hay nĩa khi dùng bữa. Cũng như việc đối thoại với Leslie thì diễn tiến không được trơn tru. Khi được hỏi âm nhạc có ý nghĩa gì đối với anh, Leslie đã trả lời chắc nịch: “Âm nhạc … là tình yêu!”.

Lời bàn:

Tình yêu đã hình thành phép lạ Leslie Lemke, biến cái “không thể” thành “có thể”. Con người thời đại mới với tâm thức hưởng thụ mọi tiện nghi vật chất, quen lối sống tốc độ, muốn nhìn thấy mọi thành quả tựa như mì ăn liền, như cái nhấn của con chuột trên bộ máy điện toán, thì không thể hiểu nổi tại sao bà May Lemke đang sống an nhàn với chồng và 5 người con, lại còn muốn gánh vác số phận đau thương của cậu bé Leslie? Phải mất 16 năm mới dạy cho một đứa con nuôi có đời sống vô sinh tật nguyền từ 6 tháng tuổi mới tự đứng lên được, cũng như phải mất 21 năm mới có thể giúp cho Leslie phát âm được, thì bà May Lemke phải có trái tim của một bồ tát, phải có một niềm tin vô cùng sâu sắc, thì mới có thể gầy dựng nên một thiên tài, một nhân tính bị vất bỏ, từ trái tim bé nhỏ của mình.

Vị bồ tát của chúng ta: May Lemke đã qua đời vào ngày 6-11-1993 vì căn bệnh lú lẫn Alzheimer, nhưng gương sáng của bà đã và sẽ còn là nguồn hứng khởi trong cõi nhân sinh
.

Nguyễn Đông-Khê
(View: 18037)
I think about you all the time, And everyday it hurts to cry. So much has happened in my life, I'm not sure how hard to try.
(View: 18608)
We are the last message from God written on facts and words.
(View: 24326)
CON theo chân Mẹ vững vàng niềm TIN KẾT tinh từ những hy sinh CHO đời Tận hiến ân tình chứa chan MẸ là Vương Mẫu cao sang VÒNG tay của Mẹ đỡ nâng con người
(View: 19025)
Hạt muối chỉ có thể hiểu được thế nào là biển khi nó được hòa tan trong nước. Có chìm ngập trong biển, có đi vào biển mới hiểu được thế nào là biển... Thiên Chúa cao cả hơn lý trí của con người. Chúng ta không thể chỉ biết Thiên Chúa bằng lý trí... Hãy để cho Thiên Chúa chiếm ngự, hãy để cho Thiên Chúa ôm chầm lấy ta, ta mới có thể biết được Ngài là ai. Tình tri giao giữa Thiên Chúa và con người chỉ có thể nảy nở bằng thinh lặng, hòa nhập trong cảm mến, tri ân.
(View: 18442)
Thân xác châu báu bụi trần Không nhà không cửa lang thang phố phường Chàng là Thiên Chúa tình thương Chàng là hạnh phúc thiên đường mai sau
(View: 21132)
Chúa đã khơi dậy trong con niềm hy vọng vào tuơng lai. Chúa đã mở mắt để con nhận ra nuớc Chúa vẫn đang tăng truởng, dù âm thầm, nhưng rất mạnh mẽ. Lời Tin Mừng mà Chúa vẫn gieo vào trần gian, ban đầu còn hạn hẹp nơi các tông đồ, nhưng nay đã đuợc công bố khắp nơi, đang dần thấm nhập vào đời sống con người và đang biến đổi thế giới này. Lạy Chúa, xin cho con đừng ham hố những chuyện linh đình, xốp nổi bên ngoài, nhưng kiên tâm với những điều giản dị, âm thầm, thậm chí nhiều lúc trái ngược với suy nghĩ, lề thói thế gian. Vì Chúa muốn mỗi người chúng con trở nên làm những tảng đá góc tường sống động, để Chúa xây nên tòa nhà cho mọi dân tộc.
(View: 21958)
Faustina Kowalska là một nữ tu người Ba Lan đã tuyên bố rằng cô được thị kiến với và nói chuyện với Chúa Giêsu. Trong nhật ký của mình, Faustina viết rằng tại một thị kiến​​, Chúa Giêsu đã bảo cô rằng bất cứ ai tham dự thánh lễ và lãnh nhận bí tích Hòa giải và Thánh Thể vào ngày này thì sẽ được xóa mọi tội lỗi và mọi sự trừng phạt.
(View: 22144)
Nhưng vượt lên trên hết có lẽ những tâm hồn tội lỗi, lầm lạc một khi đã tìm về lòng xót thương của Chúa; với sự ưu ái tràn đầy và đặc biệt Chúa dành cho, Chúa muốn những tâm hồn ấy vẫn cứ ở lại mãi trong tình thương của Ngài. Và điều này lại càng toát lên sự trọn vẹn, toàn hảo, vô bờ lòng xót thương của Thiên Chúa.
(View: 23521)
Tại sao Thứ Sáu Tuần Thánh tốt lành? Thứ Sáu là ngày Chúa Giêsu bị đóng đinh, vậy tại sao là tốt lành? Đây là vấn đề gây “rối trí” không chỉ đối với trẻ em mà cả nhiều người lớn. Chúng ta không nói Thứ Sáu Tuần Thánh là tốt, vì đó là ngày Chúa Giêsu chịu chết trên Thập Giá. Làm sao Thứ Sáu Tuần Thánh có thể là tốt khi mà chính tội lỗi chúng ta đã giết chết Thiên Chúa?
(View: 20176)
Lạy Thiên Chúa Ngôi Hai ngàn trùng cao cả, Chúa đã lấy Đời Chúa để đổi lấy cuộc đời chúng con. Chúa đã hy sinh Mạng Sống Chúa để cứu lấy mạng sống hèn hạ của chúng con. Xin cho chúng con biết dâng hiến mạng sống mỏng giòn của mình để đáp đền Mạng Sống cao siêu của Chúa; xin cho chúng con biết lấy tình thương nhỏ bé của mình để đáp trả Tình Thương vô bờ Chúa dành cho chúng con.
(View: 19171)
...Vâng nghe lời Chúa hay bất tuân? Sống theo đạo lý hay vô đạo lý? Tất cả sẽ nhận lại ở đời sau khi mà Chúa sẽ trả lại sự công bằng cho con người. Hạnh phúc hay bất hạnh đời đời? Tất cả tùy thuộc vào cuộc sống hiện tại hôm nay.
(View: 20960)
... hãy chuẩn bị cho cuộc sống mai hậu, hãy đầu tư tất cả cho cuộc sống vĩnh cửu. Hãy hướng tất cả mọi sự vào cùng đích của cuộc sống. Hãy dùng tiền bạc, hãy cư xử thế nào để luôn có những người bạn luôn chờ đón ta trước cổng Thiên Đàng
(View: 20538)
... Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha dù con không hiểu hết những gì Cha làm cho đời con.
(View: 24208)
Giữa muôn nghìn thử thách và đớn đau của cuộc sống, chúng ta hãy tin tưởng rằng Thiên Chúa đang dành cho chúng ta một ân huệ cao cả hơn ngoài sự chờ đợi của chúng ta. Chúng ta hãy xưng tụng tình yêu quan phòng của Ngài.
(View: 22342)
... Lời Chúa Giêsu đã cảnh cáo hôm nay, số phận của chúng ta sẽ y như số phận của cây vả là sẽ bị chặt bỏ đi, bị huỷ diệt vĩnh viễn trong đau khổ.
(View: 23151)
Chính vì hiểu được cha ở nhà thương tôi, lo cho tôi từng bữa cơm, từng tấm áo, từng giấc ngủ, nên tôi đã nhận ra sự bất hạnh của mình khi phải sống xa cha, sống tủi nhục, đói khát, mất nhân phẩm; và tôi quyết tâm trở về vì tôi yêu cha tôi. Lạy Chúa, xin cho con sớm nhận ra tình yêu của Chúa để con kịp thời sám hối ăn năn tội mình mà trở về cùng tình cha bao la trong Mùa Chay của Năm Đức Tin này.
(View: 21158)
Có những tội dẫn đến cái chết: “Nếu ai biết anh em mình phạm thứ tội không đưa đến cái chết, thì hãy cầu xin, và Thiên Chúa sẽ ban sự sống cho người anh em ấy; đó là nói về những ai phạm thứ tội không đưa đến cái chết. Có một thứ tội đưa đến cái chết, tôi không bảo phải cầu xin cho thứ tội ấy” (1 Ga 5:16). Tội dẫn đến cái chết và tách linh hồn chúng ta khỏi sự sống vĩnh hằng thuần khiết ở nơi Thiên Chúa Ba Ngôi.
(View: 31050)
... tự đánh rớt mình khỏi mọi đường đua. Những “chú cá mập” gieo vào ta một chút sợ hãi của kẻ bị săn đuổi và bị “nuốt chửng”, nhưng nó cũng là một thứ dây cót tinh thần để ta buộc phải xuất sắc để vượt lên, như những chú cá phải bơi điên cuồng để tồn tại trước chiếc hàm sắc của tử thần.