Friday
29
March
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 21884)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 12955)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16330)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32706)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28098)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21747)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22534)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19598)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Đi Tìm Chân Lý

Monday, August 9, 201012:00 AM(View: 61568)
kinhthanhTrong một câu chuyện của Mạnh Tử: Có một người bán mâu và thuẫn quảng cáo về mâu và thuẫn của mình như sau:
- Mâu này bất cứ thứ gì cũng đâm thủng đươc .
- Thuẫn này không có thứ gì đâm thủng được .
Lời quảng cáo như trên của người bán "mâu thuẫn" với nhau và hai mệnh đề mâu thuẫn với nhau không thể cùng đúng một lượt. Phải có một mệnh đề (quảng cáo) sai. Vì vậy dẫn đến câu nói mà chúng ta thường nghe: "Chân lý chỉ có một" dựa trên "nguyên lý bất mâu thuẫn" này .
Trong lịch sử toán học, chúng ta nhận thấy có ba tiền đề mâu thuẫn làm nền tảng cho ba nền hình học khác nhau (Euclide, Riemann và Lobatchevsky ):
- Hình học Euclide dựa trên tiền đề: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta chỉ có thể kẻ được một đường thẳng duy nhất song song với đường thẳng đã cho.
- Hình học Riemann dựa trên tiền đề: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta không thể kẻ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng đã cho.
- Hình học Lobatchevsky dựa trên tiền đề: Từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, ta có thể kẻ được vô số những đường thẳng khác nhau song song với đường thẳng đã cho.
Nếu theo nguyên lý bất mâu thuẫn thì chắc chắn chỉ có một nền hình học là đúng. Nhưng trong thực tế thì cả ba nền hình học này đều được ứng dụng rất đúng trong ba mặt khác nhau của không gian. Hình học Euclide ứng dụng trong thế giới thường ngày của chúng ta (hình học phẳng) . Hình học Riemann ứng dụng trong việc nghiên cứu thế giới của các nguyên tử và phân tử (ngành vi vật lý). Hình học Lobatchevsky ứng dụng trong việc nghiên cứu thế giới của các thiên thể vũ trụ (hình học không gian). Điều này cho thấy một thực tại như không gian có thể có nhiều mặt (thực tại đa diện) và nếu chúng ta giữ quan niệm không gian chỉ có một mặt duy nhất (thực tại đơn diện) thì chúng ta không thể giải thích được tại sao cả ba tiền đề mâu thuẫn với nhau, như ở trên, đều đúng.
Trước thực tế đó, triết học bắt buộc phải đặt lại vấn đề về nguyên lý bất mâu thuẫn của nhận thức luận cũ. Vì căn cứ theo thực tế thì mọi sự vật đều có nhiều mặt, tối thiểu là với ba chiều (dài, rộng, cao), và người ta có thể nhìn một sự vật từ sáu mặt khác nhau (trước, sau, trên, dưới, phải, trái) và sáu cách nhìn sẽ dẫn đến những nhận thức khác nhau, thậm chí có thể mâu thuẫn nhau. Giả sử, nếu có người nào đó đặt vấn đề là trong sáu cách nhìn một sự vật, cách nhìn nào đúng? Đây là một câu hỏi khôi hài và càng vô lý hơn nữa khi có ai xác quyết là trong sáu cách nhìn ấy chỉ có một cách nhìn là đúng. Và như vậy là năm cách nhìn còn lại , theo câu nói "chân lý chỉ có một" đều phải sai hết. Mặc dù rất rõ ràng đây là một chuyện khôi hài và vô lý. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra một cách dễ dàng nếu người ta chấp nhận nguyên lý bất mâu thuẫn là đúng và quan niệm thực tại chỉ có một mặt (thực tại đơn diện).
Câu chuyện "Những người mù sờ voi" là một thí dụ diễn tả rõ ràng cái nhận thức phiến diện của con người. Những người mù sờ voi cãi nhau vì ai cũng quả quyết là mình đúng. Và nếu mình đúng thì mọi người khác phải sai và làm sao mình chấp nhận được? Nhân loại thảm sát nhau trong những cuộc chiến tranh không những để tranh dành quyền lợi mà còn để bảo vệ chân lý. Bảo vệ cái chân lý chính bản thân mình đã chứng nghiệm, đã xác tín và tin tưởng đó là chân lý duy nhất. Ngờ đâu đó chỉ là "chân lý của mình" mà không biết rằng người khác cũng có "chân lý của họ". Các tôn giáo, các ý thức hệ, các khuynh hướng và đảng phái chính trị ... phe nhóm nào cũng khăng khăng xác quyết là chỉ có lập trường của phe mình là đúng. Ai cũng sẵn sàng đổ máu của mình cũng như của phe đối lập để bảo vệ "chân lý của mình". Ai cũng coi bảo vệ chân lý là một lý tưởng cao đẹp!
Đa số chúng ta đều cho mình biết được thực tại (reality), cái gì tôi thấy, biết, nghe, hiểu đều là sự thật (truth). Vì thế nên mới có “ngã kiến” (tức là cái thấy của tôi) và “kiến thủ” (khư khư cho cái thấy của tôi là đúng). Nhưng thực ra chúng ta chỉ nắm bắt được những mảnh vụn của thực tại xuyên qua nhiều cái lọc (filter) hay lăng kính (mirror).
Đứng trước thực tại, chúng ta thâu nhận nó qua những giác quan của mình như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Nếu các giác quan của ta không được chính xác như mắt cận hay viễn thị, tai điếc, mũi nghẹt, lưỡi khô, thân bệnh, ý đang tán loạn, vui buồn v.v... thì thực tại sẽ bị méo mó đi một phần. Tri giác là một cái lọc hay lăng kính thứ nhất. Và thực tại ban đầu trở thành thực tại số 1 qua tri giác . Kế tiếp thực tại đó được nhìn ngắm qua lăng kính gia tài văn hóa, xã hội mà ta đã sinh ra và lớn lên. Tùy theo ta là người Việt, người Hoa, người Pháp, người Anh ... ta sẽ nhìn thấy sự việc một cách khác nhau. Và qua cái lọc văn hóa xã hội thực tại số 1 đã biến thể thành thực tại số 2. Tiếp theo đó, cũng cùng là người Việt, nhưng mỗi người có những kinh nghiệm riêng tư không giống nhau. Và như vậy, qua cái lọc của kinh nghiệm bản thân ta, thực tại số 2 đã biến thành thực tại số 3. Cuối cùng, khi cái Ý của ta nhận thức thực tại thì nó chỉ có thể thấy thực tại số 3 chứ không thể thấy cái thực tại ban đầu nữa. Sau khi nhận thức thực tại số 3, ý thức của ta "đóng khung" thực tại số 3 qua hình ảnh, ngôn ngữ, khái niệm ... thành thực tại số 4 và ta cho đó là thực tại "thứ thiệt". Cái thực tại sau cùng mà Ý nhận thức được chỉ còn là một bóng dáng, một thực tại méo mó với những mảnh vụn rơi rớt vì đã trải qua nhiều cái lọc. Thực tại (chân lý) chỉ còn là cái bóng . Tuy vậy, đa số chúng ta lại "Tưởng" là mình nắm bắt được thực tại, tự cho là mình biết đúng, thấy đúng sự thật. Và vì vậy, chúng ta muốn người khác phải tin và nghe theo ý kiến của chúng ta.
Trên phương diện tương đối trong đời sống hàng ngày, chúng ta không thể không có "Tưởng", không Tưởng cái này thì cũng Tưởng cái kia. Tưởng rồi Tin vào cái Tưởng của mình gọi là tin tưởng (belief). Những cái Tưởng đúng hoặc gần với thực tại, với chân lý thì được gọi là chánh kiến, hay minh triết ... vì nó đem lại an vui hạnh phúc, còn những cái Tưởng méo mó sai lầm không đúng thực tại, tin vào đó sẽ đưa đến buồn phiền khổ đau thì gọi là vọng tưởng (false belief). Ngay cả những cái ta cho là sự thật hay chân lý rồi và khư khư bám chặt vào đó thì nó cũng trở thành một loại vọng tưởng. Về phương diện tuyệt đối, có thể nói con người không có khả năng nhận thức thực tại (chân lý) mà chỉ là nhận thức cái bóng của thực tại (chân lý). Vì thực tại biến đổi theo từng "sát-na".
(Theo Phật giáo, danh từ sát na được dùng để chỉ thời gian chớp nhoáng của mỗi biến đổi. Một ngày 24 giờ được tính bằng sáu ngàn bốn trăm tỷ, chín vạn, chín ngàn, chín trăm tám mươi sát na.)
Và chúng ta thường lầm lẫn giữa ý tưởng và thực tại, cũng như giữa danh từ và sự vật. Thí dụ khi chúng ta nhìn ngắm một bức ảnh chụp một vật gì đó, như một trái táo chẳng hạn . Hãy để ý, hình ảnh (chụp) trái táo không phải là trái táo, danh từ trái táo không phải là trái táo và ý tưởng về trái táo cũng không phải là trái táo, trái táo như là một thực tại đã biến đổi . Một thí dụ khác như khi ta xem bản đồ của một thành phố, như New York chẳng hạn . Bản đồ NewYork không phải là thành phố New York dù cho đây là bản đồ mới nhất và được chụp với máy ảnh tối tân nhất thì cũng chỉ là bức ảnh của thành phố New York chụp vào một thời điểm cố định trong quá khứ. New York hiện tại đã khác với hình ảnh New York đã chụp. Những danh từ , ý tưởng và bản đồ giúp cho chúng ta có một khái niệm về thực tại và sự vật, nhưng khi có trong tay thì chúng ta lại xem chúng (danh từ, ý tưởng, bản đồ) như là thực tại và quên đi thực tại. Thực tại luôn luôn biến đổi theo từng sát na trong khi danh từ, ý tưởng và bản đồ thì cứng ngắc không thay đổi.
Tóm lại , tri thức của chúng ta về một sự vật nào đó thì không phải là sự vật chính nó. Cái mà chúng ta biết được về thế giới thực tại chung quanh ta chỉ là những phóng ảnh từ tâm thức, hay nói khác hơn chỉ là thế giới biểu tượng của thực tại, chứ không phải là thực tại nguyên bản. Bởi vì, tính chất của nhận thức là phân biệt thế giới thực tại qua khái niệm; mà giữa khái niệm và thực tại thì hoàn toàn khác nhau. Do đó, bất luận một sự vật nào, hễ còn được xây dựng trên khái niệm thì đều là huyễn ảo - nghĩa là chúng luôn luôn Vô Thường .
(Vô thường là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô Thường. Vô Thường không phải chỉ là giáo lý riêng của Phật giáo, mà vào thế kỷ thứ 6 trước Tây Lịch, một triết gia Hy-Lạp Herakleitos cũng đã nói : "Tất cả (sự vật) đều ở trong trạng thái biến đổi" (All is in a state of flux). )
Từ xưa đến nay, biết bao nhiêu triết gia, biết bao nhiêu lý thuyết chủ trương không giống nhau, và chúng ta vẫn chưa biết được đâu là chân lý. Cái mà hôm qua người ta gọi là chân lý, hôm nay đã không còn là chân lý. Cái mà hôm nay mọi người cho là chân lý, ngày mai lại có thể là sai lạc. Lý trí con người khổ sở vô cùng trong khi đi tìm chân lý, và cho đến bây giờ con người vẫn nghi ngờ không biết rằng lý trí mình có thể có khả năng đạt đến chân lý hay không? Sự nghi ngờ đó cho thấy sự yếu kém của tri thức nhân loại. Và như vậy cái gọi là chân lý mà con người nhận thức được bằng tri thức giới hạn của mình không phải là chân lý đúng và toàn thể (chân lý tuyệt đối “?”) mà chỉ là những nhận thức có tính chất chủ quan và phiến diện. Vì vậy, có thể nói, tất cả những học thuyết triết học muốn giải nghĩa, giải thích ... toàn thể vũ trụ này cũng chẳng khác nào những lời mô tả con voi của những người mù sờ voi mà thôi???
Đi tìm chân lý ở đâu?
Câu hỏi quá khó đau đầu thế nhân .
Lý Lạc Long
(View: 66424)
Chúa nhìn thấy tận đáy lòng con, Chúa biết con yếu hèn tội lỗi. Xin cho con luôn tin vào lòng thương xót Chúa sẵn sàng tha thứ mọi tội lỗi con. Nhờ ơn Chúa giúp, xin cho con cố gắng quyết tâm cải thiện cuộc sống thường ngày. Amen.
(View: 67533)
Chúa đã kêu gọi mỗi người sống, triển nở và hoàn thiện chính trong hoàn cảnh của mỗi người. Trong mọi trường hợp, Ngài luôn kiên tâm chờ đợi chúng ta đáp trả trong tự do, trong khả năng và bối cảnh mà mỗi người chúng ta đang sống.
(View: 67564)
Thánh Phaolô nói: “cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham muốn tiền bạc, vì buông theo lòng ham muốn đó, nhiều người đã lạc xa đức tin” (1Tm 6,10). Tham tiền dập tắt mọi thứ tình cảm quý giá: bác ái, đức độ nhân cách, và tự lòng trọng v.v... Tham tiền là ta sống nhưng tâm hồn đã chết.
(View: 67850)
Lạy Chúa! Mỗi khi con tưởng mình tốt lành thánh thiện, chính là lúc con đang ở trong nguy cơ phạm tội, xa Chúa. Trái lại, khi con mang trong lòng sự khiêm nhường, nhận biết mình tội lỗi bất xứng, chính là lúc con đang lãnh nhận ơn Chúa, đang cảm nếm được sự ngọt ngào của tình Chúa xót thương. Lạy Chúa Giêsu! Ngài là đấng hiền lành và khiêm nhường, xin ban ơn giúp sức cho con, để mỗi ngày qua đi là mỗi lần con được trở nên giống Chúa hơn chút, Amen .
(View: 66671)
Không cần những gì to tát lắm, nhưng chỉ cần “ một chút ”những ý nghĩa trong cuộc đời …bạn hãy làm ngay hôm nay, vì mỗi khoảng khắc của cuộc đời rất đặc biệt, nó sẽ qua đi âm thầm như nước chảy qua cầu …và “ ngày mai ” có thể bạn không còn cơ hội để làm điều ý nghĩa đó.
(View: 66703)
Cuộc sống là một chuỗi làm việc xen lẫn với nghỉ ngơi. Có những giây phút đặc biệt trong ngày dành cho việc cầu nguyện, và cũng có những thời gian riêng biệt trong năm dành cho việc tĩnh tâm.
(View: 66095)
Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài hãy đến như ngọn gió mát, thổi vào cuộc đời chúng con luồng sinh khí mới để cả trái đất này được thay da đổi thịt trong cùng một Thánh Thần Tình Yêu. Amen!
(View: 66704)
(View: 65065)
Thật dễ dàng chán nản và thất vọng khi sự đời xảy đến ngoài ý muốn. Nhưng cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, cách đón nhận của bạn, sẽ quyết định mức độ trầm trọng của sự việc, quyết định quan điểm và sự hạnh phúc của bạn. Một trong những bí mật vĩ đại của cuộc đời đó chính là hãy tìm thấy một “ánh sáng hy vọng” trong đám khói đen của sự rủi ro.
(View: 64959)
Thật dễ dàng chán nản và thất vọng khi sự đời xảy đến ngoài ý muốn. Nhưng cho dù điều gì xảy ra đi chăng nữa, cách đón nhận của bạn, sẽ quyết định mức độ trầm trọng của sự việc, quyết định quan điểm và sự hạnh phúc của bạn. Một trong những bí mật vĩ đại của cuộc đời đó chính là hãy tìm thấy một “ánh sáng hy vọng” trong đám khói đen của sự rủi ro.
(View: 67561)
Khiêm tốn cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp để biết lựa chọn cách khôn ngoan. Sự khôn ngoan đích thực nơi Thiên Chúa sẽ đến với những ai biết lắng nghe lời Người và khiêm tốn đi theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.
(View: 67370)
1. Con cái không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng Trẻ con có khuynh hướng bắt chước bố mẹ. Cách bạn giải quyết những mâu thuẫn, xung đột gia đình sẽ tác động đến tâm lý và hành vi cư xử của trẻ. Hãy kiềm chế và giải quyết bất đồng trong ôn hòa, nhã nhặn.
(View: 60218)
Với người có niềm tin tôn giáo nói chung, và người Công giáo nói riêng, cuộc sống còn đòi hỏi bổn phận và trách nhiệm với Thiên Chúa, Đấng mình tôn thờ – nghĩa là sống đạo chứ không đơn giản là giữ đạo. Xác cần lương thực để sống thì hồn cũng cần “lương thực” để sống, xác cần vận động và chừng mực để sống khỏe thì hồn cũng vậy. Đời sống đạo cần tích cực thể hiện ba đức đối thần nhưng cũng cần phát triển các đức đối nhân. Người Pháp có câu: “Đừng vì kính mến Chúa mà chống kẻ khác”. Có vậy thì mới khả dĩ sinh hoa kết trái Thánh Thần (Gl 5, 22).
(View: 62435)
Khi thất vọng, có thể bạn thấy rằng nỗi thất vọng biến đổi cách bạn nhìn Chúa và cách bạn tin Chúa nhìn mình. Khi bạn cầu nguyện, có thể bạn không thể ngồi im hoặc tập trung lâu. Mọi thứ có thể có vẻ như một khoảng lặng mênh mông, thậm chí quá vô ích. Có thể Thiên Chúa có vẻ như đang mỉa mai nỗ lực cầu nguyện của bạn.
(View: 60907)
Cây cao, tàng lớn, đứng trên đỉnh cao thì nguy cơ bật gốc hay gãy đổ càng cao. Cây nhỏ, thân mềm như lau sậy, dù đứng ở vị trí nào cũng được an toàn trước cuồng phong bão tố. “Biển cả là mẹ của tất cả sông ngòi vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông.” Ai hiền lành khiêm nhượng, biết hạ mình xuống thì tình trạng tâm hồn của họ như là chỗ trũng, là lũng sâu. Ơn phúc của Thiên Chúa cũng như tình yêu của bạn bè sẽ chảy tuôn vào những con người ấy.
(View: 64949)
Nên nhớ rằng, đời là một cuộc hành trình. Ra khỏi lòng mẹ là nhập cuộc và ra đi không ngừng. Tuổi thơ và thanh niên được dệt bằng tính hiếu động để không ngừng dự phóng và tiến tới. Ở tuổi trung niên, thành công tràn ngập nhưng thất bại cũng giăng đầy lối đi, có những người bạn chợt đến rồi đi, vui tươi hớn hở đó, nhưng buồn chán lẫn thất vọng cũng ê chề. Rồi tuổi già chợt đến, chúng ta mới nhận ra rằng tất cả trên đời này chỉ là tạm bợ, nơi Thiên Chúa mới có sự vĩnh cửu
(View: 57100)
Chúa Giêsu đã nhắc nhở: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được” (x. Lc 13,22-30). Muốn gặt thì phải gieo, muốn thu thì phải đầu tư. Vì thế, con người luôn phải đầu tư cho tương lai của mình. Thánh Phaolô cho ta thấy kết quả của con đường hẹp mà Chúa Kitô đa đi :“Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,9-11). Đường hẹp Chúa đã đi, đường hẹp ta đã đi, đang đi, và sẽ đi, giúp ta đạt tới vinh quang cách chắc chắn và trọn vẹn.
(View: 56936)
"Cuộc đời Kitô Hữu không gì khác hơn là cuộc chiến đấu dai dẳng với chính mình; không có sự thăng hoa của linh hồn để đạt đến sự tuyệt hảo mỹ miều nếu không phải trả giá sự đau khổ" (Lời của Cha Piô) Chỉ sợ rằng cái chết đến quá bất ngờ, đến nỗi không kịp ăn năn, đã tắt thở, đã qua thế giới bên kia rồi. Điều khôn ngoan là "luôn tỉnh thức" vì không ai biết khi nào giờ chết đến (Mc 13,33). Luôn lo cho linh hồn mình sạch tội trọng là tốt nhất
(View: 56180)
Lạy Chúa, thật buồn cho Chúa khi một mình Chúa cô độc đối đầu với tất cả “sự bỉ ổi”, những trò “ma mãnh” của lòng người chúng con. Thập giá, ngoài hình khổ của một tên tử tội, nay còn mang cả sự hổ thẹn, nỗi nhục và vong ân của con người. Bi kịch thập gía vẫn còn đó, đã và đang tiếp diễn mãi trong cuộc đời con người chúng con. Khi mà những mối quan hệ giữa người với người đang bị chà đạp, ức hiếp, nô lệ cho đồng tiền, tích ích kỷ, sự tráo trở, thói lăng lòan đang làm đảo điên tất cả lòng người chúng con. Là người, chúng con đang phải đối đầu với tất cả những sự thật buồn thảm đó. Xin hãy giúp chúng con vượt qua, cùng với Chúa vác thập gía mình hằng ngày, từ bỏ mình hằng ngày, để có thể đi trọn con đường thập gía với Chúa, để cùng được đóng đinh và phục sinh với Chúa. Amen. Lm JB Phan Kế Sự