Thursday
28
March
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 21879)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 12954)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16327)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32701)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28095)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21745)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22530)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19595)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Bức thư của một người mẹ gởi cho các con

Wednesday, June 22, 201112:00 AM(View: 84652)


Bây giờ vợ chồng hay bỏ nhau. Gia đình tan vỡ, những đứa con lớn lên không được chăm sóc, khi trưởng thành chúng gần như "vô cảm", đối xử hết sức lạnh nhạt ngay cả với những người mà lẽ ra chúng phải coi là rất thân thiết.
Bức thư này tự nó đã nói lên tất cả, chúng tôi không cần phải giới thiệu thêm. Sau đây là toàn bộ câu chuyện có thật của người mẹ đã quen chịu đựng, xin mời quý bạn xem xét.

Các con yêu thương của mẹ!


Mẹ viết cho các con những dòng chữ trong bức thư này khi sức khỏe của mẹ đã bình phục, ngày mai mẹ đã có thể xuất viện và trở về nhà (mặc dầu mẹ chẳng biết nhà của mình ở đâu và hình như mẹ chưa bao giờ có nổi một chốn gọi là căn nhà đúng nghĩa).


thonghoi_01Hai mươi ngày nằm trong Bệnh viện Tai-Mũi-Họng mổ polyp mũi, dẫu căn bệnh không nguy hiểm nhưng đó là lần đầu tiên mẹ ốm nặng nhất trong đời, lần đầu tiên mẹ nằm liệt sau hậu phẫu trên giường bệnh và mọi việc phải nhờ đến người khác giúp đỡ.


Tất nhiên, cảm giác đó qua nhanh thôi vì vài ngày sau mẹ đã dậy được và tự lo cho mình mà không còn phải phiền lụy đến ai. Hai mươi ngày, tất cả những bệnh nhân nằm gần giường mẹ, vợ chồng tíu tít chăm sóc hỏi han, chỉ có mẹ là thui thủi một mình, nằm ngoảnh mặt vào tường khóc thầm mỗi khi chung quanh mẹ người ta đến thăm nuôi, hỏi han nhau.


Mẹ đã khóc suốt hai mươi ngày qua, ai cũng cám cảnh cho mẹ, mổ mà không có bất kỳ ai chăm sóc. Mọi người đoán mẹ sống cô độc, không có chồng, không có con, nên không ai nỡ hỏi sâu vào đời riêng của mẹ, sợ mẹ chạnh lòng mà sầu não, nên chỉ lặng lẽ sẻ chia, lúc thì tấm bánh, lúc thì lưng cơm. Họ đâu biết rằng mẹ cũng có hai đứa con trai, một đứa con gái, có con dâu, con rể, có các cháu nội, cháu ngoại, đủ nếp đủ tẻ.


Mẹ không trách các con đâu (vì mẹ đã quen chịu đựng mọi bất hạnh một mình, huống chi là việc đau ốm tí ti này). Tự mẹ đã không báo tin cho các con biết, và các con cũng không hỏi han, không bất ngờ khi mẹ vắng bặt mấy chục ngày không có tin tức, cũng như các con không bao giờ biết mẹ ở đâu, làm gì trong nhiều năm nay. Các con đã quen với sự hiện diện của mẹ trong cuộc đời các con, tự nhiên như thể mẹ đã sinh ra các con thì phải nuôi các con. Các con đâu biết rằng ngoài bổn phận ra, mẹ yêu thương các con vô bờ, và hiển nhiên, mẹ phải hy sinh tất cả cho các con. Tình yêu của mẹ là tình yêu vô điều kiện, các con mặc nhiên thụ hưởng mà không cần biết mẹ đã và đang sống ra sao.
Những ngày nằm viện, khi tiếp xúc với không gian bệnh tật quanh mình, khi mơ hồ tự cảm thấy cuộc đời của mình sau này, dù đã bước vào tuổi 60, con cháu đầy đàn mà bị cô đơn hiu quạnh, mẹ cũng thấy sợ con đường phía trước. Mẹ sợ một ngày nào đó, vì tuổi già hay vì một lý do nào đó, mẹ nằm xuống mà không kịp nhắn các con tới cho mẹ được nhìn thấy lần cuối, rồi mẹ im lìm, chìm xuống, sâu vào giấc ngủ ngàn thu mà không được gặp những giọt máu của mẹ. Mẹ sợ!
Cái cảm giác đó theo đuổi mẹ, day dứt trong lòng mẹ và khuyên nhủ mẹ phải viết bức thư này cho các con. Nó như là lời cuối, mẹ muốn hồi ức lại tất cả đời mẹ, để các con dù trong xô bồ cuộc sống, trong bon chen miếng cơm manh áo, các con cũng nhớ lấy quá khứ mà mấy mẹ con mình đã từng trải qua, từ đó sống cho phải đạo làm người.


Các con yêu thương của mẹ!


Sự đổ vỡ giữa bố và mẹ khiến các con phải mất đi một gia đình hạnh phúc, không hoàn toàn là lỗi ở bố. Mẹ tự nhận một phần trách nhiệm về mình, đó là mẹ đã quá tin bố, đã có tham vọng đổi đời, đồng ý để bố đi xa. Bố mẹ đã từng rất yêu nhau, đã từng có những ngày tháng vô cùng hạnh phúc. Ngày mẹ về làm vợ bố, mẹ là thực tập sinh vừa ở nước ngoài về, còn bố là thợ sửa chữa ô-tô bậc 3. Bố và mẹ đã có một quá khứ chung lưng đấu cật để lo cho cuộc sống chung, tuy nghèo khó về vật chất nhưng rất giàu về tình cảm.


Có mấy ai đã bền bỉ được như bố? Trong những ngày nghỉ, đạp xe đạp 90km đến với tình yêu. Đúng thế, bố đã đạp xe 90km trong hai năm ròng để đến với mẹ.


Bố mẹ cưới nhau, thuê nhà để ở. Thời điểm năm 1975, Hà Nội vừa qua khỏi chiến tranh, cuộc sống khó khăn trăm bề. Nhà ông bà nội đẻ ra bố có 5 người con, cùng thuê căn nhà 14 mét vuông chật chội để tá túc. Bố và mẹ đã ở với nhau, lần lượt các con ra đời. Hai đứa con trai, một đứa con gái của mẹ như con gà con vịt, lũn cũn lớn lên trong tình yêu của bố mẹ. Cuộc sống gia đình mình gói gọn trong đồng lương công nhân eo hẹp nhưng đầm ấm, chưa một ngày bố mẹ nói nặng với nhau, hay có lời cãi vã cho dù đã có với nhau 3 mặt con. Cứ mỗi sáng, trước khi đi làm, bố lại xòe tay ra và bảo: "Vợ ơi, cho chồng xin 5 xu đi tàu điện đến nhà máy". Nghe bố xin mẹ như vậy, các con cười um lên, cả nhà mình cùng cười.


Ôi, viết đến đây mẹ lại khóc vì nhớ và thèm lắm những tiếng cười của cái thời nghèo đồng tiền nhưng rất giàu đạo nghĩa đó.


Thế rồi các con ngày một lớn lên, đồng lương công nhân của bố mẹ thời bao cấp không đủ để nuôi các con. Cuộc sống vô cùng khó khăn, cơ cực. Và, cũng từ sự khó khăn, cơ cực đó, mẹ nhận ra rằng gia đình nhà bố cư xử với nhau và cư xử với bố mẹ thật quá đáng buồn.
Vì bố mẹ là người nghèo nhất trong số các con của ông bà, nên ngày cưới cô B, chỉ cách có một đoạn phố mà bà nội không thèm gọi bố về ăn cỗ. Hay ngày cưới chú P, bà nội cũng "quên" bố là anh trai của chú ấy. Cuộc sống của đại gia đình nhà bố mới đáng buồn làm sao! Chỉ khi vợ chồng chú P có chuyện bỏ nhau, bà nội mới bảo bố và mẹ đi thương lượng với người ta để xin trả con gái người ta lại cho gia đình họ.
Những đêm bố mẹ phải chở nhau đi đến 2-3 giờ sáng mới về, ba anh em con ôm nhau nằm ngủ ở nơi xó chợ Nguyễn Công Trứ. Bố mẹ về, thấy các con ngủ mà nước mắt còn đọng trên má, mẹ thấy buồn cho cách cư xử của bên nhà ông bà nội biết bao!


Năm 1980, do làm ăn không trôi chảy, bố mẹ phải đưa các con về ở nhờ nhà bà nội. Chưa đầy một tháng, bà nội và cô B đuổi các con ra khỏi nhà. Mẹ cắn môi cố ghìm tiếng khóc để đến đưa các con đi.
Năm 1981, bà ngoại mất, mẹ và bố lo ma chay cho bà, không chuẩn bị gì cho các con ăn. Bà trẻ H. đến chơi nhà bà nội, gửi cho ba anh em một cái bánh chưng. Con cho chiếc bánh vào trong vạt áo, đem về nhà để ăn với hai em. Bà nội trông thấy, đuổi theo, vừa đuổi vừa la: "Bắt hộ tôi cái thằng ăn cắp!" Mẹ nhớ, ba tiếng "thằng ăn cắp" đã ám ảnh đời đứa con trai 7 tuổi của mẹ, đã gieo mối hận vào trong lòng con, để sau này, có lúc con đã sa chân lỡ bước mà đi ăn cắp thật. Cả trong chuyện con sa chân, mẹ cũng có lỗi một phần. Lỗi là mẹ đã không bảo bọc được các con, không lo được cho các con trọn vẹn như những gia đình khác có bố có mẹ.


Ông nội rất tốt nhưng mất sớm, bà nội đã cư xử vô cùng cay nghiệt khi chia nắm tro hài cốt của ông thành năm phần, một phần cho bà và 4 phần cho 4 đứa con, ai có tiền đóng góp lo tang lễ thì lấy về thờ phụng. Bố mẹ đã không được giữ phần tro vì hồi đó, bố và mẹ không có tiền để góp làm đám tang cho ông nội, phải nợ. Số tiền bố mẹ nợ bà nội năm 1981 là 400 đồng. Cũng vì số nợ này mà bà nội đã không cho lấy hộp tro của ông nội để đem về bày trên bàn thờ nhà mình. Cũng chỉ vì bố mẹ sống nghèo khổ, không thăm hỏi chu đáo được ông bà và các cô chú, cho nên khi bố bị bệnh, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu, bà nội và các cô chú không ai tới thăm bố hay hỏi han bố được lấy một lời.
Những ngày đó, mẹ nước mắt lưng tròng, đưa các con chạy vạy gửi bên ngoại, gửi nơi nọ nơi kia để chăm sóc bố trong bệnh viện. Ngày đó, các con dẫu thơ dại cũng đã cảm thấy sự phũ phàng và cay nghiệt trong đối nhân xử thế của dòng họ N. sinh ra bố của các con. Trong dòng họ N., mẹ phải đau xót mà thú nhận rằng, chữ Tình bao giờ cũng được đặt sau chữ Tiền với bao câu chuyện mẹ con mình đã từng chứng kiến và vô cùng thương tổn.


Những ngày các con còn nhỏ, cùng nhau đi học ở trường Đoàn Kết gần nhà bà nội. Giờ ra chơi, ba anh em hay dắt nhau vào nhà bà nội xin nước uống. Bà đến bảo với mẹ, bà chỉ cho phép các con được vào uống một lần, lúc đi học cũng được, lúc tan học cũng được, nhưng chỉ một lần thôi, đừng có đi đá bóng rồi kéo nhau vào mà uống nước, bà không nấu được. Nhớ lấy mà bảo nhau. Và thế là các con không bao giờ dám vào nhà bà nội xin nước uống nữa. Khát, mấy anh em dắt nhau ra vòi nước công cộng ở ngã ba mà uống.


Các con chớ nghĩ mẹ hận bà nội, hận bố các con, hận dòng họ Ngô mà kể lại những chuyện cũ. Bây giờ mẹ già rồi, người già hay nghĩ về quá khứ, mẹ nhắc lại tất cả chỉ với một mong muốn các con hãy sống cho tốt, đừng giẫm vào vết xe đổ của dòng họ mà gieo vào đời con cái của mình những hệ lụy về sau.
Cũng vì nghèo, vì quá cực khổ cho nên khi cơn lốc xuất khẩu lao động tràn vào đời sống thị dân Hà Nội, bố mẹ đã bàn nhau để bố ra đi kiếm tiền, những mong cải tạo kinh tế gia đình. Mẹ biết mình đã mụ mị đầu óc với tham vọng muốn đổi đời nên đồng ý để bố ra đi. Mẹ đâu có ngờ "canh bạc cuộc đời" của mẹ lại lành ít dữ nhiều, bởi ngày ấy, trong xã hội truyền khẩu câu ca dao: "Có vợ mà cho đi Tây. Như xe không khóa để ngay Bờ Hồ". Có chồng mà cho đi Tây thì cũng thế thôi, không khác.


Các con yêu thương của mẹ!


Khi để bố ra đi làm kinh tế, mẹ có ngờ đâu đó là canh bạc mà mẹ thua cháy túi. Mẹ mất chồng, các con mất cha. Nhưng sự mất mát ấy đâu chỉ đơn thuần là các con không còn được nhìn thấy bố, không được bố chăm sóc nữa. Nếu chỉ vậy thôi thì đau đớn đến mấy mẹ cũng chịu đựng được. Nhưng cái mẹ không gồng mình nổi, đó là hệ lụy của ngày hôm nay, nói như ngôn ngữ xã hội thì đó là di chứng của sự thoái hóa đạo đức. Nó như một cơn lũ tràn vào tâm hồn của ba đứa con mẹ đã rút ruột đẻ ra, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách của các con sau này, khi mà bố các con trở về.
Để bố đi sang nước ngoài lao động, mẹ có ngờ đâu là bố đã nhất quyết bỏ mẹ con mình để ở lại lập thân, lập nghiệp nơi xứ người. Những ngày mới sang bên ấy, công bằng mà nói, thỉnh thoảng bố có viết thư về cho mẹ và các con. Những bức thư ấy mấy mẹ con mình cứ chong đèn đọc cho nhau nghe mỗi tối trong nỗi nhớ bố da diết. Đọc xong thư bố, mấy mẹ con mình lúc nào cũng buồn và thương bố nhiều hơn, vì trong thư bố luôn than phiền rằng làm ăn khó khăn, vất vả, kiếm được đồng tiền nhọc nhằn lắm. Lúc ấy con người của bố chưa thay đổi, bố vẫn thuộc về mấy mẹ con mình.
Kỳ phép đầu tiên sau mấy năm bôn ba kiếm ăn nơi xứ người là năm 1990, bố đã trở về với mẹ con mình. Khoảng thời gian nghỉ phép ngắn ngủi thôi, nhưng mẹ con mình đã rất hạnh phúc. Nhưng sau lần ra đi đó, bố không bao giờ trở về nữa. Ở bên kia, bố viết thư về bảo mẹ ly dị giả, bố cưới vợ giả thì mới được phép nhập cư. Mẹ không đồng ý, mẹ bảo xuất khẩu lao động, hết thời hạn rồi về, đâu cần phải nhập cư ở vĩnh viễn bên ấy. Thế là bố quyết định thật sự chia tay với mẹ vào năm 1997. Vậy là mẹ mất chồng, các con mất bố. Nỗi đau này một phần là lỗi của mẹ. Tại sao mẹ đã không đủ sức níu giữ được bố cho các con?
Nhưng sự mất mát ấy đâu chỉ đơn thuần là các con không còn được nhìn thấy bố, không được bố chăm sóc nữa? Sự thật, cái mà mẹ kinh hoàng là các con đã bị đồng tiền làm cho mờ mắt, không còn biết tới lương tri. Các con có nhớ không? Sự kiện đầu tiên, khi con lớn vay của em trai con 800 ngàn đồng nhưng cứ khất lần không trả. Đến lúc em trai con đòi nợ, con đã vác dao chém em không chút do dự. May mà em con chạy được, nếu không, đứa chết hoặc bị thương, đứa sẽ ở tù.


Con trai nhỏ của mẹ ơi, sau kỳ đó, con hóa lêu lổng, đi theo đám bạn hư đốn, mặc cho mẹ dạy dỗ có, van nài có, nghiêm khắc có, và đổ cả nước mắt nữa. Nhưng con vẫn bỏ ngoài tai. Rồi một trong hai con trai của mẹ đi ăn trộm xe đạp của bạn, bị bắt và bị kết án 8 tháng tù giam. Từ đấy mẹ biết mẹ đã bất lực không dạy nổi các con, để các con rơi vào vòng xoáy cuộc đời.


Chưa hết, khi bố muốn mẹ ly hôn, tòa bắt bố phải bồi thường cho 3 đứa con của mẹ mỗi đứa 20 triệu đồng (vì cái lỗi đã sinh ra các con mà không nuôi các con). Hai đứa con trai của mẹ chung nhau đem số tiền đó đi buôn áo da Trung Quốc. Vì các con chưa có kinh nghiệm nên thua lỗ gần hết, việc chia chác số tiền còn lại không đồng đều, con đã thẳng tay bóp cổ em trai con suýt chết trong nhà trọ. Biết chuyện này, mẹ đã khóc và cầu nguyện sao cho các con biết thương yêu nhau, đừng gây thêm nữa những chuyện đau lòng, nồi da xáo thịt.


Nhưng mẹ chẳng thể làm được gì khác khi bố con trở về. Những cách hành xử của bố, thái độ sống và trách nhiệm sống của bố đã ảnh hưởng quá sâu vào tâm lý các con. Mặc dầu không yêu thương bố, biết rằng bố tệ bạc với mẹ, nhưng các con vẫn quấn quít lấy bố, chỉ đơn giản là bởi bố có tiền và các con thì lúc nào cũng rất cần tiền. Muốn có được tiền của bố, các con đã nhắm mắt làm ngơ trước những điều chướng tai gai mắt. Khi bố đưa những người tình trẻ của bố về nhà, các con xum xoe, nịnh bợ, mặc dầu các con thừa biết nhân thân của những người mà bố cặp kè là như thế nào. Một công nhân hạng 3, dù bây giờ có tiền cũng khó bắt cặp được với những người trí thức. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, bố chỉ bắt cặp được với những cô gái kiếm tiền mà thôi. Khi mẹ nói với các con là phải biết phân biệt người tốt với người xấu thì các con cười trừ: "Thà chiều chuộng mà moi được tiền của ông ấy còn hơn để ông ấy đút cho họ hết". Các con nói thế nào thì làm như thế, nhắm mắt khi thấy bố cặp với các cô ca-ve, các cô gái gọi, ngủ cả với cô bé giúp việc đến trông nom bà nội ốm liệt giường mà bố hứa hẹn là sẽ cho tiền.


Mẹ biết vì hèn nên mẹ đã không lo nổi cho các con có một mái ấm gia đình hạnh phúc, không lo cho các con được bằng chúng bằng bạn dù đã cố gắng, làm việc đến bật móng tay để các con có chút chữ nghĩa, không phải thất học, không phải thiếu ăn kể cả những ngày không có bố.


Các con đã rất ngoan, đã hiểu đạo lý làm người cho đến ngày bố các con trở về và lần đầu tiên các con biết đến đồng tiền của bố. Nỗi khổ tâm của mẹ theo năm tháng lại càng nặng nề hơn bởi những sự thay đổi của các con. Dẫu mẹ cố gắng đến mấy cũng không thay đổi được sự suy nghĩ của các con. Nguy hại hơn, từ khi bị đồng tiền chi phối, tình cảm của các con đối với mẹ hầu như không còn chỗ neo đậu nữa.


Các con dồn hết tình cảm cho vợ con các con, đến mức không biết đến mẹ. Điều này làm mẹ đau lòng. Mẹ buồn lắm, mẹ tự biết mình là một người mẹ cô đơn, bất hạnh. Mẹ đã luôn tự lực để sống, và bây giờ, khi các con đã trưởng thành, có gia đình riêng, mẹ lại càng phải tự mình bương chải để không làm phiền đến các con. Mẹ đi làm ôsin, giúp việc cho các gia đình ở Hà Nội. Thỉnh thoảng, nhớ con nhớ cháu, mẹ lại về thăm. Nhưng lần thăm nào mẹ cũng đắng lòng. Mẹ về, con dâu lớn bưng mâm cơm lên, ngồi chưa nóng chỗ đã than thở: "Dạo này vật giá đắt đỏ quá, chết đói đến nơi mất!" Mẹ bưng bát cơm mà nước mắt nghẹn trong cổ họng. Buồn, buồn lắm các con ạ, bởi vậy nên mẹ ít khi về. Nếu về, mẹ thường ghé qua siêu thị mua ít thức ăn để bữa cơm, mẹ con đỡ căng thẳng.
Dịp 2-9 vừa rồi, mẹ về, buổi chiều, các con đang chuẩn bị, vợ chồng con cái dắt nhau đi chơi. Con nói với mẹ: "Bà muốn ăn gì thì tự túc đi mua nhé! Ông nội với cô bồ mới của ông ấy mời tụi con đi ăn lễ quốc khánh". Mẹ đã chua chát đi lang thang trong đêm Hà Nội, cho đến tận gần sáng rồi mới trở về nhà chủ. Mẹ sốt li bì. Sốt nhưng vẫn phải làm việc cho chủ. Sốt rồi lại khỏi. Mẹ đâu có bỏ được các con, các cháu. Lâu không về thăm, mẹ nhớ lắm, biết nhục nhưng phải về.
Lần mới đây, khi về thăm, con dâu nhỏ của mẹ đã hồn nhiên nói trong bữa ăn: "Ông nội đang chuẩn bị cưới vợ. Ông nội đám cưới xong, bao giờ đến phiên bà nội?" Mẹ hỏi lại: "Sao con lại hỏi như thế?" Con dâu thật thà đáp: "Mẹ không về ở với tụi con thì chắc phải có ông nào đó chứ chẳng lẽ từ bao lâu nay mẹ sống một mình?" Ôi, cả các con dâu lẫn con trai đều không biết mẹ sống ở đâu và làm nghề gì để sống. Các con không cần biết mẹ tồn tại ra sao, cũng không hề biết hằng ngày mẹ vẫn đi giúp việc, bế cháu thuê và giặt giũ cơm nước cho các nhà chủ để sinh sống. Các con không bao giờ hiểu được rằng mẹ sợ nhất là Tết. Một năm Tết chỉ đến có một lần, và ngày Tết ai cũng phải trở về nhà, về với nguồn cội mà mẹ thì chẳng có nơi chốn nào để về. Ban ngày mẹ có thể đi lang thang, nhưng ngày rồi cũng hết, và đêm xuống, mẹ suy sụp vì mẹ chẳng biết đi về đâu. Mẹ thường phải tìm cách nói dối với hàng xóm thế nọ thế kia.


Các con đâu biết rằng kể từ ngày bố bỏ mẹ ra đi, mẹ sợ đàn ông. Và 24 năm qua mẹ sống mà không có một người đàn ông nào trong đời. Không phải mẹ không khao khát có một bờ vai để nương tựa, có một người đàn ông để khỏa lấp khát khao đàn bà. Nhưng mẹ sợ lắm, mẹ đã bị tổn thương vì bố con, và mẹ sợ đàn ông, sợ hôn nhân. Lòng mẹ đã vĩnh viễn khép lại, chỉ còn chỗ cho các con mà thôi. Nhưng trong lòng các con mẹ cũng sợ không có chỗ cho mẹ. Đó là điều mẹ đau đớn nhất.
Mẹ lấy chồng 37 năm thì 37 năm phải ở nhà thuê. Trước thì ở nhà thuê cùng với ông bà nội của các con. Khi ông bà nội nhận tiền thương lượng và trả nhà cho chủ, mấy mẹ con mình trở thành những kẻ vô gia cư, và mẹ vô gia cư cho đến tận ngày hôm nay. Mẹ không buồn vì việc cả đời mẹ phải đi thuê mướn nhà để ở, mà mẹ thực sự buồn đau bởi sự thuê mướn ngay trong chính tâm hồn các con.


Con trai thứ hai của mẹ có nhớ, mẹ đã điếng người khi mới đây con nhờ làm ăn tích góp, cộng với sự giúp đỡ của bên vợ, đã mua được căn nhà tập thể. Con mượn chủ cũ hộ khẩu để tách hộ và chuyển hộ. Con chỉ tách một mình con về nơi ở mới, còn mẹ và anh trai, em gái con thì vợ chồng con tuyên bố: "Mặc kệ chứ, tình cảm là tình cảm, còn tiền bạc thì phải rõ ràng". Thế đấy, còn gì chua chát đối với mẹ hơn nữa không? Suốt 37 năm qua kể từ khi mẹ bước chân đi lấy chồng, mẹ con mình đã ở nhà thuê, vô gia cư, bây giờ sắp gần đất xa trời mẹ vẫn phải tiếp tục kiếp sống vô gia cư, bởi vì con sợ mẹ và anh trai, em gái con chiếm mất nhà nên không cho nhập hộ khẩu. Con đã nói với mẹ như thế này: "Nếu mọi người thực sự thiếu thốn, con có thể cho mỗi tháng 100,000 đồng hay 200,000 đồng, chứ đòi hỏi nghĩa vụ, trách nhiệm thì không có đâu".
Những lời nói của con đã cứa đứt lòng mẹ, bởi vậy khi đột ngột ốm, phải vào Bệnh viện Tai-Mũi-Họng để mổ, mẹ đã không báo tin cho các con biết. Mẹ nằm một mình ở viện, 20 ngày không có ai săn sóc. Cho đến khi lớp Thực tập sinh ngày trước của mẹ họp mặt, mẹ không đi được và nhờ bạn báo là ốm, các cô chú ấy đã gọi về cho các con, hỏi mẹ nằm ở bệnh viện nào để cả lớp đến thăm. Các con hoàn toàn không biết. Đã từ lâu rồi các con có thói quen không để ý đến mẹ, cứ khi nào mẹ về thì biết mẹ về mà thôi. Từ thói quen đó, mẹ sống ở đâu, sống ra sao, khỏe mạnh hay đau ốm, các con coi đó là việc riêng của mẹ, không cần phải bận tâm.


Các con yêu thương của mẹ!


Sau vụ mổ vừa rồi, mẹ biết sức mẹ đã kém, không thể đi ở nhờ nơi này nơi kia được nữa, cũng khó mà tự làm việc để nuôi sống bản thân. Hiện tại, mẹ đã về ở cùng với con trai thứ hai của mẹ. Nhân ngày lễ Vu Lan - 15 tháng 7 âm lịch - đọc báo, coi ti-vi, mẹ thấy người ta nói nhiều về đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ. Mẹ buồn, nước mắt ứa ra, mẹ lẩn thẩn ngồi viết bức thư dài này cho các con, mà cũng chẳng biết viết để làm gì. Các con đều đã trưởng thành, đã có gia đình riêng, một bức thư dù dài thì cũng làm sao mà thay đổi được các con. Thôi thì đành gửi cho tòa báo vậy, không biết họ có đăng hay không. Bao nhiêu phiền muộn mẹ trút cả vào đây, mong gióng lên một tiếng nói đối với những ai chưa biết yêu thương cha mẹ, còn để cha mẹ phải rơi lệ vì mình.


Các con yêu thương của mẹ ơi, chúng ta ai cũng muốn kết thúc cuộc sống một cách có hậu. Mẹ cũng khao khát điều đó và mẹ đã chuẩn bị cho mình một kết thúc hậu hĩnh nhất, ý nghĩa nhất, là khi nào mẹ mất, mẹ xin hiến xác mình cho khoa học, cho những ai cần đến sự giúp đỡ của mẹ. Tận sâu trong trái tim mẹ, còn sống hay đã chết, mẹ luôn cầu nguyện cho các con của mẹ được sống hạnh phúc, sung sướng và bình an.

Mùa Vu Lan buồn 2009 - Mẹ của các con, NTV

  Đoàn Dự ghi chép


(View: 13967)
Người cha trẻ tuổi này đã chấp nhận đứa con tật nguyền như một quà tặng của Chúa, và không một lời oán trách. Trước mắt Chúa thì mỗi một con người đều quan trọng như nhau. Chúa thương yêu tất cả và Ngài cũng đã hi sinh chết thay cho tất cả. Chúng ta nên cảm tạ Chúa, vì Chúa đánh giá mỗi người như nhau cả. Chỉ con người mới phân biệt đối xử mà thôi.
(View: 20304)
“ cái của tôi”, và cái tự ngã của tôi”. Đó là chưa kể cái tâm thức đang bị thiêu đốt bởi những khao khát, ước mơ và lo âu … Để thoát ly mọi phiền não, để xa lìa mọi mộng tưởng, đảo điên, cuồng si, chúng ta hãy tập sống buông xã , “không phân biệt”. Hãy ý thức mình đang sống, trong từng hơi thở, trong mỗi bước chân, hãy an trú vững chắc trong hiện tại - sống hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.
(View: 12241)
Nhiệm vụ cơ này là co thắt trái tim. Cần lưu ý rằng tâm thất của tim có nhiệm vụ bơm máu cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Cơ tim trong tình trạng viêm và có chứa một số lượng lớn các bạch cầu. Điều này cho thấy rằng trái tim còn sống vào thời điểm lấy mẫu. Luận cứ của tôi là trái tim còn sống, vì các bạch huyết cầu đã chết chỉ có mặt ở bên ngoài một cơ thể sống. Chúng chỉ có thể sống (và tồn tại) bên ngoài của một sinh vật sống mà thôi. Như vậy, sự hiện diện của các bạch huyết cầu cho thấy rằng trái tim vẫn còn sống khi lấy mẫu. Hơn thế nữa, các tế bào bạch cầu xâm nhập vào các mô (tim), điều đó cũng chỉ ra rằng trung tâm (Tim) đã bị căng thẳng cực độ, và dường như chủ sở hữu đã bị đánh đập nghiêm trọng ở phần ngực. "
(View: 21745)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22635)
Khi trái tim quá đau buồn, đó cũng là khi bạn mở cánh cửa cho một ngày mai tươi sáng hơn. Vì chỉ có qua nước mắt, chúng ta mới có thể nhìn thấy nỗi buồn trong mắt người khác mà thôi.
(View: 37093)
“vệt mực đen trên trang giấy trắng”và câu kết bao giờ cũng là: “Chúng ta phải có lòng bao dung, vị tha, phải có cái nhìn giàu tính nhân văn các bạn ạ!”. Dù nhiều hay ít, mỗi người đều có những nỗ lực trong đời. Mọi việc chỉ chấm dứt khi chúng ta dừng lại, không còn cố gắng nữa. Đừng thất vọng về mình và về người, thay vì nghĩ đến bông hồng có gai, sao không nghĩ giữa những cây gai kia có một bông hồng tươi đẹp ? ST
(View: 22530)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19595)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
(View: 12127)
Chúa vẫn âm thầm từng ngày trong con, với những vui buồn cuộc đời nhân gian, bước con lầm than tình Chúa vẫn dâng tràn. Tình yêu của Chúa ví như khung trời xanh, ngày đêm lặng lẽ vẫn chở che mọi lúc, bước con an bình đời thắm tươi đẹp tình.
(View: 12653)
Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hóa trắng hay đen được. (37) Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”. Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.
(View: 13540)
"Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy" (Ga 14, 1).
(View: 16122)
QUÈ QUẶT 26 NĂM, NHỜ CẦU NGUYỆN BẰNG KINH MÂN CÔI, ĐƯỢC CHỮA LÀNH
(View: 11297)
Trong mơ tưởng tôi tự hào cho rằng “Chỉ mong Ngài lấy đi, mong chẳng còn gì thuộc về con, mong chẳng còn gì là của con. Để con được trắng tay, con chỉ còn Ngài để giữ lấy, con được chọn Chúa mãi là của con…” và đó là ước mơ của tôi, tôi khao khát mình sẽ chạy hết chặng đường Chúa đã trao cho tôi. Nhưng thật không dễ chút nào vì cuộc sống thực tại kéo tôi ra khỏi giấc mơ…
(View: 15900)
... không muốn tin ai, không muốn yêu ai, không muốn dang tay giúp đỡ ai và cũng chẳng cần ai tin mình, bởi nhiều lúc, chính sự ngây thơ của ta đã khiến ta “sập bẫy”. Ta “’xù lông nhím” lên như bất kì loài động vật nào khác chỉ vì không muốn tự mình làm tổn thương bản thân thêm một lần nào nữa.
(View: 10796)
Mân-Côi thánh hóa hồn ta, giúp vui sống Đạo, chống ba địch thù ! Mân-Côi như chuyến Thánh Du: Mẹ đưa ta đến Giê-su, Con Ngài!
(View: 12005)
Cuộc đời tại thế dài lắm thì cũng chỉ trên dưới trăm năm. Đã có một thời ta chưa từng tồn tại. Rồi cũng sẽ đến một thời ta không còn hít thở bầu không khí như lúc này đây. Ta đến rồi ta đi! Có lúc ta tự hỏi duyên cớ nào đã đẩy ta vào trong sự hiện hữu mà sao không hỏi ý kiến ta trước. Ta bị quăng vào trong thời gian, chịu sự đọa đày của thời gian, hệt như một định mệnh nằm ngoài tầm ta kiểm soát. Giá như ta không hề sinh ra thì chắc là ta cũng sẽ chẳng muộn phiền gì khi đối diện với cảnh chia xa, biến mất đi giữa dòng thời gian lạnh ngắt.
(View: 96911)
Đó có lẽ là món quà qúy nhất mà Thượng đế đã ban tặng cho hai mẹ con bà Audrey một tuần trước lễ Mother’s Day. Một món quà vô giá không ...... Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con cuả mình.
(View: 10498)
Nhưng Chúa vẫn rộng lòng tha thứ để chúng con biết kính sợ Ngài. Mong đợi Chúa, con hết lòng mong đợi, cậy trông ở lời Người. Hồn con trông chờ Chúa, hơn lính canh mong đợi hừng đông. Hơn lính canh mong đợi hừng đông, trông cậy Chúa đi, Israel hỡi, bởi Chúa luôn từ ái một niềm, ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa. Chính Người sẽ cứu chuộc Israel cho thoát khỏi tội khiên muôn vàn” (Thánh Vịnh 130).