Friday
4
October
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 24013)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13949)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 17339)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 33786)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 29114)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 23067)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 23926)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 20869)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Trở về nhà Cha

Thursday, June 17, 201012:00 AM(View: 46599)
jesus-hugging-girl-contentTôi bắt đầu quen thuộc với khung cảnh và những lối đi vòng vo của nhà hospice sau hơn hai tuần ra vào thường xuyên. Phòng của dì Nati nằm cuối hành lang, có cửa sổ nhìn ra bầu trời, khu vườn xinh đẹp của viện.
Càng ngày dì càng sút hẳn. Tuy biết rằng bệnh nhân vô ở hospice rất hiếm ai có thể khỏe hơn khi rời viện, tôi vẫn không kềm chế nỗi xót xa dâng lên hàng ngày mỗi khi nghĩ tới hay gặp dì.
 Khi bác sĩ phát hiện dì Nati bị ung thư tử cung thời kỳ chót cách đây hơn tháng, sau 4 tuần chạy chửa đủ thứ, dì Nati bắt đầu kiệt sức, bác sĩ cho chúng tôi hay rằng không còn thuốc cứu chữa, khuyên chúng tôi nên cho dì về nhà hoặc chuyển ra hospice trong những ngày cuối của cuộc đời.
Khuôn mặt vốn xinh đẹp ngày nào của dì giờ xanh mướt, ánh mắt không còn tinh anh, hằn lên nét mệt mỏi, rã rời sau khi chống cự với bao thứ thuốc trong mấy tuần qua.
Dì vốn là Mẹ ruột của Kennah, bạn thân của tôi hơn 25 năm nay. Tuy quen biết nhau từ hồi hai đứa chưa lập gia đình, mỗi lần tới nhà Kennah sau khi chào hỏi là tôi lỉnh vô phòng của nhỏ để tránh gặp mấy người lớn trong gia đình này và những liên hệ tình cảm phức tạp của họ. Trong suốt thời gian qua, dù là bạn thân nhất của Kennah, chia xẻ bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn thời con gái, lấy chồng, sanh con, sinh nhật, đám cưới, lễ rửa tội cho con trẻ, giỗ ông bà gia đình, vv... tôi không bao giờ dám tin rằng mình có thể hiểu thấu những gút mắc của gia đình bạn. 
Tôi lớn hơn Kennah và lập gia đình, có con trước nên con trai tôi giờ đã 21 tuổi, rảnh rang hơn bạn mình. Kennah và chồng bận rộn với 3 cô con gái đang ở tuổi mười mấy, thời khóa biểu kẹt cứng với chương trình học, thể thao, âm nhạc, hội họa, múa may nên chuyện viếng thăm mẹ -dì Nati- hàng ngày thật vô cùng khó khăn. Hiểu hoàn cảnh bạn, tôi tình nguyện thay bạn viếng dì Nati mỗi sáng và chiều ngày lẻ trong tuần.
Thật khâm phục những nhân viên và những volunteer trong hospice. Làm việc trong khu nhà này đòi hỏi một tâm hồn vô cùng quảng đại và nhẫn nại. Dì Nati được săn sóc chu đáo, sạch sẽ. Mỗi sáng tôi vô lúc 6 giờ, giúp dì làm công việc vệ sinh cá nhân. Tánh dì vốn rất cẩn thận với diện mạo nên tôi giúp dì trang điểm chút xíu vì sau buổi điểm tâm tới giờ bố Kennah vô thăm dì.
Tôi thường rời hospice trước khi ông vô. Đây là người đàn ông dì Nati thường gọi là "my devil" khi dì nhắc tới dù vui hay buồn.
Dì lớn lên ở một làng nhỏ xứ Phi Luật Tân, nổi tiếng đẹp nhất làng. Khi dì làm đám cưới với một sĩ quan hải quân, ai cũng tấm tắc khen trai tài gái sắc. Sống với nhau 6 năm có con là Kennah, một hôm ông chồng về nhà nói rằng hôm sau ông sẽ đi định cư tại US với một người đàn bà khác và sẽ mang theo con gái 4 tuổi. Dì Nati chưng hửng, nhưng ông trổ tài hùng biện, bảo rằng đây chỉ là vợ ông trên giấy tờ thôi, dì Nati mới chính là vợ của lòng ông. Hỡi ôi, đang mang thai 6 tháng, không nghề nghiệp trong tay, dì đành tin ông, biết làm sao hơn?
Tôi hỏi tại sao dì không làm giá thú sau ngày cưới? Dì trả lời là giấy tờ tiền bạc dì khoán giao cho ông hết, ông là chồng, dì rất tin tưởng ở ông.
Dì khóc ngất khi chồng ẳm con gái ra đi. Ba tháng đầu còn thư từ qua lại, khi sanh con thứ hai xong thì ông gởi một số tiền và bặt tin luôn. Sau ba năm vô âm bặt tín, nóng lòng, dì quýnh quáng nghe lời người quen, nhận làm vú em cho một gia đình ở Canada. Gởi con trai nhỏ lại cho gia đình cậu em, dì ra đi. Sau khi ở Canada làm việc 3 năm, dì xin được thẻ xanh trường trú và với số tiền dành dụm, dì tót qua US tìm chồng và con gái. Kiếm ra được thì hay người vợ "giấy tờ" của ông đang mang thai. Dì uất nghẹn nghe con gái mình kêu mụ kia là mẹ. Để được gần con, dì phải thuê phòng ở cạnh nhà họ để có thể chăm sóc con gái mình. Từ đó, Kennah có hai mẹ. Kennah gọi dì là Mommie, gọi "mụ kia" là Maman. Dì nghiến răng nghe con mình gọi "mụ kia" như vậy mà không dám hó hé vì trên giấy tờ, Kennah là con gái của mụ.
Dì vẫn đẹp, ong bướm vẫn lượn lờ, nhưng dì còn thương ông, nuôi hy vọng ông sẽ trở lại. Chuyện này không hề xảy ra dù dì đi nhà thờ cầu xin, thắp bao nhiêu nến cho thánh Francis. Khi mụ kia mang cái bầu thứ hai thì dì cay đắng chấp nhận mình thua cuộc. Dì táo gan tính một hôm sẽ bắt cóc Kennha và trốn qua Canada, rồi chạy về Phi luật tân luôn thì hình như ông đoán được, ông nói ông sẽ làm giấy bảo lãnh cho con trai còn ở lại Phi qua US luôn. Một lần nữa, dì nuốt giận vì tương lai con mình.
Dì đâm ra thù ghét tôn giáo, hận ông trời trêu ngươi với số phận mình. Dì bỏ nhà thờ, vất niềm tin vì mụ kia trở nên ngoan đạo, đi nhà thờ với ông, với con họ và bé Kennah vẫn quyến luyến với mụ hơn. Mụ hiền lành, dì có nói hành nói tỏi, trợn mắt cau mày mụ vẫn cam chịu, vẫn cúi đầu chịu đựng. Sinh nhật dì, mụ cùng ông mang bánh qua dù năm nào dì cũng đổ bánh vô thùng rác. Dì kể có lần dì để bánh trên thùng chờ xe rác tới xúc đi để chọc tức mụ nhưng sao con mẹ này ngu quá, nét mặt chỉ nhuốm buồn chút xíu rồi thôi. Dì biết mình có tài làm bếp, có nhan sắc hơn nó - ông vẫn qua nhà dì ăn cơm và thường hay khen nức nở các món ăn của dì - nhưng ông không làm sao dứt lòng với mụ. Thật là cảnh dở khóc dở cười.
Dì oán tất cả, oán thiên thần, oán đức mẹ, dì trở nên kẻ vô đạo. Tôi biết vì mỗi lần tới nhà Kennah, dì thích tôi lắm vì nghĩ tôi cũng chung tâm trạng. Tôi không hề tranh cãi với dì mỗi khi nghe dì chua chát trách trời, trách đất.
Một buổi chiều sau khi giúp dì thay bộ quần áo ngủ, tôi đang sửa soạn đọc truyện cho dì nghe trước khi y tá chích thuốc giảm đau, thì dì Nati cầm tay tôi, yếu ớt hỏi nhỏ:
- Con có tin thiên đàng có hay không?
Tôi nhìn sâu vô mắt dì, khẽ nói:
- Có, con tin thiên đàng có thật, dì ạ.
Thoáng ngạc nhiên, dì nhíu mày:
- Sao? Con tin có à? Khi nào con bắt đầu tin vậy?
Tôi gấp sách lại, cầm bàn tay gầy guộc của dì, bóp nhẹ:
- Để con kể cho dì nghe chuyện này...
Và tôi kể lại câu chuyện cách đây 20 năm: tôi có chị bạn quen bị chứng bệnh nan y không cứu được. Có điều chồng chị ấy quyết định không cho chị biết nên bạn bè thân quyến không ai dám hé môi. Hàng ngày mọi người ra vô thăm chị trong đó có tôi. Bác sĩ cho hay chị có thể ra đi bất cứ lúc nào, và để giảm đau, cách hai giờ y tá chích moọc phin cho chị giảm đau đớn thể xác.
Tối hôm đó, tôi đang ngồi đọc sách ở phòng chờ thì nghe tiếng la lớn của Bảo, người em họ của chị ấy, tôi vội chạy vô thì Bảo đang nhớn nhác nhìn xung quanh. Tôi chưa kịp hỏi thì chị trách:
- Tại sao chị sắp chết mà bây không cho chị hay?
Con và Bảo đồng thanh trả lời: 
- Đâu có, đâu có chị Tâm... Sao chị nói gở vậy?
Vừa nói tới đây thì anh Huy, chồng chị bước vô, nói tiếp:
- Em sắp khỏe, rồi sửa soạn về nhà là vừa...
Như không nghe anh, chị xoay mặt nhìn đăm đăm ra khung cửa sổ tối đen (lúc đó gần 10 giờ đêm), nói:
- Đó, họ đang chờ chị ngoài kia kìa...
Lúc đó, cả ba chúng tôi lạnh mình, chưa kịp có phản ứng thì cô y tá bước vào, chích thêm moọc phin, chị lại chìm vô giấc ngủ.
Cả ba người không dám ra ngồi ngoài phòng chờ nữa. Chúng tôi nhìn nhau, không nói nhưng hiểu ai cũng đang nổi da gà. Cuối cùng anh Huy chạy ra ngoài gọi về nhà, anh đoán chị không qua khỏi đêm nay. Em gái chị bồng bé Ngọc Anh, con gái 5 tuổi của chị vô nhà thương cho chị gặp theo lời anh Huy. Nhân viên bệnh viện hiểu hoàn cảnh nên họ dễ dãi, ngó lơ để thân nhân muốn làm gì thì làm.
Gần 12 giờ khuya, chị Tâm tỉnh một lần nữa, thấy đông đủ mọi người, tuy còn ngấy thuốc, hình như chị hiểu, chị vòng cánh tay yếu ớt ôm bé Ngọc Anh, thều thào: Mẹ thương con lắm, Mẹ phải đi ... Và chị chỉ phía cuối phòng, gượng nói: Hai người họ đang ngồi chờ kìa...
Chị mệt mỏi thiếp luôn và không còn tỉnh nữa".
. . .
Dì Nati tuy mệt nhưng vẫn cố nghe tôi nói chuyện. Tôi kéo chăn đắp cho dì nhưng dì xua tay, ý muốn tôi nói tiếp. Chìu ý dì, tôi tiếp: 
- Con hay tự vấn về chuyện này, dì ạ. Nhất là từ ngày sinh cháu Vinh, con càng chắc chắn rằng chỉ có thượng đế mới có thể tạo ra một hài sinh toàn vẹn như vầy. Càng lớn, con càng hiểu rằng thử thách cuộc đời là những bài học giúp chúng ta hoàn hảo hơn. Nhưng đó chỉ là nhận xét của con.
Dì Nati nhắm mắt, hai dòng lệ nóng từ từ chảy xuống. Tôi hiểu dì có rất nhiều u uẩn trong tâm dù chúng tôi chưa bao giờ mở lời tâm sự với nhau trong 25 năm qua. Cô y tá gõ nhẹ cửa trước khi bước vô châm thuốc cho dì.
Tôi vừa lái xe trên đường về vừa nói chuyện điện thoại với Kennah. Cô cám ơn tôi và cho tôi biết dì Nati vẫn không bằng lòng cho "mụ kia" vô thăm. Kennah kẹt ở giữa. Dì Coti -mụ kia- nuôi nấng Kennah từ nhỏ, ân tình đó Kennah không quên. Dì Nati tuy là mẹ ruột nhưng hai mẹ con ít khi dịu ngọt với nhau, ngược lại, dì Coti và Kennah lại thông cảm nhau hơn. Mỗi lần ông Bố nổi nóng la lối vợ thì chính Kennah là người bênh vực dì. Suy nghĩ vài giây, tôi hỏi Kennah:
- Hay mình mời một vị linh mục tới làm lễ cho dì?
Kennah e ngại:
- Không biết bà có chịu không? Hơn 10 năm nay bà bỏ đi nhà thờ, bỏ cầu nguyện, giận hờn tất cả...
Tôi bảo:
- You cứ hỏi xem sao? Biết đâu dì sẽ đổi ý?
- Thôi, you hỏi bà ấy đi. You hỏi có hy vọng bà sẽ bằng lòng hơn.
- Okay.
Sáng hôm sau khi tôi giúp dì rửa mặt và trang điểm sơ qua cho khuôn mặt bớt vẻ nhợt nhạt, dì bỗng ra hiệu tôi dừng lại. Đôi mắt dì bỗng long lanh, tôi hiểu dì đang sợ hãi. Cúi xuống, ôm thân hình mảnh mai của dì, tôi an ủi:
- Đừng sợ, đừng sợ dì nhé. Chúa sẽ đến với dì, che chở cho dì.
Dì òa khóc, những giọt nước mắt rưng rưng rơi xuống, bao u uẩn như tuôn trào. Dì thổn thức khóc, tôi vỗ về, cứ như thế cho đến khi dì dịu cơn bão lòng, tôi khẽ hỏi:
- Con có thể mời linh mục tới đây được không?
Có lẽ đã suy nghĩ trước, dì gật đầu không chần chờ. Vừa đặt nhẹ dì nằm xuống thì bố của Kennah bước vào. Chào ông, tôi ra ngoài, gọi Kennah cho biết tin này.
Tuần sau, dì Nati gần như không tỉnh táo nữa, dì nằm vùi suốt ngày. Những lúc thay quần áo, lau rửa, dì vẫn như ngủ vùi. Giờ chót đã tới, chúng tôi thay phiên túc trực bên giường, tục lệ người Phi không để thân nhân chết trong cô đơn. Tôi lãnh xuất 6:00am- 8:00am, và 6:00pm-8:00pm. 
Tôi vẫn đọc sách cho dì tuy tôi không chắc dì có nghe được. In những mẩu chuyện đời tị nạn trong loạt bài Viết Về Nước Mỹ trên Việt Báo, tôi vừa đọc vừa dịch qua Anh ngữ. Thường đây là những bài viết ngắn, tôi có thể vừa đọc vừa dịch xong trong vòng một giờ. Dì rất thích các mẩu chuyện vượt biên, gia đình tan tác, đặc biệt là những câu chuyện của những gia đình HO. Gia đình nào thành công dì mừng, gia đình nào tan tác dì chép miệng thấu hiểu. Những hoàn cảnh éo le của đời tị nạn giúp dì hiểu thêm ngoài dì ra, còn biết bao nhiêu người khác bị hoạn nạn, có khi còn thê thảm hơn hoàn cảnh của dì.
Dì không còn tự thở được nữa. Nhìn dây nhợ gắn khắp thân dì, tiếng sè sè của máy móc, tôi vô cùng ái ngại. 
Đang đọc câu chuyện người lính di cư diện HO vừa đăng, bỗng tôi thấy mắt dì chớp chớp như đang cố gắng thức dậy, tôi chạy vụt ra ngoài gọi Kennah. Hai chúng tôi đứng hai bên giường, Kennah khóc, cầm tay dì, gọi:
- Mommie, mommie..
Dì mở mắt, cố dơ tay như muốn rút cái ống trong miệng ra. Tôi gọi to cho cô y tá:
- Kim, Kim, bà ấy muốn nói...
Cô y tá chạy vào, nhìn Kennah. Kennah khẽ gật đầu, cô y tá rút ống hơi ra khỏi miệng dì. Sau vài giây, dì thều thào:
- Mẹ thương con...
Kennah òa khóc, cô vùi đầu vô thân hình mỏng manh của dì, thổn thức đáp lại:
- Con thương mẹ lắm, Mẹ ơi!!
Dì cố gắng khó nhọc quay nhìn tôi, ánh mắt như rạng lên nét sáng hiếm hoi, tôi cúi xuống hôn nhẹ khuôn mặt gầy guộc, nói nhỏ:
- Dì đi bình an.
Khẽ gật đầu, dì dơ cánh tay trơ xương về phía trước, nhếch miệng như muốn nói gì đó. Tôi hiểu, tôi hiểu rồi. Tôi nhìn về hướng tay dì chỉ, hỏi:
- Họ đến rồi à?
Dì chớp mắt vài cái, nét mặt mãn nguyện, nhắm mắt lại. Cô y tá vội đút ống thở vô. 
Dì Nati không tỉnh lại thêm lần nào nữa. Hai hôm sau, Kennah quyết định tắt mọi thứ máy móc chung quanh dì. Tôi tin rằng dì đã về nhà sau chuyến hành trình vất vả. Và tôi tin rằng nơi ấy, dì tìm được sự ấm áp của tình thương.

Lê Tường-Vi
(View: 56201)
Giữa người và người với nhau, thường do sự kiên trì về cố chấp bởi những lỗi lầm giữa đôi bên, đã tạo nên những thương tổn vĩnh viễn cho nhau. Nếu mọi người trong chúng ta đều có thể tự mình làm, bắt đầu có thái độ khoan dung đối với mọi người, bạn nhất định sẽ nhận được những kết quả tốt mà bạn không hề nghĩ tới... Giúp mở cánh cửa sổ cho người ta, cũng là để cho chính mình nhìn thấy được một không gian hoàn chỉnh hơn.
(View: 57588)
Phàm ở đời hầu như ai ai cũng đều sợ chết hết, ngoại trừ những vị cao tăng đã thấm nhuần lý vô thường, những người có lý tưởng hy sinh, những người đau bệnh trầm kha nằm một chỗ, những kẻ mang tâm trạng chán đời trầm cảm cực độ, cũng như những kẻ bất bình thường mà thôi. Riêng cá nhân tác giả cũng sợ bệnh sợ chết như mọi người vậy. Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
(View: 59344)
Một vấn nạn rất nhiều người đã hỏi, đó là tại sao Thượng Đế lại để cho thảm cảnh kinh khủng như thế xảy ra? Nói cách khác, tại sao Người cho phép đau khổ, sự chết đến với con người? LM. JOSEPH NGUYỄN THANH SƠN . Việt Báo Thứ Bảy, 9/15/2001, 12:00:00 AM
(View: 62725)
Thánh Phaolô nhắn nhủ các tín hữu thành Roma, "Không ai được sống cho mình và cũng không ai được chết cho mình. Vì nếu chúng ta sống, là sống cho Chúa; nếu chúng ta chết, là chết cho Chúa. Vậy dù chúng ta sống hay chết, chúng ta đều thuộc về Chúa" (Rm 14:7-8). Tầm Xuân, CMC
(View: 62546)
Cái mà hôm nay mọi người cho là chân lý, ngày mai lại có thể là sai lạc. Lý trí con người khổ sở vô cùng trong khi đi tìm chân lý, và cho đến bây giờ con người vẫn nghi ngờ không biết rằng lý trí mình có thể có khả năng đạt đến chân lý hay không? Sự nghi ngờ đó cho thấy sự yếu kém của tri thức nhân loại. Và như vậy cái gọi là chân lý mà con người nhận thức được bằng tri thức giới hạn của mình không phải là chân lý đúng và toàn thể (chân lý tuyệt đối “?”) mà chỉ là những nhận thức có tính chất chủ quan và phiến diện. Vì vậy, có thể nói, tất cả những học thuyết triết học muốn giải nghĩa, giải thích ... toàn thể vũ trụ này cũng chẳng khác nào những lời mô tả con voi của những người mù sờ voi mà thôi??? Đi tìm chân lý ở đâu? Câu hỏi quá khó đau đầu thế nhân . Lý Lạc Long
(View: 57027)
“Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc, 6, 20), Trong Bài Giảng Trên Núi Đức Giêsu đã ban lời chúc phúc này cho tất cả các môn đệ và mọi người đi theo Chúa.