Tuesday
23
April
2024
Sunday, March 26, 201712:13 AM(View: 22091)
Đột quỵ hay tấn công vào buổi sáng, cần phòng tránh thế nào?
Wednesday, March 8, 20177:18 PM(View: 13041)
5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay Khoa học phát triển có thể phát hiện được nhiều loại ung thư từ rất sớm nhưng vẫn có rất nhiều bệnh ung thư khó có thể chẩn đoán khi mới manh nha và khi có dấu hiệu thì đã muộn Dưới đây là 5 loại ung thư khó phát hiện sớm hiện nay:
Saturday, August 6, 20161:10 PM(View: 16437)
Phương pháp thông dụng chữa bịnh tại Nhật Bản ngày nay là uống nước lọc ngay khi vừa thức dậy vào mỗi buổi sáng. . Cho các vị lớn tuổi, các bịnh nan y, cũng như các chứng bịnh thông thường, cách chữa bịnh uống nước lọc đã được tìm ra bởi ủy hội y học Nhật Bản với tỷ lệ cao đã chữa khỏi các chứng bịnh dưới đây:
Thursday, May 8, 201412:00 AM(View: 32804)
Cho thêm 3 cups mật ong vào dung dịch này, trộn đều và cho vào chai. Mỗi sáng sớm, uống một muỗng soup trước khi điểm tâm. Cứ uống đều đặn như vậy, các mạch máu ở tim sẽ được thông suốt, hết bị nghẽ
Tuesday, May 6, 201412:00 AM(View: 28199)
Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra. Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
(View: 21869)
Tôi cầu xin: “Xin Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.” Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi. Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng. Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
(View: 22689)
Và còn biết bao việc làm khiến cho cha mẹ phải đau lòng . Nhưng họ đâu biết rằng , mình là người rất hạnh phúc , vì có biết bao người phải mồ côi cha mẹ , có muốn được cảm giác cha mẹ quan tâm cũng không được , còn chúng ta có thì không hề biết trân trọng, lại cho rằng cha mẹ thật phiền phức lúc nào cũng không cho ta làm việc này , làm việc kia .Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn rất hiếu thảo với cha mẹ mình.
(View: 19699)
Ngước mắt vượt qua khung cửa sổ – ngắm nhìn những vì sao. Cảm nhận thật rằng bạn đang sống, bản lĩnh, mạnh mẽ và xứng đáng. Dù bất kì điều gì xảy ra, tất cả chỉ là bắt đầu – Với tất cả những gì vốn có đang chờ đón bạn ở phía trước trong ánh mắt lấp lánh niềm tin của ngày mới đang đến.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Khi Người Thân ra đi

Tuesday, September 6, 201112:00 AM(View: 92191)

Sinh, lão, bệnh, tử là quy luật tự nhiên. Không một ai tránh khỏi cái chết. 

Trong đời sống vợ chồng, khi một người bạn đời đã vĩnh viễn ra đi, người ở lại sẽ cảm nhận những đau thương về thể xác lẫn tâm hồn. Niềm thương tiếc và nỗi buồn đau chồng chất theo thời gian khiến cơ thể biếng ăn, giấc ngủ bị rối loạn. Nỗi trống trải và tâm trạng mệt mỏi khi nghĩ đến tương lai khiến tâm hồn bất an. Thế giới chung quanh tưởng chừng như đã sụp đổ vì sự mất mát quá lớn này.

thiennhien-contentTâm trạng mất người thân là một trong những trạng thái thần kinh căng thẳng nhất mà con người phải chịu đựng.
Trong bài viết này chúng tôi xin gởi đến quý độc giả những gợi ý về một vài giải pháp tích cực hầu giúp hàn gắn vết thương lòng và tìm ra sức mạnh cần thiết cho đời sống hằng ngày. Các giải pháp chính được thể hiện qua ba phương diện: thể lý, tâm lý, và tinh thần.

Phương Diện Thể Lý

Sau khi có một người thân qua đời, mỗi người ở lại thường cảm thấy tâm khảm mình bị nỗi đau gậm nhấm một cách khác nhau. Có người trở nên biếng ăn, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Có người bị rối loạn về giấc ngủ vì thao thức nhớ thương. Dần dần sự đau buồn gia tăng có thể dẫn đến những triệu chứng bị trầm cảm. Kế đến, hệ thống miễn nhiễm và sức chịu đựng của cơ thể đối với bệnh tật thường suy giảm đi rất nhiều.

Có lẽ chúng ta đã từng nghe nhiều câu chuyện về những cặp vợ chồng lớn tuổi theo nhau qua đời, cách nhau chỉ trong một thời gian ngắn. Thương tiếc và đau buồn là những nguyên nhân chính làm cho cơ thể bị suy nhược, không còn năng lực để chống chọi với bệnh tật và làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, áp huyết cao, v.v.

Theo nhận xét của Tiến sĩ Thomas Buckley, giảng viên nghiên cứu tại Đại Học Sydney, “Sự pha trộn giữa yếu tố tâm lý và hành vi có thể khiến cho những ai có người thân mới qua đời có nguy cơ mắc chứng nhồi máu cơ tim”. Trong nhiều hoàn cảnh, những yếu tố chính này có ảnh hưởng lớn đến những hoạt động của cơ thể, đặc biệt là khi một người không được chuẩn bị về tâm lý để đón nhận sự mất mát quá lớn, và họ thiếu sự hỗ trợ của những người chung quanh. 

Ngay cả trong các trường hợp đã được dự đoán trước, sự ra đi của người thân vẫn có thể gây ra những cơn khủng hoảng tâm lý. Nhiều người trở nên hoài nghi bối rối, phủ nhận sự thật, hoặc giận dữ vì không thể hiểu tại sao chuyện đó lại xảy đến cho mình. Nhiều người cảm thấy có lỗi khi cái chết đến với người mình yêu thương. Nếu người thân qua đời vì tự tử, vết thương trong tâm hồn có thể trở nên sâu đậm hơn; càng đau khổ hơn vì luôn có cảm giác tội lỗi, xấu hổ với những người chung quanh. Nhiều người hoang mang còn nghĩ mình có trách nhiệm về việc để xảy ra cái chết này. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của y học, tất cả những biểu hiện nói trên đều là những phản ứng bình thường của một người.

Các bác sĩ chuyên khoa về tim mạch đã khuyến khích rằng, để vượt qua cơn khủng hoảng phạm trù này, việc chúng ta nên làm là hãy bộc lộ nỗi đau buồn. Hãy khóc khi cần, hãy chia sẻ than thở với một người thân vì đó là những phản ứng tự nhiên. Hãy tâm sự cùng bạn bè hay người thân về các việc đau buồn. Khi bộc lộ hết các cảm xúc của mình, tâm hồn chúng ta sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Vì thế chúng ta không nên hối hả rút ngắn thời gian tiếc thương. Ngoài việc tiếp tục ăn uống và ngủ đầy đủ, hãy dành tối thiểu 20 phút để tập thể dục mỗi ngày. Hãy tránh lạm dụng rượu để giải buồn. Hãy trì hoãn lấy những quyết định quan trọng như bán nhà, thay đổi việc làm... Hãy kiên nhẫn vì chúng ta cần thời gian để giúp nguôi ngoai nỗi buồn, điều chỉnh lại bản thân và thích nghi với hoàn cảnh mới. Sự sầu não nào cũng sẽ nguôi dần và lắng dịu với thời gian. Hãy nương theo thời gian để chữa trị vết thương tâm hồn. Nhưng điều quan trọng nhất là hãy tạo sự quân bình trong đời sống bằng cách chú ý đến sự lành mạnh của cơ thể, gìn giữ sức khỏe để có thể đương đầu với sự mất mát lớn lao đó.

Phương Diện Tâm Lý

Trên thực tế không có một phương pháp tối ưu nào để đối phó với nỗi đau khi phải vĩnh viễn chia lìa người mình thương mến; cũng không thể xác định thời gian khi nào nỗi đau sẽ nguôi ngoai. Nhưng có một số giải pháp tích cực đã được các chuyên gia tâm lý đề nghị để giúp người ở lại hàn gắn vết thương tâm hồn và tìm ra sức mạnh cần thiết cho cuộc sống mỗi ngày.

Chấp Nhận Sự Mất Mát

Hãy chấp nhận việc sinh ly tử biệt là chuyện thường tình sẽ xảy ra trong cuộc sống. Những người chúng ta yêu thương ôm ấp đều sẽ qua đi theo thời gian. Ai cũng phải già đi, mang bệnh, rồi qua đời. Chấp nhận sự mất mát là liều thuốc tinh thần giúp chữa lành những nỗi đau và đem lại cho chúng ta sự bình an khi phải đối diện với những nghiệt ngã trong cuộc sống, nhất là khi có sự ra đi của một người bạn đời.

Tình Bạn

Chính trong những lúc khó khăn tình bạn chân thật sẽ đem đến cho ta niềm an ủi quý giá nhất. Trong những người bạn đồng tuổi, thế nào cũng có một người đã trải qua cùng một cảnh huống. Những người bạn có cùng một cảnh ngộ sẽ dễ lắng nghe và thông cảm nhau hơn. Tâm sự với người đồng cảnh ngộ giúp chúng ta vơi đi niềm tiếc thương, xoa dịu được nỗi cảm xúc đau buồn và từ từ trở lại với những sinh hoạt bình thường trong cuộc sống.

Tinh Thần Lạc Quan

Tinh thần lạc quan thường đem lại năng lực và sự tự tin để giúp chúng ta hoàn thành những mục tiêu và vượt qua những trở ngại. Với tinh thần lạc quan, cuộc sống đơn độc chăm sóc cho gia đình sau khi người phối ngẫu qua đời không còn là gánh nặng, nhưng tình trạng này giúp phát triển những sức mạnh tìm ẩn bên trong khi người ở lại phải đương đầu với mọi việc. Càng biết nhiều về những gì phải làm để trở nên một người cha hay mẹ đơn chiếc tốt thì càng làm cho họ vững tâm hơn.

"Tôi chưa bao giờ phải cần đến sự hướng dẫn hay chữa trị của các bác sĩ chuyên khoa," đó là lời tâm sự của một người đàn bà góa chồng đang sống với bốn đứa con nhỏ. "Sau khi chồng tôi qua đời, tôi tự giáo dục mình bằng cách đọc sách và những bài báo về cách bảo trì nhà cửa, thanh toán các hóa đơn hàng tháng, v.v. Việc học hỏi này giúp tôi tăng thêm sự tự tin và tự chủ cho chính mình ".

Việc Chăm Sóc Gia Đình

Khi một người phối ngẫu qua đời, những công việc thường nhật trong một gia đình có thể sẽ trở nên một gánh nặng nếu chúng ta không quen thuộc với cách hành xử. Các việc hành chánh như thanh toán các hóa đơn, viết chi phiếu, liên lạc với hãng bảo hiểm nhân sự, bảo hiểm sức khỏe, ngân hàng, hoặc việc bảo trì nhà cửa hay việc nấu nướng có thể sẽ làm cho chúng ta rối trí, căng thẳng tinh thần. Hãy học để biết cách giải quyết và hãy tìm sự giúp đỡ nếu cần từ những người đáng tin cậy. Hãy đọc sách và tìm hiểu, vấn kế qua các trang mạng sẽ giúp thăng tiến sự tự tin và tự chủ. Càng biết nhiều về những gì phải làm trong đời sống góa bụa càng giúp chúng ta vững tâm hơn.

Theo lời tâm sự của anh Hoài, một người góa vợ và có hai con trai nhỏ: "Sau khi vợ tôi mất, tôi tự tìm hiểu về việc chăm sóc gia đình, tôi học cách nấu nướng và cách nuôi con qua các trang mạng. Tôi tìm quên niềm đau trong việc học hỏi và những bận rộn với con cái”. Đây là dấu chỉ tích cực của sự tự tin để đi tiếp đoạn đường còn lại. Hãy luôn nhớ rằng, một người góa bụa vẫn còn một gia đình cần được trông nom. Dù vẫn thương tiếc người thân ra đi nhưng việc cùng gánh vác với con cái cũng mang lại những niềm vui nhỏ để chúng ta có thể dựa vào đó mà tiếp tục sống một cuộc sống trọn vẹn cho con cái. 

Giúp Trẻ Vượt Qua Nỗi Đau

Là cha mẹ, chúng ta đều muốn tránh cho con mình những đau đớn, sợ hãi và buồn phiền. Nhưng việc giấu con trẻ sự thật về cái chết sẽ rất có hại. Nếu cha mẹ không tiện nói về cái chết của người thân và cố giấu cảm xúc của mình, trẻ có thể nghĩ đây là vấn đề cấm kỵ và hiểu rằng không được thắc mắc. Điều quan trọng là nên khuyến khích trẻ biểu lộ nỗi đau và giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của sự mất mát này. Nên nói sự thật và chú trọng vào nỗi sợ hãi sâu kín của trẻ.

Một trong những nỗi sợ lớn nhất của trẻ là bố hay mẹ chúng sẽ không bao giờ còn ở với chúng nữa. Nỗi sợ này càng tăng và có thể trở thành khủng hoảng nếu có một người trong gia đình đột ngột qua đời. Có những trẻ tin vào những điều khác thường. Có em cho rằng chính mình gây ra việc người thân qua đời. Như trường hợp một em có người cha chết vì xe đụng, em bé cứ tự trách rằng mình đã làm cho Ba lơ đãng trong khi lái xe. Chúng ta có thể giúp cho con em tránh sự suy nghĩ sai lệch này, bằng cách cắt nghĩa cho cháu rằng đó là một tai nạn ngoài ý muốn; rằng người qua đời đã làm hết sức mình để tránh tai nạn này. 

Phương diện tinh thần

Người ở lại có thể tìm được những sự nâng đở về tinh thần và những trợ giúp cần thiết.

Sự Trợ Giúp Của Các Tổ Chức Xã Hội

Tìm sự giúp đỡ khi cần là dấu chỉ của sức mạnh để tìm cách đương đầu với những bi thảm, những cảm giác hụt hẫng, nỗi lo sợ. Ví dụ các Cán Sự Xã Hội của tổ chức National Society of Military Widows và nhiều cơ quan xã hội khác tại Hoa Kỳ đã từng đóng góp như sau: "Những nhóm trợ giúp từ các cơ quan này cung cấp những nâng đỡ về tinh thần, những lời khuyên thiết thực, và cung cấp nguồn tài trợ hữu ích cho vợ hoặc chồng của các binh sĩ". Ngoài ra, các tổ chức này còn hướng dẫn người góa bụa hoàn tất thủ tục khai tử, liên lạc với sở thuế vụ, sở an ninh xã hội, các công ty bảo hiểm, và ngân hàng để nhận được nguồn tài trợ hàng tháng, v.v.

Tham Gia Một Khóa Học

Ngoài những khóa học thông thường của các chương trình giáo dục ngày nay, có nhiều khóa học trực tuyến. Có những chương trình giáo dục để lấy bằng cấp chuyên nghiệp, một số khác giúp phát triển bản thân. Đi tìm sự bận rộn nơi các khóa học giúp chúng ta giải quyết những khó khăn và tích cực bước tiếp đoạn đường còn lại. Từ chổ tự lập, tiến thân chúng ta sẽ xa dần việc tiếc thương người ra đi .

Niềm Tin Vào Tôn Giáo

Đối với các tín hữu hoặc tín đồ thuần thành, một trong những giải pháp giúp xoa dịu niềm đau và nỗi tiếc thương là dựa vào niềm tin tôn giáo. Các vị lãnh đạo tinh thần cũng thường khuyến khích tín đồ hãy tìm đến sự chiêm niệm trong thinh lặng, trong cầu nguyện, hoặc trong các thiền môn. Qua sự thinh lặng người tín hữu nhận thức được niềm an ủi, đỡ nâng về mặt tinh thần. Những người đã có thói quen tham dự các nghi lễ tôn giáo với người bạn đời sẽ cảm thấy rất trống vắng lúc ban đầu nhưng dần dần nỗi trống vắng ấy sẽ được lấp đầy và sẽ cảm thấy kiên vững khi phải một mình đối diện với những thách đố trong đời sống.

Tóm lại, tình trạng vĩnh viễn chia lìa với người thân yêu có thể đem lại một nỗi đau sâu thẳm. Việc mất mát, tiếc thương là điều không tránh khỏi, nhưng kéo dài tiếc thương thế nào để không chìm đắm trong sầu bi khổ lụy sẽ tùy vào sự chọn lựa của mỗi cá nhân. Có rất nhiều giải pháp giúp chúng ta vượt qua sự đau buồn, biết sống chấp nhận, không mặc cảm, lướt thắng những khó khăn để tiếp tục tích cực đi trọn con đường còn lại và sống một cách có ý nghĩa hơn.

Tiến sĩ Thomas Buckley, giảng viên tại Đại học Sydney đã rút ra một số kết luận từ những kết quả của các sự nghiên cứu: “Chúng tôi khuyến cáo mọi người nên chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho tình huống mất người thân nếu có thể. Những yếu tố giúp ta chuẩn bị về mặt tâm lý, về mặt tinh thần cũng như tâm linh rất cần thiết. Đồng thời, sự hỗ trợ thích hợp của mọi người xung quanh cũng đóng một vai trò rất quan trọng.”

Charlotte, North Carolina

(View: 11488)
Tôi gửi bài này để các bạn hiểu rằng :”Thiên Chúa luôn đến với con người bằng một quả tim yêu thương cho dù chúng ta đang ở trong bất cứ tình trạng nào!”
(View: 14240)
Chỉ mong tôi chẳng còn gì, nhờ thế Người là tất cả của tôi. Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì, nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
(View: 12656)
- Nếu con cần lòng nhân từ của Chúa đối với con thì tại sao lại khinh thường lòng nhân từ của Chúa với người khác? - Nếu con cần lòng kiên nhẫn của Chúa để con có thời gian làm lại cuộc đời sau khi lầm lỗi thì tại sao con lại khinh thường lòng kiên nhẫn của Chúa với người khác? - Nếu con cần lòng quảng đại của Chúa đối với sa ngã của con thì tại sao con lại khinh thường lòng quảng đại của Chúa với người khác?
(View: 12553)
Khi đắc ý, đừng quên khiêm tốn. Khi giận dữ, đừng quên khoan dung. Khi về quê ăn tết, đừng quên “kính Chúa yêu người”.
(View: 12418)
Lạy Chúa, chúng con chúc tụng Cha là Chúa Tể càn khôn! Chúng con xin lỗi Chúa về mọi lỗi lầm năm cũ, xin ban Thánh Linh để chúng con biến đổi nên giống Ngài mỗi ngày mỗi hơn; chúng con xin chúc Tết Ba Ngôi Thiên Chúa, xin giúp chúng con hướng về Mùa Xuân Vĩnh Hằng trên Thiên quốc; chúng con xin Chúa lì xì nhiều Hồng Ân để chúng con sống trọn vẹn năm mới; và chúng con cũng xin lì xì cả cuộc đời của chúng con cho Chúa, xin Ngài thương thánh hóa và hướng dẫn chúng con đi đúng Đường Tốt Lành của Ngài.
(View: 12224)
Mùa Xuân lại về, hoa Mai nở rực vàng trên khắp quê hương Việt Nam, nhắc nhở chúng ta về Luật Yêu Thương mà chính Đức Kitô đã truyền dạy và buộc chúng ta phải thực hiện vuông tròn. Nguyện xin Chúa Cha xót thương, nguyện xin Chúa Con tha thứ, nguyện xin Chúa Thánh Thần thánh hóa và biến đổi chúng con, để chúng con trơ nên như những đáo Mai vàng tươi sắc màu yêu thương của Thiên Chúa. Amen.
(View: 14549)
Mừng Tết Giáp Ngọ, quyết tâm mến Chúa, yêu người, “xin vâng” với Đức Mẹ Sống Năm Gia Đình, thành thật ăn năn, sám hối, tín thác vào Chúa Trời Kết thúc ca khúc “Mùa Xuân Của Mẹ”, NS Trịnh Lâm Ngân xác định: “Chỉ bên Mẹ là Mùa Xuân thôi!”. Một cảm nhận thật chính xác và khôn tả! Vâng, Mẹ rất diệu kỳ, Mẹ không nói, nhưng ánh mắt Mẹ thăm thẳm vẫn luôn chứa đựng nhiều thứ mà con cái không bao giờ hiểu hết. Khi con cái hiểu được thì… đã muộn rồi!
(View: 12720)
Nếu một ngày nào đó, bạn trở nên bế tắc và tuyệt vọng. Hãy gọi cho tôi! Tôi không hứa sẽ làm bạn quên đi tất cả, nhưng tôi có thể giúp bạn tìm niềm tin trong cuộc sống.
(View: 12677)
Đố ai mà biết được Xuân về hay Xuân đi? Xuân có là hạnh phúc Mà người ta ước mơ?
(View: 13399)
Khóc là một ân huệ. Những trái tim bằng gỗ không thể khóc. Những tâm hồn lạnh lùng cũng chẳng thể rung cảm. Xin hãy dạy con biết khóc như Phêrô, đừng chai đá như Cain. Nước mắt có thể tha thứ mọi lỗi lầm của con. Và, Nước Trời đã mở cửa cho con cả hai lối. Con có thể vào một cách anh hùng như các thánh tử đạo, con cũng có thể vào bằng tiếng khóc như Mai Đệ Liên.
(View: 14150)
Lạy Chúa, Xin soi sáng cho những ước mơ của con, vì có những mơ ước mà khi con cắn vào là đời con khổ lụy. Có những mơ ước mà con miệt mài trèo lên, khi đạt được là lúc con rơi xuống vực sâu. Thánh thiện hay tội lỗi cũng đều đến từ những ước mơ.
(View: 13927)
Xét cho cùng có của cải nào trong cuộc sống này mà không là phù vân, ganh đua tới chết có mang theo cho mình một đồng xu nhỏ hay một tấc đất không. Của cải đích thực chính là những gì nó còn tồn tại với con người bên kia cái chết. Thành ra người ta chỉ có thể lượng giá được ai là người giàu, ai là kẻ nghèo bằng những giá trị vĩnh cửu mà thôi. Thánh Phaolô nói: Thiên Chúa đã trở nên nghèo nàn để cho con người trở nên giàu có. Sự giàu có mà Thiên Chúa mang đến cho con người là gì nếu không phải là những giá trị vĩnh cửu, những gì sẽ mãi mãi tồn tại với con người bên kia cái chết.
(View: 12752)
Lay Chúa, tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con có gia đình, có cha, có mẹ, có các anh chị em. Họ là hiện thân của tình thương Chúa hiện diện và đồng hành trong cuộc đời chúng con. Xin Chúa chúc lành cho gia đình của chúng con, để chúng con có thể là chứng tá cho tình yêu Ba Ngôi sống động của Chúa. Amen.
(View: 13126)
Tất cả cốt lõi của Kitô giáo chính là tấm bánh, là Chúa Giêsu được trao ban cho con người. Kitô giáo không là một ý thức hệ cũng không là một hệ thống luân lý hay là một lý tưởng sống. Kitô giáo trước hết và thiết yếu là một sức sống. Sức sống ấy chính là Chúa Giêsu. Người tín hữu Kitô tin yêu và hy vọng bằng chính sức sống ấy. Họ muốn nêu gương Ngài trở nên tôi tớ phục vụ mọi người. Họ đón nhận sức sống là Chúa Giêsu để cũng như Ngài sống cho mọi người.
(View: 14555)
Nghĩa là đã có sự thay đổi lớn lao trong tâm hồn. Hiểu như thế, lòng khát khao vẫn còn đó nơi mỗi con người, nhưng chưa đủ mạnh để có thể tạo nên những thay đổi lớn trong cách nghĩ và cách sống. Thế nên khi hát lên tâm tình mong chờ của Mùa Vọng, cần phải xin cho niềm khao khát mong chờ ấy được mạnh mẽ và thiết tha hơn nữa. Phải cầu xin để có đủ can đảm nội tâm mà thốt lên lời khẩn nguyện từ đáy lòng mình: Maranatha, lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến! (Kh 22,20).
(View: 14693)
Tôi muốn như mây, dù có thương nhớ trên trên thung lũng nào đó, mây vẫn bay. Có tiếng gọi từ dòng suối nào đó nào đó bảo mây nghỉ ngơi, mây vẫn giã từ. Mấy cứ nhẹ nhàng trôi. Mây tự do. Không ai rành được chân mây. Tôi muốn đời tôi là thế. Tôi muốn không bao giờ xây hạnh phúc bằng những bến đỗ. Mây rong ruổi ngàn gió. Mây thuộc về trời cao thanh tịnh.
(View: 16436)
Nhìn lên thập giá Chúa, trong niềm hiệp thông với Mẹ Ngài, chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta được tiếp tục tin yêu, được tiếp tục nhìn thấy ánh sáng phục sinh giữa những đêm tối của khổ đau, thử thách. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho không biết bao nhiêu người đang quằn quại trong đau đớn của thể xác, trong cô đơn của tâm hồn. Xin cho họ được nâng đỡ, ủi an và tìm được niềm tin.
(View: 16668)
Thiên Chúa cần những biểu lộ yêu thương của con người để bày tỏ tình yêu thương của Ngài. Phải chăng đó không phải là lý do tại sao Ngài đã nâng hôn nhân tự nhiên của con người lên hàng Bí Tích, nghĩa là biến thành dấu chỉ của chính tình yêu của Ngài đối với con người. Một đôi vợ chồng yêu thương đầm ấm đó là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đối với con người. Nói cách khác, mỗi một nghĩa cử yêu thương của con người là một dấu chỉ của tình yêu của Thiên Chúa đối với con người. Trái tim của Thiên Chúa rung lên từng nhịp xuyên qua mỗi một hành động yêu thương của con người.
(View: 14504)
H ... Hạnh thông phúc lộc đầy vơi mỗi ngày A ... An cư Mỹ quốc vui thay N ... Người tuy tứ xứ nhưng đầy thân quen K ... Khoáng tâm, tử tế chẳng quên S ... Sa cơ, thất bại... cũng nên vững lòng
(View: 17298)
Hằng ngày no ấm, tâm can vui mừng Yên hàn hạnh phúc tưng bừng Ai nghèo đói khổ, ta đừng làm ngơ!