Câu hỏi rất hay, nhưng thực sự để hiểu được nó lại không phải là chuyện dễ dàng. Rất nhiều người khi sa cơ lỡ vận, tới phút cuối đời mới chợt hiểu ra mình sống vì điều gì. Câu hỏi cho vấn đề này, có lẽ rất nhiều người trong chúng ta đang truy tìm đáp án.
Đường đời vòng quanh như một con rắn tự
ngoặm lấy đuôi mình. Con người trần trụi từ lúc bắt đầu mở mắt, năm này
qua năm khác, đi lên cho tới giữa cuộc đời, vào tuổi trung niên, rồi dần dần đi xuống. Rốt cuộc, với tấm hình hài trần trụi, con người lại trở về vị trí khởi hành.
Dần dần, con người tăng trưởng, tầm vóc cao lên.
Rồi một ngày, lưng thêm còng, gối thêm mỏi, thân hình như lụn dần, cuối cùng thì nghiêng mình cúi xuống cát bụi.
Dần dần con người khai triển ngũ quan, mở rộng tầm nhìn tầm nghe, những quan năng khác cũng tăng tiến hoàn chỉnh như thể buổi sáng mở toang các cánh cửa sổ.
Rồi mỗi ngày, mắt thêm mờ, tai thêm lãng, khép dần các ngũ quan như thể đóng cửa về đêm.
Mỗi ngày một chút, kiến thức đủ loại tích lũy trong trí nhớ.
Đến lúc về già, nói trước quên sau, để đâu quên đấy.
Mỗi ngày một chút, chân thêm vững, tay thêm khéo, miệng thêm lưu loát.
Tới ngày xế bóng, tay chân run rẩy vụng về, nói năng chậm chạp lúng túng.
Một ngày trước kia bắt đầu tập nói.
Một ngày sau này lại nói chẳng ra hơi.
Một ngày trước kia rời vòng tay mẹ, chập chững bước đi.
Một ngày sau này không còn sức xê dịch, phải vịn cánh tay con cháu.
Thuở còn nằm nôi, mẹ cho bú mớm, thay lót đổi tã.
Rồi sẽ tới ngày phải nằm liệt, con cháu chăm nom, lau mặt thay áo, xúc cơm đổ thuốc.
Một ngày trước kia mở mắt chào đời, làm quen với thế giới chung quanh.
Rồi sẽ tới ngày nhắm mắt buông xuôi, vĩnh biệt dương thế.
Một ngày trước kia lần đầu hô hấp, con người sinh ra.
Rồi sẽ tới ngày thở hắt ra lần cuối, đi vào cõi chết.
Một ngày xa xưa, trước khi ra đời, chín tháng mười ngày nằm trong dạ mẹ
ấm áp, thêm thịt thêm xương mà hình thành cơ thể.
Tới ngày cuối cùng đi
vào lòng đất giá lạnh, hình hài dần dần phân hóa, thịt xương trở về với
tro tàn.
Một ngày xa lắm, con người xuất phát từ người cha mình như một hạt giống truyền sinh.
Tới ngày chấm hết cuộc đời trần thế,
con người trở về trong Cha của mọi người cha phàm trần, để rồi được tái
sinh nơi cõi trường sinh bất tử.
Tới lúc đó, trong một bản thể mới, tất cả lại bắt đầu...
MARIE NOEL ( 1883 – 1967 ), trích từ “Notes intimes”. Bản dịch của cụ Antôn LÊ VĂN LỘC ( 1916 – 1988 ) ba của LM Giuse QUANG UY, DCCT
Cuộc sống quá ngắn ngủi và quý giá. Hãy làm theo 10 cách sau để giảm bớt nỗi lo lắng và tăng cường niềm vui, tiếng cười trong cuộc đời: 1- Mỗi ngày làm một thứ gì đó khẳng định lại vẻ đẹp và niềm vui cuộc sống. Cho dù là đi dạo, làm vườn, ngồi chơi với trẻ em trong công viên, thưởng thức âm nhạc yêu thích hoặc chỉ ngồi ngắm hoa trong vườn, hãy tự cho phép mình nhớ lại những gì đẹp đẽ quanh ta.
“Hành trình tâm linh không phải hành trình để học nhằm đạt được điều này điều nọ, nhưng là học biết từ bỏ.” Cũng vậy, học làm người không gì khác hơn chính là học biết cách biết bỏ đi, thả xuống chứ không phải nhặt lên và góp giữ lại. Biết thả xuống quá khứ và đừng góp giữ tương lai.
Nhiều lúc chúng ta cũng thất bại, không phải vì chúng ta sợ hay bởi áp lực của những người xung quanh hay tại bất cứ điều gì, mà chỉ vì chúng ta không nhìn thấy đích của mình.
... Bạn chớ đạt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì là tồt nhất cho chính mình. Bạn chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim của bạn. Bạn hãy nắm chắc lấy như thể chúng là những phần trong cuộc sống của bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn sẽ mất đi ý nghĩa.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.