Friday
29
March
2024
(View: 8963)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10502)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10069)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8664)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Những Cách Giúp Tỉnh Táo Khi Làm Việc

Thursday, June 21, 201212:00 AM(View: 26375)


 

Những nguyên nhân dưới đây thường gây nên sự mệt mỏi ở bạn trước khi bắt đầu vào công việc: thức quá khuya, ăn kiêng quá mức, tập thể dục quá ít hoặc quá nhiều, uống nhiều cà phê hay rượu bia vào tối hôm trước, bứt rứt trong người, khó ngủ…

 canada_spring2012_momcamera_240-large-content

Khi bạn thật sự mệt mỏi, thường khó tập trung vào công việc. Để lấy lại năng lượng và sự tỉnh táo, bạn nên thử những cách sau.


1. Ngồi chỗ thoáng khí

Môi trường ngột ngạt, ấm sẽ khiến trí não nhanh mệt mỏi. Nếu có chút thời gian ngồi ở chỗ thoáng khí thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn rất nhiều. Đi dạo một chút dưới không khí trong lành cũng làm bạn tươi tỉnh hơn nhiều.

 

2. Sức mạnh của gió

Khi bạn muốn dồn hết tập trung để làm một đề tài quan trọng, hãy bật quạt về hướng bạn cho đến khi gió thổi mạnh vào mặt bạn. Không khí mát và sức gió sẽ làm bạn tỉnh táo và tập trung hơn.

3. Nước lạnh

Đổ một ít nước lạnh lên mặt và khu vực quanh cổ tay. Uống một ly nước đá lạnh cũng có thể giúp bạn tỉnh táo.


4. Không ăn quá no

Cơ thể con người cần rất nhiều năng lượng trong quá trình tiêu hóa. Điều này có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi khi đang cố gắng tỉnh táo. Vậy nên, đừng nên ăn quá nhiều. Thay vào đó hãy uống nhiều nước vừa lại có tác dụng giải độc tế bào và trẻ hóa các cơ quan trong cơ thể.

 

5. Ăn trái cây

Trái cây là loại thực phẩm mang đến cho bạn năng lượng tức thời mà bạn lại không sợ mập. Hãy ăn một chút hoa quả mỗi 30 phút và bạn sẽ thấy điều kỳ diệu từ nó. Hãy tránh xa coca, kẹo… những món có đường. Chúng có thể mang lại cho bạn sự tỉnh táo trong phút chốc nhưng sẽ khiến bạn thấy mỏi mệt ngay.

6. Tập thể dục nhẹ nhàng

Hãy nghỉ ngơi và đi dạo một chút để máu lưu thông. Ngay cả một vài động tác tập thể dục nhỏ cũng là một cách lành mạnh để tiếp sinh lực cho tâm trí và cơ thể của bạn.

7. Nhai kẹo cao su bạc hà không đường (Mint Chewing Gum)

Kẹo cao su không đường sẽ không làm hỏng răng của bạn, hương vị bạc hà sẽ giúp đầu óc bạn tỉnh táo và nhai kẹo cao su cũng là một hoạt động giữ cho bạn tỉnh táo.


8. Một chút trà, một chút cà phê

Một chút trà, một chút cà phê sẽ làm bạn tỉnh táo hơn. Nhưng nếu bạn buộc PHẢI cần có cà phê hay trà vào mỗi buổi sáng để tỉnh táo là bạn đã lệ thuộc chúng. Tốt hơn là nên sử dụng trà xanh.


9. Viết

Ý tưởng này nhằm giữ cho tâm trí của bạn luôn bận rộn. Nếu bạn đang tham dự một cuộc họp, nên viết ra những gì đang bàn tới. Nếu bạn chỉ đơn giản là cố gắng để tỉnh táo, hãy ghi lại danh sách chi tiết công việc phải làm trong tuần hoặc kế hoạch nghỉ ngơi cuối tuần.

10. Cười

Xem một video clip hài hước hoặc đọc cuốn truyện tranh yêu thích của bạn. Cười sẽ kích thích tâm trí của bạn và giúp bạn tỉnh táo lâu hơn một chút.

11. Âm nhạc

Nếu âm nhạc không làm bạn phân tâm thì có thể lắng nghe những giai điệu nhanh để giữ cho tâm trí của mình luôn "vận động" và không cảm thấy mệt.

12. Bật điện sáng

Bóng tối thúc đẩy cơn buồn ngủ, vậy nên, hãy để đèn sáng để tỉnh táo, tránh cơn buồn ngủ.

13. Tán gẫu với bạn bè
Trò chuyện với bạn bè sẽ giúp các cơ quan hoạt động liên tục, nhất là các cơ trên mặt. Và rất có thể bạn sẽ quên đi "ý tưởng" buồn ngủ hoặc mệt mỏi.
 

(Sưu tầm) Email bởi Kim Tran
(View: 17869)
Ăn muộn quá no gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuyến tuỵ sẽ truyền “thông tin” đến não, khiến các tế bào não hoạt động trở lại. Một khi “làn sóng phấn khích” lan ra các phần khác của võ não thì sẽ dẫn tới ác mộng. Tình trạng kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh.
(View: 16986)
Chuột rút có thể xẩy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường thấy ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Cơ co có thể chỉ lâu vài giây đồng hồ tới vài phút nhưng cũng có thể hết đi rồi co trở lại. Bệnh thường xẩy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài. Bệnh thấy ở mọi giới mọi tuổi nhưng nhiều hơn ở lớp trẻ và lão niên trên 65 tuổi
(View: 16505)
Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus. Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ.
(View: 16543)
Vậy thì những thử nghiệm đó là gì và được thực hiện như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu. Trước hết, xin nhắc lại là những rủi ro đưa tới ung thư ruột già gồm có: - Tuổi cao ( trên 50 tuổi); - Cá nhân hoặc thân nhân có tiền sử bướu thịt, ung thư ruột già; - Cá nhân có tiền sử viêm loét ruột; - Di truyền; - Hút thuốc lá; - Đời sống quá tĩnh tại;
(View: 17999)
Cam thảo kích thích chức năng bảo vệ của cơ thể giúp ngừa các dạng viêm loét rất hiệu quả. Theo các nghiên cứu thì dùng cam thảo điều trị thành công bệnh viêm loét dạ dày lên đến 91%.....Lưu ý: Những người cao huyết áp và bị các bệnh về gan không nên dùng cam thảo vì dùng cảm thảo nhiều gây tích nước và tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
(View: 21071)
Mặc dầu Đương Qui được coi như một vị thuốc bổ của phụ nữ nhưng cũng được dùng trong nhiều đơn thuốc để chữa các bệnh khác, có tác dụng chữa đau đầu do thiếu máu, đau lưng, đau ngực, táo bón. Chủ yếu vẫn dùng để chữa bệnh kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, tổn thương ứ huyết, chân tay lạnh và đau nhức.
(View: 29495)
Loại sâm này có nhiều ở vùng bắc Mỹ châu, đặc biệt ở tiểu bang Wisconsin. Dược chất chủ yếu là saponin và panaquilon. Sâm này có vị nhẫn, hơi ngọt và mang tính hàn. Khi vào cơ thể nó qui vào các kinh tâm, phế và thận. Sâm Hoa Kỳ đựơc dùng chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực, tác dụng tốt của sâm Hoa Kỳ là điều hòa nhịp tim và trung khu thần kinh hệ, có tác dụng như thuốc an thần
(View: 18011)
1) giúp cho mạch máu được vận chuyển nhiều trong cơ thể và giúp cho máu được tinh khiết, sự vận chuyển đó đưa máu tới các mô và các bộ phận như tim, não, tai, mắt. 2) bảo vệ các cơ phận không bị ô nhiễm phá họai. 3) ngăn chận chất PAF, là chất làm cho máu dính cục đưa đến việc tắc nghẽn và đứt gân máu, ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu tim và tạo nguy hiểm cho tế bào não.
(View: 17421)
Khi ung thư vừa phát sẽ không thấy đau đớn hay có dấu hiệu nào nên các xét nghiệm tầm soát là rất quan trọng. Khi ung thư phát triển theo các loại khác nhau, các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Nên đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp phát hiện và điều trị ung thư càng sớm càng có nhiều cơ may chữa dứt bệnh
(View: 16297)
- Bệnh tim mạch - Ung thư - Bệnh nhiễm trùng - Tai nạn