Thursday
25
April
2024
(View: 8983)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10536)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10093)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8696)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Trái Nho Đỏ, Flavonoids Và Bệnh Tim Mạch

Tuesday, January 1, 201312:00 AM(View: 15946)
Trái Nho Đỏ, Flavonoids Và Bệnh Tim Mạch

Hồi năm 1990, French Paradox ở bên Pháp có đưa ra vấn đề so sánh sự ăn uống giữa người Mỹ và người Pháp. Họ nhận định rằng: người Pháp ăn nhiều thứ đồ có dầu mỡ, hút nhiều thuốc lá, bị cao huyết áp, có nhiều cholesterol, nhưng laị ít bị cơn đau tim (heart attack) hơn người Mỹ. Họ cho rằng rượu vang đỏ trong bữa ăn cuả người Pháp làm giảm bệnh tim mạch, và lý thuyết này đã làm cho kỹ nghệ rượu vang phát triển rất tốt trong thời điểm đó.

Trong một khảo cưú mới nhất gần đây (J.D. Foltz, Circulation, 100:105,1999), cho thấy: uống nước nho đỏ có thể làm giảm bệnh cứng mạch máu (atherosclerosis), nhất là đối với người bị bệnh động mạch tim (coronary heart disease). Khảo cứu này đã được thực hiện tại Đại Học Y Khoa Wisconsin ,Madison, W.I.

Phương pháp khảo cứu và kết quả:
Người ta lựa chọn 15 đàn ông và đàn bà bị bệnh đng mạch tim cho công cuc khảo cứu này. Mỗi bệnh nhân phải uống từ 12 tới 16 ounces nước nho mầu đỏ, liên tục trong vòng 14 ngày.
Cuộc khảo cứu gồm có 2 phần: phần thứ nhất, người ta đo độ nở của mạch máu (flow-mediated vasodilation), bằng máy siêu âm đặt chỗ đng mạch cánh tay. Và, kết qủa cho thấy độ nở mạch máu tăng lên: từ 2.2 mm (trước khi uống nước nho) tới 6.4 mm (14 ngày sau khi uống nước nho). Nhờ mạch máu nở lớn hơn, máu sẽ dồn đi nhiều hơn, tốt hơn.

Trong một bài khảo cứu khác cuả JH Stein, et al cũng đăng trong Circulation 100: 1050-5, 1999, có đề cập là trong số 15 bệnh nhân trong cuc khảo cứu, có 10 (mười) bệnh nhân đang uống thuốc làm giảm chất mỡ (lipid-lowering medication) và có 12 (mười hai) bệnh nhân dùng sinh tố chống oxy-hoá (antioxidants) như sinh tố E, sinh tố C, hoăc cả hai. Kết quả cho thấy: nở động mạch sau khi uống nước nho không có ảnh hưởng gì tới việc đang dùng thuốc làm giảm mỡ hay sinh tố chống oxy-hoá.

Trong phần khảo cứu thứ 2, người ta đo thời gian (lag time) đốt cháy chất cholesterol xấu (LDL: Low density lipids). Kết qủa cho thâý thời gian đốt cholesterol xấu kéo dài ra từ 87 phút (trước khi uống nước nho) tới 117 phút (14 ngày, sau khi uống nứơc nho): có nghĩa là có sự kéo dài hiện tượng oxy-hoá chất cholesterol xấu. Cholesterol xấu bị giảm chậm oxy-hoá bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu, vì đỡ bị làm thành những tảng (plaques) đóng vào thành mạch máu, đỡ bị nghẹt máu. Tiến sĩ Foltz cho rằng chính Flavonoids trong nước nho là chất đã 1)làm nở thành mạch máu và đã 2)kéo dài hiện tượng oxy-hoá cholesterol xấu.

Vậy Flavonoids là gì"

- Flavonoids (có công thức hóa học: C6-C3-C6) là một sắc tố trong thảo mộc. Có tất cả 4000 sắc tố Flavonoids trong cây cỏ. Flavonoids cũng có rất nhiều trong hoa quả, như trái nho đỏ có nhiều hơn trái nho xanh, nước trà đậm nhiều hơn nước trà xanh, và có cả trong chocolate và tầu hủ (soy). Flavonoids là chất chống oxy-hoá (antioxidants), trừ khử free radicals (một phân tử-molecule, hay một nguyên tử-atom, khi thiếu điện tử-electron,gọi là free radicals), cho nên Flavonoids có đặc tính bảo vệ thảo mộc.

-Năm 1930, lần đầu tiên Tiến sĩ Szent-Gyorgyi, cũng là khoa hoc gia trúng giải Nobel trước đây, đã tìm kiếm được Flavonoids. Tiến sĩ Gyorgyi cũng là người đã khám phá ra sinh tố C (Vitamin C).

-Kết qủa thí nghiệm của Tiến Sĩ Foltz, cũng hơi giống những kết quả cuả một số khảo cứu khác cho thấy: Flavonoids làm giảm hoạt động cuả tiểu câù (platelet), nghĩa là làm giảm độ đông đặc của máu, đỡ bị nghẹt máu. Flavonoids làm giảm oxy-hoá cholesterol xấu. Và Flavonoids làm tăng trưởng hoạt động của tế bào biểu mô (epithelial function), nghiã là mạch máu nở lớn hơn, và làm máu lưu thông dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, Bác sĩ Jane Freeman tại Đại Học Y Khoa Georgetown, Washington,DC ( Therese Droste, Medical Tribune (October), Vol.I:10,1999) lại cho rằng: thực sự chưa có một khảo cứu bệnh lý cụ thể nào trong quá khứ có thể xác định được nước nho đỏ đã làm giảm cơn đau tim (heart attack), cũng như làm giảm tử vong cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch. Bác sĩ Freeman khuyến cáo là trong tương lai sẽ cần phải có những cuc khảo cứu sâu rộng hơn, với số lượng bệnh nhân thử nghiệm nhiều hơn, rộng rãi hơn (ít ra là 2000 người), mới có thể đưa đến những kết qủa rõ ràng, chắc chắn được.

Trong một bình luận mới nhất của Bác sĩ Darryl Potyk, trong Modern Medicine, (December) 67: 31, 1999, cho biết: Có rất nhiều nhà khảo cứu đều hiểu biết lý thuyết uống một lượng rượu nhỏ có ảnh hửơng lợi cho mạch máu. Tuy nhiên, lại có nhiều bác sĩ rất lưỡng lự khi phải khuyên bệnh nhân uống rượu, vì sợ uống quá lố, sẽ ghiền rượu. Vả lại, sau này còn có thêm những kết quả khảo nghiệm khác cho thấy hình như không phải chỉ riêng rượu có ảnh hưởng cho tim mạch. Rượu vang đỏ có vẻ ảnh hưởng tốt hơn rượu vang trắng, rượu bia, hay chính cả rượu (ethanol) nữa. Cho nên Bác sĩ Potyk khuyến cáo rằng: chính những phần tử trong nho đỏ có tác dụng trên động mạch chứ không phải là rượu. Tiến sĩ Folz khẳng định rằng những phân tử đó là chất Flavonoids trong nho đỏ.

Sau hết trong khi chờ đợi thêm những kết quả khảo cứu tương lai, nếu quí bản thích Flavonoids thì cũng xin chỉ nên uống nước nho đỏ hơn là rượu nho, vì Flavonoids có trong hột nho chứ không phải trong rựơu. Người tây phương sanh đẻ trong xứ lạnh, mùa đông, cần ly rượu vang trong bữa cơm tối là một tập tục cố hữu của họ, cũng như người Việt Nam ở vùng nhiệt đới, rất nóng, khi ăn cơm đĩa thì phải có một ly đá lạnh. Phần khác, dù có uống nước nho, nhưng nếu bị cao áp huyết hay cao cholesterol, cũng phải uống thuốc giảm cao máu, giảm độ ăn dầu mỡ, tập thể dục hàng ngày, và bỏ thuốc lá. (Flavonoids, Y học thường thức, http://vn1.net ).

Bác Sĩ Trần-Mạnh-Ngô, M.D., Ph.D, FAAFP; E-mail: nmtran@hotmail.com ; Điện thoại: (714) 547-3915; Fax: (714) 547-4968.

(View: 44160)
Trị gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.
(View: 23531)
Vì vậy cũng chớ lấy làm lạ rằng nhiệt-độ thấp đôi khi chính là do ăn uống quá độ gây ra một sự suy-giảm sinh-lực vì thói quen ăn uống quá nhiều. Thỉnh-thỏang có trường hợp sau một thời gian dài giử mức nhiệt-độ trung-bình, bổng thình-lình nhiệt-độ sụt xuống, ta nên để ý xem để đề-phòng trường hợp cơ-thể đi từ giai-đoạn nhịn ăn qua giai-đoạn đói ăn do sự suy-kiệt các chất dự-trữ trong người. Trong trường hợp đó ta cho dừng sự nhịn ăn và sưỡi ấm cho người bệnh bằng hơi ấm hoặc bình nước nóng thì chẵng hề có hậu-quả tai-hại vì cho người bệnh cả.
(View: 35393)
Sự mất cân hều như là điều cần-thiết cho sự hồi phục của các căn bệnh cấp-tính và thiên-nhiên giúp vào sự làm gầy người trong những bệnh cấp-tính mặc dù người bệnh có ăn uống nhiều bao nhiêu đi nữa. Thật vậy, một người mắc bệnh thương-hàn mà ăn uống như thường còn sụt cân và mất sức nhanh chóng hơn là mắc bệnh thương-hàn mà nhịn ăn. Gầy ốm trong sự nhịn ăn là dấu hiệu tốt đẹp của sự mềm-mại dẽo dai của các tế-bào, do đó có thể thấy rõ khả-năng cải-tạo của tế-bào. Những bệnh nhân trong lúc nhịn ăn mà gấy ít, gầy một cách khó khăn là những người rất dễ mắc chứng nghanh-hóa các tổ-chức trong cơ-thể : đó là dấu hiệu đặc thù một sự già-cổi tai-hại của các cơ-quan không còn khả-năng làm non trẻ lại được nữa.
(View: 18391)
Những sự nhạy cảm bệnh-họan mất đi, sự tiệu-hóa được cải thiện, dạ-dày bị căng dần và sa xuống được co lại trở về thể-tích bình thường, các ung-sang tự lành, các chổ sưng lắng dịu, chứng viêm nước dạ-dày được bài tiết và lần hồi sự ngon miệng them ăn trở lại. Những sự biến đổi hóa-học: Dĩ nhiên là trong lúc nhịn ăn, cơ-thể phải mất một số chất-liệu nhưng không phải là lọai nào cũng mất một lượng ngang nhau và điều đáng để ý là có một sự phân-phối lại cho thích hợp với nhu cầu khẩn cấp để bảo-tòan khí-lực cho các cơ-quan cần-thiết đến sinh-mệnh.
(View: 18201)
Tự-phân là trạng thái tiêu-hóa hay phân-hóa các tế-bào nhờ các en-zym ở ngay trong tế-bào. Đó là một quá trình tự tiêu-hóa, nội-bào-tiêu-hóa. Trạng-thái tự-phân này chẳng phải riêng cho động-vật mà cả thực-vật. Các trường-hợp hạt nẩy mầm, cành trức rễ, củ trức nhành, trức lá đều là các hiện-tượng tự-phân để tự dưỡng hoặc sinh-trưởng .
(View: 26286)
Cơ thể tận dụng tối-đa thức ăn dự-trữ : nó cố dùng những tài-nguyên lâu chừng nào tốt chừng ấy. Thật vậy, những chất tuyệt-đối-cần-thiết cho sinh-mạng và cho sự vận chuyển các cơ- quan cần-thiết như tim, thần-kinh-hệ chỉ được đem dùng khi nào những cơ-quan khác không thể cung cấp được. Thứ được dùng trước hết là mỡ và glycogène, thứ đến là các chất Prô-tê-in. Nhịn ăn càng lâu, cơ-thể càng tiết-kiệm thức ăn bằng cách giảm mọi họat-động vật-chất, sinh-lý đến mức tối-thiểu. Nếu người nhịn ăn nghỉ-ngơi thì số dự-trữ ít tiêu hao hơn. Sự họat-động của cơ-thể, các cơn sốt, sự lạnh-lẽo bên ngòai, nỗi buồn rầu, niềm xúc-động mạnh làm tăng gia sự tiêu hao các thức ăn dự-trữ.
(View: 47195)
Sốt, đau, buồn, khổ, viêm, chận đứng sự xuất-tiết các dịch của bột tiêu-hóa, ngăn chặn mọi sự co-bóp của dạ-dày và vì vậy không còn cảm giác thích ăn nữa. Trong những trường hợp như vậy chỉ còn một nguồn thực-phẩm : thức ăn dự-trữ trong người.
(View: 25215)
Nhịn ăn bắt đầu với sự ngừng bửa ăn đầu tiên và kết-thúc bằng sự biết đói tự-nhiên, trái lại Đói ăn khởi đầu bằng sự trở lại của cái đói-nhiên và chung cuc bằng cái chết … Chỗ mà cái nhịn đói kết- thúc tại là cái đói ăn bắt ăn bắt đầu. Đói ăn là tiêu thụ các mô vào tiêu-thụ các mô lành mạnh làn gầy-yếu cơ-thể, làm suy-kiệt sinh-lực; nhịn ăn là một quá trình tiêu-thụ các chất nguy hại các mô mỡ vô-ích, tăng-gia khí-lực và đem lại cho cơ-thể sự điều-hòa mà ta gọi là sức-khỏe.”
(View: 31743)
Mới đây, theo quyển sách đang làm rung động Âu Châu, "Natrual Cures" của Bác sĩ Ducarre, thì ai trong chúng ta củng có thể tự điều chế lấy một loại tiên dược vừa có tác dụng chống lại quá trình lão hóa, vừa trị được bách bệnh. Không cần phải lên núi hái lá thuốc và sau đó mất công sao, sắc rắc rối như các danh y ngày xưa: Dược liệu dung để bào chế tiên dược có sẳn bên ta và cách "luyện" tiên dược củng dễ... Chỉ cần bỏ ra vài đồng mua lấy một lọ dấm táo (Apple Cider Vinegar) và lọ mật ong là xong ngay.
(View: 22354)
Nếu bị bại nặng nên ngâm thêm mật của con hắc cẩu mỗi thang 1 cái mật Khi uống nhớ quậy đều lên, uống sau bữa ăn trưa và tối, mỗi lần một ly nhỏ (ly uống sec). Uống mấy thang cũng được, khi nào hết hẳn bệnh hãy ngưng, hay uống tiếp tục càng lâu càng tốt. Nếu không uống được rượu thì nấu 4 chén còn lại 1 chén.