Thursday
28
March
2024
(View: 8963)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10500)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10068)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8664)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

THIẾU MÁU (Anemia)

Sunday, September 26, 201012:00 AM(View: 22782)

Thiếu máu là một tình trạng do sự bất thường của các hồng huyết cầu (red blood cell), ngay từ lúc sinh ra hay mới bị sau này, hoặc là biểu hiện của một bệnh không phải bệnh về máu. Khi có thiếu máu, khối lượng hồng huyết cầu lưu thông trong máu sút giảm, trị số hemoglobin của người thiếu máu dưới 12 g/dl nếu là phụ nữ, dưới 14 g/dl nếu là đàn ông.

Triệu chứng

bloodcellTriệu chứng tùy vào nguyên nhân gây thiếu máu, mức độ thiếu máu nhẹ hay nặng, thiếu máu xảy ra từ từ hay mau chóng. Nhiều trường hợp thiếu máu nặng vẫn không gây triệu chứng gì cả nếu thiếu máu xảy ra chậm chậm qua nhiều ngày tháng; nhưng thường, khi trị số hemoglobin (viết tắt Hb) xuống dưới 7 g/dl, người bệnh sẽ thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực. Khi người bệnh trông xanh quá, than nhìn không còn rõ, xỉu, tim đập nhanh, ta nên mau chóng thăm khám và chữa trị ngay.
 Nhiều trường hợp thiếu máu được khám phá khi bác sĩ tình cờ thử CBC (complete blood count, đếm máu toàn diện: cho biết các trị số bạch cầu, hồng cầu, Hb, tiểu cầu, thể tích hồng cầu, xem hồng cầu bình thường, to hoặc nhỏ... Thường ta thử CBC mỗi 3 năm để truy tìm thiếu máu, và các bệnh về máu khác).

Nguyên nhân

Nguyên nhân tạo thiếu máu rất nhiều:
 - Thiếu máu do thiếu chất sắt: chiếm đến 25-35% các trường hợp thiếu máu, xảy ra trong những trường hợp mất máu lâu ngày, như phụ nữ ra máu nhiều khi có kinh; ung thư ruột già khiến máu âm thầm chảy rỉ rả ngày này sang ngày khác, dù mắt ta không nhìn thấy...
 - Do bệnh kinh niên: cũng chiếm 25-35% các trường hợp thiếu máu. Các bệnh kinh niên như bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến nội tiết... lâu ngày có thể khiến ta đâm thiếu máu.
 - Tan huyết (hemolytic anemia, các hồng huyết cầu bị phá hủy) và tủy xương không tạo đủ máu: 15% các trường hợp thiếu máu.
 - Bệnh myelodysplasia: 10% các trường hợp thiếu máu.
 - Bệnh thalassemia (khiến hồng huyết cầu có dạng nhỏ): 5-10% các trường hợp thiếu máu.
 - Các bệnh khác: 5-10% các trường hợp thiếu máu. Chẳng hạn như bệnh thiếu chất sinh tố B12, thiếu chất folate...

Thăm khám

Bạn thấy, thiếu máu có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nguyên nhân lành thôi (tại ra kinh hơi nhiều mỗi tháng), song cũng nhiều nguyên nhân độc (ung thư ruột già, ung thư máu...). Thiếu máu, không giản dị chỉ cho "thuốc bổ máu" rồi xoa tay yên tâm. Ta cần tìm hiểu tại sao lại thiếu máu vậy.
 Việc tìm hiểu tại sao thiếu máu nếu không khéo sẽ rất tốn kém. Thử máu lung tung vừa tốn kém, đã vậy lắm khi không đưa đến định bệnh. Thế nên, tìm hiểu tại sao bạn thiếu máu ta nên làm từng bước một.
Bệnh gì cũng thế, trừ trường hợp khẩn cấp, tìm hiểu bao giờ cũng bắt đầu bằng phần trò chuyện, danh từ chuyên môn gọi là bệnh sử (history). Bác sĩ thân mật hỏi bạn, xem bạn có biết bạn thiếu máu, và từ hồi nào. Nếu bạn trả lời: "Ôi, bác sĩ lo gì. Tôi bị bệnh thalassemia từ hồi mới đẻ, hồng cầu có dạng nhỏ, thử ra lúc nào cũng thấy thiếu máu, nhưng tôi khỏe lắm. Đây tôi đem kết quả thử CBC 10 năm trước, so với thử máu của bác sĩ vừa làm, cũng vẫn vậy". Thế thì ta yên tâm, không cần làm gì thêm, chỉ thỉnh thoảng thử lại CBC xem có gì thay đổi.
 Còn bạn trả lời: "Không bác sĩ ạ, trước giờ chưa bác sĩ nào nói tôi thiếu máu cả. Mới năm trước, tôi mua bảo hiểm nhân thọ, họ thử máu, rồi vui vẻ bán bảo hiểm cho tôi, có thấy họ nói gì đâu. Bây giờ bác sĩ bảo Hb tôi có 9 thôi, thấp quá, thảo nào tôi hay thấy mệt mệt", thì ta phải tìm hiểu tiếp tại sao bạn lại thiếu máu.
 Bước kế trên đường tìm sao bạn bỗng nhiên đâm thiếu máu trong vòng 1 năm qua, xin bạn cho biết ngoài chuyện bạn hay thấy mệt mệt, bạn còn triệu chứng gì khác (ra kinh nhiều, đi cầu ra máu...), hiện có bệnh gì quan trọng (bướu tử cung, suy tuyến giáp trạng, bệnh gan, bệnh thận...) và đang dùng những thuốc gì (một số thuốc có thể làm tan huyết).
 Sang phần thăm khám, bác sĩ cẩn thận tìm xem bạn có nổi hạch bất thường (ung thư máu, ung thư hạch...), bạn có vàng da, vàng mắt (bệnh gan, bệnh tan huyết...), gan và lá lách (spleen) bạn có to lên (bệnh gan, bệnh về máu...), xương bạn sờ thấy thốn đau (ung thư máu...), tử cung bạn to lên vì bướu (nên bạn ra kinh nhiều), trong phân bạn có máu (ung thư bao tử, ung thư ruột già)...

Thử nghiệm
 Phần này hơi chuyên môn một chút, mong bạn tiếp tục theo dõi, và bạn sẽ hiểu tại sao bác sĩ chưa vội cho thuốc (thực ra, bác sĩ đã biết bạn vì sao thiếu máu đâu).
 Khi làm thêm các thử nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu máu, ta luôn nên thử hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct), reticulocyte count (đếm tế bào reticulocyte), mean corpuscular volume, và làm peripheral blood smear (xem phết máu ngoại biên).
 Hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct) là hai trị số biểu hiệu cho khối lượng của hồng huyết cầu (red blood cell mass), giúp ta biết có thiếu máu hay không: có thiếu máu khi Hb dưới 12 g/dl (hematocrit dưới 36%) ở phụ nữ, và dưới 14% (hematocrit dưới 41%) ở đàn ông. Hai trị số hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct) thường đi song hành với nhau, cao cùng cao, thấp cùng thấp.
"Reticulocyte count" (đếm tế bào reticulocyte) phản ảnh mức độ sản xuất hồng huyết cầu mau hay chậm, cho biết tủy xương (bone marrow) đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu. Nếu reticulocyte count thấp, sẽ cho ta thấy tủy xương bịnh, không sản xuất đủ các hồng cầu; ngược lại, khi trị số này cao, ta biết đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức (như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục...), hoặc đang có hiện tượng tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể (vì chuyền sai máu, vì dùng thuốc...)
 "Mean corpuscular volume" (MCV, đo khối lượng trung bình của hồng cầu) thường được dùng để phân loại thiếu máu: thiếu máu với hồng huyết cầu có dạng nhỏ (trị số MCV sẽ thấp, như trong trường hợp thiếu máu do thiếu chất sắt, do bệnh bẩm sinh thalassemia); thiếu máu với hồng huyết cầu có dạng bình thường (trị số MCV bình thường, như trường hợp thiếu máu vì có bệnh kinh niên); thiếu máu với hồng huyết cầu có dạng to (trị số MCV gia tăng, như trường hợp thiếu máu do thiếu sinh tố B12, thiếu chất folate...).
 Để tìm nguyên nhân gây thiếu máu, xem một phết máu ngoại biên dưới kính hiển vi (peripheral blood smear) cũng là điều cần thiết. Dưới kính hiển vi, ta có thể thấy hồng huyết cầu nhỏ dạng hay to vóc, các hồng huyết cầu cùng lứa hay đứa to đứa nhỏ, trông giống nhau hay đứa tròn đứa méo. Đồng thời, dưới kính hiển vi, ta cũng có thể xem các bạch huyết cầu (white blood cell) và tiểu cầu (platelet, có nhiệm vụ trong sự đông máu) có bất thường không; nhiều bệnh về máu không những gây thiếu máu, còn tạo những bất thường cho bạch huyết cầu và tiểu cầu.
 Trên là những thử nghiệm sơ khởi trên bước đường đi tìm nguyên nhân gây thiếu máu. Tùy kết quả những thử nghiệm trên, có khi còn cần thêm nhiều thử nghiệm kế tiếp nữa. Nếu cần, chúng ta sẽ nhờ đến bác sĩ chuyên khoa về máu (hematologist) tiếp tay, làm những thử nghiệm đặc biệt, kể cả việc đâm kim vào tủy xương rút ra chút tủy để nhuộm và xem dưới kính hiển vi (bone marrow biopsy): việc này giúp cho thấy có thiếu chất sắt trong tủy hay không, có bệnh lao hoặc ung thư ăn lan vào tủy...

Chữa trị

Đến đây, bạn đã rõ vấn đề thiếu máu lắm khi rất nhiêu, việc chữa trị không giản dị chỉ cho "thuốc bổ máu" rồi xoa tay yên tâm, đêm ngủ thẳng giấc. Việc chữa trị tùy nguyên nhân gây thiếu máu ta tìm ra, và con đường truy tìm nguyên nhân nhiều trường hợp phải trải từng giai đoạn một. Bạn đừng ngạc nhiên và giận khi thấy bác sĩ cứ thử máu bạn hoài.
 Rồi nhiều khi tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu, bệnh lại không có thuốc chữa (như bệnh thalassemia, khiến hồng cầu có dạng nhỏ). Như vậy, chữa thiếu máu quả tùy từng trường hợp. Sợ bài dài quá, nên chỉ xin lấy hai trường hợp thiếu máu do thiếu chất sắt sau làm thí dụ chữa trị.
 Có cháu gái 16 tuổi, than hay choáng váng, mắt tối đen lúc ngồi xuống đứng lên. Khi khám trông cháu hơi xanh. Hỏi thêm, cháu nói kinh cháu ra đều mỗi tháng nhưng khá nhiều, mỗi lần ra có máu cục. Thử máu thấy Hb thấp, chỉ 9.2 (bình thường 12-16 ở phụ nữ), trị số MCV thấp, và chất sắt trong máu cũng thấp nốt: ta biết cháu thiếu máu do thiếu chất sắt vì kinh ra nhiều. Chữa bằng chất sắt, trong vòng vài tuần thử lại sẽ thấy Hb trở về bình thường, và cháu không còn thấy choáng váng, mắt tối đen lúc ngồi xuống đứng lên nữa. Ta dặn cháu tiếp tục uống chất sắt cho đều.
 Một bác gái khác, trên 50, mãn kinh đã mấy năm, gần đây có triệu chứng tương tự như cháu gái 16 tuổi kể trên, thử máu ra cũng thấy y vậy: Hb thấp, chỉ 9.2, trị số MCV thấp, và chất sắt trong máu cũng thấp nốt. Hỏi bác, bác cho biết từ nhỏ đến giờ, bác chưa từng bị thiếu máu. Trường hợp này đáng lo lắm, không coi thường được, ung thư ruột già hay xảy ra cho người trên 50 tuổi, hay gây chảy máu đường tiêu hóa âm thầm đưa đến thiếu máu. Ta cho bác uống tạm chất sắt, rồi gửi đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhờ soi ruột già. Ta căn dặn bác đừng tin vào "thuốc bổ máu", uống thử trước đã, triệu chứng không bớt mới đi soi ruột già, không, bác nên đi xem bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt.
 Vậy, thiếu máu, do nhiều nguyên nhân lành, mà cũng có thể do những nguyên nhân rất dữ. Việc định và chữa thiếu máu thường phải qua nhiều giai đoạn, cần lấy thêm máu để thử. Có khi, ta cần đến cả sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa máu. Bạn có thể kêu trời, "Tôi đã thiếu máu, chẳng thấy cho thuốc bổ máu gì cả, lại cứ lấy máu thêm! Hết bác sĩ chính (primary care physician), rồi bác sĩ chuyên khoa máu, còn đòi lấy tủy xương đem thử nữa chứ". Thưa bạn, nhiều trường hợp thiếu máu, tìm nguyên nhân không dễ, việc phải làm ta nên làm, xin bạn hiểu cho.

Bác Sỹ Nguyễn Đức

(View: 15130)
Hầu hết các trường hợp thèm ăn thực ra là dấu hiệu báo cơ thể bị mất nước , nhưng chúng ta lại lầm tường là vì đói. Có khi chĩ cần uống một ly nước đầy cũng đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thễ và sự thèm ăn cũng biến mất luôn. Theo ước luợng thì 80 phẩn trăm chúng ta bị mất nưóc mạn tính. Do đó trước khi ăn bạn hãy uống cho đã khát, chờ chừng nửa tiếng xem sao rồi hãy ăn nếu vẫn thấy đói
(View: 14679)
Người có những chấm anh đào này là dấu hiệu người đó có các bệnh liên hệ đến estrogen như u xơ tử cung (fibroids), u nang (cysts), lạc nội mạc tử cung (endometriosis), hoặc các vấn đề về tuyến tiền liệt (prostate issues). Bác sĩ Chi giải thích rằng mạch máu có các thụ thể estrogen, và khi estrogen quá nhiều, có thể phá các mạch máu mau quản (capillaries), gây ra chứng phình động mạch (aneurysm) hoặc angiomas.
(View: 12776)
Tiền nhân ta vẫn nói: “Đời là bể khổ”. Khổ là hoàn cảnh trong đó con người chịu nhiều khó khăn thiếu thốn về vật chất hoặc bị giày vò bất an về tinh thần. Như vậy thì “Khổ” cũng là một trong những cái stress mà con người phải sống với. Nếu stress cứ liên tục tái diễn hoặc kéo dài sẽ đưa tới nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Sống không có stress là điều khó có thể thực hiện được, nhất là trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến đổi, kinh tế khó khăn, đạo đức xuống dốc như hiện nay. Làm sao để đối phó với stress mới là điều cần thiết. Mỗi người có những phương cách riêng để giải quyết khó khăn của mình.
(View: 14534)
Hoa đại có công dụng tiêu đờm, trừ ho, hạ áp, làm thuốc chữa ho, kiết lỵ ... hoa đại khô có công hiệu mạnh hơn hoa tươi. Nên thu hái hoa khi vừa nở hết, phơi hay sấy khô dùng dần.
(View: 14113)
Ăn tối muộn có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như béo phì, tiểu đường, ung thư ruột kết, sỏi tiết niệu…
(View: 14121)
Chỉ ăn cá thôi, không ăn với cơm hay các thứ khác, tuy nhiên để cho đỡ ngán, bạn có thể ăn chung với ít lát táo xanh ( green apple ). Bạn nên ăn vào buổi tối và vào hai ngày cuối tuần, vì sau khi ăn 2 pounds cá xong,bạn không bị đau bụng, nhưng bạn sẽ được CLEAN UP sạch chất dầu mỡ trong người bạn qua đường đại tiện . Sau khi đi cầu xong, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều dầu mỡ
(View: 12248)
Sau khi cảm giác dễ chịu qua đi, chúng ta sẽ thấy cơ thể nặng nề vì những lượng đường dư thừa sẽ tạo gánh nặng cho cơ thể. Lá gan và pancreas cần phải “giải độc” khối lượng đường phụ trội này bằng cách chế biến và chứa vào mỡ đặc (triglycerides) làm cho ta béo phì ra, hay làm tăng mỡ lỏng (cholesterol, LDL) làm cho tim, mạch máu bị nghẽn.
(View: 17817)
Phải vận động Phải biết cười Phải lịch sự hòa nhã Phải biết nói chuyện Phải coi mình là người bình thường
(View: 11774)
Nước làm loãng muối và khoáng chất trong nước tiểu của bạn, một nhân tố hình thành các tinh thể rắn được gọi là sỏi thận. Tuy nhiên, sỏi thận không thể hình thành trong nước tiểu pha loãng. Do đó, khi bạn uống nhiều nước, sẽ giảm nguy cơ mắc sỏi thận. Bạn có uống đủ nước?
(View: 15486)
... cơ thể con người trải qua một quá trình tạo xương liên tục, trong đó những xương già bị hủy đi và những xương mới được tạo ra. Loãng xương xuất hiện là do sự mất thăng bằng trong chu trình tạo xương đó, khi lượng xương bị hủy nhiều hơn lượng thay thế. Từ đó làm cho xương trở nên xốp hơn , và dần trở nên yếu và dễ gãy hơn.