Thursday
28
March
2024
(View: 8963)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10501)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10069)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8664)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Không uống thuốc với nước trái cây

Wednesday, March 23, 201112:00 AM(View: 17622)
Nhiều người không biểt rằng thức ăn thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dùng thuốc, đặc biệt là thuốc uống. Riêng thức uống thường được dùng để uống thuốc (gọi là chiêu thuốc), nếu dùng loại không thích hợp có khi hại thuốc, không còn tác dụng trị bệnh hoặc gây tai biến.

Không phải loại nước nào cũng uống được với thuốc
traibuoi-contentĐối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước xét ra có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Có người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc vì có cảm giác dễ chịu do mùi vị trái cây đưa đến. Không những thế, có người uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của việc uống thuốc.
Cả hai trường hợp vừa kể có thể gọi chung là uống thuốc với nước trái cây (vì ăn trái cây ngay sau uống thuốc, dịch trái cây cũng sẽ tác động trực tiếp với thuốc ở dạ dày). Nên biết rằng, nhiều loại nước trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc.

Nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc do làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nước cam, nước chanh có vị chua có thể làm cho kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin bị hỏng do các kháng sinh này kém bền vững ở môi trường acid (vị chua chính là acid).

Nghiêm trọng nhất là nước bưởi (grape-fruit hay pomelo) có chứa hoạt chất naringin và bergamotin (ở bưởi pomelo hai chất này có chứa trong vỏ nhiều hơn). Khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp,…) nước bưởi sẽ làm tăng độc tính của thuốc do naringin có trong nước bưởi ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.

Vì sao nước bưởi làm hại thuốc?

Có khá nhiều thuốc tương tác với nước bưởi. Bưởi được đề cập ở đây là bưởi chùm (grapefruit), có tên khoa học Citrus paradisis, khác với bưởi pomelo có tên khoa học là Citrus grandis họ Rutaceae. Sự tương tác giữa nước bưởi chùm và thuốc được khám phá tình cờ vào năm 1989, khi đó, tác giả Bailey phát hiện nếu dùng cùng lúc bưởi chùm và thuốc felodipin trị tăng huyết áp , nồng độ felodipin trong máu tăng gấp 3 lần so với bình thường. Chính nước bưởi chùm làm tăng nồng độ felodipin trong máu, tức làm cho sự chuyển hóa thải trừ felodipin bị chậm giống như dùng quá liều felodipin.
Cơ chế tương tác giữa nước bưởi chùm và thuốc có thể giải thích như sau: nhiều thuốc được chuyển hóa bằng enzyme cytochrom P-450 có ký hiệu CYP3A4 có ở gan và ruột. Bình thường cơ thể có đủ CYP3A4 để chuyển hóa các thuốc, trong đó có felodipin, nên uống đúng liều thuốc sẽ không xảy ra chuyện gì. Khi ăn hoặc uống bưởi chùm, nồng độ CYP3A4 trong gan ruột, đặc biệt là ở ruột, bị chất naringin và bergamotin có trong nước bưởi chùm làm cho enzyme giảm đi rất nhiều. Do đó, sự chuyển hóa và thải trừ thuốc sẽ kém và chậm hơn so với bình thường, giống như dùng thuốc quá liều gây ngộ độc.
Nước gì tốt nhất dùng để uống thuốc?
Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng.Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc.
Đối với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng là dạng dễ nuốt, một số người uống khan, không uống chung với nước (đặc biệt là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt rất ngại uống nước), viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản rất tai hại. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, và thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc bài tiết nhiều theo nước tiểu, không gây đóng sỏi hại thận.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như; canxi, natri… có thể tương kỵ gây hại thuốc.

Dược sỹ Nguyễn Hữu Đức
(View: 16659)
ạ Bệnh nhói tim : Tim bị nhói, đè lên ngực, đau lan sang hàm trái và tay tráị Nếu bị tắc hẳn bởi một cục máu thì phần tim không được nuôi dưỡng bị chết đó là bịnh hủy hoại cơ tim, chết một phần tim (heart attack) rất bất ngờ, phải được chở vào nhà thương cấp cứu ngaỵ b. Mạch máu óc hay cổ bị bít: bệnh thường âm thầm trong nhiều năm, rồi một ngày nào đó máu hết lưu thông, có chỗ còn bị rách tung ra, làm tê liệt một phần cơ thể: Mắt và cổ bị tê cứng, méo mồm, choáng váng, nhức đầu như búa bổ. Có khi bị tê nửa người, bán thân bất toại kéo dài hàng năm
(View: 17504)
Đó là dùng lá Đu Đủ làm thuốc chữa ung thư mà chính tôi biết rõ. Anh Bình có biết anh Thái Quang Minh Tuấn thuộc trường Phi Hành ngoài Nha Trang ngày xưa không? Anh Tuấn bị ung thư phổi rất nặng và bác sĩ cho xuất viện về nhà... đợi chết, nói anh ấy chỉ có thể sống được thêm 5 ngày tới một tuần lễ mà thôi. Cả nhà tuyệt vọng nhưng anh Tuấn có nghe biết về Lá Đu Đủ nên nấu dùng thử.
(View: 20528)
Nhiều người cho biết rằng KHÓ có thể tìm mua Black Cherry Juice. Nhưng chính tôi đã đi tìm và thấy những chai nhỏ 8 oz Concentrate Black Cherry, được bầy bán trong những Grocery Stores (như Fred Meyers, Safeway) với giá $3.99/ea. Bạn có thể mua một vài chai đem về pha nước rồi uống thử nếu thấy hiệu-nghiệm thì tiếp tục mua Online với giá rẻ hơn với giá $5.53 một chai 16 oz .
(View: 16159)
.....Người Việt di cư qua Mỹ chúng ta sống rất hoà đồng với dân bản xứ theo đúng chủ nghĩa "bình đẳng cấm kỳ thị" (Equal Right Amendment) cho nên cơ thể cũng thay đổi trở thành phì nhiêu như dân bản xứ Hoa Kỳ theo năm tháng sống trên đất Mỹ này. Người Việt từ ngày qua đây hết khỏi hẳn bệnh đói thiếu ăn nhưng lại lây phải bệnh "phì lũ".
(View: 15955)
3. Sau khi ăn đi ngủ ngay Đi ngủ ngay sau khi ăn sẽ làm cho huyết dịch ở não chảy về dạ dày. Do huyết áp hạ thấp nên lượng ôxy cung cấp cho não cũng theo đó mà giảm đi, tạo ra sự mệt mỏi sau bữa ăn, dễ gây ra nhiệt miệng hoặc tiêu hoá không tốt, còn dễ gây ra béo phì. Nếu cơ thể thiếu máu thì nếu sau khi ăn cơm nằm xuống ngủ ngay còn khiến cơ thể dễ bị trúng gió.
(View: 15901)
Một số người sau khi ăn xong thì thấy mệt mỏi, buồn ngủ rũ rượi, đó chính là do lượng huyết dịch tăng cường chảy vào bộ máy tiêu hóa, làm cho não bộ ở trong tình trạng tạm thời thiếu máu. Ngủ làm cho đại não rơi vào trạng thái ức chế, đưa đến ức chế tất cả các bộ máy trong cơ thể, trong đó có bộ máy tiêu hóa. Như vậy, giấc ngủ sẽ làm cho công năng của dạ dày, ruột bị giảm đi rõ rệt. Nếu ăn xong mà ngủ ngay thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa một cách hoàn thiện, do đó thức ăn hấp thu kém, người sẽ mệt mỏi, bụng chướng, ậm ạch, khó tiêu và là nguyên nhân dẫn đến những bệnh về dạ dày, ruột.
(View: 18196)
Ăn quá độ Y hoc Trung hoa coi hệ tiêu hoá tốt là điểu kiện chủ yếu để có thể sống thọ sống mạnh. Hệ tiêu hóa gồm có nhiều bộ phận hợp cùng nhau để “bẻ gãy”, hấp thụ và xử lý tất cả các chất dinh dưỡng chứa trong thực phẩm chúng ta ăn vào. Nếu hệ tiêu hoá không lành mạnh thì bạn sẽ thiếu dinh dưỡng và những độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể dẫn đến bệnh tật gây suy thoái và sự lão hóa nhanh chóng.
(View: 17579)
Xô cô la đen Nghiên cứu cho thấy xô-cô-la đen trợ lực cho tim, hạ áp huyết, giảm cholesterol xấu LDL, và gia tăng lượng máu chạy lên não. Xô-cô-la đen còn nâng cao mức serotonin và endorphin là những hóa chất có liên hệ tới sự cải thiện tâm trạng và khả năng tập trung. Nên dùng loại xô-cô-la đen chứa từ 60% ca-cao trở lên
(View: 22784)
Triệu chứng tùy vào nguyên nhân gây thiếu máu, mức độ thiếu máu nhẹ hay nặng, thiếu máu xảy ra từ từ hay mau chóng. Nhiều trường hợp thiếu máu nặng vẫn không gây triệu chứng gì cả nếu thiếu máu xảy ra chậm chậm qua nhiều ngày tháng; nhưng thường, khi trị số hemoglobin (viết tắt Hb) xuống dưới 7 g/dl, người bệnh sẽ thấy mau mệt, nhức đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực. Khi người bệnh trông xanh quá, than nhìn không còn rõ, xỉu, tim đập nhanh, ta nên mau chóng thăm khám và chữa trị ngay.