Tuesday
19
March
2024
(View: 8959)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10492)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10066)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8658)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Không uống thuốc với nước trái cây

Wednesday, March 23, 201112:00 AM(View: 17609)
Nhiều người không biểt rằng thức ăn thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dùng thuốc, đặc biệt là thuốc uống. Riêng thức uống thường được dùng để uống thuốc (gọi là chiêu thuốc), nếu dùng loại không thích hợp có khi hại thuốc, không còn tác dụng trị bệnh hoặc gây tai biến.

Không phải loại nước nào cũng uống được với thuốc
traibuoi-contentĐối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người lựa chọn hẳn một loại nước xét ra có mùi vị thích hợp, nhằm loại trừ cảm giác khó chịu do dùng thuốc. Có người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc vì có cảm giác dễ chịu do mùi vị trái cây đưa đến. Không những thế, có người uống thuốc với nước xong, vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của việc uống thuốc.
Cả hai trường hợp vừa kể có thể gọi chung là uống thuốc với nước trái cây (vì ăn trái cây ngay sau uống thuốc, dịch trái cây cũng sẽ tác động trực tiếp với thuốc ở dạ dày). Nên biết rằng, nhiều loại nước trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc.

Nước cam, nước táo dùng uống thuốc có thể làm giảm sự hấp thu một số thuốc do làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được. Nước cam, nước chanh có vị chua có thể làm cho kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin bị hỏng do các kháng sinh này kém bền vững ở môi trường acid (vị chua chính là acid).

Nghiêm trọng nhất là nước bưởi (grape-fruit hay pomelo) có chứa hoạt chất naringin và bergamotin (ở bưởi pomelo hai chất này có chứa trong vỏ nhiều hơn). Khi uống chung với một số thuốc (như thuốc statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolol trị tăng huyết áp,…) nước bưởi sẽ làm tăng độc tính của thuốc do naringin có trong nước bưởi ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan, làm tăng nồng độ thuốc quá đáng ở trong máu.

Vì sao nước bưởi làm hại thuốc?

Có khá nhiều thuốc tương tác với nước bưởi. Bưởi được đề cập ở đây là bưởi chùm (grapefruit), có tên khoa học Citrus paradisis, khác với bưởi pomelo có tên khoa học là Citrus grandis họ Rutaceae. Sự tương tác giữa nước bưởi chùm và thuốc được khám phá tình cờ vào năm 1989, khi đó, tác giả Bailey phát hiện nếu dùng cùng lúc bưởi chùm và thuốc felodipin trị tăng huyết áp , nồng độ felodipin trong máu tăng gấp 3 lần so với bình thường. Chính nước bưởi chùm làm tăng nồng độ felodipin trong máu, tức làm cho sự chuyển hóa thải trừ felodipin bị chậm giống như dùng quá liều felodipin.
Cơ chế tương tác giữa nước bưởi chùm và thuốc có thể giải thích như sau: nhiều thuốc được chuyển hóa bằng enzyme cytochrom P-450 có ký hiệu CYP3A4 có ở gan và ruột. Bình thường cơ thể có đủ CYP3A4 để chuyển hóa các thuốc, trong đó có felodipin, nên uống đúng liều thuốc sẽ không xảy ra chuyện gì. Khi ăn hoặc uống bưởi chùm, nồng độ CYP3A4 trong gan ruột, đặc biệt là ở ruột, bị chất naringin và bergamotin có trong nước bưởi chùm làm cho enzyme giảm đi rất nhiều. Do đó, sự chuyển hóa và thải trừ thuốc sẽ kém và chậm hơn so với bình thường, giống như dùng thuốc quá liều gây ngộ độc.
Nước gì tốt nhất dùng để uống thuốc?
Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với loại nước này với lượng nước đủ sẽ giúp đưa thuốc viên (viên nén hoặc viên nang) từ miệng xuống nhanh đến dạ dày, tan rã và hòa tan tạo dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng.Nước lã đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc.
Đối với thuốc là viên nang hay còn gọi là viên nhộng là dạng dễ nuốt, một số người uống khan, không uống chung với nước (đặc biệt là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt rất ngại uống nước), viên nang uống khan có thể dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản rất tai hại. Vì vậy, uống thuốc với lượng nước đủ là cần thiết, và thậm chí có một số thuốc đòi hỏi phải uống nước thật nhiều (như thuốc chứa dược chất sulfamid) để thuốc được lọc bài tiết nhiều theo nước tiểu, không gây đóng sỏi hại thận.

Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như; canxi, natri… có thể tương kỵ gây hại thuốc.

Dược sỹ Nguyễn Hữu Đức
(View: 18696)
Điều chỉnh tư thế. Nếu ngồi trước máy vi tính suốt ngày, sức căng của mắt và cổ có thể dẫn đến nhức đầu. Theo khoa nghiên cứu về lao động (ergonomics), nên để chân tay cong với góc hợp lý, và đầu không ngước lên hoặc cúi xuống quá. Ngủ ngon giấc. Mất ngủ đêm có thể làm bạn nhức đầu vào hôm sau. Một giấc ngủ ngon có lợi nhiều mặt đối với sức khỏe. Bổ sung dầu cá. Viêm nhiễm gây nhức đầu, chính dầu cá ngăn ngừa viêm nhiễm. Hãy uống 3gr dầu cá mỗi ngày để làm giảm nhức đầu. Dầu cá còn tốt cho tim và các cơ phận khác.
(View: 17999)
....3- Uống thiếu nước sẽ chậm sự biến hóa(metabolism) thức ăn tới 3%. 4- Thiếu nước là nguyên nhân đầu tiên làm cho người ta mệt mỏi. 5- Uống một ly nước ào nửa đêm làm cho người ta quên đói. 6- Khi cơ thể thiếu 2% nước sẽ khiến trí nhớ lu mờ, khó tập trung. 7- Uống 8 tới 10 ly nước 1 ngày có thể giảm đau lưng và đau khớp. 8- Uống 5 ly nước mỗi ngày làm giảm ung thư ruột già (colon cancer) tới 45% , giảm ung thư bàng quang (bladder cancer) tới 50%, và ung thư nhũ hoa (breast cancer) tới 79%.
(View: 16640)
Đàn ông và đàn bà là cả 2 thế giới khác biệt nhau. Họ khác nhau về thể chất, về tinh thần, về cách suy nghĩ, cũng như về cách hành sự trong cuộc sống. Bởi những nguyên nhân này mà thường xảy ra biết bao nhiêu là chuyện hục hặc, hiểu lầm lẫn nhau, cơm không lành canh không ngọt, khắc khẩu, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình…
(View: 18454)
Sợ nhưng vẫn phải ăn Dù muốn dù không chúng ta vẫn phải ăn, vẫn phải uống để sống! Trong một xã hội quá ư là văn minh và quá ư là kỹ nghệ như Bắc Mỹ ngày nay, chúng ta không thể nào thoát ra khỏi quỹ đạo của hóa chất được.
(View: 21284)
Là loại nhựa cây từ lá, cành và rễ. Khi lá bị gẫy, trợt hay bị gió bẻ gẫy đều có thể làm nhựa văng ra ngoài. Nhựa gập không khí sẽ oxit-hóa thật lẹ làm thành loại keo đen và dính. Khi nhựa chạm vào da gây ngứa.
(View: 17644)
Tại Hoa Kỳ, có 30-35 phần trăm bị bệnh khó ngủ, 17 phần trăm bị nặng. Đàn bà bị khó ngủ nhiều hơn đàn ông. Người lớn bị bệnh nhiều hơn người ít tuổi. Mười lăm phần trăm bệnh nhân phải uống thuốc. Bệnh nhân khó ngủ, bị xuống tinh thần (depression)....
(View: 18231)
Nếu dùng mật ong và bột quế hàng ngày sẽ giúp cho hệ thống miễn nhiễm được tăng mạnh thêm và giúp bảo vệ cho cơ thể khó bị vi trùng và siêu vi khuẩn tấn công. Xử dụng mật ong đều đặn sẽ giúp cho bạch huyết cầu tăng thêm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi trùng và siêu vi khuẩn trong các mầm bệnh.
(View: 66127)
Tại Nhật : Quả của E. umbellata được xem là một 'thực phẩm chức năng' hổ trợ cho sưc khỏe, dùng giúp các bệnh nhân ung thư tăng cường hệ miễn nhiễm. Hoa dùng trợ tim và thu liễm. Hạt và dầu ép từ hạt để trị ho. Tại Trung Đông : Quả của E. angustifolia, phơi khô tán thành bột dùng với sữa để trị sưng xương khớp và đau các khớp xương.
(View: 19242)
Mặc dù chất xơ được coi như món quà thiên nhiên mà Thượng Đế tặng cho loài người để tăng cường sức khỏe, như lời bác sĩ Denis Burkitt nói cách đây từ hơn 30 năm, nhưng hầu như chúng ta không tận dụng món quà đó. Theo các nhà chuyên môn, mỗi ngày nam giới nên tiêu thụ 30gr, nữ ít hơn: 21gr chất xơ. Tuy nhiên nhiều người chỉ ăn rất ít
(View: 19737)
Ta có tự do lựa chọn để yêu một người mãi mãi. Nhưng không có gì bảo đảm là người đó sẽ ở bên ta trọn đời hay trong một thời gian nhất định. Có gì là vĩnh cửu ở cõi đời này. Mất mát, tiếc thương là điều không tránh khỏi. Nhưng kéo dài tiếc thương bao lâu, tiếc thương nhiều, ít thế nào để không chìm đắm trong sầu bi khổ lụy là điều tùy ta lựa chọn: muốn hòa vui với người sống hay vùi đầu trong ám ảnh với người chết.