Thursday
18
April
2024
(View: 8978)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10521)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10082)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8688)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Tác dụng chữa bệnh của tam thất

Wednesday, August 31, 201112:00 AM(View: 69429)


Theo Đông y, tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau. Trong thời gian dùng tam thất để cầm máu, bệnh nhân không được sử dụng gừng, tỏi và các chế phẩm có gừng, tỏi.

cutamthat-contentTheo y học hiện đại, tam thất có các tác dụng sau:

- Bảo vệ tim chống lại những tác nhân gây loạn nhịp. Chất noto ginsenosid trong tam thất có tác dụng giãn mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể khi bị thiếu ôxy (tránh choáng khi mất nhiều máu). Nó cũng ức chế khả năng thẩm thấu của mao mạch; hạn chế các tổn thương ở vỏ não do thiếu máu gây ra.

- Cầm máu, tiêu máu, tiêu sưng: Chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương (kể cả nội tạng), tiêu máu ứ (do phẫu thuật, va dập gây bầm tím phần mềm).

- Kích thích miễn dịch.

- Tác dụng với thần kinh: Dịch chiết rễ tam thất có tác dụng gây hưng phấn thần kinh. Nhưng dịch chất chiết lá tam thất lại có tác dụng ngược lại: kéo dài tác dụng của thuốc an thần.

- Giảm đau: Dịch chiết của rễ, thân lá, tam thất đều có tác dụng giảm đau rõ rệt.

Sau đây là một số bài thuốc có tam thất:

1)- Chữa thống kinh (đau bụng trước kỳ kinh): Ngày uống 5 g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

2)- Phòng và chữa đau thắt ngực: Ngày uống 3-6 g bột tam thất (1 lần), chiêu với nước ấm.
2a)-Đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.

3)- Chữa thấp tim: Ngày uống 3 g bột tam thất, chia 3 lần (cách nhau 6-8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

4)- Chữa các vết bầm tím do ứ máu (kể cả ứ máu trong mắt): Ngày uống 3 lần bột tam thất, mỗi lần từ 2-3 g, cách nhau 6-8 giờ, chiêu với nước ấm.

5)- Chữa đau thắt lưng: Bột tam thất và bột hồng nhân sâm lượng bằng nhau trộn đều, ngày uống 4 g, chia 2 lần (cách nhau 12 giờ), chiêu với nước ấm. Thuốc cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho người suy nhược thần kinh, phụ nữ sau sinh, người mới ốm dậy.

6)- Chữa bạch cầu cấp và mạn tính: Đương quy 15-30 g, xuyên khung 15-30 g, xích thược 15-20 g, hồng hoa 8-10 g, tam thất 6 g, sắc uống.tam_that_4-content

7)-Trong dân gian có bài Thập bổn thang gia giảm có dùng tam thất chữa bệnh băng huyết: tam thất 1g, gia cỏ mực 5g, nhỏ chảo gang 1g, muồng 1g. Thuốc sắc hoặc chế thành bột uống.

8)-Liều lượng dùng: bột tam thất thật mịn dùng từ 4g-8g, trung bình 6g, pha với nước sôi để nguội thêm 1-2 thìa mật ong rồi uống hàng ngày. Hoặc ngâm rượu tam thất dùng cho những bệnh nhân đau nhức xương khớp, đau lưng (chống chỉ định với bệnh nhân cao huyết áp).

9)-Dùng sống dưới dạng bột hoặc mài với nước uống để chữa thổ huyết, băng huyết, rong kinh, chảy máu cam, máu hôi sau khi đẻ, kiết lỵ ra máu. Bột tam thất rắc làm cầm máu vết thương.
9a)-Những trường hợp chảy máu bầm tím do chấn thương, ho ra máu, rong kinh rong huyết, chảy máu cam: Dùng bột hòa nước ấm uống hàng ngày, mỗi ngày 20g.

10)-Tam thất còn phối hợp với kỷ tử, cúc hoa chữa các chứng bệnh về mắt.

11)-Tam thất với linh chi lại tăng cường miễn dịch, chống stress, cải thiện trí nhớ.

12)-Bài thuốc chữa sơ gan cổ trướng
Dược liệu:

- Cây chó đẻ răng cưa còn gọi diệp hạ châu. Cả cây dược liệu khô 100g (tươi 300g).

- Quả dứa dại tách ra từng múi dùng khô 100g, dùng tươi 300g.

- Cây mã đề, dùng tươi 50g.

- Củ tam thất, xay thành bột mịn 6g/ngày chia làm 3 lần.

Cách dùng: Sắc 3 vị thuốc đầu với 2 lít nước còn 1/2 lít. Chia làm 3 lần hòa với bột tam thất 2g mỗi lần - ban ngày uống 2 lần, ban đêm uống 1 lần. Uống liên tục một ngày một thang trong vòng 30 ngày.

Ngày thứ 31 có thể bỏ vị mã đề nếu bụng mềm, đi tiểu bình thường, và giảm vị tam thất còn 3g/ngày chia 3 lần hòa thuốc uống.

Liệu trình điều trị 6 tháng (theo kinh nghiệm).

- Điều trị 15 ngày: Bệnh nhân thấy người nhẹ nhõm, ăn ngủ được, đi lại trong nhà.

- Điều trị 30 ngày: Bụng mềm, nhỏ lại, bệnh nhân khỏe, tự giải quyết mọi sinh hoạt cá nhân.

- Điều trị 3 tháng: Bệnh nhân hoàn toàn khỏe, gan, lách mềm, nhỏ nhưng siêu âm thấy gan còn thô (còn xơ gan).

Tháng thứ 4 vẫn uống 3 vị trên (dứa dại, diệp hạ châu và tam thất).

Tháng thứ 5 và 6 uống 1 tuần 2 thang gồm 2 vị (dứa dại, diệp hạ châu).

Sau 6 tháng điều trị bệnh nhân khỏe đạt 80-90%, lao động bình thường.

Ghi chú: Nếu bụng trướng nước, gan cứng to gây khó thở thì trục nước ra bằng một trong các cách sau:


Bài 1: Rễ cỏ tranh khô 70g (tươi 210g), vỏ quả cau (đại phúc bì) 3 vỏ, hạt mã đề (xa tiền tử) 30g, đậu đen sao vàng 50g. Cho nước 1.000ml sắc còn 300ml chia 2 lần uống trong ngày.

Bài 2: Nếu đã uống bài 1 từ 1-2 thang bệnh nhân vẫn khó thở, bụng vẫn trướng nước thì uống bài 2.

- Vị thuốc: Lá nhót tươi 100g + lá cây cà phê, chè tươi 100g. Nước 600ml sắc còn 200ml uống hết một lần khi nước còn ấm.

- Sau khi uống từ 1-2 giờ bệnh nhân đi tiểu 7-8 lần/ngày (lượng nước tiểu từ 8-9 lít).

- Cầm đi tiểu: Cho uống nước sắc hạt đậu xanh còn nguyên vỏ. Đậu xanh 150g nước 400ml sắc còn 150ml để thật nguội. Khi bệnh nhân đi tiểu được 7-8 lít thì cho bệnh nhân uống.

- Khi cần đến bài trục nước thứ 2 này thì dừng uống thuốc trị bệnh một ngày.

Ngoài ra có thể dùng một số loại thuốc Nam thông thường, dễ tìm như: râu ngô, mã đề, rễ cỏ tranh, lá tre xanh. Mỗi ngày dùng chừng 100 g (một trong 4 loại) nấu với 300 ml nước còn khoảng 150 ml chia uống 3 lần trong ngày (sáng, trưa, chiều). Nếu dùng phối hợp (có thể dùng chung nhiều loại, không nhất thiết phải đủ cả 4 loại), mỗi loại chừng 50 g, nấu nước uống như trên.

Đối với những trường hợp tiểu ít, có phù và cổ trướng có thể dùng rễ cây si: lấy phần rễ còn lơ lửng (chưa chạm đất) dài chừng 5-7 cm, băm nhỏ, sao vàng hạ thổ. Mỗi ngày dùng 50 g, sắc với 200 ml nước còn 100 ml, uống làm 3 lần sáng, trưa, chiều. Đối với những người bị xơ gan, cổ trướng, giai đoạn gan còn "bù" (gan còn có thể phục hồi) sẽ có tác dụng rõ rệt.

Có thể dùng bẹ buồng cau (vỏ bọc buồng cau khi còn non, đông y gọi là đại phúc bì) hay quả cau tươi bỏ hạt: bẹ buồng cau thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ mỗi ngày dùng 50g, sắc với 200 ml, còn 100 ml, uống làm 3 lần sáng, trưa, chiều. Nếu dùng quả cau tươi: 3- 5 quả, bỏ hết hạt, thái nhỏ sắc với 200 ml nước còn 100 ml, uống làm 3 lần/ngày.
(View: 16495)
Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường Lý do: có thể là do huyết áp thấp Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng đươc gọi là "huyết áp thế đứng thấp" (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp.
(View: 21480)
1. Không vui quá = hại tim. 2. Không buồn quá = hại phổi. 3. Không tức quá = hại gan. 4. Không sợ quá = hại thần kinh. 5. Không suy nghĩ quá = hại tỳ.
(View: 17539)
Phụ nữ có thể giảm được 70% nguy cơ ung thư nếu uống trên 5 cốc nước mỗi ngày. Các nhà khoa học cho biết, uống nhiều nước sẽ giúp chúng ta đẩy được các độc tố ra khỏi cơ thể bằng đường bài tiết. Bạn thật sai lầm mà nghĩ rằng chỉ khi khát nước thì mới uống nước.
(View: 16591)
May thay có một bác sĩ người Pháp tên là Climent, khi du lịch sang châu Phi thấy người ở hồ đầm lớn châu Phi khỏe mạnh sống lâu hơn chúng ta. Họ ăn cái gì? Ăn rong biển, phơi khô rồi làm bánh bao ăn, sau đó uống canh rong biển. Rong xoắn ốc này phát hiện năm 1962, phát hiện này làm xôn xao cả thế giới. Vì sao? Một gam nó bằng 1.000 gam tổng hợp tất cả các loại rau....
(View: 16111)
Kinh nghiệm của những người đau tim cho biết, khi có ít hay nhiều triệu chứng sau đây, thì đừng nên coi thường: đau ngực, thở gấp, hay mệt, sưng, bất tỉnh, nhức đầu lâm râm, nhịp đập tim bất thường, tê tay hay chân, màu da không bình thường, té xỉu, thay dổi bất chợt về thị giác, nói năng, và cảm xúc. Khi nào thì nên đi bác sĩ? Khi triệu chứng đau tim mới có, triệu chứng càng lúc càng nặng, triệu chứng trở nên trầm trọng, triệu chứng làm thành lo lắng, triệu chứng tái diễn.
(View: 21417)
Cái hại có thể xảy ra nếu có tật hay làm cái món này quá thường xuyên là các dây chằng (ligament) quanh khớp bị giãn, vì vậy các ngón tay trở nên yếu đi lúc cần nắm đồ vật. Tiếng kêu rốp rốp là do các bọt nước trong khớp bị vỡ ra khi chúng ta bẻ ngón tay.
(View: 19102)
Cholesterol có nhiều trong chất béo động vậy và hầu như không có trong thực vật. Trong máu, cholesterol được chất đạm protein chuyên chở, nên có tên gọi là lipoprotein. Mức độ Cholesterol Toàn Phần lý tưởng là dưới 200 mg/100ml;
(View: 25204)
Tylenol (acetaminophen) được bán ngoài quầy thuốc, không cần toa bác sĩ. Chỗ nào chúng ta cũng thấy quảng cáo nói rằng Tylenol (acetaminophen) có thể dùng để chữa đau nhức, nóng sốt, cảm, và cúm. Tại Hoa kỳ, chúng ta thấy Tylenol bày bán trong các tiệm thuốc Tây, có cả hàng trăm loại Tylenol (Acetaminophen)chn lẫn với nhiều thuốc khác. Nhưng Tylenol có thể làm hư gan, nhất là khi uống chung với rượu.
(View: 27187)
Triglycerides, chất mỡ trung tính, là một trong những dạng mỡ được tìm thấy trong máu khi làm thử nghiệm về Lipid (Lipid bao gồm cholesterol, triglycerides, lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL)). Triglycerides được tạo ra trong cơ thể phần lớn từ các thức ăn. Khi ăn, một số calories tiêu thụ được sử dụng cho năng lượng, và một số khác được chuyển đổi thành chất mỡ trung tính (triglycerides) và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Chúng được sử dụng khi cơ thể cần đến năng lượng.
(View: 18765)
Điều chỉnh tư thế. Nếu ngồi trước máy vi tính suốt ngày, sức căng của mắt và cổ có thể dẫn đến nhức đầu. Theo khoa nghiên cứu về lao động (ergonomics), nên để chân tay cong với góc hợp lý, và đầu không ngước lên hoặc cúi xuống quá. Ngủ ngon giấc. Mất ngủ đêm có thể làm bạn nhức đầu vào hôm sau. Một giấc ngủ ngon có lợi nhiều mặt đối với sức khỏe. Bổ sung dầu cá. Viêm nhiễm gây nhức đầu, chính dầu cá ngăn ngừa viêm nhiễm. Hãy uống 3gr dầu cá mỗi ngày để làm giảm nhức đầu. Dầu cá còn tốt cho tim và các cơ phận khác.