Thursday
18
April
2024
(View: 8978)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10521)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10082)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8688)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Khủng Hoảng Tinh Thần

Saturday, September 10, 201112:00 AM(View: 18616)
PTSD viết nguyên ra là Post Traumatic Stress Disorder.

Đây là một hội chứng (syndrome) tâm lý khi con người trải qua một biến cố hãi hùng có gắn liền với những đe dọa đến tính mạng. Bịnh này cũng có thể xảy ra khi người ta chứng kiến (gián tiếp) một cảnh hãi hùng.

Hội chứng này được biết đến vào thế chiến thứ I qua tên “shell shock”. Những người lính ra trận thấy chết chóc, thân thể các chiến binh bị thương, tay chân bị cắt đứt, máu me lai láng, cảnh tượng rất hãi hùng. Họ có cái may được sống sót nhưng tâm hồn trở nên lơ lơ lửng lửng, từ đó mà bệnh có tên “shell shock”

Hội chứng này được khoa Tâm Thần (psychiatry) hiện đại chia làm 3 nhóm triệu chứng tâm lý chính là: cảm nhận trở lại (reexperience), trốn tránh (avoidance) và nhậy cảm quá độ (increased arousal). Sự hiện diện của 3 nhóm triệu chứng này sau một biến cố là kim chỉ nam của bịnh PTSD.

  • Cảm nhận lại gồm có: ám ảnh (flashback), nhiều giấc mơ hãi hùng nhắc lại biến cố trải qua, suy nghĩ thật nhiều ngày đêm về biến cố, có cảm giác như biến cố đó lập lại ngay trong hiện tại, suy tầm tài liệu liên quan đến biến cố, phản ứng sinh lý và tâm lý y như lúc biến cố đang xảy ra khi gặp vài nguyên nhân nhắc đến biến cố. Triệu chứng nặng là nghe tiếng nói trong đầu, nghe tiếng ai đó gọi tên mình mà không có ai bên cạnh (auditory hallucination, ảo thính). Nhiều người thấy cái bóng đi qua hay cảm tưởng có ai đứng sau lưng mình (visual hallucination, ảo thị).
  • Trốn tránh gồm có: cố gắng không suy nghĩ hay đề cập những vấn đề liên quan đến biến cố, tránh xa những nơi có người và cảnh vật nhắc lại biến cố, cảm thấy tình cảm chai đá không hồn nhiên như trước nữa. Còn có nhiều dấu hiệu của những triệu chứng của trầm cảm/depression (không giao thiệp bạn bè, chán ngán, mất sự thích thú trong cuộc sống, mất ăn, mất ngủ, bực bội với người thân trong gia đình, không muốn gần gũi ai).
  • Nhậy cảm quá độ gồm có: mất ngủ hay ngủ không yên giấc vì ác mộng làm thức giấc giữa đêm, hay giật mình với tiếng động nhỏ, lúc nào cũng có cảm giác đề phòng, hay giận dữ đối với những chuyện không đáng giận, tình cảm khó kềm chế, hay gây gổ. Triệu chứng nặng thì trí nhớ suy sụp, không chú tâm được, mặt mày bơ phờ. Vì hệ thống thần kinh quá nhậy nên những bịnh nhân này hay có những triệu chứng đau nhức thường xuyên. Nhiều bịnh nhânv hôm nay hiện nơi này, ngày mai hiện nơi kia mà khi thử nghiệm đều không có kết quả gì hết. Nhiều bác sĩ không hiểu rõ PTSD nghĩ rằng bịnh nhân đau giả bộ.....

PTSD và văn hóa Đông phương

Người Á châu rất sợ bịnh “điên” nên khi đi khám bác sĩ ít khi khai hết những triệu chứng tâm lý. Có thể nói đến hơn 90% những người bịnh tâm thần Á châu lần đầu tiên đi khám bác sĩ không khai triệu chứng tâm thần.
Người Á châu rất sợ “mất mặt” nên không dám khai triệu chứng bịnh tâm thần. Một số bịnh tâm thần được đem ra ánh sáng là do người thân không chịu nổi nữa dẫn bịnh nhận đi khám hay buộc bịnh nhân phải đi khám. Ít có ai tự động đến khám bác sĩ khi bắt đầu có những triệu chứng tâm thần.
Những triệu chứng này lúc mới nảy sanh chỉ ảnh hưởng qua thái độ bịnh nhân (bực bội, buồn chán, ...). Khi để lâu vài năm sẽ nặng hơn và lan ra hành động bất thường không kềm chế được (đập phá đồ đạc hay đánh đập vợ con).
Những triệu chứng bác sĩ gia đình thường nghe nhứt ở những người bịnh tâm thần Á châu là: mất ngủ kinh niên, nhức đầu kinh niên, đau nhức “du kích” như kể trên. Họ còn than phiền “hay quên” trong lúc tuổi đời còn tương đối trẻ. Bác sĩ gia đình tốn rất nhiều công sức tìm tòi những bịnh từ đa dạng đến hiếm, cho thử nghiệm đủ cách nhưng đa số thử nhiệm không có kết quả đáng kể. Khi được bác sĩ đề nghị họ tham khảo chuyên viên tâm thần đôi khi họ còn giận bác sĩ họ và giẫy nẩy, “tôi đâu có điên đâu mà bác sĩ kêu tôi đi khám bác sĩ tâm thần”.
Những bịnh nhân này thường rất nhậy cảm với phản ứng phụ của thuốc vì hệ thống thần kinh họ bị căng thẳng. Một chút khó chịu trong cơ thể được nhân lên gấp bội. Vì thế, họ ít khi uống thuốc đều hay tự ý giảm liều thuốc bác sĩ cho nhưng không dám nói bác sĩ biết. Vì thế mà hiệu quả (outcome) trị liệu rất thấp nếu bác sĩ không đề cập đến triệu chứng tâm lý.
Một phần nữa là gia đình bịnh nhân theo văn hóa Đông phương không chấp nhận trị liệu bằng thuốc Tây một cách lâu dài. Đa số bịnh tâm thần khi được phát hiện đã trở thành bịnh kinh niên cần trị liệu lâu dài. Khi nghe bịnh nhân than bị phản ứng phụ thì gia đình khuyên nên ngừng thuốc Tây lại và nên trị bằng dược thảo. Hiện nay chưa có loại dược thảo nào trị được các bịnh tâm thần loại nặng một cách hữu hiệu.

PTSD và phân tâm học

  • Những người chứng kiến những hoàn cảnh khủng bố mà họ không làm gì được thường có hội chứng PTSD không nhiều thì ít. Không phải chỉ có chiến tranh mới gây ra PTSD mà những phụ nữ bị hãm hiếp, những công nhân bị ức hiếp trong sở lâu ngày cũng bị bịnh này nữa.
  • Đa số thuyền nhân Việt Nam đều có ít nhiều triệu chứng PTSD. Có người bị bịnh dạng nhẹ vẫn làm việc được. Tuy nhiên hệ thống thần kinh của họ nhậy cảm và họ dễ bị buồn phiền trong sở làm hay chuyện gia đình con cái. Họ có thể chịu đựng một thời gian đến khi có một biến cố thứ nhì xảy ra như mất việc, người thân bịnh nặng hay bị tai nạn thì những hội chứng PTSD xảy ra mãnh liệt. Bác sĩ tâm thần ngoại quốc không hiểu rõ hoàn cảnh bịnh nhân, dễ chẩn bịnh lầm hoặc cho rằng người bịnh phản ứng quá đáng hay giả bộ bịnh để được quyền lợi này nọ (secondary gain).
  • Người bịnh PTSD rất dễ giận dữ nên gia đình và bạn bè hay xa lánh. Nỗi căm hận chất chứa trong lòng lâu ngày tạo căng thẳng tinh thần. Khó có gì làm họ vui được. Họ có những suy nghĩ thường gắn liền với biến cố đã qua. Họ muốn diệt trừ kẻ gây ra khủng hoảng cho họ trong quá khứ, nhưng lúc đó họ không làm gì được nên nỗi bực tức lan tràn ra mọi người bây giờ. Bịnh nhân dễ bị nghiện thuốc lá và rượu vì dùng những chất đó tạo các sảng khoái tâm lý nhứt thời, nhưng dùng dài hạn những chất trên lại tạo ra bịnh nghiện và nhiều bịnh thể xác sau đó.
  • Người bịnh PTSD hay bị tủi nhục (shame). Sách phân tâm học ngoại quốc thường dùng chữ “guilt” và “shame” lẫn lộn. “Guilt” là cảm giác tội lỗi khi người đó làm việc gì sai trái, ngược lại “shame” là cảm giác tủi nhục khi người đó muốn làm việc theo lương tâm họ mà hoàn cảnh không cho làm vậy được.
  • Những tình cảm “xấu” như giận dữ, tủi phận, tủi nhục, nghiện rượu thật khó mà khai với bác sĩ. Vì thế mà những bịnh nhân này đành âm thầm nuốt lấy những nỗi khổ cho qua ngày tháng. Nếu họ có khai với bác sĩ thì chỉ khai những triệu chứng thông thường như mất ngủ, hay quên, đau nhức, ...

Nguyên nhân thần kinh của bịnh PTSD

hoalan-contentKhi bị căng thẳng ngắn hạn, cơ thể ta tiết ra chất Norepinephrine (NE). Chất này là chất hưng phấn nhiều hệ thống trong cơ thể. Ở hệ thống tuần hoàn nó làm áp suất tăng, tim đập nhanh hơn, ở hệ thống hô hấp nó làm tăng hơi thở, ở da thì làm mấy mạch máu nhỏ co lại tạo cảm giác lạnh tay chân hay cảm giác tê. Khi không đủ máu tới các bắp thịt thời gian lâu sẽ bị đau nhức hay có cảm giác mỏi. Ở hệ thống tiêu hóa làm cho ta biếng ăn. Hệ thống thần kinh kích thích nhiều làm mất ngủ. Những thay đổi trên giúp ta chiến đấu với hoàn cảnh nguy hiểm.

Khi NE bài tiết nhiều thì nó có thể làm giảm lượng Serotonin (5HT). Serotonin là một chất tiết ra trong não bộ làm cho cường độ những phản ứng tình cảm bớt lại. Khi thiếu 5HT thì những tình cảm như giận, lo âu sẽ diễn ra rất mạnh và rất khó kềm chế.
Khi căng thẳng quá độ lâu ngày, hệ thống kích thích tố (hormone) sẽ bị thay đổi. Lượng cortisol sẽ tăng lên trong máu. Cortisol có công dụng làm giảm viêm (inflammation). Tuy nhiên nếu cortisol tiết ra nhiều quá thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Nó có thể làm tổn thương các tế bào ở não bộ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhóm tế bào hippocampus bị thoái hóa và khi chụp MRI thấy bị nhỏ hơn bình thường. Nhóm tế bào này ảnh hưởng trí nhớ. Nhóm tế bào này cũng bị thoái hóa ở chứng bịnh lẫn Alzheimer. Hippocampus giúp trí nhớ ngắn hạn (short term memory). Hippocampus bị tổn thương gây ra hiện tượng mau quên.
Cortisol còn ảnh hưởng đến những triệu chứng tâm thần. Những người bịnh chai gan trị bằng cortisol hay bị trầm cảm, tình cảm lên xuống bất thường và trong trường hợp nặng bị mất khả năng nhận ra thực tế (psychosis), như có ảo thính (auditory hallucination) hoặc ảo thị (visual hallucination). Những hiện tượng tâm thần do cortisol mất điều hòa có nhiều trùng hợp với những triệu chứng của PTSD.
Như thế cái tên gọi “bịnh tâm thần” là một sai lầm làm cho bịnh nhân tưởng như những triệu chứng họ có không có nguồn gốc vật chất. Đúng ra, đa số những bịnh tâm thần là những bịnh của não bộ. Não bộ có những vùng ảnh hưởng đến cơ thể như vùng cơ động (motor area) và vùng giác quan (sensory area) cũng như có những vùng ảnh hưởng đến tánh tình và hành động. Khi những vùng ảnh hưởng đến tánh tình bị bất ổn thì gây ra triệu chứng tâm thần.

Cách trị bịnh

Như đã phân tích ở trên, bịnh PTSD có ảnh hưởng rất sâu rộng từ sinh lý não bộ, đến tâm lý và cuộc sống gia đình và xã hội. Muốn trị bịnh hữu hiệu ta phải áp dụng nhiều hơn một cách trị liệu, gồm thuốc men, tâm lý trị liệu (psychotherapy), gia đình trị liệu (family therapy), và ngay cả áp dụng tôn giáo trong cách trị liệu.

Về thuốc thì có nhóm thuốc SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitor) được cơ quan dược phẩm công nhận để trị bịnh này. Chất thuốc này dùng để tăng lượng Serotonin (5HT). Khi 5HT tăng thì cường độ các triệu chứng tâm thần được giảm bớt. Tuy nhiên nếu bịnh hiện diện lâu ngày ảnh hưởng qua hệ thống cortisol thì trị liệu bớt hữu hiệu. Nhiều khi cần phải dùng nhiều loại thuốc phối hợp mới có kết quả.

Môn tâm lý trị liệu đang phổ biến bây giờ là Cognitive Behavioral Therapy (CBT): bịnh nhân tập nhận ra những tư tưởng bi quan và tập suy nghĩ sao cho thích hợp hơn với hoàn cảnh. Khi có những xung đột gia đình thì cần phải có gia đình trị liệu để hàn gắn lại những mâu thuẫn vợ chồng, con cái. Gia đình trị liệu giúp những thành viên trong gia đình thông cảm lẫn nhau và đối thoại một cách hiệu quả.

Tôn giáo cũng đóng một phần không kém quan trọng trọng việc trị liệu.

Tôn giáo tạo một đoàn thể hỗ trợ tinh thần bịnh nhân. Khác với xã hội, tôn giáo chấp nhận con người không kể sự thành công hay vị trí xã hội của người đó, như thế một phần nào xoa dịu được nỗi khổ của sự tủi nhục. Tôn giáo giúp người bịnh PTSD từ bỏ quá khứ và cấy niềm hy vọng tương lai trong tâm hồn họ. Các tôn giáo đều có những phương pháp chống lo âu (anti anxiety). Thiền của Phật giáo bắt đầu được áp dụng trong cách trị liệu y khoa với cái tên là Mindful therapy. Ngoài ra cầu nguyện Chúa, lần chuỗi, niệm Phật, ... cũng có những hiệu nghiệm không kém, tùy theo sở thích và tôn giáo của người bịnh.

Bs Thái Minh Trung
Chuyên Khoa Bệnh Tâm Thần
Giáo Sư Đại Học Y Khoa California, Irvine
(View: 17933)
Ăn muộn quá no gây áp lực lên các cơ quan xung quanh. Dạ dày, ruột, gan, túi mật, tuyến tuỵ sẽ truyền “thông tin” đến não, khiến các tế bào não hoạt động trở lại. Một khi “làn sóng phấn khích” lan ra các phần khác của võ não thì sẽ dẫn tới ác mộng. Tình trạng kéo dài có thể gây suy nhược thần kinh.
(View: 17032)
Chuột rút có thể xẩy ra ở bất cứ bắp thịt nào, nhưng thường thấy ở bắp chuối giữa đầu gối và cổ chân, bắp thịt đùi và hông (cơ đùi trước và đùi sau giữa đầu gối và hông), dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Cơ co có thể chỉ lâu vài giây đồng hồ tới vài phút nhưng cũng có thể hết đi rồi co trở lại. Bệnh thường xẩy ra vào ban đêm khi đang ngủ hoặc sau khi vận động, sử dụng cơ bắp lâu dài. Bệnh thấy ở mọi giới mọi tuổi nhưng nhiều hơn ở lớp trẻ và lão niên trên 65 tuổi
(View: 16553)
Kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ là stress. Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, mọi người đều chịu nhiều áp lực. Không ít người bị stress trầm trọng khiến cơ thể phóng thích nhiều cortisol (hormone stress), làm tổn thương vùng hippocampus. Mặt khác, stress còn làm giảm, thậm chí mất tập trung. Ngoài ra, cortisol còn thúc đẩy việc sản xuất insulin, ngăn không cho vùng hippocampus sử dụng đủ đường huyết để não có năng lượng cho việc ghi nhớ. Hơn thế stress còn gây khó khăn cho việc "truy cập" ký ức đã được lưu giữ.
(View: 16588)
Vậy thì những thử nghiệm đó là gì và được thực hiện như thế nào, chúng ta cùng nhau tìm hiểu. Trước hết, xin nhắc lại là những rủi ro đưa tới ung thư ruột già gồm có: - Tuổi cao ( trên 50 tuổi); - Cá nhân hoặc thân nhân có tiền sử bướu thịt, ung thư ruột già; - Cá nhân có tiền sử viêm loét ruột; - Di truyền; - Hút thuốc lá; - Đời sống quá tĩnh tại;
(View: 18041)
Cam thảo kích thích chức năng bảo vệ của cơ thể giúp ngừa các dạng viêm loét rất hiệu quả. Theo các nghiên cứu thì dùng cam thảo điều trị thành công bệnh viêm loét dạ dày lên đến 91%.....Lưu ý: Những người cao huyết áp và bị các bệnh về gan không nên dùng cam thảo vì dùng cảm thảo nhiều gây tích nước và tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
(View: 21120)
Mặc dầu Đương Qui được coi như một vị thuốc bổ của phụ nữ nhưng cũng được dùng trong nhiều đơn thuốc để chữa các bệnh khác, có tác dụng chữa đau đầu do thiếu máu, đau lưng, đau ngực, táo bón. Chủ yếu vẫn dùng để chữa bệnh kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, tổn thương ứ huyết, chân tay lạnh và đau nhức.
(View: 29549)
Loại sâm này có nhiều ở vùng bắc Mỹ châu, đặc biệt ở tiểu bang Wisconsin. Dược chất chủ yếu là saponin và panaquilon. Sâm này có vị nhẫn, hơi ngọt và mang tính hàn. Khi vào cơ thể nó qui vào các kinh tâm, phế và thận. Sâm Hoa Kỳ đựơc dùng chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực, tác dụng tốt của sâm Hoa Kỳ là điều hòa nhịp tim và trung khu thần kinh hệ, có tác dụng như thuốc an thần
(View: 18065)
1) giúp cho mạch máu được vận chuyển nhiều trong cơ thể và giúp cho máu được tinh khiết, sự vận chuyển đó đưa máu tới các mô và các bộ phận như tim, não, tai, mắt. 2) bảo vệ các cơ phận không bị ô nhiễm phá họai. 3) ngăn chận chất PAF, là chất làm cho máu dính cục đưa đến việc tắc nghẽn và đứt gân máu, ảnh hưởng trực tiếp đến mạch máu tim và tạo nguy hiểm cho tế bào não.
(View: 17468)
Khi ung thư vừa phát sẽ không thấy đau đớn hay có dấu hiệu nào nên các xét nghiệm tầm soát là rất quan trọng. Khi ung thư phát triển theo các loại khác nhau, các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những dấu hiệu này có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Nên đi gặp bác sĩ. Trong nhiều trường hợp phát hiện và điều trị ung thư càng sớm càng có nhiều cơ may chữa dứt bệnh
(View: 16356)
- Bệnh tim mạch - Ung thư - Bệnh nhiễm trùng - Tai nạn