Thursday
9
May
2024
(View: 9002)
Đây là những kỹ thuật photoshop đơn giản và dễ dàng dành cho các bạn yêu nhiếp ảnh chân dung. Đơn giản và dễ dàng là vì những kỹ thuật này chỉ hậu kỳ nhẹ lên chủ đề và gây cảm tưởng tốt cho người được chụp khi họ xem ảnh. Bạn chỉ cần bỏ ra 2 tới 3 phút là có thể hoàn thành một kỹ thuật. Bạn không cần phải có kiến thức cơ bản về photoshop (nhưng nếu có thì càng tốt) và chỉ tuần tự làm theo từng bước hướng dẫn.
(View: 10553)
Về cơ bản, ảnh chân dung gồm 3 loại: chụp cận mặt, chụp bán thân (demi thân trên) và chân dung ngoại cảnh. Trong loại ảnh chân dung thứ 3, người cầm máy nhắm vào chủ thể và hậu cảnh xung quanh chủ thể nhằm thể hiện tính cách của chủ thể - đây cũng là thể loại ảnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
(View: 10110)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
(View: 8712)
Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
WEBSITE STATISTICS
2,319,686,071,854,749,159

Đu Đủ - Cây thuốc quý

Wednesday, August 31, 201112:00 AM(View: 44222)

Đu đủ - Carica papaya L., thuộc họ Đu đủ - Caricaceae.

Mô tả: Cây cao đến 10m, mang một bó lá ở ngọn. Lá mọc so le, có cuống dài, mỗi phiến lá chia làm 8-9 thuỳ sâu, mỗi thuỳ lại bị khía thêm nữa như bị xẻ rách. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm xim ở dudunách những lá già. Hoa thường khác gốc, nhưng cũng có cây vừa mang cả hoa đực; hoa cái và hoa lưỡng tính, hoặc có hoa cái và hoa lưỡng tính. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều, có cuống, rất dài. Cụm hoa cái chỉ gồm 2-3 hoa. Quả mọng to, thịt quả dày, trong ruột quả có nhiều hạt đen.

Bộ phận dùng: Quả, hạt, hoa đực, lá, rễ, nhựa - Fructus, Semen, Flos musculus, Folium, Radix et Latex Caricae Papayae; papain (trong nhựa) và cacpain (alcaloid trong lá, quả, hạt).

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Mỹ chân nhiệt đới, Đu đủ được trồng khắp mọi nơi để lấy quả ăn. Các bộ phận của cây có thể thu hái quanh năm. Nhựa chích từ quả xanh đem phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong quả chín có chừng 95% nước, các chất đường, trong lá chủ yếu là glocuse 8,5%, một ít pectin, chất béo, một ít muối vô cơ (Ca. P.Mg. Fe), vitamin A, B, C. Quả đu đủ xanh và các bộ phận khác của cây như thân, rễ, lá, đều chứa chất nhựa mủ. Trong nhựa mủ này có men papain có khả năng hoà tan một khối lượng tơ huyết (fibrin) gấp 2000 lần khối lượng của nó. Men này có tác dụng tiêu hoá protid, biến đổi các chất có albumin thành pepton; cũng có tác dụng tiêu mỡ, tiêu các hydrat cacbon trong môi trường hơi kiềm hay trung tính. Nó cũng có tính chất làm dễ tiêu hoá và giải độc. Nó làm triệt tiêu progosteron, một hormon sinh dục cần thiết chuẩn bị cho tử cung thụ thai và duy trì sự sống cho bào thai sau đó. Carpain (có nhiều trong lá) có tác dụng gần như digitalin là loại thuốc làm mạnh tim. Hạt đu đủ chứa mysorin và kali myronat khi kết hợp với nhau tạo thành tinh dầu mùi diêm sinh hắc. Trong rễ, có nhiều kali myronat, trong lá có nhiều myrosin.

Tính vị, tác dụng: Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu. Đu đủ xanh vị đắng, ngọt, có tác dụng tiêu mạnh, nhưng ăn nhiều thì xót ruột. Nhựa mủ quả xanh làm tan vết nhơ ở da, lại có tác dụng trục giun, nhất là giun đũa. Còn có tác dụng chống đọng máu. Hạt cũng trừ giun, hạ sốt, lợi trung tiện, điều kinh và gây sẩy. Rễ hạ sốt, tiêu đờm, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả Đu đủ chín là một món ăn và bổ dưỡng giúp sự tiêu hoá các chất thịt, chất albumin. Quả Đu đủ xanh được chỉ định dùng trong suy thiểu năng tiêu hoá, dạ dày và tuỵ, trong sự giảm dịch vị hay sự lên men dạ dày, trong viêm dạ dày mạn tính, lên men ruột và viêm dạ dày ruột non của trẻ em. Quả Đu đủ xanh dùng ăn sống trong 3 ngày liên tiếp có thể gây sảy thai; quả Đu đủ chín dùng ăn hàng ngày sẽ ức chế sự thụ thai. Hạt thường dùng làm thuốc trị giun. Rễ dùng trị sốt rét và làm thuốc lợi tiểu. Lá Đu đủ dùng tiêu mụn nhọt. Lá nấu nước dùng tẩy sạch vết máu ở vải và rửa vết loét, vết thương, sát trùng. Nhựa Đu đủ bôi mặt bị tàn nhang và các vết nhơ khác ở da, hắc lào mới phát, các loại lở sần da ngoan cố. Hoa Đu đủ đực dùng trị ho gà.

Cách dùng: Quả xanh dùng hầm với thịt. Lá, rễ thường sắc nước uống và rửa. Hoa hấp với đường, đường phèn. Nhựa dùng dạng bột hay xi rô, rượu thuốc, hoặc chế xi rô papain.

Đơn thuốc:

1. Chữa di, mộng, hoạt tinh: Quả Đu đủ bằng bắp tay, khoét cuống; cho 2 cục đường phèn vào, lắp cuống, gạt lửa than nướng chín, đem ra bóc vỏ da xanh bên ngoài, ăn lớp thịt bên trong, kể cả hạt. Chỉ cần ăn 1-2 quả là thấy kết quả (Kinh nghiệm dân gian ở An Giang).

2. Chữa ung thư phổi, ung thư vú: Hái lá lẫn cuống Đu đủ để tươi, cho vào nồi, thêm nước nấu sôi, để nguội, chiết nước đặc uống, cũng có thể nấu thành nước cô lại. Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 chén to (300ml). Ngoài ra uống thêm 3 muỗng cà phê mật mía trong ngày, mỗi lần 1 muỗng. Có thể kết hợp với chiếu tia X quang và uống bột củ Tam thất (*)Củ Tam Thất thì hiệu quả càng nhanh. Tuy nước lá Đu đủ đắng, nhưng cần uống liên tục 15-20 ngày mới có kết quả.

3. Ho gà: Dùng hoa Đu đủ đực 30g nấu lấy nửa chén nước, hoà tan với đường cho trẻ em uống ngày 2 lần.

~~~~~~~~~~~~

 Đu đủ là thức ăn đáng lựa chọn để giải quyết việc táo bón. Đu đủ lại thường có sẵn trong vườn sau nhà hoặc mua dễ dàng ở các hàng bán trái cây... Đu đủ hương vị độc đáo, ăn bổ, được người Trung Quốc mệnh danh là "vua quả Lĩnh Nam".

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống ôxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
 
1)- Đu đủ hầm với đường phèn: 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ, thái miếng, đựng trong bát to, thêm đường phèn, hầm cách thủy. Món này ăn rất ngon, có hương vị đặc trưng, già trẻ ăn quanh năm đều được. Ăn đu đủ + đường phèn thường xuyên trong mùa xuân, hè có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Ăn vào mùa thu, đông có tác dụng nhuận táo, ấm dạ dày, bổ tỳ vị, dưỡng gan, giảm ho, nhuận phổi, tan đờm.

2)-Ít ngủ, hay hồi hộp: Đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100g; xay với nước dừa non nạo, thêm mật ong cho đủ ngọt, cách ngày uống 1 lần.

3)-Trị viêm dạ dày: Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g, sắc uống.

4)-Trị tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30g, củ mài 15g, sơn tra 6g, gạo nếp 100g, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng, chiều).

5)-Trị đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, hoàng kỳ 10g, đỗ tương 15g, câu kỳ tử 10g, cam thảo 3g, sắc uống.

6)-Trị ho do phế hư: Đu đủ 100g, đường phèn 20-30g, hầm ăn.

7)-Trị mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp.

8)-Sinh xong, muốn có nhiều sữa: Các bà mẹ thường hầm chân giò với đu đủ xanh.

9)-Trị gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

10)-Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 ngày.

11)-Trị tỳ vị hư yếu (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30g, khoai mài 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.

12)-Trị tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước uống.

13)-Trị các vết chai và mụn cóc: Lấy nhựa từ lá của cây đu đủ bôi lên vùng da bị chai hay mọc mụn, công hiệu khá tốt.

14)-Trị vết loét trên da: Trộn một chút bơ với nước đu đủ, bôi lên vết loét. Cách làm này có tác dụng làm se bề mặt và nhanh chóng làm liền vết thương.

15)-Giúp sáng mắt: Những người lớn tuổi nên ăn khoảng 3 phần đu đủ mỗi ngày trở lên để ngăn ngừa quá trình lão hóa cũng như suy giảm thị lực vì đu đủ không chỉ là loại trái cây ngon ngọt, mát, bổ mà còn chứa nhiều carotin hơn so với các loại trái cây khác như táo, ổi, chuối.

16)-Làm đẹp da: Nước ép của trái đu đủ và nhựa khô là thành phần chính trong quá trình sản xuất các loại kem chống mụn và dầu gội dưỡng tóc.

17)-Vỏ của trái đu đủ xanh có thể được giữ lạnh trong tủ lạnh và sử dụng để tạo mặt nạ. Điều này cũng lý giải tại sao người dân xứ Island luôn có làn da trắng mịn, và nhất là không bao giờ lo sợ mụn trứng cá tấn công.

18)-Nghiền nhuyễn đu đủ chín đắp lên mặt và rửa sạch sau khoảng 15-20 phút có tác dụng làm mềm, mịn da, ngăn ngừa mụn, các vết nám và đặc biệt phát huy tác dụng trong việc điều trị làn da thô ráp.

 19)- Theo tài liệu y học của nước ngoài, đu đủ có thể trị được 13 thứ bệnh:

  • Buổi sáng, 8 giờ, ăn 100g đu đủ, trị chứng nóng ở ruột và dạ dày
  • 9 giờ sáng, ăn 200g đu đủ để thanh lọc máu.
  • 10 giờ sáng, ăn 200g đu đủ, trị được gan nóng (hỏa can) hay nổi giận.
  • 11 giờ sáng, ăn 200g đu đủ, trị chứng khô cuống họng.
  • 1 giờ chiều, ăn 100g miếng đu đủ thoa bột cam thảo, trị chứng ăn uống không tiêu.
  • 2 giờ chiều, ăn 100g đu đủ, trị chứng hôi miệng.
  • 3 giờ chiều, ăn 200g đu đủ, trị chứng nóng ở ruột già.
  • 4 giờ chiều, ăn 100g đu đủ thoa mật ong, trị chứng huyết áp cao.
  • 5 giờ chiều, ăn 200g đu đủ, trị bệnh tiểu đường.
  • 7 giờ tối, ăn đu đủ giải trừ được cơn mệt mỏi trong ngày.
  • 8 giờ tối, ăn 100g đu đủ, giúp thanh lọc máu.
  • 9 giờ tối, ăn 200g đu đủ thoa đường trắng, trị chứng gan nóng (hỏa can).
  • 10 giờ tối, ăn 200g đu đủ thoa muối, trị chứng đau cổ họng.

 

(View: 16574)
Choáng váng chóng mặt khi ra khỏi giường Lý do: có thể là do huyết áp thấp Nhận xét: Chóng mặt vào buổi sáng đươc gọi là "huyết áp thế đứng thấp" (orthostatic hypotension) gây ra bởi sự loại nước (dehydration) , bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp.
(View: 21571)
1. Không vui quá = hại tim. 2. Không buồn quá = hại phổi. 3. Không tức quá = hại gan. 4. Không sợ quá = hại thần kinh. 5. Không suy nghĩ quá = hại tỳ.
(View: 17608)
Phụ nữ có thể giảm được 70% nguy cơ ung thư nếu uống trên 5 cốc nước mỗi ngày. Các nhà khoa học cho biết, uống nhiều nước sẽ giúp chúng ta đẩy được các độc tố ra khỏi cơ thể bằng đường bài tiết. Bạn thật sai lầm mà nghĩ rằng chỉ khi khát nước thì mới uống nước.
(View: 16655)
May thay có một bác sĩ người Pháp tên là Climent, khi du lịch sang châu Phi thấy người ở hồ đầm lớn châu Phi khỏe mạnh sống lâu hơn chúng ta. Họ ăn cái gì? Ăn rong biển, phơi khô rồi làm bánh bao ăn, sau đó uống canh rong biển. Rong xoắn ốc này phát hiện năm 1962, phát hiện này làm xôn xao cả thế giới. Vì sao? Một gam nó bằng 1.000 gam tổng hợp tất cả các loại rau....
(View: 16174)
Kinh nghiệm của những người đau tim cho biết, khi có ít hay nhiều triệu chứng sau đây, thì đừng nên coi thường: đau ngực, thở gấp, hay mệt, sưng, bất tỉnh, nhức đầu lâm râm, nhịp đập tim bất thường, tê tay hay chân, màu da không bình thường, té xỉu, thay dổi bất chợt về thị giác, nói năng, và cảm xúc. Khi nào thì nên đi bác sĩ? Khi triệu chứng đau tim mới có, triệu chứng càng lúc càng nặng, triệu chứng trở nên trầm trọng, triệu chứng làm thành lo lắng, triệu chứng tái diễn.
(View: 21485)
Cái hại có thể xảy ra nếu có tật hay làm cái món này quá thường xuyên là các dây chằng (ligament) quanh khớp bị giãn, vì vậy các ngón tay trở nên yếu đi lúc cần nắm đồ vật. Tiếng kêu rốp rốp là do các bọt nước trong khớp bị vỡ ra khi chúng ta bẻ ngón tay.
(View: 19172)
Cholesterol có nhiều trong chất béo động vậy và hầu như không có trong thực vật. Trong máu, cholesterol được chất đạm protein chuyên chở, nên có tên gọi là lipoprotein. Mức độ Cholesterol Toàn Phần lý tưởng là dưới 200 mg/100ml;
(View: 25316)
Tylenol (acetaminophen) được bán ngoài quầy thuốc, không cần toa bác sĩ. Chỗ nào chúng ta cũng thấy quảng cáo nói rằng Tylenol (acetaminophen) có thể dùng để chữa đau nhức, nóng sốt, cảm, và cúm. Tại Hoa kỳ, chúng ta thấy Tylenol bày bán trong các tiệm thuốc Tây, có cả hàng trăm loại Tylenol (Acetaminophen)chn lẫn với nhiều thuốc khác. Nhưng Tylenol có thể làm hư gan, nhất là khi uống chung với rượu.
(View: 27279)
Triglycerides, chất mỡ trung tính, là một trong những dạng mỡ được tìm thấy trong máu khi làm thử nghiệm về Lipid (Lipid bao gồm cholesterol, triglycerides, lipoprotein mật độ cao (HDL) và lipoprotein mật độ thấp (LDL)). Triglycerides được tạo ra trong cơ thể phần lớn từ các thức ăn. Khi ăn, một số calories tiêu thụ được sử dụng cho năng lượng, và một số khác được chuyển đổi thành chất mỡ trung tính (triglycerides) và được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Chúng được sử dụng khi cơ thể cần đến năng lượng.
(View: 18835)
Điều chỉnh tư thế. Nếu ngồi trước máy vi tính suốt ngày, sức căng của mắt và cổ có thể dẫn đến nhức đầu. Theo khoa nghiên cứu về lao động (ergonomics), nên để chân tay cong với góc hợp lý, và đầu không ngước lên hoặc cúi xuống quá. Ngủ ngon giấc. Mất ngủ đêm có thể làm bạn nhức đầu vào hôm sau. Một giấc ngủ ngon có lợi nhiều mặt đối với sức khỏe. Bổ sung dầu cá. Viêm nhiễm gây nhức đầu, chính dầu cá ngăn ngừa viêm nhiễm. Hãy uống 3gr dầu cá mỗi ngày để làm giảm nhức đầu. Dầu cá còn tốt cho tim và các cơ phận khác.