Làm ấm sắc độ: Khi chụp ngoài trời nắng, ta nên chỉnh từ chế độ “auto” sang “cloudy”. Sự hiệu chỉnh này giốngnhư việc đặt một tấm lọc ấm áp lên thấu kính, làm tăng sắc độ đỏ vàng, giúp tránh được cảm giác lành lạnh của cáctấm ảnh mà đôi khi chúng ta gặp phải.
Tạo ấn tượng khác lạ cho tấm hình khi chụp ngoài trời nắng: Nếu thật sự muốn tạo một ấn tượng khác lạ cho những tấm hình, chúng ta có thể dùng một bộ lọc bằng kính phân cực. Giảm được cường độ sáng và các phản chiếukhông mong muốn, hình ảnh sẽ giàu màu sắc và đậm nét hơn, nhất là cảnh chụp bầu trời.
Nếu máy ảnh không có bộ lọc, bạn có thể dùng một kính mát loại tốt, đặt sát ống kính rồi chỉnh vị trí của nó khinhìn qua màn hình LCD. Để tạo hiệu ứng mạnh nhất, hãy đứng sao cho mặt trời ở phía trên vai trái hoặc vai phảicủa bạn. Lúc này, chất lượng ảnh sẽ tốt khi nguồn sáng chiếu một góc 90 độ vào vật thể.
Chụp ảnh ngoài trời : Một trong những tính năng bí mật ẩn giấu trong máy ảnh số là chế độ “fill flash” hay còn gọilà "flash on". Sử dụng hợp lý tính năng này, chúng ta sẽ tiến được một bước quan trọng trong việc chụp ảnh ngoàitrời.
“Flash on”: camera phơi sáng hình nền trước rồi mới thêm đủ độ sáng để phản chiếu đối tượng mà chúng ta chọn làm tâm. Đây cũng là thủ thuật mà thợ ảnh chụp đám cưới áp dụng nhiều năm nay.
Bạn có thể áp dụng kỹ thuật đặt đối tượng chụp ở vị trí mặt trời chiếu sáng từ tóc đến hông hoặc đến lưng (thường được gọi là viền chiếu) hoặc đưa đối tượng đến một bóng cây rồi dùng đèn flash để chiếu. Việc này sẽ khiến người được chụp thoải mái hơn, không bị nheo mắt. Một điều cũng nên chú ý là tầm chiếu sáng của đèn flash tích hợp trong camera chỉ khoảng 3 mét hoặc ít hơn, do đó chúng ta không nên đứng xa đối tượng khi chụp ngoài trời.
Chụp cận cảnh với chế độ “macro mode ”: Khi muốn lưu giữ những thế giới tí hon thú vị như hạt sương trên lá, hoa cỏ, bạn không cần phải nằm dài ra đất khi sử dụng chế độ “close up” hay “macro mode” trên máy ảnh số. Tuy nhiên, khi dùng chế độ này, tấm hình chỉ có chiều sâu hạn chế. Vì vậy, chỉ tập trung vào phần quan trọng nhất để chụp.
Chụp hình nước chảy chậm: Các hình ảnh ấn tượng này được tạo ra bằng cách tìm một bố cục chuẩn cho một dòng nước chảy, sau đó, để cửa trập mở trong một, hai giây. Chúng ta sẽ cần đến giá đỡ để cố định camera trong quá trình chụp dài và chức năng self timer để hạ cửa trập. Nếu máy ảnh có chế độ mở của cửa trập thì đặt theo f8, f1 hay f16. điều này sẽ giúp chúng ta tạo chiều sâu cho cảnh và giúp cửa trập đóng từ từ.
Đặt giờ chụp : Chức năng này có trên hầu hết các loại máy ảnh số và đợi được đến 10 giây sau khi bấm nút. Chúng ta có thể dùng “salf timer” cho nhiều tình huống khác nhau như đặt cảnh nền để chụp chính mình hoặc bắt hình trôi
chậm.
Chỉnh độ nhạy bắt sáng (ISO) : Nên để ISO phù hợp với điều kiện ánh sáng làm sao vừa dễ chụp, vừa đẹp. Độ nhạy cao dễ chụp trong điều kiện trời xẩm tối, đêm hay trong nhà nhưng sẽ gây ra hiện tượng rạn ảnh, vỡ hạt. Như vậy, nên để ISO 200 cho trời nắng và 400 đối với trời u ám. Với 800 hoặc 1.600 chỉ nên dùng trong trường hợp bất đắc dĩ hay về buổi đêm mà không phát đèn chớp.
Trên máy ảnh thường có các chế độ lấy ánh sáng giúp theo ý muốn.
Apertre (A), không dùng đèn flash: Chỉ phù hợp khi chụp với nguồn sáng mạnh (8 giờ sáng đến 6 giờ chiều mùa hè, không áp dụng khi chụp trong nhà. Nếu nguồn sáng yếu mà bạn vẫn cố tình để chế độ này thì ảnh sẽ bị mờ nét, trừ phi camera được đặt lên chân máy hoặc vật cứng).
Speed (S), không dùng flash: Chỉ nên sử dụng chế độ này khi ánh sáng ngoài trời tốt, một người hoặc vật đang chuyển động với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, độ nét sâu của hình ảnh sẽ bị hạn chế.
Auto: Chụp ở chế độ tự động, máy sẽ tự động phát đèn flash để đảm bảo một bức ảnh chuẩn sáng. Nhược điểm của chế độ này là ảnh chỉ sáng được những vị trí mà đèn chiếu tới và thông thường hậu cảnh sẽ bị tối trừ khi chúng ta chụp trong điều kiện trời thật sáng và nắng. Nếu chụp flash khi trời nắng, các điểm khuất của mặt người được chụp như hốc mắt, mũi, vùng cổ.. sẽ không bị tối. Đèn flash sẽ làm cân bằng sáng trên toàn mặt